Nghệ Thuật Miêu Tả Chân Dung Nhân Vật


tối” của cuộc đời, tiếp thêm nghị lực để cô vượt qua mọi ngang trái, giúp cô tìm được sự thanh thản trong tâm hồn. Người ta tin rằng thần linh đã nhập hồn, nhập xác vào các cô đồng nên khi cô Mùi ngồi đồng là khi cô giao tiếp với thần linh. Đó cũng là lúc cô Mùi ở vào trạng thái thăng hoa và quên đi mọi muộn phiền trong cuộc sống. Vì vậy khi ngồi đồng, cô Mùi không còn là mình nữa mà là hiện thân của đấng linh thiêng để ban phước lành cho các con nhang, đệ tử, ban phát những điều tốt đẹp cho người trần. Thế nên, sau ba lần lấy chồng không hạnh phúc, cô quyết định lên đền Mẫu ở cùng bà Tổ Cô, hầu cận bên Mẫu đến cuối đời.

Khi lên hầu cận bên Mẫu, cô Mùi được Mẫu hết sức tin yêu. Cô còn được Mẫu ban cho phép lạ ở hai bàn tay, Mẫu dặn cô rằng “Nếu con muốn xin cho người bệnh khỏi đau ốm, thì ý muốn của con truyền qua tay, sẽ đến với người bệnh”[9,701]. Rồi cô được một bà cụ người Mường truyền nghề thuốc. Cái linh thiêng của Mẫu đã cứu giúp những người dân Cổ Đình bé nhỏ. Dân làng tìm đến cô Mùi, mà thực chất là đến với Mẫu ngày càng đông hơn. Như vậy, thế giới tâm linh với những điều huyền bí, kì diệu. Sự hiện thân của Mẫu đã dẫn dắt và giúp con người hướng thiện, giúp con người tìm được một điểm tựa tâm hồn để vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Trong Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh còn dành sự quan tâm đặc biệt đến hai nhân vật huyền thoại là ông Đùng bà Đà. Trong các bộ truyện kể dân gian, ông Đùng bà Đà là hai nhân vật gắn với sự sáng tạo vũ trụ của người tiền Việt Mường được lưu truyền rộng rãi ở vùng Hoà Bình. Nhưng trong Mẫu thượng ngàn, trong kí ức người dân Cổ Đình, huyền thoại về ông Đùng bà Đà mang một hình hài, một sắc thái hoàn toàn mới mẻ. Nguyễn Xuân Khánh đã tái tạo lại huyền thoại với chức năng nghệ thuật khác với huyền thoại về ông Đùng bà Đà trong huyền thoại dân gian. Huyền thoại ông Đùng, bà Đà không còn


mang nghĩa nguyên thủy mà đã được cải biến như là một sự “giải thiêng huyền thoại”.

Huyền thoại về ông Đùng bà Đà là huyền thoại về hai anh em “khổng lồ”, “to lớn khác thường”. Trai gái trong làng nếu đi với cô Đà anh Đùng vào rừng, “lúc trở về đều có đôi mắt sáng rực hơn lúc mới vào rừng”. “ Khi gặp Đùng, Đà xong, đều như những kẻ mất hồn, kẻ ở trên mây. Phải mất mươi ngày sau mới hoàn hồn trở lại. Hỏi họ làm sao thế? Con gái thì cười thẹn thùng; con trai thì gật gù, tủm tỉm. Hỏi gặng mãi, họ mới tiết lộ cho biết rằng cái ấy của anh em họ thật là ghê gớm... Hỏi ghê gớm thế nào thì không ai chịu hé lộ thêm” [9,652 - 654]. Vì lí do đó, các cụ trong làng quyết định phải lấy vợ lấy chồng cho hai anh em nhà Đùng và Đà. Nhưng đúng như lời tiên đoán của người cha Đùng và Đà trước khi chết: “Các con to lớn khác thường. Khác thường nên rồi sẽ khổ”. Hai anh em Đùng và Đà bất đắc dĩ phải trở thành vợ chồng. “Nhưng vì chuyện này trái lẽ thường, nên các cụ đuổi họ đi không cho ở trong làng nữa”. Rồi lời đồn đại ông Đùng bà Đà ân ái với nhau gây ra động đất khiến các cụ già trong làng “nổi giận lôi đình”. “Một đêm, bất ngờ cả làng đốt đuốc kéo nhau đến chân núi Đùng. Họ khua chiêng, gõ trống, bắn tên ào ào lên ngọn núi Đùng. Sau đó họ bắn cả bùi nhùi có lửa lên nữa. Cỏ tranh khô bùng lên. Cái lều tranh của hai người khổng lồ cũng bùng lên. Trong ánh lửa rực trời, người ta thấy ông Đùng bị tên găm khắp người. Ông gào to. Lần này, dân làng chứng kiến thực sự tận mắt. Ngọn núi cũng rung lên cùng tiếng gào của ông. Ông vừa gào vừa thét "Các người ác lắm". Tiếng kêu tiếng rú của ông làm mọi người sững sờ im lặng. Mọi người như đờ ra. Người ta còn nhìn thấy bà Đà cõng chồng chạy trốn vào rừng sâu”[9,657]. Để rồi sau khi họ chết, “lại được xây hai bệ thờ. Trồng cả trăm cây thị xum xuê làm lọng che cho nơi thờ tự”[9,657 - 658]. Vốn lo sợ trước những điều khác thường nên ông Đùng bà Đà không được chấp nhận trong cuộc sống “bình thường” của người dân Cổ Đình. Trước sự lạnh lùng,


nhẫn tâm, độc ác của dân làng, ông Đùng bà Đà đã phải vào tận rừng sâu để sống. Vậy mà người đời vẫn cố tình đẩy họ đến đường cùng, bắt họ phải chết. Lời của ông Đùng “các người ác lắm” dường như vẫn đang vang lên như là một sự cảnh tỉnh đối với sự đổ vỡ tình cảm của con người.

Nguyễn Xuân Khánh khi xây dựng hai nhân vật huyền thoại này còn pha trộn giữa huyền thoại và sự “giải thiêng huyền thoại”, biến huyền thoại ông Đùng, bà Đà thành một sự phản huyền thoại bằng cách nhấn mạnh yếu tố phồn thực ở hai nhân vật này và gắn hai nhân vật với một lễ hội dân gian của người dân Cổ Đình, đó là hội ông Đùng bà Đà. Dân làng Cổ Đình đều mong đợi ngày hội, đặc biệt với trai gái trong làng ai nấy đều háo hức chờ đến hội ông Đùng bà Đà, ngày hội gắn với tục “trải ổ”. Đó là tục “cho phép trai gái yêu nhau, dù chưa được cưới xin, được phép tạo một chiếc giường tình, được phép tạo một chiếc ổ thơm tho, êm ái cho cuộc yêu đương của mình trong một hang đá hoặc dưới một vòm cây nào đó ở trong rừng, cạnh núi Đùng… Cô gái nào có mang lúc trải ổ trong thời kì ấy được coi là may mắn. Cô ta sẽ sinh quý tử” [9,725]. Trai gái háo hức chờ đợi ngày hội vì đó là dịp để họ được vi phạm điều “cấm kị”, được tận hưởng hạnh phúc ái ân với người mình yêu thương mà không phải bận tâm đến khuôn khổ, lễ giáo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nguyễn Xuân Khánh đã khá tự do, táo bạo trong cách xây dựng hai nhân vật huyền thoại này thành những hình tượng thẩm mĩ của tư duy nghệ thuật đương đại. Đó là những nhân vật tồn tại mang đậm sắc thái phồn thực, những “phản huyền thoại” tồn tại giữa yếu tố thực và hư, hợp lý và phi lý. Mặc dù ông Đùng bà Đà đã bị thiêu chết nhưng họ vẫn sống mãi trong kí ức cộng đồng của người dân Cổ Đình, vẫn hiện điện trong đời sống hôm nay. Bởi có một điều mà chúng ta không thể phủ nhận rằng, trong mỗi con người đều có khát khao thầm kín được sống trong ngày hội ông Đùng bà Đà. Cái khát khao nhân văn nhân


Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - 10

bản ấy làm cho nhân vật huyền thoại trở nên gần gũi với cuộc sống đời thường của thực tại hôm nay.

Trong Mẫu thượng ngàn, ông hộ Hiếu cũng được người dân Cổ Đình coi là một nhân vật huyền thoại của làng. Hộ Hiếu là em trai cụ đồ Tiết, chú của Trịnh Huyền, của cô Mùi. “Một bận, trời mưa to gió lớn, lão bị sét đánh ở khu rừng già gần núi Đùng, song không chết. Từ dạo ấy, lão trở nên một con người tài kỳ lạ. Nhìn vào ai biết được người đó đau ốm chỗ nào. Rồi dùng bùa chữa bệnh, dùng đôi bàn tay không chữa bệnh”[9,208]. Từ một người bình thường ông bỗng trở thành con người có khả năng kì lạ. Đó là khả năng chữa bệnh rất linh nghiệm:“Bàn tay xoa vào nỗi đau, cơn đau dịu; xoa vào cái nóng, biến ngọn lửa tâm can thành sự mát lành; xoa vào kẻ điên rồ, cứu vớt người đang sa hoả ngục trở về với trần gian”[9,685 - 686]. Chính điều này biến ông “thành một con người ở ngoài vòng nhân thế”. Đối với dân làng Cổ Đình, ông là người điên, là thầy phù thuỷ nhưng cũng là một ông thánh sống nên “người ta càng kính trọng ông, tin cậy ông, nể sợ ông hơn”[9,229]. Ông chính là hiện thân của “thần phật”, của “các Ngài” ở giữa cõi đời này để cứu giúp cho những người dân nghèo khổ làng Cổ Đình.

Ta bắt gặp trong tác phầm Hồ Quý Ly một bóng ma Ngọc Lan. Bóng ma Ngọc Lan hư ảo đã giúp cho tâm hồn Nguyên Trừng có được cảm giác thanh thản: “Cô gái Ngọc Lan, hay cô ma xinh đẹp ấy, trong cuộc đời tôi thỉnh thoảng lại về trong mộng; đó là những lúc, trong những cơn bão tố cung đình, lòng tôi mang nhiều phiền muộn…”[9,676]. Bóng ma và lòng người dường như có một mối giao cảm, và dường như chỉ bóng ma mới hiểu được tâm tư thầm kín trong lòng Nguyên Trừng. Con ma Ngọc Lan không chỉ sống trong tiềm thức của Hồ Nguyên Trừng mà còn ứng nghiệm ở giữa cõi đời. Sau này, chính bóng ma ấy đã hoá thân vào Thanh Mai - người con gái mà Nguyên Trừng yêu tha thiết. Với nhân vật bóng ma này, Nguyễn Xuân Khánh đã tiếp cận, lý giải được những


hiện tượng phức tạp về ý thức và cả trong vô thức, tiềm thức của con người. Khi cuộc đời còn chứa đựng những điều bí ẩn mà giới hạn con người chưa vươn tới được, chưa lý giải một cách rõ ràng thì tất yếu sẽ có mặt các nhân vật huyền thoại.

Những nhân vật huyền thoại, kì ảo trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh là những hình tượng nghệ thuật đa nghĩa, thông qua đó giúp nhà văn lý giải đời sống tâm linh bí ẩn, phong phú, kì diệu của con người. Đồng thời, sự có mặt của các nhân vật huyền thoại, kì ảo này đã giúp nhà văn khám phá hiện thực đa tầng và nhìn sâu hơn vào thế giới hiện thực.

2.2.4. Nhân vật dị biệt

Nhân vật dị biệt là những con người bất hạnh vì nhiều lí do. Loại nhân vật dị biệt này đã xuất hiện trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 trong các sáng tác của Nam Cao với một số nhân vật khá ấn tượng như Thị Nở, Thiên Lôi, Lang Rận. Giai đoạn 1945 – 1975, trong văn học hầu như không có mặt của loại nhân vật này. Từ sau 1975, đặc biệt sau đổi mới 1986, loại nhân vật này xuất hiện trở lại và xuất hiện ngày càng nhiều trong văn học. Nguyễn Xuân Khánh cũng dành sự quan tâm nhất định đến loại nhân vật dị biệt này.

Trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, nhân vật dị biệt xuất hiện không nhiều. Ta chỉ bắt gặp kiểu nhân vật này trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn với hai nhân vật là cô Ngơ và anh Mường rồ nhưng đây lại là những nhân vật để lại nhiều ám ánh đối với bạn đọc.

Cô Ngơ và anh Mường là “hai con người kỳ lạ”. Cô Ngơ là con bà Móm ở cuối làng. Hai mẹ con cô Ngơ “sống lần hồi bằng mò cua bắt ốc. Ngày mùa đi làm thuê. Lúa gặt xong thì đi mót thóc”[9,159]. Cô Ngơ chính thực tên là Ngó (ngó sen, ngó cần) bởi vì cô trắng nõn nà. Thân hình cô tròn trĩnh, mặt bụ bẫm phúng phính, thứ gương mặt của trẻ thơ hay mặt Phật. Lúc nào môi cô Ngó


cũng điểm nụ cười” [9,159]. Đặc biệt, cô “có đôi vú ấm giỏ rõ to”. “Đám con trai trong làng trông thấy cô, như rồ hết lên cả lũ” thế nhưng chẳng ai chịu lấy cô bởi vì cô “vừa nghèo vừa dở hơi”. “Cả ngày Ngó chẳng nói một câu. Ai hỏi gì cũng chẳng biết trả lời ra sao, chỉ cười trừ. Phải, cười. Trái, cười Mắng cũng cười. Chửi cũng cười. Cô ngây ngây như thế nên cả làng không gọi cô là Ngó nữa mà gọi cô là Ngơ” [9,159]. Vì cô ngớ ngẩn nên có kẻ còn muốn lợi dụng sự để hãm hiếp cô. Cô ngơ ngẩn nên cô trở thành “dị biệt” với mọi người xung quanh và cô độc giữa đồng loại.

Anh Mường rồ là người đến làm thuê cho cụ đồ Tiết. Người ta đồn “ngày xưa anh Mường này cũng theo cụ Đốc đi đánh Tây” [9,152]. Đến làm thuê và ở lại nhà cụ đồ Tiết, “anh Mường lầm lì, cả ngày chẳng nói một câu. Ai hỏi gì anh cũng chỉ cười” [9,152]. Anh Mường rồ “tuy thấp nhưng to như ông hộ pháp, cởi trần, ngực nở như vú đàn bà, cánh tay cuồn cuộn bắp thịt, màu da nâu bóng như pho tượng đồng hun. Mắt anh trợn tròn toé lửa[9,153]. “Suốt ngày, anh Mường mặc chiếc quần lửng, mình cởi trần phô bày một thân hình vạm vỡ, nâu bóng” [159]. Anh Mường đâu phải sinh ra đã “rồ”. Anh rồ là vì khi đi theo cụ Đốc chống Pháp, “trong một lần giáp lá cà, anh Mường bị thương vào đầu, từ đó anh ngơ ngơ ngẩn ngẩn”[9,159].

Cô Ngơ, anh Mường rồ, ngay cái tên của hai người đã gợi lên những sự “dị biệt”. Hai con người suốt ngày chẳng nói mà chỉ cười. Theo lời cụ đồ Tiết thì “họ hiền lành, chẳng làm hại ai bao giờ đâu”[9,148]. Thế nhưng, cuộc đời với những sự trớ trêu, phi lý lại làm hại họ. Hai con người khốn khổ ấy đã tìm được sự đồng cảm với sự “ngơ ngẩn” của nhau. “Ngơ gặp anh Mường rồ liền mê mẩn ngay. Chẳng biết họ tỏ tình với nhau bằng cách nào, bởi vì không thấy hai người nói với nhau một lời. Chỉ thấy hai người thường nhìn vào mắt nhau và cười”[9,161]. Họ đã đến với nhau bằng nụ cười, ánh mắt, trái tim, và cuối cùng họ hoà vào với nhau trong vũ điệu ái ân, họ “ôm xoắn xuýt lấy nhau, hết ở trên


giường lại lăn xuống đất. Họ yêu nhau hổn hển, có lúc oai oái” [9,162]. Họ yêu nhau say đắm và bị kết tội “làm bại hoại thuần phong mĩ tục”, để rồi họ phải trốn vào trong rừng sâu để sống cách biệt với mọi người. Họ trở thành những con người bị đồng loại hắt hủi. Họ cô đơn, lạc lõng giữa chính đồng loại của mình. Cuộc đời họ để lại những dư vị chua xót, tái tê về “tình người”, “tình đời”. Cuộc đời cô Ngơ và anh Mường rồ là những dị hình “méo mó” của số phận. Nhưng đó là những con người dị biệt đáng thương, là những số phận bất hạnh không may mắn. Nhà văn nhấn mạnh cái ngơ ngẩn của họ để nói về một hiện thực không vẹn tròn. Cái dị biệt của họ vì thế gợi lên trong lòng người đọc bao niềm thương cảm, xót xa.

Với những nhân vật dị biệt này, Nguyễn Xuân Khánh đã không lý tưởng hoá về hiện thực mà nhà văn đã nhìn hiện thực trong tính toàn vẹn của nó, một hiện thực chưa thật hoàn thiện bởi hiện thực còn chứa đựng những điều phi lý. Đó là hiện thực không có sự hoà hợp giữa con người với con người, giữa con người với cuộc đời.

Như vậy, qua tìm hiểu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, chúng ta nhận thấy nhà văn đã khắc hoạ một thế giới nhân vật sinh động, phong phú và đầy ấn tượng. Đặc biệt là những nhân vật hoàn toàn mới mẻ như nhân vật bi kịch, nhân vật bản năng, nhân vật huyền thoại kì ảo, nhân vật dị biệt. Mỗi loại nhân vật đều đều mở ra trường đối thoại đa chiều, nhằm chuyển tải những thông điệp của nhà văn đến bạn đọc.


Chương 3


CÁC PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN XUÂN KHÁNH


Thế giới nhân vật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh hết sức đa dạng, phong phú. Khắc hoạ nhân vật là cả một quá trình tìm tòi mang đậm cá tính sáng tạo của nhà văn. Để khắc hoạ thành công một thế giới nhân vật chân thực, sống động và đa dạng, Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau trên cơ sở vừa kế thừa những biện pháp nghệ thuật truyền thống vừa cách tân, sáng tạo để tự làm mới ngòi bút của mình. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tập trung vào một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu, nổi bật nhất, thể hiện rõ nhất sự thành công của nhà văn trong việc khắc hoạ nhân vật.

3.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật

Ngoại hình tuy không quyết định và không đồng nhất với tính cách nhưng nó góp phần thể hiện tính cách nhân vật. Trong khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Nguyễn Xuân Khánh không chú trọng miêu tả một cách chi tiết, tỉ mỉ tổng thể ngoại hình chân dung nhân vật mà thường nhà văn chỉ chọn ở mỗi nhân vật một vài nét nào đó thật sắc để làm toát lên nét riêng của nhân vật trong sự đối sánh với các nhân vật khác. Vì vậy, thế giới nhân vật trong Hồ Quý Ly Mẫu thượng ngàn tuy số lượng khá phong phú, kiểu loại nhân vật đa dạng nhưng không nhân vật nào lẫn nhân vật nào.

Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly Mẫu thượng ngàn có tới hơn một trăm nhân vật, Hồ Quý Ly có 61 nhân vật, Mẫu thượng ngàn có 55 nhân vật. Số các nhân vật nam chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với các nhân vật nữ. Hồ Quý Ly có tới

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023