Nghệ Thuật Xây Dựng Nhân Vật Qua Ngôn Ngữ


hóc búa đối với Sử. Giải mộng thế nào đây? Quý Ly là người đa sát. Chẳng lẽ nói ra để rồi hứng chịu một hậu quả thảm khốc? Chịu chết để lấy một tiếng khen hậu thế ư? Ta đâu có cần. Điều ta cần là một cái gì ích lợi, hữu hiệu, làm thế nào bây giờ?”[8,547]. Sử Văn Hoa loay hoay để tìm kiếm câu trả lời cho tính mạng của mình. Đây là con người Sử Văn Hoa được đặt vào những thử thách đầy hiểm hoạ. Dù băn khoăn, suy tính nhưng một con người đã không ít lần phải đối mặt với cái chết như ông lẽ nào giờ lại sợ chết? Thế nên cuối cùng, Sử Văn Hoa vẫn nói thật về “giấc mộng kẻ bôi vôi mặt trắng cho Hồ Quý Ly nghe, sẵn sàng chờ đợi sự trừng phạt của Hồ Quý Ly khi nói ra những lời giải mộng chân thật.

Mỗi lần giải mộng là mỗi lần tính mạng Sử Văn Hoa bị đe doạ. Nhưng Sử Văn Hoa không thể biến mình thành kẻ phỉnh nịnh với những lời giả dối. Chính việc phải đối mặt với sự sống chết đã cho ta thấy khí phách cứng cỏi, sự trung trực, ngay thẳng của Sử Văn Hoa, trước sau ông vẫn là một sử quan chân chính.

Từ đầu đến cuối tác phẩm, Hồ Nguyên Trừng được miêu tả trong những mối quan hệ đầy mâu thuẫn. Ở Hồ Nguyên Trừng, phương diện đời tư và phương diện xã hội, tình và hiếu, riêng và chung khiến Hồ Nguyên Trừng luôn phải đứng trước sự lựa chọn. Chính những xung đột đó làm lòng Hồ Nguyên Trừng luôn mang nỗi buồn triền miên, một sự chán ngán với thực tại. Nguyên Trừng là “kẻ thông minh, có thừa nhiệt huyết để làm anh hùng mà chẳng chịu làm”. Chính vì vậy, mỗi bước chàng đi đều “suy ngẫm đắn đo”, đều “bị sự nghi ngờ vò xé”.

Bà Ba Váy trong Mẫu thượng ngàn khi gặp lại Phác - người yêu thưở xưa, người mà suốt những năm tháng qua bà vẫn khắc vào trong nỗi nhớ là khi bà rơi vào mâu thuẫn nội tâm sâu sắc. Một bên là trách nhiệm với gia đình, chồng con, một bên là người đàn ông mà bà yêu tha thiết, bà như người đứng giữa hai dòng nước. Trong thâm tâm bà muốn bất chấp tất cả để đến với anh


Phác nhưng sau cùng, bà đã chấp nhận hy sinh hạnh phúc riêng mình để làm tròn trách nhiệm của một người vợ, người mẹ.

Khi đặt nhân vật trong những tình huống mâu thuẫn, xung đột, buộc nhân vật phải lựa chọn là khi nhân vật phải đối mặt với thử thách của hoàn cảnh, của chính lòng mình. Cách ứng xử, lựa chọn của nhân vật trước những thử thách đó là cách nhân vật tự thể hiện chính con người mình. Từ những phân tích nói trên có thể thấy rằng, Nguyễn Xuân Khánh đã rất thành công khi khắc hoạ nhân vật qua xung đột, mâu thuẫn.

3. 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ

Như chúng ta đã biết, trong tiểu thuyết nhân vật có vị trí rất quan trọng. Một trong những phương tiện nghệ thuật trọng yếu giúp nhà văn khắc hoạ nhân vật chính là ngôn ngữ nhân vật. Trong Hồ Quý Ly Mẫu thượng ngàn, một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, sống động, chân thực hiện lên qua chính ngôn ngữ của nhân vật. Ngôn ngữ của các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là ngôn ngữ của cuộc sống đời thường. Qua “lời ăn tiếng nói”, nhân vật tự bộc lộ cảm xúc, bộc lộ từng ý nghĩ sâu thẳm trong tâm hồn. Nguyễn Xuân Khánh rất thành công trong việc khắc hoạ tính cách, nội tâm nhân vật bằng chính ngôn ngữ của nhân vật với cả hai dạng thức đối thoại và độc thoại nội tâm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

3.3.1. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại

Đối thoại có thể hiểu là “một phần của văn bản ngôn từ nghệ thuật, một thành tố mà chức năng là tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật”[tr129]. Về bản chất, “lời đối thoại trong văn bản nghệ thuật là lời nói trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như là một sự phản ứng đáp lại lời nói trước. Lời nói đối thoại bộc lộ thuận lợi nhất khi hai bên đối thoại có sự tiếp xúc phi quan phương và không công khai, không bị câu thúc, trong không

Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - 12


khí bình đẳng về mặt đạo đức của người đối thoại”[42,186]. Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn có vai trò quan trọng trong khắc họa tâm lý, tính cách của nhân vật. Qua ngôn ngữ đối thoại, nhân vật được nhà văn cá tính hoá cao độ. Trong lời nói của nhân vật luôn mang dấu ấn của kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hoá, tư tưởng, cá tính và tâm lý của họ.

Trong hai cuốn tiểu thuyết này, người đọc dễ dàng nhận thấy nhân vật được nhà văn cá tính hoá sắc nét nhất qua ngôn ngữ đối thoại là nhân vật Hồ Quý Ly. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Xuân Khánh đã để Hồ Quý Ly tham gia đối thoại 36 lần. Trong đó có 10 lần Hồ Quý Ly đối thoại với Hồ Nguyên Trừng, 9 lần đối thoại với Nghệ Tôn, còn lại là đối thoại với những nhân vật khác như Hồ Hán Thương, Nguyễn Cẩn, Huy Ninh, Thánh Ngẫu, Sử Văn Hoa, Sư Hiền, Phạm Sinh, Trần Khát Chân, Nguyên Uyên, Nguyên Dận... Nội dung được đề cập đến trong các cuộc đối thoại, tranh luận đó hầu hết đều là những vấn đề chính sự, liên quan đến công cuộc canh tân đất nước của Hồ Quý Ly. Qua ngôn ngữ của Hồ Quý Ly trong các cuộc đối thoại đó, chúng ta nhận ra cá tính rất riêng của nhân vật. Hồ Quý Ly là nhân vật lịch sử, chính trị có địa vị tối cao trong triều đại nhà Trần, có thực tài, có mưu lược, thông minh hơn người nên ngôn ngữ nhân vật thể hiện rất rõ điều đó. Nhiều lời đối thoại của Hồ Quý Ly mang sức nặng của những tư tưởng lớn, tham vọng và hoài bão lớn về con đường chính trị mà ông đã chọn.

Khi Hồ Quý Ly quyết định lật đổ nhà Trần, ông đã biện minh cho hành động đó với Nghệ hoàng rằng: “- Biết làm sao được! Đệ quý trọng và biết ơn huynh lắm chứ. Nhờ có sự tri âm của huynh nên đệ mới được như ngày nay. Nhưng khi cơ đồ đã rệu rã; khi mà toàn bộ quan lại chỉ là lũ sâu mọt; khi mà nhà Trần không có nổi một nhân tài tầm cỡ; khi mà tất cả phải xày xới lên để gieo giống mới, thì dù nhà Trần có công vĩ đại với Đại Việt cũng phải trải qua


một nạn kiếp, muôn dân cũng phải trải qua một nạn kiếp, muôn dân cũng phải trải qua một cuộc đổi đời…Đau thương đấy! Tàn nhẫn đấy! Nhưng đệ biết làm sao được…Đành phải sai lời thề với huynh”[476]. Qua những lời đối thoại của Hồ Quý Ly, ta nhận thấy sự uyên thâm, sắc sảo của nhân vật. Trong cuộc tranh luận với Nguyên Trừng, ông đưa ra hàng loạt những câu hỏi, những băn khoăn: “ Thế nếu để nguyên trạng như hiện nay, đại Việt ta có suy yếu không? Nếu nhà Trần thối ruỗng như hiện nay, mà nhà Trần tồn tại, so với một triều đại mới được dựng lên, được quét sạch lũ tham quan ô lại, được tổ chức cứng rắn, được hết lời bàn ra, tán vào, thì thử hỏi hai triều đại ấy, bên nào tốt hơn, mạnh hơn”[105]. Lý lẽ trong lời nói của Hồ Quý Ly nghe tàn nhẫn, lạnh lùng nhưng nó cái lý sòng phẳng của quy luật đời sống và quy luật lịch sử. Khi nhà Trần không đủ sức đảm đương và gánh vác giang sơn đất nước, gánh vác được sứ mệnh lịch sử nữa thì sứ mệnh lịch sử sẽ thuộc về một triều đại khác. Đó là quy luật hưng - vong, thịnh - suy tất yếu mà nhà Trần buộc phải chấp nhận. Hồ Quý Ly đã bộc lộ tính cách táo bạo, cương quyết, dám làm, dám chịu trong những lời thoại sắc sảo.

Tuy nhiên nhân vật này không phải lúc nào cũng thâm nho, tính toán, mưu đồ, mà ông ta còn là con người có tình nghĩa, có cảm xúc yêu ghét…như mọi người bình thường. Ông nói với người con trai cả Nguyên Trừng những lời lẽ thân mật, dịu dàng: “Cha không bao giờ muốn con bất nghĩa với vợ. Quỳnh Hoa là một dâu hiền. Cha muốn qua cuộc kết thân này, ông ta hãy hiểu cái thực lòng của cha” [3,Tr73]; “Nguyên Trừng! Hãy tỉnh lại đi! Đừng uỷ mị thế, con…Chỉ cần hai mươi năm nữa thôi, ta sẽ đào tạo một lớp kẻ sĩ mới. Bọn hủ nho này lúc đó đã chết. Lo gì lòng chẳng ngả về ta…”[3, 486]; Với Thánh Ngẫu, ông ân cần, quan tâm: “Con đã thấy trong người khoẻ hẳn chưa?” [3, 530]; “Con bảo cung nữ hàng ngày nấu cháo với cả hai thứ cao cho chóng lại sức”[3, 531]. Có lúc giận dữ, Hồ Quý Ly dùng cả những lời thô tục, bỗ bã:


“Chu Hi là cái đếch gì! Trình Di cũng là cái đếch gì! Thuần một lũ ăn cắp văn mà thôi [3,732].

Qua ngôn ngữ đối thoại, Hồ Quý Ly được nhà văn thổi vào một linh hồn, hiện lên chân thực, sống động như từ cuộc đời bước vào trang văn. Hàng loạt các nhân vật khác trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly như Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương, Nghệ Tôn, Thuận Tôn, Trần Khát Chân, Phạm Sinh, Sử Văn Hoa… cũng được cá tính hoá sắc nét qua ngôn ngữ đối thoại, kể cả những nhân vật xuất hiện không nhiều trong tác phẩm, chẳng hạn như nhân vật Hồ Hán Thương.

Trong tác phẩm này, Hồ Hán Thương chỉ có 3 lần tham gia đối thoại, một lần đối thoại với Quỳnh Hoa, hai lần đối thoịa với Hồ Quý Ly nhưng có thể nói tính cách, hoài bão, tham vọng của nhân vật đã được khắc hoạ rất đậm nét và đầy ấn tượng. Trong cuộc đối thoại với Hồ Quý Ly về “đại sự” [8,92,93,94], Hồ Hán Thương đã bộc bạch: “- Cha biết không, đã hàng tháng nay đêm nào con cũng thức, thức để nghe tiếng chân cha gõ bước, thức để chờ đợi, thức để canh phòng cho cha. (…) Cha ăn không ngon con nuốt cũng chẳng trôi; nhưng mỗi khi mặt cha tươi vui là lòng con lại nhộn nhịp. Con hiểu rằng như vậy là Đại sự đang nhích lại gần. Con khâm phục cha! Con sùng kính cha! Cha thân mật mà tài giỏi! Cha kiêu ngạo mà giản dị! Cha cứng rắn mà dịu dàng. Xin cho con được theo bước chân cha. Xin được gánh vác một chút nhỏ công việc của cha. Dù phải chết con cũng cam lòng”[93]. Trong lời của nhân vật có sự lặp lại của sự tự nguyện “xin được theo bước chân cha”, “xin được gánh vác”, không nề hà đến cả sự sống chết. Ngôn ngữ của Hán Thương thể hiện một sự hào hứng, say mê, một sự quyết tâm với chí hướng của Hồ Quý Ly - người cha mà Hán Thương hết mực tôn sùng, ngưỡng mộ. Lời Hồ Hán Thương không bộc lộ những băn khoăn, chần chừ, do dự như Hồ Nguyên Trừng. Qua ngôn ngữ đối


thoại, ta hình dung ra một chàng trai trẻ tuổi mạnh mẽ, cương quyết, đầy cá tính, sẵn sàng xả thân cho con đường, cho lý tưởng mà chàng đã theo đuổi.

Trong Mẫu thượng ngàn, ngôn ngữ đối thoại của nhiều nhân vật suồng sã, tự nhiên, không gọt rũa, trau chuốt cầu kì. Chẳng hạn đối thoại sau giữa Lý Cỏn và bà Ba Váy:

“- Bà có biết thím Pháo là gì không?

- Là gì?

- Là mõ. Bà ngu thế sao? Đường đường là vợ một ông lý mà hàng ngày thậm thụt vào nhà mõ. Liệu bà có biết thể diện của tôi là gì nữa không?

- Vâng, tôi biết.

- Biết mà còn ngu.

- Vâng, tôi ngu. (…)[9,661].

Hay đối thoại sau giữa Nhụ và Điều trong đêm tân hôn: “- Sao mà cười?

- Tớ cười cái của đằng ấy.

- Làm sao?

- Cậu có nhớ thằng lính khố đỏ ở ngoài đồng hôm xưa, nó chìn đằng ấy và nó nói thế nào không?

- Không nhớ! - Nhụ trả lời khẽ, nhưng là nói dối.

- Nó bảo: “Chum chúm núm cau”. Tức là nó bảo “cái” của đằng ấy... nó to bằng cái núm cau”[9,446].

Thứ ngôn ngữ đời thường, mang tính khẩu ngữ của các nhân vật như mở ra trước mắt chúng ta một bức tranh đời sống của những con người bình thường, giản dị. Nhân vật hiện lên chân thực, sống động đến mức người đọc có cảm giác như đang được tham gia trò chuyện cùng các nhân vật. Chính ngôn


ngữ đời thường đã giúp xoá bỏ đi khoảng cách sử thi giữa nhân vật và người đọc, khiến cho nhân vật trở nên gần gũi, thân thuộc.

3.3.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại

Bên cạnh việc khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh còn tập trung khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại, nhằm khám phá chiều sâu tâm lý nhân vật. Tâm lý nhân vật là những trạng thái, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác của bản thân nhân vật. Tâm lý nhân vật là yếu tố tạo nên sức sống nhân vật trong tác phẩm, nó tạo nên những phẩm chất về tâm hồn, là yếu tố gắn liền với tính cách của nhân vật.

Chiều sâu tâm lý của nhân vật được thể hiện chủ yếu thông qua độc thoại nội tâm. “Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm (hoặc “lẩm bẩm”), mô phỏng hoạt động suy nghĩ – xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó”[42,108].

Trong tiểu thuyết lịch sử truyền thống, nhà văn không chú trọng đi vào miêu tả chiều sâu tâm lý nhân vật mà chủ yếu khắc hoạ nhân vật qua hành động, khi nhân vật không còn hành động nữa thì đồng thời nhân vật cũng không có mặt trong tác phẩm nữa. Vì vậy, khắc hoạ nhân vật thông qua độc thoại nội tâm là một sự cách tân mới mẻ của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh so với tiểu thuyết lịch sử truyền thống. Tuy nhiên trong thế giới nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh không phải tất cả các nhân vật đều được nhà văn đi sâu vào miêu tả chiều sâu tâm lý. Chỉ với những nhân vật mang trong mình nhiều mâu thuẫn, nhiều suy tư, trăn trở, thường xuyên phải đối diện với những sự lựa chọn mới được nhà văn quan tâm nhiều đến chiều sâu tâm lý. Khi đó, độc thoại nội tâm được sử dụng nhằm soi chiếu thế giới bên trong tâm hồn nhân vật, kể cả những ngóc ngách sâu kín nhất, khiến nhân vật hiện lên một cách toàn vẹn, sống động.


Bản chất của độc thoại nội tâm là lời được nói ra từ thế giới bên trong của nhân vật, là những lời mà nhân vật tự nói với chính mình. Vì thế, độc thoại nội tâm là trạng thái tinh thần, là cảm xúc chân thật nhất của nhân vật. Chẳng hạn với nhân vật Hồ Quý Ly, độc thoại nội tâm chính là lúc Hồ Quý Ly được sống thật nhất với chính mình với tư cách một con người đời thường. Hồ Quý Ly có trong tay cả một vương triều nhưng vương triều đó đem lại cho cá nhân ông những gì? Ông phải hy sinh tất cả những tình cảm riêng tư, “đêm ngày ông phải bận rộn, vật lộn; tâm trạng lúc nào cũng khắc khoải, cuồng nộ”[8,570] bởi thế ngay đến điều đơn giản là có một giấc ngủ ngon cũng trở thành nỗi khát thèm của Hồ Quý Ly. “Chao ôi! Sao ta mệt mỏi! Ta thèm giấc ngủ…giá như…”[8,550]. “Hạnh phúc ư? Ta sung sướng hay ta không sung sướng? Ông không nén được nụ cười thầm bật ra thành tiếng”[8,254]. Những câu hỏi mang tính hướng nội này đã giúp chúng ta nhận ra bi kịch bên trong cõi lòng sâu thẳm của Hồ Quý Ly. Lúc này hiện lên trước mắt ta không phải là một vị quan thái sư lạnh lùng, tàn bạo nữa mà là một con người yếu đuối, trống trải, cõi lòng nặng trĩu những ưu phiền. Những lời độc thoại như xoáy sâu vào con người “bên trong”, giúp ta khám phá chiều sâu nội tâm nhân vật, khiến nhân vật hiện lên với tất cả những cung bậc tình cảm, những trạng huống tinh thần. Chính những phút độc thoaị nội tâm ấy đã cho ta thấy đằng sau cái vở bọc cứng rắn, lạnh lùng, trong lòng Hồ Quý Ly là một hố sâu thăm thẳm nỗi buồn, sự cô đơn, trống vắng.

Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật là ngôn ngữ hướng vào thế giới bên trong của con người. Thông qua đó, nhân vật tự đối thoại với chính mình, bộc lộ những nỗi niềm riêng tư trong suy nghĩ, trong tâm tưởng. Ông vua già Nghệ hoàng trước lúc từ giã cõi đời đã tự hỏi: “…Nhân từ ư? Thương dân ư? Những đức hạnh tốt đẹp đó hỏi trên đời này có ông vua nào hơn được hai cha con ông? Thế mà tại sao nước Đại Việt này vẫn đói khát, loạn lạc; tại sao cơ đồ của tổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023