Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - 2


tiểu thuyết có giá trị, nhất là khi nhà văn đã thể hiện một cách vô cùng độc đáo những nét đặc sắc về tín ngưỡng, phong tục tập quán của nền văn hoá Việt”. Cũng theo tác giả Dương Thị Huyền thì “thể hiện những yếu tố về lịch sử văn hoá cũng là một hướng đi mới cho tiểu thuyết Việt Nam” mà thành công của Mẫu thượng ngàn chính là một “sự mở đường”. Nhà văn Nguyên Ngọc khi so sánh với “Hồ Quý Ly” trước đó cho rằng “Mẫu thượng ngàn còn dày dặn, bề thế, phong phú hơn cả cuốn Hồ Quý Ly từng gây xôn xao của anh mấy năm trước”.“Bằng cuốn tiểu thuyết này, bằng khám phá này – tôi muốn nói vậy - Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa khiến ta kinh ngạc vì bút lực còn dồi dào đến tràn trề và say đắm của anh”.

2.2. Đánh giá về nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh

Khi đề cập đến vấn đề nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, các bài viết đều khẳng định đó là một phương diện quan trọng, tạo nên sự mới mẻ, hấp dẫn, đồng thời đem lại thành công cho tác phẩm.

Trong bài Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, Trần Thị An cho rằng: “Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn không có nhân vật trung tâm mà có nhiều nhân vật chính. Nhân vật trung tâm ở đây chính là cộng đồng làng Cổ Đình. Nhân vật này có một hành trang tinh thần chung cho tất thảy, hay nói cách khác, các nhân vật dù có từng đời sống riêng đều được quy tụ vào một mối quan tâm chung, đó chính là tín ngưỡng dân gian của làng”[17].

Lại Nguyên Ân với bài Hồ Quý Ly - Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh đã phát hiện ra: “nhân vật trung tâm Hồ Quý Ly được mô tả từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Ông ít xuất hiện trực tiếp nhưng bóng dáng ông thường


gián tiếp hiện diện trong nỗi ám ảnh thường xuyên của các nhân vật khác...”[19].

Nguyễn Thị Huệ trong bài viết Đề tài lịch sử, cách tiếp cận mới từ phương diện trần thuật cho rằng, trong tiểu thuyết lịch sử đương đại: “Nhân vật lịch sử xuất hiện như số phận cá nhân, con người đời thường trong cuộc sống”. Trong đó, “đặc biệt quan niệm về con người bi kịch, con người cô đơn gắn với nhân vật lịch sử xuất hiện đậm nét trong bộ ba truyện ngắn giả lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp và tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo. Nhân vật lịch sử được dựng dậy, được thổi vào một linh hồn, với tư cách người cụ thể, sống động với tất cả yêu ghét, khát vọng, bi kịch…Đó không phải là con người trong ý nghĩa nhân loại mà là con người hiện lên trong sự đầy đủ toàn vẹn của nó: con người nhân bản”[45].

Đỗ Hải Ninh trong bài viết Quan niệm lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh chỉ ra : “các nhân vật, sự kiện lịch sử… không đơn nghĩa mà trở nên đa diện khi được soi chiếu từ nhiều góc độ. Nhà văn đặt nhân vật trong mối quan hệ phức tạp của gia đình và xã hội”. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông là “ con người của đời thực, con người của cuộc sống thường ngày”, “ đều ở trong thế lưỡng cực, đa trị”. Tuy nhiên ở mỗi tác phẩm, nhà văn lại tập trung vào một kiểu nhân vật riêng: “Ở Hồ Quý Ly, nhà văn chú ý đến những nhân vật có thật của lịch sử, những hình tượng đậm nét để đi đến cái phổ quát của con người. Cuộc đời các nhân vật lịch sử cũng như mỗi biến cố, sự kiện chỉ là cái chớp mắt của ngàn năm nhưng nhà văn đã lưu giữ lại những khoảnh khắc đó tạo dựng thành hình tượng nghệ thuật giàu sức sống như Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Trần Nghệ Tôn, Trần Khát Chân,…Mẫu thượng ngàn lại hướng tới những nhân vật hư cấu, vô danh trong lịch sử để dệt nên bức tranh rộng lớn về văn hoá Việt” [68 ].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


Trong bài Đọc Hồ Quý Ly, Phạm Xuân Nguyên đưa ra cái nhìn sâu sắc về cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh là ở thế lưỡng tính, phân thân: “Nhân vật lịch sử của ông là những cá nhân mâu thuẫn, giằng xé, một bên là thúc bách (tất yếu) lịch sử, một bên là đòi hỏi (tất yếu) con người trước thử thách, vận mạng của đất nước, chúng dân[71].

Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - 2

Tác giả Hoà Vang trong bài viết Hấp lực của Hồ Quý Ly đã chỉ ra nét độc đáo về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Hồ Quý Ly: “Lực hấp dẫn của tiểu thuyết Hồ Quý Ly còn nằm trong sự phân thân, sự vận động của các hình tượng nhân vật…mỗi người một số phận, một tính cách, một dạng nổi trôi và vùng, một kết cục, để mỗi người một nét cùng vẽ nên sinh động, rõ ràng và bi hùng một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong đó những người yêu thương kính mộ của mình và mình không thể không bị cuốn vào”[83].

Bài viết Tiểu thuyết Hồ Quý Ly: Đưa người Việt đến gần hơn với sử Việt khẳng định một trong những thành công quan trọng của tiểu thuyết Hồ Quý Ly là nghệ thuật xây dựng các nhân vật lịch sử: “Tác giả khắc hoạ thành công nhiều chân dung lịch sử như Trần Nghệ Tông, Trần Khát Chân, Phạm Sư Ôn, Nguyễn Anh Cẩn, Hồ Hán Thương, đặc biệt là Hồ Nguyên Trừng, con trai của Hồ Quý Ly. Mỗi người một cái nhìn thời cuộc, mỗi tính cách, mỗi tâm hồn và qua họ ta khám phá được xã hội về con người của một thời đại” [89].

Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về hai tiểu thuyết này ở cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật như: Luận văn Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Lê Thị Thuý Hậu, Luận văn thạc sĩ Đại học Vinh – 2009); luận văn Những cách tân đáng chú ý của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời Đổi mới (luận văn thạc sĩ Ngữ văn ĐHSP Hà Nội – 2005) của Nguyễn Thị Phương Thanh; luận văn Thành tựu của tiểu thuyết lịch sử quan Vạn Xuân và Hồ Quý Ly (luận văn thạc sĩ Ngữ văn ĐHSP Hà Nội – 2004) của Trần Thị Quỳnh Hoa.


Như vậy, khi tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, các bài viết đều đi vào những cách tân về phương diện thi pháp như đặc điểm thể loại tiểu thuyết lịch sử, cách thức xây dựng nhân vật, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ. Các bài viết đều đề cao nỗ lực đổi mới của Nguyễn Xuân Khánh, “góp phần rất lớn, làm nên sự thuyết phục trở lại đối với người đọc tiểu thuyết hôm nay”[29].

Về vấn đề nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, các ý kiến đều khẳng định có những cách tân, biến đổi rõ rệt so với kiểu “nhân vật truyền thống”. Song cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh. Mặc dù vậy, những bài viết và các công trình nghiên cứu nói trên thực sự là những gợi dẫn quý báu để chúng tôi triển khai đề tài này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng trực tiếp của luận văn là thế giới nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hai cuốn tiểu thuyết:

Hồ Quý Ly (NXB Phụ nữ, 2000)

Mẫu thượng ngàn (NXB Phụ nữ, 2006)

Ngoài ra, để làm nổi bật những nét mới mẻ của Nguyễn Xuân Khánh trong việc xây dựng nhân vật, chúng tôi có tiến hành so sánh với một số tiểu thuyết lịch sử khác.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu:

4.1. Phương pháp khảo sát – thống kê


Để khái quát nhân vật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, trong luận văn, phương pháp khảo sát thống kê được vận dụng chủ yếu khi thống kê tần số xuất hiện của các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.

4.2. Phương pháp cấu trúc – hệ thống

Hồ Quý Ly Mẫu thượng ngàn có số lượng nhân vật khá lớn với hàng trăm nhân vật. Chúng tôi vận dụng phương pháp này để nhìn thấy rõ hơn mối quan hệ giữa các nhân vật, giữa nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh và nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử nói chung.

4.3. Phương pháp miêu tả- phân tích

Phương pháp này nhằm cụ thể hoá các đặc điểm về nhân vật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh trên cơ sở những nét khái quát mà phương pháp khảo sát thống kê đã chỉ ra.

4.4. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được chú trọng nhằm chỉ ra yếu tố lịch sử và yếu tố tiểu thuyết, chỉ ra cách tân mới mẻ của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, đặc biệt trong nghệ thuật xây dựng nhân vật so với một số tiểu thuyết lịch sử khác.

5. Đóng góp của luận văn

Luận văn nghiên cứu một cách tương đối hệ thống và toàn diện về nhân vật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, nhằm khẳng định tài năng cũng như những đóng góp của nhà văn trong việc đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết.

6. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm có 3 chương:


Chương 1: Sự xuất hiện của Nguyễn Xuân Khánh trong bối cảnh Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại

1.1. Tiểu thuyết lịch sử trước thời kì đổi mới (1986) 1.1.1.Tiểu thuyết lịch sử trong văn học trung đại

1.1.2. Tiểu thuyết lịch sử từ 1945 – 1985

1.1.3. Tiểu thuyết lịch sử trong thời kì đổi mới

1.3. Sự xuất hiện tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh

1.3.1. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh

1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người

1.3.3. Xử lý mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu lịch sử trong việc khắc hoạ nhân vật

Chương 2: Các loại nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh

2.1. Khái niệm nhân vật

2.1. Các loại nhân vật 2.2.1.Nhân vật bi kịch

2.2.2. Nhân vật bản năng

2.2.3. Nhân vật huyền thoại, kì ảo

2.2.4. Nhân vật dị biệt

Chương 3: Các phương thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh

3.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua xung đột

3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ

3.3.1. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại


3.3.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại

3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua giọng điệu

3.4.1. Giọng điệu tra vấn

3.4.2. Giọng điệu suồng sã


NỘI DUNG

Chương 1


SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM

ĐƯƠNG ĐẠI


1.1.Tiểu thuyết lịch sử trước thời kì đổi mới (1986) 1.1.1.Tiểu thuyết lịch sử trong văn học trung đại

Tiểu thuyết lịch sử là thể loại có truyền thống lâu đời và có vai trò quan trọng trong nền văn học dân tộc. Tiểu thuyết lịch sử xuất hiện từ thời kì văn học trung đại với các bộ tiểu thuyết viết bằng chữ Hán như: Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt long hưng chí (Ngô Giáp Đậu), Việt Nam tiểu sử (Lê Hoan)… Các bộ tiểu thuyết này mang đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi và được kể theo trật tự thời gian tuyến tính. Các tác giả đứng trên lập trường của một sử gia để sáng tác. Nhà văn thực sự là những “thư kí trung thành của thời đại”, họ tôn trọng tuyệt đối với các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. Trong các bộ tiểu thuyết lịch sử trung đại, ta có thể tìm thấy nhiều tư liệu lịch sử chính xác nên tiểu thuyết lịch sử thời kì này rất gần với sử kí. Các sự kiện lịch sử được lấy làm đối tượng miêu tả cơ bản, nhân vật chỉ xuất hiện khi có tham gia hoặc liên quan đến một sự kiện lịch sử nào đó. Tiểu thuyết trung đại đã xây dựng thành công một số nhân vật điển hình nhưng các nhân vật này còn mang đậm tính ước lệ, nhân vật chỉ được chú trọng đến hành động, ít được quan tâm đến tâm lí bên trong.

Trong các bộ tiểu thuyết nói trên, Hoàng Lê nhất thống chí của tập thể tác giả Ngô gia văn phái được xem là tác phẩm xuất sắc nhất. Tác phẩm là sự hội tụ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023