Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - 9


mất, Hồ Nguyên Trừng cảm thấy cô đơn, hụt hẫng, mất mát, tìm sự an ủi bằng cách đến với hồn ma. “suốt một thời gian dài tôi (Nguyên Trừng) đã sống với ảo ảnh, với hồn ma Quỳnh Hoa. Suốt một thời gian dài Nguyên Trừng đã sống với ảo ảnh, với hồn ma Quỳnh Hoa, “và nhiều đêm trong giấc mơ, tôi đã giao hoan với hồn ma ấy[8,338 - 339].

Thanh Mai là con gái nuôi của thượng tướng Trần Khát Chân, là “người con gái tiền kiếp”, là “người đàn bà” của Hồ Nguyên Trừng. Vốn xuất thân từ nhân dân lao động nên Thanh Mai mang “một vẻ đẹp chân phác”. Trong mắt Hồ Nguyên Trừng, Thanh Mai toát ra “sức sống mới mẻ làm người ta mê mẩn”, thân hình nàng “thắt đáy lưng ong bừng lên sự sống”, “trông thấy cô là trông thấy mầu hồng của da thịt, thấy sự no tròn viên mãn, thấy ngay cả sự mặn nồng” [8,340]. Bởi thế, Thanh Mai đã đánh thức ở Nguyên Trừng những cảm xúc yêu đương mãnh liệt, đã cuốn Nguyên Trừng vào cuộc tình, “lúc êm đềm, lúc man dại. Đôi vú phì nhiêu kiều diễm của nàng làm tôi (Nguyên Trừng) chợt hé nhìn thấy một điều bí ẩn”[8,354]. Thanh Mai đã yêu Nguyên Trừng và nàng đã gạt tất cả mọi mưu toan chính trị ra khỏi cuộc tình ấy. Để rồi, nàng đã giang tay đón Nguyên Trừng vào “khúc đàn ái ân đầy mới lạ”. Thanh Mai và Nguyên Trừng đều cảm nhận rất rõ ràng về hạnh phúc ân ái mà họ trao cho nhau.

Cô Sáo - người yêu của anh thầy chùa Phạm Sư Ôn là “cô nô tì rách rưới nhưng trắng ngút ngát”. Tiếng hát véo von của cô nô tì ấy đã “đánh thức, để gọi mời cái tự nhiên trong lòng anh thầy chùa trẻ măng thức giấc”. Khoác áo nhà chùa nhưng Phạm Sư Ôn không cưỡng lại được sự mời gọi đặt chân lên vườn địa đàng để hái trái cấm. Cô Sáo không thụ động chờ đợi mà cô chủ động giúp anh thầy chùa “thực sự hiểu cái nghĩa của hai chữ Thiên Nhiên. Cô nô tì đã hé lộ cho anh thấy gương mặt của Thiên Nhiên, cái kỳ lạ của Thiên Nhiên, cái bay bổng mê hồn của Thiên Nhiên. Trong lều cỏ, một toà thiên nhiên ngọc ngà đã cho phép chân anh lạc bước”. Cô nô tì đã đánh thức bản tính người ở anh thầy


chùa, đã khiến anh vượt qua mọi sự “cấm kỵ” để đón nhận những giây phút thăng hoa trong tình yêu, trong cuộc sống.

Trong tiểu thuyếtMẫu thượng ngàn, đời sống tình dục của con người được nhà văn thể hiện với mức độ “đậm” hơn rất nhiều so với Hồ Quý Ly, thậm chí đây là một phương diện khá nổi bật của cuốn tiểu thuyết này. Khi được hỏi về vấn đề này, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cho rằng: “Chuyện tình dục của con người ấy mà, rất đẹp, rất người… Nhà văn viết trần trụi nhưng đừng bao giờ viết tầm thường. Mỗi nhà văn đề cập đến chuyện này khác nhau nhưng đừng viết tình dục chỉ để mà tình dục! Bao giờ tình dục cũng gắn với tâm lý, với tình thương…”[61]. Đời sống tình dục khi gắn với ý nghĩa nhân văn, nhân bản, gắn với những hành vi văn hoá của con người, gắn với cảm xúc yêu thương, với tâm lý của con người nó không chỉ đơn thuần là “tình dục chỉ để mà tình dục”. Chẳng hạn chuyện tình dục của bà Ngát với ông trưởng Cam, của thím Pháo với ông hộ Hiếu, của bà Ba Váy với Trịnh Huyền, của cô Ngơ với anh Mường rồ...

