Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế - 4


giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NNL tại các DNDL nhà nước ở thủ đô Hà Nội [45].

- Nguyễn Văn Đính, “Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội” [23]; Phùng Đức Chiến, “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch” [14]; Trần Quang Hảo, “Đâu là điều kiện cần thiết đế phát triển nguồn nhân lực du lịch” [29]. Từ kết quả phân tích thực trạng nhân lực du lịch Việt Nam giai đoạn 2001- 2005, các tác giả đã chỉ rõ những hạn chế của NLDL Việt Nam hiện nay, trong đó vấn đề yếu kém nhất là sự liên kết giữa các DNDL với các cơ sở đào tạo trong việc tạo ra cho xã hội một đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng chưa cao. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch, các tác giả đề xuất một số giải pháp quan trọng để phát triển NLDL, trong đó cần có sự tham gia, phối hợp tích cực từ Chính phủ, các bộ, ban, ngành, các cơ sở giáo dục và các DNDL.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, “Đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội” Hội thảo lần thứ nhất và thứ hai cấp quốc gia [7; 8]. Đây là các hội thảo quốc gia có sự tham gia của nhiều bên như: ở cấp Bộ có Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ở cấp tỉnh có đại diện các Sở Du lịch; ở các sơ sở đào tạo có đại diện các nhà trường; và các DNDL tiêu biểu. Trong các lần hội thảo này, các ý kiến tham luận của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn, các DNDL đều xoay quanh các vấn đề có liên quan trực tiếp đến công tác đào tạo nghề du lịch để đáp ứng đúng cầu của xã hội, đặc biệt đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Trong đó, mục địch lớn nhất của hội thảo là tạo cơ hội tiếp cận giữa các cơ sở đào tạo với các DNDL, để các cơ sở đào tạo có thể lắng nghe nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động, từ đó các cơ sở đào tạo có những điều chỉnh về chương trình, nội dung, phương pháp, đào tạo đáp ứng nhu cầu của các DNDL.


- Đỗ Văn Xê, Lê Hồng Ân, “Giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang”. Bài viết nghiên cứu phân tích số lượng du khách và doanh thu du lịch từ các năm 2001 đến năm 2006, đánh giá tình hình phát triển ngành du lịch Tiền Giang. Thông qua phân tích ma trận SWOT để tìm ra những lợi thế so sánh của ngành du lịch Tiền Giang so với ngành du lịch của các địa phương khác, từ đó đề ra những chiến lược thích hợp cho kế hoạch phát triển ngành du lịch của tỉnh trong thời gian tới. Đặc biệt, bài viết có sử dụng phương pháp điều tra xã hội học với đối tượng điều tra là du khách đến Tiền Giang, số liệu thu thập được được phân tích theo các dạng sau: phân tích nhân tố và phân tích bảng chéo. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch của các DNLD ở tỉnh Tiền Giang, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp then chốt để phát triển ngành du lịch tỉnh Tiền Giang, gồm: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch; Xây dựng thương hiệu và tạo sản phẩm đặc trưng kết hợp với việc liên kết vùng; Tăng cường hoạt động đầu tư từ mọi thành phần kinh tế vào du lịch; Những giải pháp mang tính bền vững [85].

- Trần Sơn Hải, “Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên”. Bên cạnh việc hệ thống hóa một cách chọn lọc, phát triển những khái niệm và phát triển NNL ngành du lịch, tác giả công trình này đã phân tích tình hình phát triển NNL ngành du lịch với các tiêu chí: số lượng, chất lượng và cơ cấu; đánh giá công tác đào tạo NNL ngành du lịch và quản lý phát triển NNL ngành du lịch các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Từ đó, tác giả đề xuất ba giải pháp để phát triển NNL ngành du lịch các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Vài trò của Nhà nước đối với phát triển NNL du lịch; Nâng cao chất lượng đào tạo NNL ngành du lịch; Một số giải pháp hỗ trợ [28].

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành: “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011-2020”. Đề án nghiên cứu đánh giá,


phân tích về thực trạng phát triển nhân lực của ngành du lịch nước ta về bồi dưỡng, đào tạo và đề xuất giải pháp phát triển nhân lực cho ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trong thời kỳ hội nhập [9].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

- Trần Thị Hồng Lan, “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở thành phố Đà Nẵng”. Bài viết đề cập đến thực trạng phát triển du lịch, những vấn đề đặt ra về phát triển bền vững ngành du lịch của thành phố và nêu ra một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Đà Nẵng đúng với tiềm năng thế mạnh của thành phố. Dựa trên tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững, tác giả tổng hợp một số chỉ tiêu cụ thể: bền vững về kinh tế; bền vững về môi trường; bền vững về xã hội. Trên cơ sở những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững, bài viết đề xuất 4 nhóm giải pháp như sau: Giải pháp về phía cơ quan quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững; Giải pháp đối với DNDL trong phát triển du lịch bền vững; Giải pháp đối với cộng đồng dân cư địa phương; Giải pháp đối với du khách [36].

- Trọng Lê Nghĩa, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thời hội nhập” [49]. Tác giả nghiên cứu nhân lực du lịch chất lượng cao một các toàn diện: Như đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm và tay nghề; tư duy và tình sáng tạo; lối sống và cách phối hợp trong thực thi nhiệm vụ cũng như việc ứng dụng khoa học kỹ thuật mới gắn với khả năng giao tiệp ngoại ngữ để giải pháp cho ngành du lịch phát triển tốt nhất.

Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế - 4

- Trần Văn Long, “Đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển" [41]. Tác giả đã nêu rõ để hội nhập tốt thì du lịch có xu hướng ngày càng cạnh tranh gay gắt. Do vậy, cả về số lượng NLLD, chất lượng NLDL, dịch vụ du lịch là cốt lõi thành công cho ngành du lịch vươn xa. Tác giả cũng đi sâu nghiên cứu, phân tích, khái quát thực trạng đào tạo nhân lực du lịch và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch có chuyên môn và kỹ năng nghề du lịch, đáp ứng cho DNDL và xã hội trong phát triển và hội nhập quốc tế.


- Nguyễn Quốc Tiến, “Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch vùng trung du miền núi Bắc Bộ và những câu hỏi cần được giải đáp” [79]. Tác giả nghiên cứu, đi sâu phân tích thực trạng NLDL, từ đó dự báo nhu cầu ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ cần thiết có thể lên đến 60.000 người lao động với đáp ứng được cho NDL. Tác giả cũng đã chỉ ra rằng, hiện nay NLDL của địa phương ở các vùng này còn rất thiếu, trong khi đó nhu cầu cho xã hội thì ngày càng có xu hướng tăng lên. Do vậy tác giả nêu ra các nhu cầu NLDL của vùng này thì phải có giải pháp sau đây: Phải thu hút được đông đảo người tham gia trong đào tạo nhân lực cho ngành du lịch; Xây dựng được đông đảo được đội ngũ người lao động yêu nghề du lịch; Tạo liên kết chặt trẽ giữa DNDL với các cở sở đào tạo. Tác giả cho rằng muốn đạt được mục tiêu đó thì phải tiến hành 5 giải pháp thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho ngành du lịch.

- Trần Thanh Hà, “Đào tạo nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Bình”. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về nhân lực và đào tạo nhân lực của ngành du lịch ở tỉnh Quảng Bình. Trong đó, tác giả đã chỉ rõ sự thiếu hụt nhân sự qua đào tạo và nhân sự có trình độ, chuyên môn cao về lĩnh vực du lịch, sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề, cũng như những khó khăn về vấn đề đào tạo nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành du lịch Quảng Bình trong thời gian tới. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này mới đi sâu về vấn đề đào tạo nhân lực chung của cả ngành du lịch, chưa chú trọng nghiên cứu về phát triển nhân lực, đặc biệt chưa đi sâu về các vấn đề nhân lực của các DNDL trong thời kỳ hội nhập [27].

- Đại học Nha Trang tổ chức hội thảo khoa học, “Phát triển nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển bền vững ngành du lịch Khánh Hòa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo gồm những bài tham luận với nội dung chủ yếu đề cập đến vai trò đào tạo NNL chất lượng cao trong


ngành du lịch đáp ứng thị trường trong giai đoạn hội nhập; thực trạng NNL chất lượng cao của ngành du lịch ở tỉnh Khánh Hòa; đặc biệt, trong quốn kỷ yếu có bài tham luận bàn đến vấn đề quản trị sự biến động nhân lực của ngành du lịch, bài viết có sử dụng phương pháp chuyên gia và đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dòng nhân lực. Mặc dù, kỷ yếu bàn nhiều đến vấn đề phát triển NNL chất lượng cao ngành du lịch nhưng chưa thấy đề cập đến phát triển nhân lực du lịch (PTNLDL) [22].

- Đào Thị Kim Biên, “Phát triển nguồn nhân lực cho ngành kinh tế du lịch Vĩnh Phúc”. Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài như khái niệm, vai trò, nội dung, yêu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL du lịch. Đồng thời, tác giả đi sâu phân tích, đánh giá việc phát triển NNL du lịch của Vĩnh Phúc, tù đó đề xuất các một số giải pháp để phát triển NNL ngành du lịch cho tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới [5].

- Nguyễn Vinh Quang, “Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)”. Tác giả đã đi sâu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng cạnh tranh của các DNDL lữ hành quốc tế; Phân tích những lợi thế so sánh, những hạn chế cũng như xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DNDL lữ hành Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các quan điểm, định hướng và các nhóm giải pháp giúp nâng cao cạnh tranh trên thị trường của DNDL lữ hành Việt Nam trong thời gian tới [59].

- Bùi Thị Tám, “Thực trạng, nhu cầu và định hướng liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho vùng duyên hải miền Trung”. Tác giả đã đi sâu phân tích về cung - cầu đào tạo NNL cho ngành du lịch ở các tỉnh vùng Duyên hải Miền Trung Việt Nam chúng ta. Từ đó tác giải đưa ra một số giải pháp định hướng cụ thể để phát triển các liên kết trong đào tạo NNL cho khu vực Duyên hải miền Trung [68].


- Nguyễn Thị Phi Phượng, “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh An Giang”. Bài viết tập trung chủ yếu vào công tác đào tạo và phát triển NNL du lịch, theo tác giả, để NNL du lịch An Giang có kỹ năng và chuyên nghiệp, đạt chuẩn cung cấp cho thị trường lao động, công ty du lịch cần thực hiện 7 giải pháp sau: Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị thiết bị dạy nghề tại địa phương; Quan tâm góp ý trong việc nâng cao chất lượng giáo trình đào tạo nghề của các trường dạy nghề; Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ gảng viên, giáo viên đào tạo - dạy nghề uy tín; Thực hiện tốt các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước đối với các đối tượng tham gia học nghề theo đề án, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo NNL du lịch; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đào tạo nghề, đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp; Tạo mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo nghề và các công ty du lịch; Liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch trong và ngoài tỉnh xây dựng kế hoạch giảng dạy nghề về du lịch cho các học viên chưa có việc làm [58].

- Nguyễn Văn Lưu, “Phát triển nguồn nhân lực du lịch yếu tố quyết định sự phát triên của ngành du lịch Việt Nam” [43]. Tác giả công bố cuốn sách nghiên cứu đến những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận và thực trạng phát triển nguồn nhân lực của du lịch Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 và đưa ra quan điểm, phương hướng, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của nước ta đến năm 2020; Quan tâm cho phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch trong giai đoạn tới tác giả đưa ra giải pháp cụ thể để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho Việt Nam trong phát triển và hội nhập quốc tế.

- Lê Thị Thanh Thủy và cộng sự, “Phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ”. Bài viết đã điều tra khảo sát đối với 413 khách du lịch ngẫu nhiên tại Đền Hùng; phỏng vấn sâu và lấy ý kiến đánh giá 12 cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, 42 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịh và 100 hộ dân xã Hy


Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Đồng thời, bài viết đã khái quát sơ bộ lợi thế của du lịch cội nguồn của tỉnh và một số kết quả hoạt động du lịch cội nguồn của tỉnh giai đoạn 2000 - 2012. Từ đó, bài viết đã đề xuất các nhóm giải pháp phát triển du lịch của Phú Thọ trong thời gian tới [78].

- Năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố báo cáo về thực trạng du lịch Việt Nam. Báo cáo đã đánh giá những kết quả đạt được của du lịch nước tá trên các mặt: doanh thu và tỷ lệ đóng góp vào GDP; đầu tư kết cấu hạ tầng; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; hình thành các điểm đến sản phẩm du lịch; hình thành NNL du lịch; củng cố vai trò của nhà nước trong hoạt động về du lịch; tạo tác động tích cực về kinh tế - xã hội. Đồng thời, báo cáo cũng đã chỉ ra những nguyên nhân của những kế quả đó, đồng thời chỉ ra những hạn chế trong phát triển du lịch Việt Nam và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, báo cáo cũng chỉ ra xu hướng và yếu tố tác động đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam [10].

- Lưu Thanh Tâm, “Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2015 - 2020”. Bài viết tập trung đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2010 - 2015. Chỉ ra những hạn chế và lý giải nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc đó, cụ thể về công tác tổ chức, quảng bá du lịch, hạn chế về đầu tư bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế NNL du lịch… Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra những giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, trong đó, tác giả tập trung vào các giải pháp sau: Giải pháp về bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn; chiến lược tầm nhìn để phát huy du lịch sinh thái; Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bền vững; Giải pháp về đào tạo phát triển NNL [69].

- Ung Thị Nhã Ca, “Thực trạng chất lượng đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học tại trường đại học Tây Đô và khả năng đáp ứng thị trường du lịch ở thành phố Cần Thơ” [12]. Từ việc khảo sát, đánh giá khả năng đáp ứng


về kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc của các cựu sinh viên của Trường Đại học Tây Đô. Tác giả đã chỉ rõ những khoảng cách giữa nhà trường với thực tế của các DNDL. Vì vậy, để đáp ứng đáp ứng thị trường du lịch ở thành phố Cần Thơ nói riêng và thị trường du lịch Việt Nam nói chung, như trường Tây Đô cần chú trọng đổi mới chương trình đào tạo theo hướng nâng cao thực hành thực tế cho sinh viên ở các DNDL trong việc đào tạo.

- Hoàng Thị Ánh Nguyệt, “Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp”. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích tình hình phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp với một số nội dung chủ yếu: Khái quát tiềm năng du lịch của tỉnh; Những kết quả đạt được về số lượng khách đến, doanh thu, phục vụ du lịch… và chỉ ra những hạn chế về cơ sở vật chất phục vụ du lịch, cơ chế thu hút đầu tư, chính sách thuế, xúc tiến, quảng bá, phát triển NNL, các sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ, đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên và phục vụ khách du lịch… Trên cơ đó, bài viết đưa ra một số đề xuất để du lịch tỉnh: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; Tập trung đầu tư, hoàn thiện và đồng bộ hóa công tác đảm bảo cũng như cơ sở hạ tầng dẫn đến các khu trung tâm du lịch chiến lược…; Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thế mạnh du lịch ra thị trường trong nước và quốc tế; Chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù; Tiếp tục nâng cao thay nghề phục vụ cho người lao động trong ngành du lịch [52].

- Nguyễn Thị Thúy Hường, “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong cộng đồng ASEAN” [33]. Tác giả công trình này đã khái quát tổng thể thực trạng nhân lực du lịch của Việt Nam chúng ta trong giai đoạn 2010 - 2015 cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu nhân lực theo từng ngành, từng lĩnh vực. Từ đó tạo ra môi trường làm việc có sức cạnh tranh cao hơn và tạo ra nhiều việc làm cho ngành du lịch nước ta có chỗ đứng trong cộng đồng các nước Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tác giả cho rằng ngành du lịch phải đề ra giải pháp nhằm tạo ra nguồn nhân lực bối cảnh ngày càng hội nhập.

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí