Quy Trình Vệ Sinh Thú Y Trong Trại Gà Công Nghiệp

Để chọn gà hậu bị đạt yêu cầu về thể trọng, có thể tham khảo tiêu chuẩn sau: đối với gà hướng trứng, khối lượng trung bình đạt 1,4-1,5kg. Đối với gà hướng thịt, khối lượng đạt 1,8-2,0kg

Trong thời kỳ đẻ trứng, vì một nguyên nhân nào đó có những cá thể ngừng đẻ, làm giảm tỷ lệ đẻ trứng của toàn đàn, chi phí thức ăn tăng cao. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi gà đẻ cần phải nhanh chóng loại thải những cá thể đó (số gà ngừng đẻ thường chiếm 5-15% tổng đàn). Mỗi năm tiến hành loại thải 3- 4 lần, chủ yếu dựa vào đặc điểm ngoại hình. Gà đẻ tốt có đặc điểm: mào trên và mào dưới phát triển, to và mềm, màu đỏ tươi; xương háng dễ uốn và có khoảng cách rộng; bộ lông đầy đủ, lông đuôi cong; lỗ huyệt to, nhờn, ướt và cử động tốt, niêm mạc nhạt màu. Gà đẻ ít hoặc ngừng đẻ có đặc điểm: mào bé hoặc tụt mào, khô cứng và nhạt màu; xương háng cứng, khó uốn, khoảng cách hẹp; lỗ huyệt nhỏ, khô, màu đậm, ít cử động, vv…

b. Nuôi dưỡng gà mái đẻ

+ Nhu cầu các chất dinh dưỡng:

Để đàn gà đẻ trong giai đoạn sản xuất đạt sản lượng cao, khối lượng trứng to, hệ số trao đổi thức ăn có lợi nhất, biện pháp nuôi dưỡng là kỹ thuật quyết định. Cần cung cấp cho gà mái đẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng để thoả mãn nhu cầu hàng ngày của gà (kể cả nhu cầu duy trì và nhu cầu cho sản xuất).

Bảng 3.2: Tiêu chuẩn ăn cho gà mái đẻ

Thành phần dinh dưỡng

Đơn vị

Gà đẻ hướng thịt

Gà đẻ hướng trứng

Năng lượng trao đổi

kcal/ kgT.Ă

2800-2950

2750 - 2850

Protein thô

%

17-18

16-17

Canxi

%

3.6-3.8

3.8- 4.0

Photpho

%

0.5-0.6

0.55 - 0.6

Muối ăn

%

0.3- 0.5

0.3- 0.5

Lyzin

%

0.8- 0.9

0.7- 0.8

Methionin + Cystin

%

0.55- 0.7

0.5- 0.65

Tryptophan

%

0.15- 0.20

0.15 - 0.18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

+ Lượng thức ăn cho ăn

Cung cấp thức ăn cho gà mái đẻ hàng ngày cần tuân theo nguyên tắc sau:

Thời kỳ từ tuần tuổi 18-22 cho đến lúc tỷ lệ đẻ đạt cao nhất, gà cần được ăn khẩu phần tăng nhanh khối lượng đến mức tối đa, gần như tự do để gà đẻ sớm, đẻ rộ và nhanh chóng đạt đỉnh cao về tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng. Nếu không, gà đẻ muộn, không đạt được đỉnh cao so với chuẩn, sản lượng trứng thấp.

Không bao giờ được giảm khẩu phần ăn khi tỷ lệ đẻ đang tăng lên đỉnh cao và đang duy trì tỷ lệ đẻ cao.

Nếu gà bị các yếu tố stress tác động, nhất là bị nóng, không thể ăn hết lượng thức ăn cần thiết thì phải nhanh chóng khắc phục nguyên nhân. Bằng mọi cách làm cho gà thu nhận được một lượng chất dinh dưỡng nhất định để đẻ tốt đúng yêu cầu.

Sau khi đạt đỉnh cao, tỷ lệ đẻ có xu hướng giảm dần, phải theo dõi để điều chỉnh một cách hợp lý. Không nên giữ nguyên khẩu phần làm gà tích mỡ, càng giảm đẻ nhanh. Ngược lại nếu giảm khẩu phần quá nhanh, cũng không đúng, gà sẽ giảm đẻ nhanh vì thiếu thức ăn.

Hàng ngày cần bổ sung thêm máng sỏi. Kích thước viên sỏi 9-11mm với định mức 1,4kg/100 gà. Cũng có thể rắc sỏi trên lớp độn chuồng

+ Máng ăn

Có thể dùng máng tròn P50 hoặc máng dài 1,65m với định mức 1 máng/ 17 gà. Đổ thức ăn đầy 1/3-2/3 máng. Máng được treo ngang tầm lưng gà để gà không phải rướn cổ lấy thức ăn.

+ Nước uống

Đối với gà mái đẻ, nước uống rất quan trọng. Nó không những đảm bảo cho hoạt động sống của cơ thể mà còn cần thiết cho sự tạo trứng. Vì vậy, nước ảnh hưởng trực tiếp đến sả lượng trứng. Nói chung cho gà uống nước tự do. Nước phải đảm bảo trong, sạch, mát, không mang mầm bệnh, có nhiệt độ thích hợp. Có thể sử dụng máng dài với định mức 3-5cm dài máng/con, hoặc máng uống tự động. Máng uống được đặt xen kẽ với các máng ăn, và được đặt trên các hố thoát nước để không làm ẩm ướt chất độn chuồng.

c.Chăm sóc và quản lý

+ Nhiệt độ chuồng nuôi

Nhiệt độ thích hợp đối với gà mái đẻ từ 10-200C. Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, về mùa hè nhiệt độ thường tăng cao, khó tạo được nhiệt độ thích hợp, cho nên cần lựa chọn những giống gà, dòng gà chịu được nóng, thích nghi với khí hậu nóng ẩm.

+ Độ ẩm chuồng nuôi

Độ ẩm ngoài trời ảnh hưởng trực tiếp đến độ ẩm trong chuồng. Nhưng trong thực tế, độ ẩm trong chuồng thường cao hơn ddộ ẩm ngoài trời. Đặc biệt với chuồng gà mái đẻ, độ ẩm cao hơn nhiều là do gà thải nhiều nước ra ngoài trong khi thở, nước bốc hơi từ phân gà, từ máng uống, từ cống rãnh, do độ thông thoáng trong chuồng kém, vv…

Độ ẩm thích hợp đối với gà mái đẻ là 65-70%, về mùa đông không được vượt quá 80%. Nếu độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ cao, gà càng dễ chết vì choáng nóng. Nếu ẩm độ thấp gà càng nhạy cảm với các yếu tố gây bệnh, đặc biệt bệnh đường hô hấp.

Ngoài ẩm độ, cần đảm bảo thông khí trong chuồng nuôi nhằm mục đích đẩy khí độc trong chuồng ra ngoài và đưa một lượng khí mới trong sạch vào chuồng.

+ Ánh sáng và chế độ chiếu sáng

Ánh sáng rất quan trọng đối với gà đẻ trứng, nó kích thích sự phát triển của buồng trứng, trứng chín và rụng trứng thông qua hoạt động của hệ thống nội tiết và sự tiết các hocmon sinh dục.

Thực tế cho thấy đối với gà mái đẻ cần chiếu sáng mỗi ngày từ 14-16 giờ với cường độ chiếu sáng 1-1,5 W/m2 nền chuồng.

+ Mật độ nuôi

Mật độ nuôi gà mái đẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là phương thức nuôi, trang thiết bị chuồng nuôi và giống gà. Mật độ nuôi thích hợp đối với các loại chuồng như sau:

Nuôi trên nền có đệm lót: 5-7 con/m2 nền chuồng. Nuôi trên lồng: 8 con/m2 lồng

Với đặc điểm khí hậu và điều kiện chuồng nuôi hiện nay, mỗi đàn không nên quá 500 con đối với gà hướng trứng và không quá 350 con đối với gà hướng thịt

+ Thu nhặt trứng:

Thao tác cẩn thận, nhẹ nhàng để hạn chế dập vỡ.