Bà Ba Váy là người yêu thuở xưa của Trịnh Huyền. Nhà nghèo, bà phải về làm vợ ba Lý Cỏn để trừ nợ cho cha mẹ. Làm vợ nhưng bà chưa bao giờ được nếm trải dư vị ngọt ngào của đời sống vợ chồng. Ân ái vợ chồng chỉ là những giây phút “ban phát” ít ỏi cho phận lẽ mọn. Thế nên bao nhiêu năm làm vợ Lý Cỏn nhưng bà Ba Váy “có khi nào bà quên được những phút đằm thắm của thời con gái. Những phút ân ái đầu đời. Những phút “trải ổ" say đắm “đã đem lại cho bà những ngọt bùi, mà sau này ông lý Cỏn không thể bao giờ đem lại cho bà được” [9,410]. Mùa trăng “trải ổ” năm ấy, trong cái ổ rơm thơm phức, “cô gái mũm mĩm ấy có được ai dậy bảo gì đâu. Sao mà cô đằm thắm đến thế, sao mà cô ngọt ngào đến thế”[60]. Những giây phút ái ân đầu đời của bà Ba Váy gắn với tình yêu nồng nàn, say đắm mà bà đã dành cho Trịnh Huyền. Dư vị ngọt ngào của những phút giây hoan lạc ấy đã trở thành một kí ức, một kỉ niệm sâu đậm với cả bà Ba Váy và Trịnh Huyền.


Sau bao nhiêu năm xa cách, gặp lại Trịnh Huyền, bà Ba Váy lao vào cuộc “ngoại tình” với người yêu cũ thuở xưa. Như cánh đồng khô hạn lâu ngày đang chờ cơn mưa tới, bà Ba Váy đã không cưỡng lại được niềm thương nhớ, khát khao được sống lại những kí ức năm xưa với người yêu cũ. “Trên cái ổ lá rừng thật êm ấy, hai người bạn tình gần hai chục năm trời xa cách đã gặp lại nhau. Họ trao cho nhau cả mấy chục năm nhớ thương, mấy chục năm buồn tủi, chờ đợi mà họ tưởng như tuyệt vọng, chẳng khi nào tìm lại được những bóng dáng ngày xưa. Thế mà, lúc này, ngỡ như một giấc mơ kỳ diệu, họ đang quấn quýt lấy nhau” [9,410]. Nếu nhìn từ phạm trù con người đạo đức, luân lý xã hội thì đó là một chuyện “động trời”. Nhưng nếu nhìn ở góc độ con người nhân văn, nhân bản thì việc “ngoại tình” của bà Ba Váy lại đáng được cảm thông, bà đáng thương hơn là đáng trách. Những phút giây yếu lòng đi qua, bà lại trở về làm tròn trách nhiệm với gia đình, với chồng con.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Hay đời sống tình dục của bà Ngát với ông trưởng Cam cũng vậy. Ông trưởng Cam “mất khả năng giống đực”. Nguyên nhân là do sự tra tấn dã man lúc ông bị cầm tù. Theo lời kể lại, bà Ngát đã kiên trì chữa bệnh cho ông bằng chính bản năng của người đàn bà, “bà ta bế đầu ông lên, cho ông bú như mẹ cho con bú (…)Và thế là ông Cam khỏi bệnh. Ông ta mừng đến phát khóc, ôm lấy vợ và nói: Bà đã sinh lại ra tôi lần thứ hai[9,370]. Phương thuốc mà bà Ngát đã chữa được khỏi bệnh cho chồng là phương thuốc được hoà trộn bởi tình yêu và tình dục. Sự hoà trộn ấy đã làm nên tình người cao đẹp. Bản năng tình dục của bà Ngát được gắn với tình yêu, sự hết mình, sự tận tâm của người vợ. Điều đó đã tái sinh, ban tặng sự sống cho người chồng mà bà hết mực tôn trọng và biết ơn.

Chuyện tình dục của thím Pháo với ông hộ Hiếu cũng chan chứa tình yêu thương và lòng nhân ái. “Đêm nay, trăng giàn giụa trong ngôi chùa đổ. Ánh trăng đêm nay làm cho đôi mắt xếch của pho Hộ Pháp hình như cũng dịu bớt đi.

Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - 9


Ánh trăng làm mắt chị ba Pháo long lanh. Ánh trăng làm thân hình của chị như biến thành ngọc, thành ngà. Đôi vú trắng hơn. Chị ba Pháo cầm tay ông, dẫn dắt ông đi vào cõi mê hồn mà hình như ông chẳng bao giờ biết lối. Ông nâng niu bộ ngực ngọc ngà mà ông đã từng thấy khi chị điên rồ; nhưng khi ấy, đối với ông, chúng vô hồn. Còn lúc này, ánh trăng và đôi mắt của chị đã đem lại cái hồn sống động cho chúng. Ôi! Sao mà mỹ miều? Ông phù thuỷ gầy còm bò trên bụng người đàn bà vừa ơn nghĩa vừa đa tình. Hai cái sinh linh côi cút ở cõi đời ngẫu nhiên lại phối kết với nhau. Nỗi cô đơn cùng kiệt đã biến họ trở thành những kẻ hiến dâng không tiếc. Cho hết và nhận hết”. Đó là cuộc giao hoan “của hai vì sao lạc, của hai hồn ma lạnh lẽo bất chợt gặp nhau, nắm được tay nhau và tìm ra hơi ấm”[9,235. Nhà văn đã miêu tả khá tỉ mỉ, chi tiết về cuộc giao hoan của hai con người cô đơn, nhấn mạnh đến phần “người” nhân ái trong cuộc giao hoan này. Cuộc giao hoan ấy đã đem lại cho họ những phút giây lạc thú của cuộc sống trần thế, đã an ủi cuộc đời hai con người bất hạnh và hơn thế “cuộc tình kỳ lạ ấy đã đơm hoa kết trái”, cho họ một “một đứa con gái xinh đẹp lạ thường”.

Trong Mẫu thượng ngàn, Mùi là nhân vật có đời sống tình dục phức tạp nhất so với các nhân vật khác.Trong quan hệ với Lý Tẻo, người chồng đầu tiên của Mùi, tình dục gắn với sự hoà hợp của quan hệ vợ chồng và sự hoà hợp ấy đã đem lại cho cả Mùi và Tẻo sự viên mãn, hạnh phúc. Nhưng trong quan hệ với người chồng Tây, đời sống tình dục với Mùi lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Phillip tìm mọi cách để chiếm đoạt Mùi, lấy Mùi làm vợ những mong được thoả mãn nhục dục của hắn với Mùi. Nhưng suốt thời gian dài, Phillip chỉ nhận được ở Mùi sự “ân ái nửa vời” nên hắn luôn có cảm giác thèm khát Mùi. Cho đến một hôm Phillip được “giao hoan với một kẻ khác trong Mùi. Từ người đàn bà hờ hững, đêm nay nàng bỗng đằm thắm không ngờ. Đôi cánh tay ngày xưa lơi lỏng, đêm nay chúng làm Phillip ngạt thở”[9,383]. Từ người thụ


động nay Mùi “lại là người chủ động” để rồi “những điều khả ái hiền dịu trên cái giường ái ân lập tức biến mất. Giữa người đàn ông và người đàn bà lúc ấy lại là cuộc vật lộn kẻ thắng người thua”[9,385]. Chính vì vậy, khi Phillipp chết đã có rất nhiều lời đồn đại, trong đó có một lời đồn rằng: “Cô Mùi có tướng sát phu. Cô tin ở sức mạnh đàn bà huyền bí của mình. Chính kẻ thù của cô ham mê cái sức mạnh huyền bí ấy, và nhờ nó cô trả được thù”[9,388]. Lời đồn này phải chăng là sự thật? Về mối quan hệ giữa Phillip và cô Mùi, Nguyễn Xuân Khánh đã nói: “nhân vật bà Mùi với ông tây Phillip, đấy là sức mạnh của con đực với tất cả niềm kiêu hãnh, chiến thắng của kẻ xâm lược với người đàn bà rất nồng nàn cũng mạnh mẽ tiêu biểu cho sức sống Việt. Đã có lúc hai sức mạnh ấy lên hương và lan toả. Người đàn bà ấy đã chiến thắng người đàn ông, kẻ xâm lược mình, trên giường ngủ. Chúng ta nên hiểu đấy là sức sống Việt”[61]. Trong Mùi tiềm tàng bản năng tình dục mạnh mẽ và chính sức sống mạnh mẽ ấy đã giúp Mùi nhấn chìm kẻ thù. Đây là sự thể hiện nhân vật bản năng hết sức táo bạo và mới mẻ của Nguyễn Xuân Khánh.

Nhân vật bản năng trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh chiếm ưu thế nổi trội hơn hẳn so với một số loại nhân vật khác. Nhân vật bản năng được nhà văn nhìn ở tầm văn hoá, ở giá trị nhân văn, nhằm tôn vinh và khẳng định những giá trị đời sống đích thực của con người, đồng thời góp phần tạo nên nét đặc sắc riêng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

2.2.3. Nhân vật huyền thoại, kì ảo

Trong cuộc sống luôn luôn tồn tại những điều mà con người chưa thể khám phá, chưa thể lý giải, “cái biết của con người càng lớn lên bao nhiêu thì cái chưa biết nó cũng lớn lên bấy nhiêu”. Khám phá con người huyền thoại, siêu thực, kì ảo trong cõi tâm linh là cách nhà văn khám phá thế giới tinh thần hết sức trừu tượng, khó nắm bắt của con người. Nhà văn thừa nhận thế giới tâm linh là một phần không thể tách rời cuộc sống của con người, thế giới mà con người


đang sống là một hiện thực đa tầng, một thế giới luôn chứa đựng những điều bí ẩn mà giới hạn con người chưa khám phá hết. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã mở cánh cửa bước vào thế giới bên trong đầy bí ẩn của con người với những nhân vật huyền thoại, kì ảo.

Mẫu thượng ngàn có sự xuất hiện nhiều nhân vật huyền thoại, kì ảo với những kiểu dạng khác nhau. Đó có thể là những nhân vật hư ảo, linh thiêng chỉ tồn tại trong tâm tưởng như Mẫu, như cô Chín, cô Bé, bà chúa Thác Bờ, ông Đùng, bà Đà. Đó có thể là những nhân vật hiển hiện ngay giữa cõi đời như bà Tổ Cô, cô Mùi, ông hộ Hiếu với những khả năng kì lạ, huyền diệu. Nhưng tất cả những nhân vật huyền thoại, kì ảo này đều rất gần gũi với con người, với cuộc sống thường ngày. Sự xuất hiện của các nhân vật huyền thoại này là cách để nhà văn lý giải đời sống tâm linh bí ẩn, phong phú của con người.

Mẫu và người hầu cận của Mẫu trong Mẫu thượng ngàn là những nhân vật vô hình trong thực tại nhưng lại luôn hiện hình trong tâm trí của những người dân Cổ Đình. Những nhân vật này được nhà văn khắc hoạ thành những nhân vật linh thiêng, mang tính biểu tượng độc đáo của tín ngưỡng và văn hoá Việt. Vì thế, người dân Cổ Đình có một niềm tin bất diệt vào Mẫu. Ông đồ Tiết là một nhà nho nhưng ông rất tôn kính Mẫu. Ông đã từng nói với Nhụ: “Mẫu cho ta tất cả”. Nhụ - cô gái ngây thơ, trong trắng đã lớn lên bằng những câu hát ngọt ngào về Mẫu. Nhụ nói với Điều: “em chỉ hát những lời ca về Mẫu từ thưở ấu thơ, em chưa bao giờ được đi lễ, tuy nhiên cứ mỗi lần nghĩ về Mẫu, lòng em lại thấy rưng rưng. Cứ như thể Mẫu đối với em rất thân thiết, gần gũi, mặc dù em chưa bao giờ giáp mặt”[9,422]. Mẫu luôn ở trong tâm trí người dân Cổ Đình bởi Mẫu luôn lắng nghe những lời tâm sự, những tiếng lòng đầy thành kính của những người dân nghèo khổ lam lũ ở mảnh đất này.

Người dân Cổ Đình tìm về với Mẫu, một lòng ngưỡng vọng, thành kính với Mẫu. Đối với họ, Mẫu có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh


thần. Đạo Mẫu không chú trọng đến cuộc sống con người sau khi chết mà quan tâm đến cuộc sống hiện tại của con người. Vì vậy, người dân Cổ Đình tìm về với Mẫu là tìm về với mẹ, để thể hiện ước vọng và cũng là để tâm hồn đạt đến sự tinh khiết. Mẫu cứu rỗi họ, đem lại cho họ những điều tốt lành. Họ tìm đến Mẫu để cầu khẩn, để xin chở che, giúp đỡ. Bà cà Cỏn đến đền Mẫu để cầu tự, bà già nông dân đến đền Mẫu để cầu cho ông lão khỏi tật bệnh… “Người dân quê giàu nghèo đều tri ân Mẫu. Mẫu là hồn của đất, Mẫu là cơm gạo ta ăn, cho hoa trái bốn mùa tươi tốt. Những bài hát văn đều ca tụng công ơn. Mẫu dạy chim hót, dạy công múa quạt, dạy voi kéo gỗ, dạy hùm thiêng canh giữ núi rừng, dạy con người biết xót thương… [9,421]. Mặc dù mang đậm màu sắc huyền thoại, kì ảo nhưng Mẫu và người hầu cận của Mẫu rất gần gũi với cuộc sống của người dân Cổ Đình.

Niềm tin của người dân Cổ Đình đối với còn thể hiện trong những câu chuyện của họ về những người hầu cận Mẫu. Nhụ kể cho Điều nghe câu chuyện về cô Chín - người hầu thân cận của Mẫu: “Cô Chín là thánh là tiên, chứ đâu phải là chim. Nhưng cũng có lúc cô hoá thành con vàng anh, con bách thanh chúa của loài chim. Cô chẳng mọc cánh mà vẫn biết bay:

Khi vui, cô Chín ngự chiếc xe rồng.

Khi buồn, phách trúc, đàn thông, cung tì bà. Dập dìu yên múa, oanh ca

Thoắt thôi cô lại ngự về toà sơn lâm. Cô rong chơi mười tám cửa ngàn

Ba mươi sáu động sơn trang các toà

Cô Chín hát hay, đàn ngọt. Cô lại biết cả thêu thùa”[69].

Điều cũng kể cho Nhụ về các cô đồng trinh hầu cận Mẫu ở bên kia sông, những bà nạ dòng hầu hạ vị đại thụ linh thần. Theo lời Điều các cô: “Là những người đàn bà đẹp chết trẻ, hoặc chết oan khuất. Các cô được sung vào làm lính.


Các cô đồng trinh thì được đưa đi hầu Thánh Mẫu ở đền bên kia sông. Còn những bà nạ dòng thì được đưa ra đây hầu hạ vị đại thụ linh thần. Các cô thường đánh võng trên cây đa, đưa tít bổng lên trời”[9221]. Những người dân Cổ Đình dù giàu dù nghèo đều coi Mẫu là điểm tựa tâm linh. Họ tìm đến với Mẫu như một điều tất yếu để được Mẫu cứu rỗi, thanh tẩy. Vai trò thanh tẩy của Mẫu được thể hiện sâu sắc nhất qua bà Tổ Cô, qua cô đồng Mùi. Sau tất cả những chìm nổi, sóng gió của cuộc đời, bà Tổ Cô, cô Mùi đều về với Mẫu, nguyện phụng sự Mẫu với một niềm tin mãnh liệt “Ta càng sạch sẽ bao nhiêu, ta càng thánh thiện bao nhiêu, ta càng rũ bỏ tục luỵ bao nhiêu, thì Mẫu càng gần ta bấy nhiêu và các đệ tử cũng nhích lại bấy nhiêu” [9,696]. Đặc biệt, sau những cuộc lên đồng: “Ở một cuộc đồng bước ra, con người đã được giải tỏa, gột rửa. Con người tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn, con người như được nạp thêm năng lượng mới để tiếp tục sống” [9,272]. Bởi trong những cuộc lên đồng, tất cả những người tham gia đều được ở rất gần với Mẫu, đều nhận được sự ban phát, che chở, cứu rỗi của Mẫu.

Lên đồng là một nghi lễ phổ biến của đạo Mẫu. Lên đồng chính thống không phải là mê tín, dị đoan mà “là làm cho lòng ta đạt tới chỗ tâm hư, để hoà đồng cùng thế gian. Thần thánh cũng trong ta. Phàm tục cũng ở trong ta. Tất cả thế gian đều là một”[9,695]. Chính vì thế mà cô Mùi mê ngồi đồng. Trong cuộc lên đồng cô Mùi “nhảy múa, cô hú, cô hét, cô bơi chèo, cô phán bảo. Đôi mắt cô long lanh sáng rực. Từ một cô Mùi nhu mì hầu như cam chịu, cô biến thành một cô Mùi lẫm liệt đầy uy quyền, dù là thứ uy quyền ảo. Sao mà cô hú to thế

!Sao cô nhảy múa duyên dáng và bạo liệt đến thế? Đèn nến lung linh. Vàng son nhấp nhánh. Khói hương mù mịt và thơm nức” [9,373]. Những phút cô Mùi ngồi đồng là những phút tâm hồn cô lắng đọng, thanh tẩy bụi trần, vượt ra khỏi những đau khổ, ràng buộc của cuộc sống đời thường, để hoà nhập với một thế giới linh thiêng, tốt đẹp, an lành. Mẫu đã che chở cô, dẫn dắt cô đi qua “đêm

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí