46/61(75,4 %) nhân vật nam, Mẫu thượng ngàn có tới 41/55 (75,5%). Nhưng với các nhân vật nam trong cả hai cuốn tiểu thuyết, hầu hết Nguyễn Xuân Khánh chỉ phác họa bằng một vài nét thoáng qua, có tính chất chấm phá để lột tả nội tâm, tính cách của nhân vật. “Cụ Nho Tiết, tóc bạc phơ như một ông tiên, đang ngồi nhâm nhi chén rượu bên thềm nhà” [9,29], toát lên phong thái ung dung, hiền từ của cụ. Trái với anh trai là cụ đồ Tiết, hộ Hiếu hiện lên là “ông già gầy nhom trong bộ quần áo nâu lùng thùng, tóc dài búi sau gáy, râu dài trắng phơ, mắt ngơ ngơ ngác ngác”[9,237]. Trong những cơn ốp đồng đôi mắt ông “trắng dã trong cái hốc mắt sâu hoắm”[277]. Cái hình dáng ấy gợi ấn tượng về một con người lạ lùng, bí ẩn. Phạm Sinh được miêu tả là “Anh học trò gầy gò, mặt mũi khôi ngô, có đôi mắt sáng”[8,247]. Vài nét vẽ rất sơ sài nhưng Phạm Sinh để lại ấn tượng của một chàng trai tài giỏi, thông minh. Với Hồ Quý Ly, tác giả cũng chỉ chọn một vài nét: “khuôn mặt Hồ Quý Ly, với bộ râu dài đốm bạc, với mái tóc hầu như bạc trắng, với cái miệng ngang bằng không nhếch lên, cũng không trễ xuống, khuôn mặt của con người luôn trầm tĩnh. Chỉ có đôi mắt ông ta biểu hiện thôi, đôi mắt to với đôi lông mày rậm cũng bạc trắng. Đôi mắt thông minh, đen láy”[8,521]. Đôi mắt của nhân vật được chọn làm điểm nhấn, qua đó ta thấy toát lên cái thần của nhân vật. Đôi mắt biểu hiện sự cương nghị, thông minh, sắc sảo của Hồ Quý Ly.
Trong hai cuốn tiểu thuyết này, nhà văn đặc biệt dành sự ưu ái cho các nhân vật nữ. Qua những nét vẽ mềm mại, tinh tế của nhà văn, nhân vật hiện lên vừa rõ nét, ấn tượng, vừa thể hiện chiều sâu tâm hồn và tính cách nhân vật.
Bà Tổ Cô “thời con gái bà đẹp lắm, thắt đáy lưng ong, khuôn mặt trái xoan, mi thanh mục tú. Chẳng cần trang điểm cũng đẹp nõn nà. (…) Đặc biệt cái dáng của bà, nó sang trọng làm sao, cao quý làm sao. Cả chân tay cũng đẹp, những ngón tay dai búp măng, lấp ló dưới chiếc váy sồi đen nhánh là hai bàn chân xinh xinh gót lúc nào cũng đỏ như son. Tất cả con người như một đoá hoa
tươi”[267]. Mặc dù xuất thân từ tầng lớp nông dân nhưng vẻ đẹp của bà vừa có vẻ “sang trọng, cao quý” vừa nền nã, hiền hoà. Vẻ đẹp bề ngoài ấy không chỉ tạo nên sự hấp dẫn mà còn hé lộ vẻ đẹp trong tâm hồn. Mặc dù cuộc đời nhiều truân chuyên nhưng trong hoàn cảnh nào ta cũng thấy bà là người phụ nữ nhân hậu, giàu đức hy sinh, tấm lòng bà luôn rộng mở để làm việc tốt, việc thiện.
Mụ Pháo là người có một khuôn mặt có duyên, dễ gần. “Mụ ở đâu là chỗ đó tươi tắn hẳn lên, sinh động hẳn lên. Nhìn gương mặt ấy, người ta chẳng muốn thù hằn mà chỉ thấy tin cậy. Sau mới là cái bên trong. Nó biểu hiện ra đôi con mắt. Chúng đen lay láy và hiền hậu như chứa ẩn một sự thông minh, một tấm lòng đôn hậu”[9,230]. “Và cũng như mọi người đàn bà khác của Cổ Đình, mụ ba Pháo cũng thắt đáy lưng ong, cũng xắn váy quai cồng, cũng lam làm không nghỉ, cũng phốp pháp hừng hực sức sống của trời, của đất” [9,234]. Tuy không có vẻ đẹp mặn mà, sắc nước hương trời nhưng vẻ đẹp đó gợi cho người đối diện nhiều thiện cảm, dễ gần, dễ mến.
Bà Ba Váy thời con gái “trắng một cách lạ lùng, trắng như cục bột (…) gương mặt tròn vành vạnh, vai cũng tròn, những bàn tay thì bụ bẫm như tay trẻ con. Đôi mông đít mẩy, hứa hẹn sẽ rất to và tròn”[9,140]. Cô Mùi cũng vậy, mới mười sáu tuổi “đôi vú đã như hai cái ấm giỏ” [9,246]. Nhụ là một cô gái có “thân hình mơn mởn”, “cổ tay tròn lẳn”, “đôi gò má ửng hồng như trứng gà bóc”; đặc biệt “đôi mắt đen láy, trong văn vắt có thể soi gương…”[9,261]. Cô Ngơ có “thân hình cô tròn trĩnh, mặt bụ bẫm phúng phính, thứ gương mặt của trẻ thơ hay mặt Phật. Lúc nào môi cô Ngó cũng điểm nụ cười”[9,159]. Tất cả hiện lên đều đẹp và gợi lên một sự hấp dẫn riêng. Mỗi nhân vật là một bức chân dung gợi cảm, sống động, có hồn và đầy sức hút.
Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly cũng vậy, dù xuất thân từ chốn cung đình quyền quý hay nơi quê mùa thôn dã đều là hiện thân của cái đẹp. Công chúa Huy Ninh, em vua Trần Nghệ Tông và sau này là vợ thái sư
Có thể bạn quan tâm!
- Bi Kịch Của Những Thân Phận Nhỏ Bé
- Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - 9
- Nghệ Thuật Miêu Tả Chân Dung Nhân Vật
- Nghệ Thuật Xây Dựng Nhân Vật Qua Ngôn Ngữ
- Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - 13
- Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - 14
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Quý Ly lúc trẻ là người đẹp nức tiếng kinh kỳ “mảnh mai yếu đuối như một bông hoa, đẹp như chiếc bình ngọc quý mong manh trong vắt, tưởng như bất cứ thứ gì thô kệch nặng nề đều có thể xâm hại”. Khi về làm vợ Quý Ly, Huy Ninh luôn là người phụ nữ dịu dàng, ân cần, thấu hiểu và tận tâm hết lòng vì chồng. Vì vậy, đối với Hồ Quý Ly bà Huy Ninh “là điều ông thiếu, là cái khát khao mà ông không có. Bà là cái mầu trắng mát mẻ luôn tràn vào tâm hồn ông để hoà dịu cái mầu đỏ luôn đêm ngày rừng rực trong ông”[8,571]. Thị Hạnh, con gái Sử Văn Hoa tuy cha là quan nhưng cô sống rất giản dị. Cô “ăn mặc rách rưới nhưng không giấu được những nét xinh đẹp khác thường, cô “duyên dáng tươi tắn”, được thừa hưởng “đôi mắt bồ câu của mẹ” và “sự thông minh bén nhạy” của cha. Thanh Mai xuất thân từ chốn dân gian nên nàng mang “một vẻ đẹp chân phác”. Cô có “một vóc người gọn gàng thon thả”, “khuôn mặt tròn, lông mày nét ngang, phía dưới cánh mũi xinh xắn là cái miệng rộng với đôi môi đỏ”[8,328]. Vẻ đẹp ấy toát ra “sức sống mới mẻ làm người ta mê mẩn”, hoàn toàn khác với “vóc dáng lả lướt của các cô công chúa, tiểu thư”. Và chính vẻ đẹp ấy đã đánh thức ở Hồ Nguyên Trừng những cảm xúc yêu đương đằm thắm, mãnh liệt.
Nguyễn Xuân Khánh khi tả chân dung ngoại hình các nhân vật thường miêu tả đôi mắt. Bởi đôi mắt phản ánh thế giới tâm hồn sâu thẳm của người. Trong đôi mắt ta có thể bắt gặp những vui buồn, những ưu tư, trăn trở, những điều không thể hoặc không cần nói ra bằng lời. Hồ Nguyên Trừng nhìn vào đôi mắt Hồ Quý Ly nhận thấy: “ánh mắt của cha đang nhìn tôi như cầu khẩn... và tôi chợt nhận ra nỗi cô đơn khủng khiếp của người... bảo là nỗi cô đơn của kẻ thoán nghịch cũng được bảo là nỗi cô đơn của kẻ làm một việc lớn cũng được”[8,101-102]. Qua ánh mắt, Hồ Nguyên Trừng đã nhìn thấu cõi lòng Hồ Quý Ly, đó là cõi lòng của sự cô đơn đến tận cùng khi ông phải đơn độc bước trên con đường đầy giông bão. Sử Văn Hoa khi được vời đến để đoán mộng cho
Duệ Tôn, “thấy đôi mắt long lanh ánh sáng, lại thấy trong mắt có sắc đỏ, biết Duệ Tôn có niềm ưu tư thực sự, thầm nghĩ: “Phen này ta gặp rắc rối mất thôi. Đoán mộng cho bậc quân vương, đâu phải chuyện chơi….”[8,141]. Nhìn đôi mắt ấy, Sử Văn Hoa đọc được ưu tư của Duệ Tôn, “sắc đỏ” mà Sử Văn Hoa nhìn thấy trong mắt vị vua này chính là quyết tâm đem quân đánh Chế Bồng Nga. Ba anh em nhà Messmer trong “Mẫu thượng ngàn” cũng được đặc tả ở đôi mắt: “Cả ba anh em đều mắt xanh. Riêng Pierre mắt xanh màu ngọc lam rất đẹp. Đôi mắt xanh dịu dàng, thông minh, lúc nào cũng óng ánh những nét tò mò suy tư, khác hẳn ông anh cả và người em út. Hai người này mắt cũng xanh đấy, nhưng là thứ màu xanh xỉn. Người Cổ Đình trông ba đôi mắt của anh em nhà Messmer, và họ nhận ngay ra đôi mắt xanh đặc biệt, lúc nào cũng như ngơ ngác của Pierre”[9,175]. Đôi mắt Pierre không gợi lên sự dữ dằn những người anh em của mình mà gợi lên sự thân thiện, cởi mở trong con người Pierre. Dân làng Cổ Đình nhận thấy điều đó nên đối với Pierre, họ không thấy khiếp sợ và Pieere đối với người dân bản xứ cũng rất chan hoà.
Đôi mắt có khi được nhà văn miêu tả như một dự báo về số phận nhân vật. Ngay lần đầu gặp Nhụ, con gái Trịnh Huyền, cụ đồ Tiết nhìn vào gương mặt của đứa cháu đã nhận thấy: “Một khuôn mặt trái xoan, điểm một đôi mắt đen láy, to, dài, hơi xếch một chút. Đôi mắt làm ông già phải ngạc nhiên. Chúng trong veo, mới nhìn vào đã làm ta tin cậy. Nhưng sao con bé mới mười hai, mười ba tuổi, nó đã từng trải gì đâu mà đôi mắt buồn đến vậy”[9,33]. Bà Mùi gặp Nhụ lần đầu cũng cảm nhận trong “đôi mắt đen láy, trong văn vắt có thể soi gương” của Nhụ “một nét buồn trong mắt cô gái”. Và đúng như linh cảm, dù linh cảm đó là mơ hồ, cuộc đời Nhụ thật buồn. Nhụ và Điều tuy là vợ chồng nhưng chưa một lần ái ân trọn vẹn, đôi vợ chồng trẻ muốn đợi đến ngày hội “trải ổ”. Nhưng như là sự trêu ngươi của số phận, đúng ngày hội “trải ổ” ấy, Nhụ đã bị tên Jullien cưỡng hiếp, cướp đi sự trinh nguyên mà đúng ra cô để
dành cho Điều - chồng cô. Không ngờ cái dự cảm về nỗi buồn trong mắt Nhụ lại là một bi kịch cay đắng và bẽ bàng như vậy.
Trong khi miêu tả chân dung, ngoại hình các nhân vật , nhà văn đã tạo nên những nét vẽ linh hoạt , biến đổi theo thời gian năm tháng hoặc theo tâm trạng của nhân vật. Ở cái tuổi ngoài 30, “bà Ba là một người đàn bà có sắc đẹp lồ lộ ai trông cũng thấy ngay . Một cái đẹp củ a sức sống . Một cái đẹp của da thịt mỡ màng. Người đàn bà ấy trắng lắm. Có vẻ làm việc đồng áng giỏi mà da mặt vẫn trắng bóc. Con mắt đen lóng lánh. Đôi lông mày nằm ngang như hai nét mực tàu vẽ trên khuôn mặt tròn vành vạnh. Mớ tóc vấn khăn trên đầu cũng đen mượt. Ở bà ta, những chỗ nào da thịt hở ra cũng thấy ngồn ngộn ngọt ngào” [9,57]. Qua thời gian năm tháng với những thăng trầm, lận đận của cuộc đời, vẻ đẹp của bà Ba lại như mặn mà hơn.
Còn cô Mùi khi vào độ tuổi bốn mươi, “cứ tưởng tượng số phận gian truân đã làm cô héo hon song không phải. Da cô vẫn trắng. Lông mày vẫn đen nhánh. Gò má vẫn ửng hồng. Chỉ có đôi mắt, trước kia không biết thế nào, chứ bây giờ thì buồn thăm thẳm”[9,260]. Cuộc đời cô đã trải qua bao cay đắng, ba lần lấy chồng đều không có hạnh phúc, thậm chí cô còn bị người đời dèm pha, dị nghị, ghét bỏ nên nỗi buồn in hằn trong đôi mắt cô, cái buồn thăm thẳm ấy chính là dấu ấn cuộc đời nhiều ngang trái của cô.
Có thể thấy rằng, trong thế giới nhân vật Nguyễn Xuân Khánh, từ những nhân vật được được đặc tả kĩ về ngoại hình, nội tâm, tính cách đến những nhân vật chỉ hiện lên với những nét sơ lược, đơn giản, nhân vật nào cũng chân thực, sống động, cũng để lại những ấn tượng rất riêng trong lòng độc giả.
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua xung đột
Khắc hoạ chân dung nhân vật qua xung đột là biện pháp nghệ thuật thường gặp trong tiểu thuyết truyền thống. Nhân vật được đặt trong xung đột với hoàn
cảnh, xung đột với các nhân vật khác hoặc xung đột với chính bản thân mình, qua đó nhà văn thể hiện tính cách nhân vật.
Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, rất nhiều nhân vật được khắc hoạ thành công thông qua sự miêu tả xung đột đột trong nội tâm nhân vật. Từ thái sư Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Trần Khát Chân, Sử Văn Hoa, Phạm Sinh đến công chúa Huy Ninh, quận chúa Quỳnh Hoa, Thanh Mai… đều được nhà văn đặt vào những hoàn cảnh, những xung đột đòi hỏi nhân vật phải tự ý thức, tự đấu tranh để có sự lựa chọn, ứng xử phù hợp nhất, qua đó người đọc nhận ra những băn khoăn, suy nghĩ và tính cách nhân vật. Hồ Quý Ly được khắc hoạ là nhân vật có cá tính độc đáo, nổi bật, trội hơn hẳn so với các nhân vật khác trong cuốn tiểu thuyết này. Hồ Quý Ly không chỉ được miêu tả như một tính cách mà còn chứa đựng đầy những nghịch lý và mâu thuẫn sâu sắc. Đây là nhân vật được nhà văn lấy làm điểm tựa của mọi biến cố lịch sử - con người đứng ở trung tâm thời đại, được soi chiếu từ nhiều góc độ, từ nhiều nhân vật khác. Tất cả những kẻ cản trở Hồ Quý Ly trong sự nghiệp canh tân đất nước tạo thành một khối xung đột khổng lồ với Hồ Quý Ly. Con người Hồ Quý Ly phức tạp bởi trong nhân vật này luôn có những mâu thuẫn, xung đột. Sự xung đột ở nhân vật Hồ Quý Ly không chỉ diễn ra với các nhân vật khác mà diễn ra gay gắt trong chính nội tâm nhân vật. Hàng loạt hành động của nhân vật cho thấy cái tàn bạo, nghiệt ngã của lịch sử với biết bao thăng trầm.
Việc lật đổ nhà Trần là một việc hệ trọng không chỉ với riêng Hồ Quý Ly mà còn hệ trọng đối với vận mệnh của cả một dân tộc. Dù Hồ Quý Ly không nói ra nhưng cả triều đình không ai không nhận thấy âm mưu đó của ông. Tôn thất nhà Trần đang tìm mọi cách chống lại ông. Hồ Nguyên Trừng thì vẫn băn khoăn: “Nhà Trần hiện nay đã thối ruỗng, đáng lật đổ. Và cha là người duy nhất hiện nay có thể lật đổ nhà Trần dễ dàng. Nhưng ơn sâu của nhà Trần với muôn dân thì cha có lật đổ được không?”[104]. Chính trong sự xung đột đó, Hồ Quý
Ly đã bộc lộ tư tưởng táo bạo, sự quyết tâm dám làm dám chịu với lý lẽ đầy thuyết phục: “Thế nếu để nguyên trạng như hiện nay, đại Việt ta có suy yếu không? Nếu nhà Trần thối ruỗng như hiện nay, mà nhà Trần tồn tại, so với một triều đại mới được dựng lên, được quét sạch lũ tham quan ô lại, được tổ chức cững rắn, được hết lời bàn ra tán vào, thì hỏi hai triều đại ấy bên nào tốt hơn, mạnh hơn?”[105]. Tính cách Hồ Quý Ly vận động và phát triển heo xu thế vận hành của lịch sử. Bởi vậy, dù không muốn nhưng Quý Ly vẫn phải sai lời thề với Nghệ Hoàng, dù không muốn nhưng vẫn phải ra tay với những kẻ chống đối ông. Đó cũng là điều “tất phải thế” bởi “Đại Việt lúc này đang rất cần một ông vua kiệt hiệt, chứ không cần một ông vua nhân từ”[8,131].
Nhân vật Sử Văn Hoa cũng được nhà văn khắc hoạ đầy ấn tượng qua mâu thuẫn và xung đột. Con đường Sử Văn Hoa đi phản ánh những thăng trầm của lịch sử. Giữa một bên là xu thế tất yếu của lịch sử với những đau đớn, tàn nhẫn, mất mát và một bên là xu thế cản trở bước tiến của lịch sử, đi ngược lại lịch sử với sự mục ruống, thối nát. Khi phải đối diện với sự lựa chọn, Sử Văn Hoa băn khoăn để tìm kiếm chân lý. Nên theo xu hướng nào đây? Hai con đường ấy đều không phải là lý tưởng nên cuối cùng Sử Văn Hoa đã chọn cho mình một con đường riêng, đứng giữa hai phe phái ấy. Đó là con đường lựa chọn của hầu hết những trí thức chân chính khi đứng trước sự đổi thay của lịch sử, đứng trước thời buổi loạn lạc. Sử Văn Hoa là con người có tài năng, có nhân phẩm, lương tri nhưng không tìm thấy chân lý ở đời.
Là một vị quan chép sử, Sử Văn Hoa biết rất rõ việc mình làm: “Toàn là những chuyện đùa chơi với lửa cả. Chép việc đời như thế nào đây? Sự lý biến dịch ra sao? Ta là kẻ dùng cây bút, dùng ba tấc lưỡi để hé nhìn tương lai, để sống ở đời, để làm bạn với vua chúa. Chỉ một chữ thôi, chỉ một câu nói thôi, ta có thể làm xổng xích một bạo chúa, hoặc có khi ngăn chặn một cuộc chém
giết”[8,43]. Mỗi lần được gọi vào cung giải mộng là mỗi lần Sử Văn Hoa được đặt trong sự xung đột hết sức căng thẳng.
Khi được gọi đến giải mộng cho Nghệ Tôn: “Sử Văn Hoa nhìn ông vua già đột nhiên như suy sụp hẳn đi, nhưng Sử không muốn vỗ về ông vua già(…) Chỉ cần bẻm mép an ủi ông ta bằng những linh tượng huyền bí, chỉ cần nguỵ luận dùng cách nói đông nói tây, dùng phép phản mộng lạ đời, chỉ cần giảng giải bằng những lời thật khác lạ, ngoắt ngoéo, chắc chắn ông ta sẽ an lòng ngay, và lại chìm vào một du mộng. Ông vua già sắp chết rồi. Bằng cách an ủi, ông ta sẽ chết một cái chết nhẹ nhàng, ngọt ngào. Nhưng không thể thế được. Cần phải nói ra sự thật. Người gần đến cái chết cần phải biết sự thật. Nếu kiếp người là những luân hồi, thì sự thật ắt hẳn phải bổ ích cho những kiếp sau[8,47- 48]. Ông không thể nói dối Nghệ Tôn, không thể nói dối chính mình. Đắn đo, cân nhắc và cuối cùng chon lựa cách nói thật, dù đó là một sự thật đau lòng.
Lần thứ hai khi được gọi vào giải mộng cho Duệ Tôn cũng vậy. Duệ Tôn muốn mượn uy tín của Sử Văn Hoa để thuyết phục triều đình về việc đem quân đánh Chế Bồng Nga. Sử Văn Hoa rất băn khoăn bởi “đoán mộng cho bậc quân vương, đâu phải chuyện chơi. Chiều theo ý người ta cũng không được. Nói thẳng băng cũng dễ mất mạng như chơi. Chẳng hiểu ông ta định dùng phép giải mộng của mình để làm trò điều khiển chính trị, hay thực lòng ông ta muốn dự đoán tương lai?”[8,141-142]. Sử Văn Hoa biết rằng mình “dễ mất mạng như chơi” nhưng rồi Sử vẫn quyết định nói lên sự thật rằng giấc mơ của Duệ Tôn là “hung mộng”.
Lần thứ ba được gọi đến để giải mộng cho Hồ Quý Ly, lại một lần nữa Sử bị đặt vào những xung đột vô cùng căng thẳng. Sử Văn Hoa không tránh khỏi thắc mắc: “Chuyện giải mộng này là thế nào đây? Một cái bẫy, hay lòng thành thật? Nỗi lo lắng của một con người đầy tham vọng cảm thấy mình cô độc hay đơn thuần chỉ một cuộc thăm dò?”[8,546]. Quả thật, “giấc mộng là một câu đố