Hai là, tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động lồng ghép trong các cuộc kiểm toán chuyên đề. Việc triển khai kiểm toán hoạt động theo phương thức này còn hạn chế cả về số lượng và quy mô kiểm toán. Các cuộc kiểm toán hướng chủ yếu vào kiểm toán hoạt động đã thực hiện gồm: Kiểm toán việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ 5 năm (giai đoạn 2001-2005); Kiểm toán việc quản lý và sử dụng phí, lệ phí giao thông đường bộ năm 2005 - 2006; Kiểm toán việc mua sắm, quản lý tài sản của các ban quản lý dự án; Các cuộc kiểm toán chuyên đề đã thực hiện gồm: Kiểm toán Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn I và giai đoạn II; Kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và đào tạo năm 2006; Kiểm toán việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2006 - 2008, Kiểm toán việc quản lý và sử dụng nguồn thu từ xổ số kiến thiết năm 2007; Kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2001- 2005; Kiểm toán việc quản lý và sử dụng kinh phí đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005. Đối với một số cuộc kiểm toán hướng chủ yếu vào kiểm toán hoạt
động, Kiểm toán Nhà nước tổ chức đoàn kiểm toán gồm các kiểm toán viên có năng lực và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ trong số kiểm toán viên hiện có của Kiểm toán Nhà nước. Một số trong các kiểm toán viên đó đã tham dự các lớp đào tạo về kiểm toán hoạt động do Kiểm toán Nhà nước phối hợp với Dự án GTZ tổ chức hoặc đã tham gia các hội thảo do Dự án GTZ tổ chức hoặc được cử đi học tập kinh nghiệm về kiểm toán hoạt động ở một số nước trên thế giới. Với sự lựa chọn trên, nhìn chung, nhân sự của đoàn kiểm toán tương đối phù hợp với yêu cầu, tính chất của kiểm toán hoạt động nên đã thu được một số kết quả đáng khích lệ thông qua các cuộc kiểm toán này.
Với các cuộc kiểm toán hoạt động tổ chức trong các cuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán cũng là kiểm toán viên kiểm toán báo cáo tài chính, có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ. Vấn đề, phạm vi kiểm toán được lựa chọn trong kiểm toán chuyên đề hẹp hơn so với vấn đề và phạm vi kiểm toán hoạt động lồng ghép trong kiểm toán báo cáo tài chính. Do đó, chất lượng của các đánh giá, kiến nghị về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng nguồn lực của đơn vị được kiểm toán của cuộc kiểm toán chuyên đề đã được nâng cao hơn so với cuộc kiểm toán hoạt động lồng ghép trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.
Để thấy được thực trạng kiểm toán hoạt động do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện. Sau đây Luận án đi sâu nghiên cứu 04 cuộc kiểm toán
(1) việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ 5 năm (2001-2005); (2) việc quản lý và sử dụng phí, lệ phí giao thông đường bộ năm 2005 – 2006; (3) việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2006 – 2008 và (4) mua sắm, quản lý tài sản của các ban quản lý dự án nhằm đánh giá đầy đủ hơn về thực trạng kiểm toán hoạt động và thực trạng vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam thời gian qua.
2.2. Thực trạng kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện
2.2.1. Tổ chức và kết quả kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ giai đoạn 2001 - 2005
2.2.1.1. Tổ chức kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ giai đoạn 2001 - 2005
Thứ nhất: Về mục tiêu kiểm toán
Một là, Xác định tính đúng đắn, trung thực về dự toán chi khoa học và công nghệ cho các đầu mối sử dụng tại các cơ quan tổng hợp của Trung ương, địa
phương; tại các bộ, ngành, các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và tại các đầu mối khoa học và công nghệ được kiểm toán;
Hai là, Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan tại các đầu mối khoa học và công nghệ được kiểm toán về công tác quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước chi cho khoa học và công nghệ; kết hợp đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước;
Ba là, Kiểm tra, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện các cơ chế và chính sách quản lý, chế độ, định mức chi tiêu... cho khoa học và công nghệ;
Bốn là, Đề xuất với nhà nước một số định hướng và giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí chi cho khoa học và công nghệ từng năm và trong từng giai đoạn, phục vụ cho quá trình hoạch định chính sách và thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Thứ hai: Về nội dung kiểm toán
Một là, kiểm toán tổng hợp kinh phí chi cho khoa học công nghệ gồm: Tình hình lập, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước chi cho khoa học công nghệ; Tình hình quản lý, sử dụng, kế toán và quyết toán chi khoa học công nghệ của Quốc gia và kinh phí đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ; Tình hình thu hồi kinh phí từ các dự án sản xuất thử nghiệm, dự án chuyển giao công nghệ; Tình hình chấp hành các luật, chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán và kiểm toán tổng hợp công tác quản lý hoạt động khoa học công nghệ gồm: Công tác tổ chức và quản lý hoạt động khoa học công nghệ; Tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ và kết quả phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ tại các đầu mối kế hoạch khoa học và công nghệ; Tình hình ứng dụng các kết quả nghiên
cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tác động của nó đối với quá trình thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... của nền kinh tế quốc dân.
Hai là, kiểm toán chi tiết đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước gồm: Quy trình đăng ký, xét duyệt, tuyển chọn, phê duyệt và giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước; Quy trình tổ chức nghiệm thu, đánh giá, tình hình ứng dụng và tổ chức chuyển giao công nghệ các kết quả nghiên cứu; Tình hình quản lý, sử dụng, kế toán và quyết toán kinh phí tại các Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước và kiểm toán chi tiết đối với hoạt động khoa học và công nghệ của các đầu mối khoa học và công nghệ ở Trung ương (bộ, ngành) và địa phương (các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) gồm: Tình hình quản lý, sử dụng, kế toán và quyết toán kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ của các đầu mối kế hoạch khoa học công nghệ; Hiệu quả đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động khoa học công nghệ do các doanh nghiệp thực hiện; Công tác tổ chức, quản lý và kết quả phát triển tiềm lực khoa học công nghệ của các đầu mối kế hoạch khoa học công nghệ.
Thứ ba: Về phạm vi kiểm toán
Một là, kiểm toán 10 Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước (từ KC 01 đến KC 10); 10 bộ, ngành và 09 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hai là, năm tài chính kiểm toán từ 2001 đến 2005 và các thời kỳ trước, sau có liên quan; Ba là, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính, kết hợp với kiểm toán hoạt động tại một số đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước 5 năm (giai đoạn 2001 – 2005).
2.2.1.2. Kết quả kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ giai đoạn 2001 – 2005
Thứ nhất, tổng số ngân sách nhà nước đầu tư cho sự nghiệp khoa học và công nghệ giai đoạn 2001 – 2005 chiếm 1,95% tổng chi ngân sách nhà nước (16.314 tỷ đồng), trong đó chi đầu tư phát triển là 37,24% (6.076 tỷ đồng), chi thường xuyên là 62,76% (10.328 tỷ đồng). Số liệu chi tiết nêu tại Bảng 2.1 sau.
Bảng 2.1. Chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ giai đoạn 2001- 2005
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nội dung đầu tư | Năm 2001 | Năm 2002 | Năm 2003 | Năm 2004 | Năm 2005 | Tổng cộng | Trung bình | |
I | Tổng số | 2.322 | 2.814,7 | 3.180 | 3.727 | 4.270 | 16.314 | |
% so với chi NSNN | 1,79 | 2,10 | 2,01 | 1,99 | 1,86 | 1,95 | ||
1 | Vốn đầu tư phát triển | 722 | 1.004,7 | 1.168 | 1.431 | 1.750 | 6.076 | |
% vốn ĐTPT so với tổng đầu tư cho KH&CN | 31,1 | 35,7 | 36,7 | 38,4 | 41,0 | 37,24 | ||
2 | Kinh phí SNKH | 1.600 | 1.810 | 2.012 | 2.296 | 2.520 | 10.238 | |
% so với tổng đầu tư | 68,9 | 64,3 | 63,3 | 61,6 | 59,0 | 62,76 | ||
II | Cơ cấu kinh phí SNKH | 1.600 | 1.810 | 2.012 | 2.296 | 2.520 | ||
1 | SNKH Địa phương | 385 | 430 | 476 | 564 | 620 | 2.475 | |
% so với tổng kinh phí SNKH | 24,1 | 23,8 | 23,7 | 24,6 | 24,6 | 24,1 | ||
% so với tổng đầu tư | 16,6 | 15,3 | 15,0 | 15,1 | 14,5 | 15,2 | ||
2 | SNKH Trung ương | 1.215 | 1.380 | 1.536 | 1.732 | 1.900 | 7.763 | |
% so với tổng kinh phí SNKH | 75,9 | 76,2 | 76,3 | 75,4 | 75,4 | 75,9 | ||
% so với tổng đầu tư | 52,3 | 49,0 | 48,3 | 46,5 | 44,5 | 47,6 | ||
III | Cơ cấu SNKH Trung ương | 1.215 | 1.380 | 1.536 | 1.732 | 1.900 | ||
1 | Nhiệm vụ cấp Bộ | 733,2 | 792,2 | 935,4 | 1.137,5 | 1.299 | 4.897 | |
% so với SNKH Trung ương | 60,3 | 57,4 | 60,9 | 65,7 | 68,4 | 62,5 | ||
% so với tổng kinh phí SNKH | 45,8 | 43,8 | 46,5 | 49,5 | 51,5 | 47,4 | ||
% so với tổng đầu tư | 31,6 | 28,1 | 29,4 | 30,5 | 30,4 | 30,0 | ||
2 | Nhiệm vụ cấp Nhà nước | 481,8 | 587,8 | 600,6 | 594,5 | 601 | 2.866 | |
% so với SNKH Trung ương | 39,7 | 42,6 | 39,1 | 34,3 | 31,6 | 37,5 | ||
% so với tổng kinh phí SNKH | 30,1 | 32,5 | 29,9 | 25,9 | 23,8 | 28,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Vai Trò Của Kiểm Toán Hoạt Động Của Một Số Nước
- Những Bài Học Về Vai Trò Của Kiểm Toán Hoạt Động Rút Ra Từ Kinh Nghiệm Của Các Nước
- Khái Quát Về Kiểm Toán Hoạt Động Ở Việt Nam
- Tổ Chức Và Kết Quả Kiểm Toán Hoạt Động Quản Lý Và Sử Dụng Kinh Phí Sự Nghiệp Môi Trường Giai Đoạn 2006 – 2008
- Tổ Chức Và Kết Quả Kiểm Toán Hoạt Động Mua Sắm, Quản Lý Tài Sản Của Các Ban Quản Lý Dự Án Giai Đoạn 2005 - 2007
- Vai Trò Của Kiểm Toán Hoạt Động Đối Với Quản Lý Vĩ Mô
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
% so với tổng đầu tư | 20,7 | 20,9 | 18,9 | 16,0 | 14,1 | 18,1 |
Nguồn: Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ
Thứ hai, hầu hết các Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước; Đề tài, dự án cấp bộ, tỉnh..., trong 05 năm qua đều giải ngân hết số kinh phí sự nghiệp đã phân bổ (năm 2001 là 100,3%, năm 2002 là 102,3%...). Số liệu chi tiết nêu tại Bảng 2.2 sau.
Bảng 2.2. Tình hình thực hiện kinh phí sự nghiệp phân bổ cho khoa học và công nghệ
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu | Dự toán | Thực hiện | Tỷ lệ (%) | |
1 | Năm 2001 | 1.619.780 | 1.624.501 | 100,3 |
2 | Năm 2002 | 1.810.001 | 1.851.587 | 102,3 |
3 | Năm 2003 | 2.013.134 | 1.853.199 | 92,1 |
4 | Năm 2004 | 3.741.644 | 3.927.829 | 104,9 |
5 | Năm 2005 | 4.254.403 | 4.190.291 | 98 |
Tổng cộng | 13.438.962 | 13.447.407 | 100,1 |
Nguồn: Theo báo cáo của Bộ Tài chính
Thứ ba, việc phân bổ vốn đầu tư phát triển cho lĩnh vực khoa học công nghệ chưa có sự tham gia của Bộ Khoa học và Công nghệ về nội dung khoa học, dự toán kinh phí cũng như danh mục dự án đầu tư. Việc giao dự toán kinh phí cho các đề tài, dự án thuộc chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước còn mang tính bình quân, thiếu cơ sở đối với các khoản chi thuê khoán chuyên môn...;
Thứ tư, hầu hết các địa phương phân bổ và giao dự toán luôn thấp hơn mức dự toán đã được Bộ Tài chính giao, giao dự toán chi từ nguồn sự nghiệp khoa học công nghệ cho cả nhiệm vụ chi quản lý nhà nước...;
Thứ năm, công tác tuyển chọn, xét duyệt các nhiệm vụ khoa học công nghệ hàng năm còn chậm; Một số nhiệm vụ lập và giao dự toán chi ngân sách hàng năm trước khi xác định nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu nên còn không
ít nhiệm vụ nghiên cứu được giao chỉ nhằm sử dụng hết số kinh phí đã được phân bổ...;
Thứ sáu, một số chương trình khoa học công nghệ trọng điểm giai đoạn 2001 – 2005 chưa đưa ra được các đề tài, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu đã được phê duyệt; ở một số chương trình khác việc xác định mục tiêu còn quá lớn so với năng lực của các nhà khoa học và tiềm lực khoa học công nghệ ở nước ta. Hầu hết các tiêu chí đánh giá, tuyển chọn, xét chọn và nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học công nghệ còn nặng về định tính...
Thứ bảy, một số đề tài, dự án mục tiêu và nội dung nghiên cứu thiếu tính định hướng lâu dài, còn nặng về mô tả thông tin, trùng lắp, thiếu sự liên kết và nhất là chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cả về quy mô, trình độ lẫn chiều sâu nên chưa có giá trị cao về khoa học và chưa có hiệu quả lớn về kinh tế; Cá biệt có đề tài, dự án còn bị sao chép về nội dung...;
Thứ tám, kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài, dự án được ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên cũng còn không ít các đề tài, dự án việc chuyển giao kết quả cho các đơn vị mới chỉ đang trong quá trình chuẩn bị thực hiện, khả năng ứng dụng thấp; chưa có nhiều hợp đồng chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn...
Thứ chín, hầu hết các chương trình, đề tài, dự án kiểm toán đều phải xử lý về tài chính, với tổng số tiền là 69.167 triệu đồng. Số liệu chi tiết nêu tại Bảng 2.3 sau.
Bảng 2.3. Tình hình quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu | Số báo cáo | Số kiểm toán | Chênh lệch | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 = 4 - 3 |
1 2 | Kinh phí năm trước chuyển sang Dự toán được giao | 256.721 7.342.355 | 271.080 7.318.716 | 14.359 (23.639) |
Kinh phí được sử dụng | 7.464.877 | 7.494.328 | 29.451 | |
4 | Kinh phí thực rút | 7.190.547 | 7.197.031 | 6.483 |
5 | Kinh phí đã sử dụng | 6.840.345 | 6.771.177 | (69.167) |
6 | Kinh phí giảm trong năm | 208.784 | 247.806.293 | 39.022 |
7 | Các khoản điều chỉnh | 7.406 | 7.406 | 0 |
8 | Kinh phí chưa quyết toán | 423.154 | 482.751 | 59.596 |
Nguồn: Theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
2.2.2. Tổ chức và kết quả kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng phí, lệ phí giao thông đường bộ năm 2005 và năm 2006
2.2.2.1. Tổ chức kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng phí, lệ phí giao thông đường bộ năm 2005 và năm 2006
Thứ nhất: Về mục tiêu kiểm toán
Một là, Xác định tính trung thực và hợp pháp của số thu và sử dụng phí đường bộ 02 năm (2005 và 2006) của Cục Đường bộ Việt Nam;
Hai là, Đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán, chế độ quản lý đầu tư và xây dựng của nhà nước;
Ba là, Đánh giá tính kinh tế trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước;
Bốn là: Xác định rõ cá nhân, tập thể và kiến nghị xử lý đối với các sai phạm.
Thứ hai: Về nội dung kiểm toán
Một là, kiểm toán việc thu, quản lý và sử dụng phí đường bộ năm 2005 và năm 2006; Hai là, kiểm toán việc phân bổ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế sửa chữa, duy tu đường bộ năm 2005 và năm 2006; Ba là, kiểm toán việc chấp hành các luật, chính sách chế độ quản lý tài chính, kế toán của nhà nước.
Thứ ba: Về phạm vi kiểm toán
Một là, kiểm toán việc quản lý và sử dụng phí đường bộ năm 2005 và năm 2006 và trước, sau có liên quan của Cục Đường bộ Việt Nam; Hai là, kiểm toán việc quản lý và sử dụng phí đường bộ năm 2005 và năm 2006 tại Phòng Tài chính,