Quan Niệm Nghệ Thuật Của Nguyễn Xuân Khánh


thuật. Đó thực sự là những phần thưởng xứng đáng cho một nhà văn vừa có tâm vừa có tài.

Hồ Quý Ly là cuốn tiểu thuyết lịch sử tái hiện lại thời kì cuối cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV, đó là thời kì gắn với triều đại nhà Trần và nhà Hồ, với nhân vật lịch sử phức tạp Hồ Quý Ly. Ở tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh chọn lịch sử ở thời điểm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tái hiện sự xung đột văn hoá Đông - Tây của dân tộc Việt và quân xâm lược Pháp. Trong Mẫu thượng ngàn có sự hoà trộn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố văn hoá, phong tục. Vì vậy có ý kiến coi Mẫu thượng ngàn tiểu thuyết lịch sử, có ý kiến coi là tiểu thuyết văn hoá phong tục. Luận văn của chúng tôi coi Mẫu thượng ngàn là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, bởi lẽ tác phẩm vẫn gắn với biến cố lịch sử một thời đại đã qua - thời đại có sự xung đột giữa văn hoá phương Đông và phương Tây. Qua tác phẩm này, Nguyễn Xuân Khánh muốn khẳng định sức sống bền bỉ và mạnh mẽ của văn hoá Việt trước những biến động dữ dội của lịch sử. Bản thân nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cũng khẳng định sự lựa chọn của ông khi viết tiểu thuyết lịch sử: “Có nhiều cách viết tiểu thuyết lịch sử: Tiểu thuyết hoàn toàn gồm những nhân vật lịch sử. Tiểu thuyết gồm những nhân vật lịch sử trộn lẫn những nhân vật hoàn toàn hư cấu; Tiểu thuyết chỉ có những nhân vật hư cấu nằm trong một bối cảnh lịch sử nhất định” [61]. Hồ Quý Ly là cuốn tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh viết theo cách thứ hai, còn Mẫu thượng ngàn là cuốn tiểu thuyết lịch sử nhà văn viết theo cách thứ ba.

1.3.1. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh

Viết tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh bày tỏ: “Tôi quan niệm tiểu thuyết lịch sử tạo ra một hiện thực làm sao để gây cho người đọc một ảo tưởng là nó có thật. Tiểu thuyết lịch sử phải dựng lại bối cảnh không khí của thời đại. Tôi phải đọc rất nhiều tư liệu cùng sự trải nghiệm thực tế để nhào nặn thành nhân vật, sự kiện, những mối liên hệ. Tiểu thuyết phải có đời sống, bi hài trữ


tình. Trong khi đó, kí sự lịch sử chỉ là bám chắc vào các văn bản sử để viết”[46]. Như vậy trong ý kiến này của Nguyễn Xuân Khánh, ta thấy nhà tiểu thuyết lịch sử cần hội tụ đủ hai yếu tố quan trọng: thứ nhất, nhà tiểu thuyết lịch sử phải am hiểu sâu sắc lịch sử, thứ hai phải có trí tưởng tượng phong phú. Bởi lẽ, nếu như nhà văn bị lệ thuộc vào các sự kiện lịch sử thì tác phẩm của anh ta sẽ khô khan, còn nếu quá xa rời lịch sử thì tác phẩm rất dễ bị trượt vào dã sử. Nhà tiểu thuyết lịch sử muốn sáng tác một tác phẩm hấp dẫn, lôi cuốn phải tạo ra sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố lịch sử và yếu tố hư cấu nghệ thuật.

Ông khẳng định: “Tôi quan niệm rằng tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh hoạ lịch sử mà là phản ánh những vấn đề của con người hiện tại vì chúng ta đang viết cho những người đang sống đọc vì vậy phải đề cập đến những điều mà họ quan tâm”. “Trong tiểu thuyết tất cả là giả định để độc giả rộng quyền hư cấu tưởng tượng, độc giả là người tham dự vào tiểu thuyết, tạo ra những góc nhìn còn ẩn khuất trong lịch sử”[48]. Theo Nguyễn Xuân Khánh, nhà tiểu thuyết lịch sử vừa phải đảm bảo được tính chính xác về “cái đã có” vừa phải nói lên được “cái có thể có” về lịch sử trong tác phẩm. Những vấn đề lịch sử nhà văn dựng lên trong tác phẩm nhằm đối thoại với độc giả về quá khứ đồng thời đặt ra những vấn đề cho hiện tại và tương lai.

Báo Đại đoàn kết có bài Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh – Trong mỗi con người đều có phần âm – dương, sáng – tối. Trong đó, nhà văn đã tâm sự rằng: “Khi viết tác phẩm này (Hồ Quý Ly), tôi rất trung thành với sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, tiểu thuyết lịch sử không dừng lại ở đó mà nhà văn sẽ phải dùng kiến thức của mình về văn hoá, lịch sử dân tộc cùng những trải nghiệm để có một cái nhìn về thời đại và thời cuộc”[92]. Trong Hồ Quý Ly Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện cái nhìn độc đáo về cuộc sống và con người và cái nhìn ấy không trùng khít với cái nhìn của cộng đồng. Nó thể hiện một tinh thần mới, cái nhìn mới, một sự chiêm nghiệm, nghiền ngẫm mới về lịch sử.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Như vậy trong quan niệm của Nguyễn Xuân Khánh, tiểu thuyết lịch sử phải trung thành với lịch sử nhưng nhà văn viết “tiểu thuyết lịch sử” khác với viết “kí sự lịch sử”. Lịch sử không phải là cái đích đến của nhà văn mà đó chỉ là phương tiện, là cái “cớ” để nhà văn bày tỏ cách nhìn nhận, cách đánh giá riêng về lịch sử với những sự kiện, những nhân vật của quá khứ, đồng thời gửi những bức thông điệp của mình đến hiện tại và tương lai. Khi viết tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh đồng tình với bậc thầy viết tiểu thuyết lịch sử Alexandre Dumas, coi lịch sử “chỉ là một cái đinh để tôi treo các bức hoạ của tôi thôi”[35,175]. Nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử là để tra vấn về những vấn đề của quá khứ, từ đó gợi ra cho người đọc những vấn đề của hiện tại để cùng chiêm nghiệm, cùng suy nghĩ.

1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người

Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - 4

Quan niệm nghệ thuật về con người là một khái niệm thuộc về thi pháp học, gắn bó chặt chẽ với thế giới quan của nhà văn. “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho hình tượng nhân vật trong đó”[80,43].

Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn là một phương diện đặc biệt quan trọng, giúp ta khám phá thế giới nhân vật nói riêng cũng như thế giới nghệ thuật của nhà văn. “Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn là nhân tố quy định trực tiếp tới nhân vật. Dựa vào đó, người nghiên cứu sẽ có cơ sở chắc chắn để tìm hiểu một thành phần cơ bản trong nội dung hình tượng và để lý giải logíc tổ chức bên trong của nhân vật”[64,372].

Trong mọi thời đại văn học, mọi tác phẩm văn học, con người bao giờ cũng là cái đích đến, là trung tâm trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn. Lịch sử


văn học là lịch sử của những quan niệm khác nhau về con người. Văn học 1945

– 1975 chịu sự chi phối của cảm hứng sử thi và lãng mạn đã tạo dựng thành công kiểu con người sử thi, con người tập thể. Đó là những con người biểu trưng cho cộng đồng, mang vẻ đẹp lí tưởng, luôn trùng khít với địa vị xã hội của mình và luôn ở trạng thái “đơn trị”, “nhất phiến”, con người là phương tiện để nhà văn biểu hiện lịch sử, khám phá lịch sử.

Sau 1975, quan niệm mới về văn chương, về hiện thực đã chi phối sâu sắc tới cái nhìn của nhà văn về con người. Nếu trước đây con người là phương tiện để nhà văn biểu hiện lịch sử, khám phá lịch sử thì nay lịch sử trở thành phương tiện để nhà văn khám phá con người. Văn học từ cảm hứng sử thi hào hùng nay đã chuyển sang cảm hứng đời tư, thế sự về con người. Đó là những con người cá nhân cất lên tiếng nói cá nhân của chính mình, nhân danh cho chính mình. Con người trong văn học lúc này “mất dần tính nguyên phiến sử thi mà hiện ra nhiều mâu thuẫn, nhất là trong tình cảm, đạo đức”.

Mỗi một nhà văn có một quan niệm riêng về con người. Quan niệm của nhà văn về con người sẽ chi phối đến nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Từ góc nhìn đời thường, nhà văn đã nhìn con người bằng quan niệm nghệ thuật hết sức mới mẻ, nhìn con người ở chiều sâu, khám phá con người ở nhiều bình diện, nhiều mối quan hệ, đó là con người trong mối quan hệ với văn hoá phong tục, con người với ý thức cá nhân, con người với đời sống tâm linh, con người cô đơn bi kịch…

1.3.2.1.Con người với văn hoá phong tục

Từ sau 1986, tinh thần đổi mới đã tạo điều kiện cho xu hướng dân chủ hoá trong văn học phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong xu hướng ấy, tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh đã có những thể nghiệm độc đáo trong việc


mở rộng tiểu thuyết lịch sử về phía văn hoá, phong tục, nhằm tôn vinh những nét đẹp của văn hoá Việt.

Văn hoá phong tục là một khái niệm rộng. Hiểu một cách thông thường văn hoá gồm “toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và tiêu biểu cho trình độ mà xã hội đạt được trong từng giai đoạn về các mặt học vấn, khoa học kĩ thuật, văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức, sản xuất”[59]. Còn phong tục là những “thói quen, tục lệ đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo”[77]. Có thể hiểu văn hoá, phong tục là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, được cộng đồng lưu giữ, bảo tồn qua nhiều thế hệ, ăn sâu trong nếp nghĩ và trở thành thói quen trong sinh hoạt.

Nguyễn Xuân Khánh đã viết tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly Mẫu thượng ngàn bằng chính sự trải nghiệm, am hiểu sâu sắc văn hoá, phong tục làng quê của mình. “Tiểu thuyết văn học trong độ mươi năm lại đây, nếu không có Hồ Quý Ly Mẫu thượng ngàn thì sẽ bớt đi bao nhiêu cái sang trọng của bản sắc văn hoá Việt thấm đẫm trong văn học Việt”[25]. Đặt con người trong mối quan hệ với văn hoá phong tục là một sự thể nghiệm mới mẻ của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Nhà văn không chỉ xây dựng con người lịch sử trong vai trò xã hội mà còn xây dựng con người với ý thức yêu mến, trân trọng, gìn giữ giá trị văn hoá tinh thần tốt đẹp của dân tộc.

Trong Mẫu thượng ngàn, những nét đẹp văn hoá phong tục của làng quê đã được nhà văn thể hiện một cách độc đáo, sâu sắc. Trong mối quan hệ với văn hoá phong tục, con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm văn hoá Việt. Nhân vật được nhà văn đặt vào không gian văn hoá làng Cổ Đình những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với sự xung đột văn hoá Đông – Tây đang diễn ra mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, người dân Cổ Đình đã quay về đạo Mẫu của người Việt.


Qua đó thể hiện ý thức trân trọng, giữ gìn văn hoá phong tục, thể hiện đời sống tinh thần phong phú và sức sống mãnh liệt của văn hoá dân tộc.

Bà Tổ Cô sau bao nhiêu thăng trầm biến động của cuộc đời đã tìm về với đạo Mẫu. Bà đã từng theo đạo Phật, đạo Thiên Chúa nhưng cuối cùng bà chọn đạo Mẫu và gắn bó với đạo Mẫu đến cuối đời vì đó là đạo cổ xưa của người Việt. Cô Mùi cũng vậy, nếm trải bao cay đắng cuộc đời, cuối cùng cô về với Mẫu với một tấm lòng thành kính nguyện phụng sự Mẫu đến hết đời. Những người phụ nữ này được nhà văn xây dựng thành những biểu tượng mang “mẫu tính” tượng trưng cho vẻ đẹp và sự sống bất diệt của văn hoá Việt.

Từ điểm nhìn tâm lý – văn hoá – xã hội hiện đại, Nguyễn Xuân Khánh đã đưa người đọc quay trở lại với cội nguồn văn hoá dân gian, chạm đến chiều sâu tâm thức dân gian không chỉ với đạo Mẫu mà còn với tín ngưỡng phồn thực, với lễ hội “trải ổ”, với tục thờ Thần Cẩu, thờ Thần Cây Đa, tục tang ma, cưới hỏi… Tất cả những yếu tố văn hoá, phong tục đó đã nói lên đời sống tinh thần phong phú của dân tộc Việt, làm nên bản sắc riêng của dân tộc Việt.

Trong Hồ Quý Ly, những nét đẹp của văn hoá Việt được Nguyễn Xuân Khánh tái hiện lại một cách hết sức chân thực với những nét đẹp của Thăng Long xưa qua lễ hội Đồng Cổ - ngày lễ lớn của Thăng Long được cử hành vào ngày mùng bốn tháng tư hàng năm. Đó là lễ hội gắn với đời sống tinh thần của người dân Kinh đô thời Lý - Trần. Không chỉ có lễ hội mà những nếp sinh hoạt thanh cao tao nhã của người xưa cũng được nhà văn thể hiện hết sức tinh tế và sâu sắc. Thượng tướng Trần Khát Chân là một võ tướng nhưng ông lại có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước cái đẹp. Thượng tướng có cả một trại mai trồng đủ các loại mai quý. Hàng năm vào mùa xuân, Thượng tướng lại mở tiệc Đại Mai để thượng rượu, ngắm hoa.


Lịch sử trải qua bao thăng trầm, dâu bể nhưng dấu tích văn hoá và những nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Việt trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh thì sẽ còn mãi với thời gian.

1.3.2.2. Con người với ý thức cá nhân

Như chúng ta đã biết, cảm hứng chủ đạo của văn học trước 1986 là cảm hứng ngợi ca, nhà văn cũng đồng thời là một “chiến sĩ cách mạng”, một nhà chính trị. Vì vậy, nhà văn chỉ quan tâm đến cái chung, ít chú ý đến cái riêng, chỉ chú ý đến con người tập thể, con người cộng đồng, ít chú ý đến đến con người cá nhân. Hệ quả tất yếu, văn học sẽ sản sinh ra những nhân vật có đời sống tâm hồn hết sức nghèo nàn, tính cách đơn giản, phiến diện. Nói như nhà lí luận phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp, trong văn học thời kì này “những diễn biến tâm lý của nhân vật được đặt sẵn trong cái khung tư tưởng định trước mà chưa thực sự diễn ra theo logic cuộc sống”[36,137].

Trong không khí dân chủ của thời kì đổi mới hôm nay, Nguyễn Xuân Khánh không quan tâm đến những con người lý tưởng mang màu sắc “thánh nhân”, không quan tâm đến những điển hình xã hội mà nhà văn đi sâu vào khám phá con người với ý thức cá nhân về chính bản thân chính mình. Từ góc nhìn đời tư cá nhân, nhà văn đã thể hiện con người như những cuộc đời riêng, những số phận riêng. Trong dòng chảy của lịch sử, mỗi con người tự đối diện với chính mình, tự ý thức với những mâu thuẫn, những xung đột, những bi kịch…của chính mình.

Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, từ những nhân vật có thật trong lịch sử như Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, ông vua già Nghệ Tôn, Thuận Tôn, Trần Khát Chân, Nguyễn Cẩn, Phạm Sư Ôn, Chế Bồng Nga…đến những nhân vật hư cấu như Sử Văn Hoa, Phạm Sinh, Thanh Mai… đều hiện lên với một số phận lịch sử riêng đầy những bi kịch. Còn trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, cái làng


Cổ Đình tuy hiện lên với những nét đẹp cổ kính nhưng người đọc không khỏi ngậm ngùi trước những số phận éo le, những mảnh đời bất hạnh, đau khổ như Trịnh Huyền, ông hộ Hiếu, anh cu Điều, cô Ngát, cô Mùi, cô Ngơ, thím Pháo…

Khai thác con người cá nhân, Nguyễn Xuân Khánh còn đặc biệt đi sâu vào đời sống riêng của con người với mặt tự nhiên, bản năng. Theo quan điểm Freud, bản năng con người không thể mất, không thể bị triệt tiêu dù cho phải chịu áp lực của môi trường văn hoá, xã hội, lễ giáo đạo đức. Chúng chỉ bị dồn nén vào tiềm thức, đến khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát. Trong nền văn học “đạo đức cách mạng”, con người tự nhiên, bản năng đã bị dồn nén, bị kìm hãm và bị trấn áp bởi những chuẩn mực đạo đức của con người xã hội, con người lý tưởng. Đời sống bản năng của con người, đặc biệt bản năng tính dục không được coi như một nhu cầu tất yếu, một niềm vui sống của con người, thậm chí còn trở thành đề tài “cấm kị”.

Xuất phát từ quan niệm mới mẻ về con người, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện con người tự nhiên, bản năng trong cái nhìn mang tinh thần nhân văn, nhân bản sâu sắc. Các nhân vật nữ như Quỳnh Hoa, Thanh Mai, cô Sáo trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly; Cô Mùi, bà Ba Váy, thím Pháo, Nhụ, cô Ngơ… đến nhân vật huyền thoại như ông Đùng bà Đà trong Mẫu thượng ngàn đều là những hiện thân sống động của con người tự nhiên, bản năng. Họ là những con người có nguồn gốc xuất thân khác nhau, có địa vị xã hội khác nhau nhưng họ đều coi trọng đời sống bản năng. Với họ, tình dục là một điều bình thường, một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Có thể nói đi sâu khám phá con người trong sự tự ý thức về con người bi kịch, con người tự nhiên, bản năng là cách Nguyễn Xuân Khánh thể hiện sự quan tâm đến con người cá nhân với tất cả cái riêng và những biểu hiện phong phú của “tính người”.

1.3.2.3.Con người với đời sống tâm linh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 18/09/2023