Tuỳ thời tiết nóng hay lạnh có thể nhặt trứng 2- 4 lần/ ngày.

Sau khi thu nhặt, trứng được xếp vào các khay, khử trùng và đưa vào kho bảo quản càng sớm càng tốt.

Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống theo đúng qui trình. Theo dõi tình hình sức khoẻ, dịch bệnh của gà. Phát hiện kịp thời những gà mắc bệnh để nuôi cách ly.

Loại bỏ gà chết, gà đẻ kém ra khỏi đàn.

3.4. Kỹ thuật nuôi gà thịt cao sản

a. Chuẩn bị trước khi nhận gà

+ Vệ sinh chuồng trại và các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi

Khi kết thúc đợt nuôi cũ, để chuẩn bị cho đợt nuôi mới, cần bắt đầu ngay tổng vệ sinh, sửa chữa, sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. Qui trình như sau:

Chuyển toàn bộ thiết bị và dụng cụ đã sử dụng ra ngoài chuồng. Hót toàn bộ lớp độn chuồng cũ và chuyển đến nơi quy định

Quét sạch và cọ rửa chuồng kể cả tường, nền, lưới, trần, cửa và rèm che. Có thể dung vòi nước để phun với áp suất mạnh

Tiến hành sát trùng lại bằng dung dịch formol với liều 1 lít/m2 nền chuồng và sát trùng toàn bộ dụng cụ trong chuồng và gian kho. Có thể sát trùng bằng dung dịch xút 2% với liều lượng 2,5 lít/m2 nền đất hoặc 1lít/m2 nền xi măng.

Quét sạch bụi bẩn bám trên chụp sưởi và lau bằng, nhúng khăn vào dung dịch formol 2% để lau sạch

Đối với loại máng ăn, máng uống có thể tháo ra, cọ rửa tại bể nước và được sát trùng bằng dung dịch formol 2%. Trường hợp máng cố định thì sát trùng cùng với nền chuồng và tiến hành cọ rửa lại bằng nước sạch trước khi nhận gà về.

Bố trí hố sát trùng ở các lối ra vào khu chuồng và từng chuồng

Khi chuồng khô đưa chất độn chuồng mới vào, rải đều, dày 10 - 15 cm tuỳ thuộc vào thời gian nuôi. Sau đó sát trùng một lần nữa bằng dung dịch formol 2%.

Đưa vào chuồng những dụng cụ đã được sát trùng.

Che kín chuồng từ 7 - 10 ngày đầu. Trước khi đưa gà vào nuôi phải khử trùng lại toàn bộ chuồng và các thiết bị bằng dung dịch formol 2% với liều lượng 0,5 lít/m2.

+ Chuẩn bị thiết bị dụng cụ chăn nuôi

Các loại máng ăn

Khay ăn: Kích thước khay: 70 x 70 x 3 cm dùng cho Trong 5 - 7 ngày đầu tiên gà con tập ăn bằng khay. Khay ăn làm bằng tôn hoặc chất dẻo, có hình tròn, vuông hoặc chữ nhật 75 - 100 gà con.

Máng ăn: Từ tuần tuổi thứ 2 gà đã bắt đầu làm quen với máng hình trụ tròn, còn gọi là máng P50 (dùng cho 50 con) hoặc máng dài với định mức 3 - 5 cm/gà.

Các loại máng uống: Tuần đầu tiên dùng máng tròn 3,6 - 4 lít (1galon) cho 50 gà.

Từ tuần tuổi thứ 2 dùng máng dài hình chữ U (định mức 3cm/gà).

Lớp lót chuồng: Sử dụng đệm lót nhằm mục đích tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa gà với nền chuồng và tạo cho chuồng khô ráo. Có thể sử dụng dăm bào, trấu, cỏ khô hay rơm cắt nhỏ, vv... Các nguyên liệu dùng làm chất độn chuồng phải khô, sạch, không mang mầm bệnh và chất độc hại, không bị mốc, không có mùi khác thường; khi dùng không bị dính bết vào nhau. Trước khi đưa vào dùng, phải được khử trùng

Rèm che: Cần chuẩn bị rèm, che hai bên chuồng trong một hai tuần đầu và những ngày thời tiết lạnh. Thường sử dụng các loại vải bạt bao tải hoặc cót ép.

Quây gà: Quây có thể được làm bằng chất dẻo, tấm phocmica, tôn, nhôm lá; hoặc cót ép, phên tre. Chiều cao quây khoảng 40 - 50 cm, chiều dài 13 - 14m.

Chụp sưởi: Cần có chụp sưởi để đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với yêu cầu của gà con. Có thể dùng chụp sưởi, bómg điện thường hoặc bóng hồng ngoại. Trong điều kiện không có điện, có thể dùng bếp than, dầu.

b. Kỹ thuật nuôi dưỡng

22 Chăn nuôi gà thịt Chọn gà Khi nuôi gà thịt thương phẩm cần chọn các tổ 1

22- Chăn nuôi gà thịt

+ Chọn gà:

Khi nuôi gà thịt thương phẩm cần chọn các tổ hợp gà chuyên thịt, nặng cân mau lớn như Hybro, Sasso, Issa. Gà loại I là những gà đạt thể trọng của giống; nhanh nhẹn; lông khô, bông, sạch phủ kín toàn thân; cánh áp sát vào thân; bụng mềm, thon; rốn khô không bị hở; mỏ chắc, khít, không bị vẹo; mắt tròn, to, tinh nhanh; chân to, bóng,

vững. Loại bỏ gà loại II là những con quá nhỏ và những con yếu, không đứng vững, lông dính, cánh xệ, bụng to căng cứng, rốn hở ướt, có những khuyết tật về ngoại hình như bẹt chân, khoèo chân, khoèo ngón, vẹo mỏ, mù mắt, vv

+ Nhận gà vào chuồng

Trước khi nhận gà vào chuồng phải kéo rèm che kín chuồng, bật chụp sưởi, đổ nước sạch vào máng uống

Chuyển hộp đựng gà vào chuồng, khi chuyển phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đặt đủ số hộp xung quanh quây và thả gà từ từ vào quay

Tránh gây xáo trộn gà. Trong một quây nên nuôi gà cùng ngày tuổi. Kiểm tra lại số lượng, tình trạng sức khoẻ và loại bỏ số gà chết

+ Nhu cầu dinh dưỡng

Gà thịt có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các loại gà khác, vì gà thịt có tốc độ tăng trọng nhanh, trao đổi chất mạnh. Gà thịt có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp

Hiện nay thường có 3 loại thức ăn tương ứng với 3 giai đoạn nuôi sau đây: Thức ăn khởi động: dùng cho giai đoạn gà 1 - 21 ngày tuổi.

Thức ăn gà choai: dùng cho giai đoạn gà 22 - 37 ngày tuổi. Thức ăn vỗ béo: dùng cho giai đoạn gà trên 37 ngày tuổi.

Gà nuôi thịt thường được áp dụng khẩu phần ăn tối đa, gà được ăn tự do trong suốt thời kỳ nuôi. Tuy nhiên cũng cần biết lượng thức ăn thu nhận trung bình/ngày để chủ động trong việc xây dựng cung ứng thức ăn, tránh bị động, thiếu hụt hoặc lãng phí. Nước uống: ngoài yêu cầu vệ sinh, an toàn, mát về mùa hè và ấm về mùa đông, nước uống cần phải được cung cấp đầy đủ và luôn mới. Nước gà uống thường chóng bẩn, nhanh lên men chua, nên cọ rửa máng uống ít nhất 3 lần trong ngày. Cần bố trí đủ

và hợp lý máng uống trong chuồng để gà không phải tìm nước xa quá 3m.

c. Chế độ chăm sóc

+ Nhiệt độ môi trường

Gà nuôi thịt có nhu cầu về nhiệt độ môi trường khá nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm tối ưu cho cơ thể hấp thu được nhiều thức ăn và phát triển tốt. Nói chung các giống gà thịt cao sản có nhu cầu nhiệt độ như sau

Tuần 1: 35-330C Tuần 4 : 26-240C Tuần 2 : 32-300C Tuần 5 : 23-210C Tuần 3: 29-270C Tuần 6,7,8, : 20-180C

+ Ánh sáng và chế độ chiếu sáng

Trong 1-2 tuần đầu, gà thịt cần được chiếu sáng 23-24 giờ/ngày, cường độ chiếu sáng 3-4 W/m2 nền. sau đó giảm dần và duy trì ở cường độ 1–2 W/m2. Với cường độ ánh sáng mờ như vậy, chỉ đủ cho gà hoạt động và ăn uống nhưng không nhiều cho nên cần bật đèn sáng vào một số thời điểm nhất định để kích thích cả đàn ăn nhiều hơn. Sau 20 - 30 phút gà ăn xong lại tắt đèn sáng, bật đèn mờ

+ Ẩm độ không khí

Gà rất nhạy cảm với ẩm độ của không khí và của lớp độn chuồng. Khi ẩm độ cao gà có biểu hiện khó thở, dễ bị bệnh đường hô hấp. ẩm độ cao còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của nấm mốc, ký sinh trùng,… ẩm độ thấp quá cũng ảnh hưởng không tốt, gà có da khô, hay ngứa, chuồng bụi bặm, gà hay mổ cắn nhau. ẩm độ thích hợp của chuồng nuôi là 65 - 70%.

+ Vệ sinh phòng bệnh

Hàng ngày cần tiến hành vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống theo quy trình đối với các loại gà.

Cấm tuyệt đối không cho người không có trách nhiệm vào khu nuôi dưỡng

Trước khi vào chuồng bắt buộc phải thay quần áo, dày dép và bước qua hố sát trùng trước cửa chuồng

Thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khoẻ đàn gà, phát hiện dịch bệnh kịp thời

3.5. Quy trình vệ sinh thú y trong trại gà công nghiệp

Trong chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi nói chung việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại là việc rất cần thiết. Các bước thực hiện việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi cần phải thực hiện đúng quy trình để đạt hiệu quả cao. Giúp phòng, chống bệnh dịch phát triển bền vững trong chăn nuôi

Vệ sinh tất cả sạch phân, chất thải hữu cơ vì trong phân có chứa các vi sinh vật gây bệnh, mầm bệnh đặc biệt là Salmonella (Salmonella: là nguyên nhân thường gây ra bệnh tiêu chảy, nhưng cũng có thể nhiễm bệnh đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm máu, xương, và khớp xương).

Chỉ dùng các thuốc sát trùng khi bạn đã làm sạch các bề mặt chuồng trại, dụng cụ... Quy trình thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại cần phải thực hiện theo đúng quy trình và các bước sau:

Bước 1: Làm sạch phân và các chất thải hữu cơ

Trước khi rửa cần phải làm sạch các chất hữu cơ trước khi sử dụng các thuốc sát trùng. Phân, đất, rơm, máu, trấu... làm cho thuốc sát trùng mất tác dụng hoặc tác dụng kém. Do vậy trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng, các dụng cụ chuyên dụng làm sạch các chất hữu cơ, phân bám trên nền, tường, bề mặt dụng cụ chăn nuôi...

Bước 2: Vệ sinh sạch bằng nước

Sau đã làm sạch phân và các chất thải hữu cơ bằng xẻng, vẹt... thì ta tiến hành rửa sạch chuồng nuôi, máng ăn... bằng nước. Những vật dụng, vị trí bám bẩn chặt trên bề mặt lâu ngày cần phải ngâm nước thật kỹ cho bở (ngâm 1-2 ngày). Còn các vị trí khó rửa như góc, khe... thì phải dùng vòi xịt có áp lực lớn để đánh bật các chất bẩn bám trên bề mặt.

Bước 3: Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy

Sử dụng nước vôi 30%, xà phòng, thuốc tẩy rửa để phun, ngâm, dội rửa nền và các dụng cụ chăn nuôi sau khi đã vệ sinh bằng nước

Bước 4: Sát trùng bằng thuốc sát trùng

Sử dụng các thuốc sát trùng với liều lượng 1/400. Sử dụng nước sạch, có độ pH trung tính để pha loãng thuốc. Không sử dụng nước cứng (là nước đá vôi) để pha loãng thuốc vì nước cứng sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng thuốc. Nhiệt độ nước ở điều

kiện phòng, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, thời gian sử dụng sau khi pha loãng

Phải sử dụng quần áo bảo hộ khi phun thuốc sát trùng. Có thể dùng máy chuyên dụng để phun hoặc nếu không có điều kiện sử dụng máy chuyên dụng có thể sử dụng các loại bình phun thuốc sâu thay thế.

Bước 5: Để khô

Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1 - 2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.


Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày các phương thức chăn nuôi gà?

2. Gà con có đặc điểm gì khác so với gà trưởng thành? Cách chọn gà con 1 ngày tuổi?

3. Trình bày kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ?

4. Trình bày kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng gà thịt?

5. Quy trình vệ sinh thú y trong trại chăn nuôi thường trải qua mấy bước? Trình bày các bước?

Phần thực hành

Bài 7. Chọn gà con 1 ngày tuổi.

Bài 8. Cho gà đẻ ăn. Quản lý theo dõi đàn gà đẻ. Thu nhặt trứng. Bìa 9. Thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh cho trại gà..

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về các yêu cầu trong quá trình chăn nuôi chăm sóc gà đẻ, gà thịt, vệ sinh phòng bệnh trong trại gà.

Ghi nhớ

Cách lựa chọn gà 1 ngày tuổi, chăm sóc gà đẻ, chăm sóc gà thịt, các bước trong quy trình phòng bệnh cho trại gà.

Bài 4: CHĂN NUÔI VỊT

Mã Bài: B05


Giới thiệu:

Nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, khắc phục được những hạn chế trong chăn nuôi vịt kiểu nuôi nhốt, thả rông như trước đây, việc tìm ra phương pháp chăn nuôi vịt sao cho đạt năng suất và hiệu quả là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững hiện đang được ngành chăn nuôi khuyến cáo phổ biến áp dụng. Với việc dựa vào các đặc tính sinh lý để tìm ra cách chăn nuôi phù hợp sẽ giúp tận dụng được những phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp và cua ốc có sẵn trên kênh mương, trên đồng ruộng, đồng thời hạn chế tối đa dịch bệnh đảm bảo tính an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mục tiêu:

+ Nắm được đặc điểm, yêu cầu cần đạt được trong mỗi giai đoạn nuôi đối với các loại vịt và kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc chúng.

+ Hiểu và thực hiện được các thao tác cơ bản trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vịt.

+ Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.

Nội dung

1. Các phương thức chăn nuôi vịt

1.1. Phương thức chăn nuôi công nghiệp

1.2. Phương thức nuôi chăn thả

2. Chuồng trại, dụng cụ và thiết bị nuôi vịt

2.1. Thiết kế chuồng nuôi vịt

2.2. Những dụng cụ, trang thiết bị cần thiết để nuôi vịt

3. Kỹ thuật chăn nuôi vịt

3.1. Kỹ thuật nuôi vịt thịt

3.1. Kỹ thuật nuôi vịt sinh sản


1. Các phương thức chăn nuôi vịt

1.1. Phương thức chăn nuôi công nghiệp

Là phương thức vịt được nuôi trên bãi chăn khô nhưng có mương nước rộng để có thể tắm được. Sân chơi làm bằng cát hoặc bê tông. Hình thức nuôi này có thể tiết kiệm được nhiều nhưng cần phải cung cấp nước đầy đủ.

Ưu điểm: Sản xuất vịt được quanh năm, cho phép sử dụng hết công suât sản xuất và sức lao động. Vịt được nuôi tập trung ở một địa điểm, không phải vận chuyển vịt con và thức ăn đi xa.

Nhược điểm: Phải tìm địa điểm cẩn thận, phải xây dựng gần trung tâm tiêu thụ sản phẩm. Vốn đầu tư xây dựng lớn.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí