Bi Kịch Của Những Nhân Vật Chịu Sự Tác Động Của Lịch Sử


“nghịch tặc”, “bất trung”. “Người dân đen chỉ muốn ăn no ngủ kỹ”[8,486]. “Ông đã xây được ngôi thành đá vĩ đại, nhưng đã không xây được thành đá trong lòng người”[8,821]. Vì vậy, khát vọng canh tân đất nước của Hồ Quý Ly lớn bao nhiêu thì mối thâm thù của tôn thất nhà Trần, của dân chúng đối với ông cũng lớn lên bấy nhiêu.

Hồ Quý Ly là người làm chủ lịch sử nhưng ông không vượt qua được thực tế khắc nghiệt của lịch sử. Giữa khát vọng chủ quan của Hồ Quý Ly về sự đổi thay với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước là một khoảng cách rất xa. Khát vọng canh tân đất nước của ông quá lớn, trong khi đó những điều kiện để thực thi những chủ trương, chính sách đó lại chưa phù hợp, những biện pháp thực thi lại quá cứng rắn, quyết liệt và tàn bạo. Đành rằng khát vọng đổi thay, chấn hưng đất nước của ông là đáng trân trọng nhưng để biến điều đó thành hiện thực không thể trong một sớm một chiều. Ông chưa có đủ ba yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” để làm một cuộc cải cách toàn diện, nhanh chóng như mong muốn nên ông đã thất bại. Sự nghiệp canh tân đất nước mà ông theo đuổi cả cuộc đời đã dở dang trước cuộc xâm lược của nhà Minh, để rồi ông đã phải “lưu hận ngàn năm” với những lời lên án, chỉ trích của hậu thế. Bài học canh tân đất nước từ bi kịch thất bại của Hồ Quý Ly thực sự là bài học sâu sắc cho tất cả những người nắm giữ vận mệnh của đất nước trong mọi thời đại.

Bi kịch do thấm thía nỗi cô đơn, mất mát

Xuất phát từ nhu cầu thể hiện “sự thật lịch sử tâm hồn” con người, từ cái nhìn “đa trị” về con người, Nguyễn Xuân Khánh đã dành rất nhiều tâm huyết để xây dựng nhân vật Hồ Quý Ly với tư cách một con người đời thường. Và với tư cách một con người đời thường, dù là nhân vật lịch sử lỗi lạc, dù lạnh lùng, sắt đá đến mấy Hồ Quý Ly cũng có những phút thật yếu đuối, cũng có mọi cung bậc cảm xúc vui, buồn, yêu, ghét…Tham vọng, mưu mô, thâm hiểm, tàn nhẫn, lạnh lùng chỉ là cái vỏ bọc bề ngoài. Đằng sau cái vỏ bọc bề ngoài ấy là một Hồ


Quý Ly hoàn toàn khác, một Hồ Quý Ly với những giây phút yếu đuối, với nỗi cô đơn và sự mất mát mà người đời nào đâu thấu hiểu cho ông.

Khi ôm đứa cháu nhỏ vào lòng: “Ông cảm thấy mất mát. Phải rồi, từ nay ông sẽ mất dần sự đầm ấm đứa trẻ ban phát cho tuổi già, và thay thế vào đó là sự lạnh lẽo hờn giận của đôi mắt ngây thơ…”[8,531]. Đó là sự mất mát, là cái giá ông phải trả cho những mưu toan chính trị. Ông đã đạt đến đỉnh cao quyền lực, đã chiến thắng tôn thất nhà Trần nhưng “thực bụng lúc đó ông thấy kiêu hãnh và thoả mãn. Vâng, ông rất thoả mãn, và chỉ có thế mà thôi? Cái đó có gọi là hạnh phúc không nhỉ?” [8,571]. Không! Đó không phải là hạnh phúc, bởi ông hiểu rõ “những phút hưởng thụ hương vị của một nhánh hành tầm thường như vậy, người đời mới gọi là hạnh phúc”, “những cảm giác hiền hoà an lành mới thực sự là hạnh phúc”[8,571]. Nhưng Hồ Quý Ly phải hy sinh những hạnh phúc cá nhân, những điều riêng tư, ông phải sắm thật đạt vai diễn là một con người quyền uy, phải che giấu thật kĩ con người bên trong của mình, phải coi “nỗi cô đơn là bạn đồng hành”. Để rồi hằng đêm, con người uy quyền đó đến bên bức tượng người vợ thân yêu, cởi bỏ lớp vỏ bọc bề ngoài, để được sống thật, được là chính mình, để giãi bày, sám hối, để tìm sự an ủi và khóc cho “nỗi cô đơn mênh mang trong lòng”.

Từ bi kịch nhân vật lịch, số phận nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện, lý giải trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của ông, những vấn đề mà ông đặt ra không chỉ là những vấn đề mang tính xã hội, tính thời đại mà còn là bài học sâu sắc cho mỗi người. Con người của thời đại hôm nay đã ở vào một hoàn cảnh lịch sử mới. Thời đại mà chúng ta sống là thời hoà bình, hiện đại, dân chủ, tiến bộ. Nhưng để đạt đến địa vị nhất định trong nấc thang danh vọng, vẫn còn không ít người nhẫn tâm, độc ác, mưu mô, thủ đoạn, không ít người vẫn phải trả giá cho địa vị, quyền lực bằng bi kịch của sự cô đơn, mất mát. Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh như một lời nhắc nhở, cảnh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

tỉnh cho tất cả chúng ta trong việc lựa chọn cách ứng xử với cuộc sống. Tác phẩm vì vậy mang tính đối thoại cao và mang tính nhân văn sâu sắc.

Nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly với công và tội, những thành - bại, được - mất, vinh quang – cay đắng đã trở thành một bi kịch lịch sử mà mỗi chúng ta có thể soi vào đó để tự trả lời cho những câu hỏi còn bỏ ngỏ về ông và những câu hỏi cho chính mình.

Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - 7

* Ba anh em nhà Messmer

Ba anh em nhà Messmer là những người đại diện cho quân xâm lược Pháp. Họ đặt chân đến đất Việt - mảnh đất thuộc địa của người Pháp trong tư cách là những “ông chủ”, những “nhà khai hoá”.

Người anh cả là Phillip Messmer sang An Nam với khát khao trở thành một “nhà thuộc địa chính cống”, một ông chủ giàu có. Phillip đã lập đồn điền Mesmer tại làng Cổ Đình để thực hiện công cuộc khai hoá cho người dân còn mông muội, lạc hậu nơi đây. Thực hiện “sứ mệnh lịch sử” cao cả là “đi khai hoá văn minh cho những con người sống trong tăm tối, vác cây thánh giá lên vai, đem ánh sáng của chúa đến cho những con người tà giáo”[9,78], Phillip tin rằng chỉ cần làm cho tất cả mọi người dân An Nam tin vào Chúa thì ông ta có thể dẫn dắt họ như những con chiên ngoan đạo và ông ta sẽ đạt được mọi ham muốn. Phillip coi đạo Mẫu của người Việt là thứ tín ngưỡng “ngây thơ, nguyên thuỷ”. Ông ta muốn Đạo giáo trở thành công cụ khai hoá, trở thành thứ đạo chính thống trên mảnh đất thuộc địa của ông ta. Nhưng giữa khát vọng và thực tế đã diễn ra không như mong muốn của Phillip. Người Việt tin và sùng bái đạo Mẫu của họ nên Phillip không thể dập tắt được sức sống mãnh liệt của người dân Cổ Đình vào Mẫu. Cô Mùi, người đàn bà mà Phillip lấy làm vợ lại là người sùng tín đạo Mẫu, mê ngồi đồng. Hắn không ưng cô Mùi ngồi đồng nhưng “hắn đành thoả hiệp để Mùi mua một mảnh đất trong làng, làm một ngôi nhà gọn


gàng xinh đẹp và lập điện thờ thánh tại đó. Hắn cũng làm lơ để một năm hai lần cô Mùi vẫn bơi thuyền theo sông Son lên đền Mẫu và lẫm liệt ngồi đồng cả ngày trên đó”[9,373]. Với tâm thức của kẻ chiến thắng, những tưởng Phillip sẽ chứng tỏ được sức mạnh của kẻ đi chinh phục nhưng Phillip đã thất bại trong việc bài trừ đạo Mẫu của người Việt, thất bại trong việc huỷ diệt sức sống của văn hoá Việt.

Bản thân Phillip cũng đã có lúc ý thức về số phận của những kẻ đi chinh phục: “Kẻ yếu chống không lại nổi thì đất đai, rừng núi, khí hậu của họ đã trả thù hộ. Cả những người đàn bà của xứ sở họ cũng trả thù bằng cách vắt kiệt thể xác ta”[9,346]. Ý thức được điều đó nhưng Phillip đã không chiến thắng được chính bản thân mình. Phillip say mê cô Mùi, say mê vẻ đẹp phồn thực và sức sống ngùn ngụt của cô, Phillip đã dùng mọi thủ đoạn để lấy bằng được cô Mùi làm vợ nhằm thoả mãn khát thèm nhục dục của hắn với người đàn bà mà hắn cho là “đẹp nhất trần thế”. Người Pháp cho rằng “đối với đàn bà con gái An Nam, ta không nên đối xử như với người đàn bà đích thực. Chỉ nên coi đó là quan hệ chủ tớ. Đầy tớ gái phải phục vụ ông chủ cả trên giường ngủ” [9,363]. Mặc dù Phillip không coi mối quan hệ với cô Mùi là mối quan hệ chủ - tớ, thậm chí Phillip đối xử với Mùi “như với người đàn bà đích thực”, chiều theo những hành động, việc làm của Mùi nhưng hắn cũng chỉ nhận được ở Mùi “sự ân ái nửa vời”. Cái “vệt hắc ám trên ấn đường” đã định đoạt cuộc hôn nhân cưỡng ép và số phận Phillip. Cuối cùng, Phillip đã phải chịu sự trả thù của xứ sở mà hắn đến chinh phục, hắn đã chết trong cái bể dục mà hắn dấn thân vào, chết bởi sự trả thù của “người đàn bà bản xứ”.

Pierre đến Đông Dương “không có tâm thức của một nhà thuộc địa”, “tâm thức của anh là tâm thức của một nhà tìm kiếm những cái đẹp cho nghệ thuật. Pierre là người duy nhất có cái nhìn cởi mở đối với đạo Mẫu của người Việt, nhận ra giới hạn nhất định của những kẻ đi chinh phục. Pierre đã nói với Jullien


về đạo của người Việt: “Đạo của họ thờ Mẹ trời, Mẹ đất. Mẹ nước. Họ nói đó là đạo Người Mẹ. Có thể nói gọn, đó là đạo thờ khí thiêng của thiên nhiên, thờ người mẹ đã sinh ra thế gian này. Thờ như vậy tức là thờ những điều cao quý nhất. Đâu có phải là tà giáo”[9,427]. Pierre cũng là người duy nhất mong muốn được sống hoà đồng với người dân bản xứ. Nhưng “những người Pháp sang xứ An Nam dù thế nào cũng vẫn là những người xa lạ” [9,352]. Đến Việt Nam dù không có “tâm thức của một nhà thuộc địa” nhưng dù sao Pierre vẫn là người đại diện cho quân xâm lược Pháp. Kết thúc cho số phận anh ta tuy không bi đát như những người anh em của mình nhưng Pieerre cũng đã phải nếm trải sự thù nghịch của mảnh đất này. Trong một cuộc thám hiểm anh ta đã bị trúng tên có tẩm thuộc độc, sau đó anh ta bị mắc chứng điên. Chứng điên của Pierre được chữa trị bằng một thứ “tà thuật” của một thầy phù thuỷ người Việt. Pierre trở thành kẻ “chịu ơn” đối với người dân thuộc địa.

Sau khi Phillip chết, người em út Jullien tiếp tục công cuộc chinh phục thuộc địa của người anh. Ngay khi đặt chân đến xứ sở An Nam, Jullien đã muốn tìm cách để xoá bỏ thứ tôn giáo cổ xưa của người Việt. Jullien cho rằng đạo Mẫu là “tà giáo”, phản ánh sự mông muội của người dân bản xứ. Jullien đã có những hành động báng bổ đối với thần linh đền Mẫu và ông ta đã bị trả thù bằng cuộc truy đuổi quyết liệt của ông hắc xà đền Mẫu. Bất kể Jullien có muốn hay không, đạo Mẫu của người Việt vẫn tồn tại, vẫn sống một cách mạnh mẽ trong cộng đồng dân tộc Việt.

Jullien luôn cho rằng những người Pháp trên đất An Nam là chúa tể của vùng đất họ xâm chiếm và họ được quyền sở hữu tất cả, làm tất cả những gì họ muốn, kể cả cưỡng hiếp những người phụ nữ bản xứ. Trong cái đêm hội, Jullien đã cưỡng hiếp Nhụ, giày vò thân xác cô. Và Jullien đã phải trả giá đắt cho những hành động đê tiện của hắn. Jullien bị Điều “chém liền mấy nhát” khi Điều cảm thấy anh bị kẻ thù “ăn cướp một cái gì vô hình, nhưng quý báu trong


cuộc đời”. “Jullien thoát chết, song từ đó cái của quý của anh ta bị rũ như con gà rù. Đối với một người quá say mê trò ân ái như Jullien, sự mất mát ấy quả vô cùng to lớn…”[9,792]. Từ đó, Julien trở nên “trầm lặng”, “ngơ ngác”, “si đần” và cuối cùng bị mắc chứng “hoang tưởng khứu giác. Jullien buộc phải trở về Pháp”. Khi đặt chân lên mảnh đất thuộc địa, Jullien đầy tự tin, kiêu hãnh. Hắn không thể ngờ lại có ngày hắn trở về đất Pháp trong sự “chiến bại” thê thảm như vậy.

Ba anh em nhà Messmer, mỗi người một số phận riêng, một cuộc đời riêng nhưng cuộc đời họ đều là những bi kịch đau đớn. Họ đã không thể vận hành lịch sử theo guồng quay họ đã chọn. Hoài bão, khát vọng của những kẻ đi xâm lược lớn lao bao nhiêu thì thất bại họ nhận lấy thê thảm bấy nhiêu. Số phận họ là những kết thúc không có hậu và đó chính là bi kịch, là cái giá tất yếu phải trả của những kẻ đi xâm lược.

Qua cách nhìn nhận và thể hiện bi kịch của những con người làm chủ lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh đã để cho chính những nhân vật ấy sống dậy, sống cuộc đời của chính mình, trả lời những câu hỏi về sự được mất cho chính mình. Thành công hay thất bại, vinh quang hay cay đắng, được hay mất… đều có thể xảy ra với mỗi người, kể cả đó là những con người nắm trong tay thế chủ động tạo ra lịch sử.

2.2.1.2.Bi kịch của những nhân vật chịu sự tác động của lịch sử

Mỗi con người đều được sinh ra trong một hoàn cảnh lịch sử, một thời đại cụ thể. Trong đó có những con người có khả năng làm ra lịch sử như Hồ Quý Ly hay ba anh em nhà Messmer, song phần lớn là những con người chịu sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, nằm trong guồng quay của lịch sử. Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly Mẫu thượng ngàn xuất hiện rất nhiều những nhân vật kiểu này.


Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, từ những nhân vật có thật trong lịch sử như Nghệ hoàng, Thuận Tôn, Trần Khát Chân, Nguyễn Cẩn, Hồ Nguyên Trừng, Nguyên Uyên, Nguyên Dận, Nguyễn Đa Phương, Phạm Sư Ôn…cho đến những nhân vật hư cấu như Phạm Sinh, Sử Văn Hoa, Thanh Mai… đều là những “nạn nhân lịch sử”. Họ vùng vẫy tìm cách để vượt ra khỏi cơn cuồng phong của lịch sử nhưng tất cả họ đều bị “mắc kẹt” trong lịch sử, không thể thoát ra được. Mối con người, mỗi cuộc đời đều in hằn dấu ấn của lịch sử. Cùng chịu sự tác động của một giai đoạn lịch sử đầy cuồng phong, bão tố nhưng mỗi nhân vật lại chọn cho mình một cách ứng xử khác nhau.

* Hồ Nguyên Trừng

Hồ Nguyên Trừng là con trai Hồ Quý Ly. Nguyên Trừng bước vào cuộc sống chốn cung đình năm mười sáu tuổi trong sự “háo hức” và Nguyên Trừng “đã căng hết óc ra để đón nhận, để nhìn những sự việc ào ạt xảy ra hàng ngày như những làn sóng ngầm dữ dội chảy dưới cái bề mặt có vẻ như lặng tờ của chốn triều môn”. Nhưng thực tại của triều đình đã làm Nguyên Trừng thất vọng, chán nản. Nguyên Trừng nhận thấy rằng: “Nhà Trần đã mục ruỗng. Giặc giã loạn lạc tứ tung. Dân đói khổ. Ai cũng muốn nổi loạn nhưng chẳng ai dám nói. Bọn tôn thất, bọn quan lại cũng đã dự cảm thấy ngày tận cùng của triều Trần, nên chúng tranh thủ vơ vét. Vậy đấy sự đổi đời là điều không thể tránh khỏi. Vả lại, việc thoán nghịch vốn lẽ tự nhiên”. Vì vậy, Hồ Nguyên Trừng không “ngu trung” đến mức ủng hộ một triều đại đã đến hồi mạt vận nhưng cũng không đồng tình với việc lật đổ nhà Trần của cha. Hồ Nguyên Trừng băn khoăn: “Nhà Trần hiện nay đã thối ruỗng, đáng lật đổ. Và cha là người duy nhất hiện nay có thể lật đổ nhà Trần dễ dàng. Nhưng ơn sâu của nhà Trần với muôn dân thì cha có lật đổ được không?”. Chính vì thế, tuy không phản đối âm mưu của Hồ Quý Ly nhưng Hồ Nguyên Trừng cũng không tin vào con đường trước mắt mà Hồ Quý Ly đã mở ra cho họ Hồ.


Có thể nói rằng, Hồ Nguyên Trừng là người có cái nhìn tỉnh táo, sâu sắc về thời cuộc nhưng bản thân Hồ Nguyên Trừng không thể thoát ra khỏi dòng xoáy nghiệt ngã của thời cuộc. Lúc nào chàng cũng như người lạc vào mê cung không tìm ra lối thoát, lúc nào cũng rơi vào trạng thái cô đơn, buồn triền miên. Hồ Nguyên Trừng đã nhận ra rằng, cuộc sống cung đình là “cái sân khấu quyền quý, hoa lệ” toàn những mưu toan, giả dối, những toan tính với “sự giành giật, sự vật lộn không khoan nhượng, nó thường hằng rộng khắp; một nụ cười, một vái chào, một khoé mắt cũng phải coi chừng”. Giữa cái sân khấu chính trị ấy, hơn ai hết Nguyên Trừng hiểu rằng mình chũng chỉ là một “con mồi” giữa dòng nước. Cuộc hôn nhân giữa chàng và Quỳnh Hoa hoàn toàn là một mưu đồ chính trị nằm trong sự sắp đặt của Hồ Quý Ly. Mặc dù cuộc hôn nhân ấy đã nảy sinh tình yêu nhưng niềm vui và hạnh phúc giữa họ chưa khi nào trọn vẹn bởi họ luôn bị những mưu toan chính trị bủa vây, rình rập.

Sau này, khi gặp Thanh Mai – con gái nuôi của thượng tướng Trần Khát Chân, trái tim tình yêu của chàng đã hồi sinh. Thanh Mai đã yêu Nguyên Trừng và nàng đã muốn gạt bỏ mọi âm mưu chính trị ra khỏi tình yêu giữa nàng và Nguyên Trừng. Thanh Mai muốn kéo Nguyên Trừng thoát ra khỏi tấm lưới cung đình, nàng đã thổ lộ với Nguyên Trừng những lời từ trái tim yêu chân thành: “Chàng ơi! Hãy xuống thuyền với em” , “Chàng ơi! Hãy nắm lấy tay em” [8,833]. “Hãy tung hê tất cả đi! Chúng mình sẽ lên rừng. Chúng mình sẽ về với suối” [8,883]. Nhìn người con gái mình yêu tha thiết, nước mắt như mưa bước chân xuống thuyền, Hồ Nguyên Trừng thấy “lòng đau như dao cắt”. Nhưng những ràng buộc bởi tình cha con ruột thịt, bởi ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ với đất nước, với giang sơn xã tắc đã níu giữ bước chân Nguyên Trừng. Hồ Nguyên Trừng đã đi theo tiếng gọi của huyết thống, đã đi theo sự nghiệp của cha chàng, vì “cùng một huyết thống, tức cùng chung một con thuyền; thoát

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí