Các Công Trình Liên Quan Đến Nhân Lực Và Phát Triển Nhân Lực Ngành Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình


- Nguyễn Sơn Hà, “Đào tạo nhân lực du lịch hiện nay”. Bài viết đánh giá sơ bộ tình hình ngành du lịch nước ta giai đoạn 2011 - 2015, từ đó đề cập đến cung cầu của NNL du lịch. Theo tác giả, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, NNL du lịch ngày càng đòi hỏi cao hơn cả về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, ý thức trách nhiệm… Từ đó, tác giả đề cập đến những sự cần thiết của công tác đào tạo NNL du lịch: Nâng cao nhận thức và dự báo đúng nhu cầu đào tạo NNL; Xây dựng và phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng nâng cao kỹ năng thực hành cho NNL du lịch; Huy động các nguồn lực và điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo, phát triển NNL du lịch. Bài báo chủ yếu đề cập đến việc đào tào NNL ngành du lịch [26].

- Trần Văn Long, “Quản lý đào tạo của các trường cao đắng du lịch đáp ứng nhu cầu nhu cầu cho các doanh nghiệp khu vực đồng bằng Bắc Bộ” [42]. Luận án của tác giả đã luận giải rõ thêm phần lý luận cũng như thực tế của thực tiễn trong quản lý và đào tạo của các cở sở đào tạo tại trường cao đẳng Du lịch cho DNDL thuộc địa bàn đồng bằng Bắc Bộ, như của nước ta sao cho cân bằng nhu cầu của thị trường sức lao động đối với ngành du lịch sao cho các cơ sở đào tọa phải đào tạo đáp ứng được nhu cầu cho DNDL đúng theo nhu cầu cần thiết về nhân lực tại các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường cạnh tranh, từ đó các trường đào tạo nghề du lịch sẽ đào tạo để đáp ứng nhu cầu cho DNDL ở khu vực này được hợp lý hơn.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát chung nhất các vấn đề cơ bản về thực trạng nhân lực, phát triển nhân lực ngành du lịch của các địa phương cũng như của Việt Nam, đồng thời cũng nêu rõ vai trò quan trọng của nhân lực du lịch trong việc thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Từ những phân tích về hạn chế, nguyên nhân yếu kém hiện nay của NLDL, các tác giả đã có những đưa ra mốt số đề xuất để phát triển NLDL, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu phân tích NLDL trong các DNDL ở cấp độ tỉnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.


1.1.2.3. Các công trình liên quan đến nhân lực và phát triển nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Ở tỉnh Ninh Bình trong quá trình phát triển, nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác có hiệu quả, nhiều yếu tố mới nảy sinh có tác động lớn đến sự phát triển của du lịch Ninh Bình. Trước thực tế đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch, đã có một số công trình nghiên cứu như sau:

- Nguyễn Mạnh Cường, “Vai trò chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Ninh Bình”, công trình nghiên cứu này đã đi sâu phân tích vai trò của chính quyền địa phương để phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Ninh Bình. Trong đó, tác giả đã khái quát tổng thể vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững. Đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất 5 nhóm giải pháp để nâng cao vai trò của quản lý nhà nước cuarcacs cấp các ngành trong phát triển ngành du lịch bền vững của tỉnh trong thời gian tới: Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững; Xây dựng cơ chế luật pháp và chính sách nhà nước nhằm phát triển du lịch; Xây dựng và phát triển vận hành về du lịch; Tổ chức, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra công tác; Các giải pháp điều kiện. Đặc biệt, công trình này nhấn mạnh cần phải nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các DNDL phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của hội nhập [17].

- Nguyễn Thế Bình, “Nguồn nhân lực để phát triển du lịch Ninh Bình: Thực trạng và giải pháp”. Trong đề tài này tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch và kinh doanh du lịch, các nguồn để phát triển du lịch, nguồn lực nhân lực du lịch chung. Đồng thời, tác giả đi phân tích, đánh giá thực trạng NNL nói chung và NNL ngành du lịch ở Ninh Bình nói riêng trong giai đoạn 2003-2008 (về số lượng, chủng loại lao động; trình độ người lao động; hoạt động đào tạo; quản lý sử dụng lao động du lịch). Từ đó, tác giả đề xuất định hướng và giải pháp nhằm quản lý, bồi dưỡng và sử dụng NNL Ninh Bình giai


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

đoạn 2010-2020. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả chỉ đánh giá chung về NNL của toàn tỉnh, đi sâu phân tích về đào tạo cho nhân lực ngành du lịch ở Ninh Bình mà không đi sâu phân tích nhân lực của DNDL, đặc biệt đặt trong thời kỳ hội nhập hiện nay như hiện nay [6].

- Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây được coi là một trong những kim chỉ nam để phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2030. Quy hoạch này được xây dựng với mục tiêu là cụ thể hóa các nội dung cơ bản trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, của Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; và Quy hoạch tổng thể ở Ninh Bình, nhằm: (i) Thực hiện công tác quản lý phát triển du lịch có hiệu quả và thống nhất trong mối liên hệ trong toàn tỉnh và với các tỉnh khác trong vùng và cả nước; (ii) Tạo cơ sở pháp lý để quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh; lập quy hoạch chi tiết các khu du lịch trọng điểm; xây dựng các dự án trọng điểm đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, góp phần quản lý và khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch. Nội dung chủ yếu của quy hoạch là: Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của ngành du lịch Ninh Bình trong tổng thể phát triển du lịch của vùng và cả nước cũng như trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Phân tích, đánh giá tiềm năng các nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, trong đó có các phân tích về nhân lực của ngành du lịch; Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất quy mô phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Xây dựng định hướng phát triển du lịch; Xác định danh mục các khu vực, các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch; nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch...Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình theo đó có giải pháp về nhân lực. Tuy nhiên, đây là bản quy hoạch tổng thể, vì vậy các phân tích đánh giá hiện trạng về nguồn nhân lực mới mang tính

Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế - 5


chất chung của ngành du lịch của tỉnh, chưa phân tích nhân lực tại các DNDL, đặc biệt khi đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế [63].

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình (2016), Ninh Bình đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng bền vững. Tác giả đã phân tích tiềm năng, lợi thế của tỉnh Ninh Bình để đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển của ngành du lịch theo hướng phát triển bền vững, trong đó tác giả đã đưa ra giải pháp chú trọng đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch [4].

1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU

1.2.1. Khái quát kết quả các công trình có liên quan đến đề tài luận án đã được công bố

Qua quá trình nghiên cứu tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài cho thấy, các công trình nghiên cứu đã phân tích sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn về nội dung nghiên cứu xin được khái quát tổng thể như sau:

- Thứ nhất, về cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phát triển nhân lực nói chung và phát triển nhân lực của các DNDL nói riêng: Hiện nay, các công trình nghiên cứu trước đã đề cập và làm rõ khái niệm nhân lực, NNL, phát triển nhân lực và phát triển NNL tại các doanh nghiệp; Phân tích và làm rõ vai trò phát triển nhân lực, NNL đối với nền kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng.

- Thứ hai, về cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về DNDL và ngành du lịch nói chung: Các công trình nghiên cứu đã khái quát được những vấn đề cơ bản về du lịch, DNDL, thị trường du lịch, đặc điểm và vai trò của DNDL, thị trường du lịch trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của DNDL, thị trường du lịch cũng như kinh nghiệm phát triển của DNDL và thị trường du lịch của một số nước trên thế giới. Đây là một trong những nguồn tài liệu để tác giả tham khảo trong việc phân tích và làm rõ về


nhân lực, pháp phát triển nhân lực cho các DNDL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong hội nhập.

- Thứ ba, trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về nhân lực ngành du lịch nói chung của tỉnh, cũng như nhân lực ở một số doanh nghiệp du lịch cụ thể trên các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về nhân lực tại các DNDL, đặc biệt lại đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay ở tỉnh. Đây là một khoảng trống rất lớn cần phải được nghiên cứu và làm rõ để du lịch tỉnh Ninh Bình phát triển mạnh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh thì việc phát triển đội ngũ nhân lực du lịch là rất quan trọng.

1.2.2. Những khoảng trống mà luận án tiếp tục nghiên cứu

Về cả lý luận và thực tiễn của nhân lực ngành du lịch nói chung và DNDL nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trước chưa có công trình nào đề cập một cách cụ thể về nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế trong phạm vi một tỉnh ở góc độ Kinh tế chính trị. Cụ thể:

Một là, khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, hệ thống các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế của địa phương cấp tỉnh chưa được làm rõ. Vì vậy, trong công trình này, tác giả sẽ luận giải và làm rõ những vấn đề trên.

Hai là, chưa chỉ ra được các mô hình, các bài học kinh nghiệm ở các nước, các địa phương về phát triển nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế ở cấp độ tỉnh. Vì vậy, luận án này sẽ đi sâu phân tích bài học kinh nghiệm của các quốc gia, các địa phương của Việt Nam có điều kiện tương đồng đã thành công về phát triển NLDL tại các DNDL trong bối cảnh hội nhập quốc tế, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Ninh Bình.

Ba là, chưa có công trình nào đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế, thực trạng phát triển nhân lực tại các DNDL của tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế. Trong khi đó, DNDL lại là


hạt nhân để phát triển du lịch của tỉnh. Vì vậy, luận án này sẽ đi sâu và làm rõ tiềm năng phát triển du lịch, đánh giá thực trạng phát triển NLDL tại các DNDL trên các khía cạnh: Số lượng, chất lượng và cơ cấu ở góc độ Kinh tế chính trị. Qua đó, làm rõ những khó khăn, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân yếu kém đó.

Bốn là, để có những định hướng rõ ràng, giải pháp cụ thể cho việc phát triển nhân lực tại các DNDL của tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế. Do đó, trên cơ sở việc đánh giá thực trạng, luận án này sẽ đi sâu phân tích và đề xuất những định hướng, giải pháp cụ thể nhằm phát triển NLDL tại các DNDL, góp phần phát triển chung ngành du lịch của tỉnh.

Nhân lực tại các DNDL cần được đánh giá đúng thực trạng NLDL tại các DNDL cả về lý luân và thực tiễn để làm cơ sở cho việc đề ra các quan điểm, giải pháp xây dựng, phát triển nguồn nhân lực cho các DNDL trên địa bàn Ninh Bình trong hội nhập là điểm mới của nghiên cứu này, nhằm bù đắp phần nào vào những khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu đã được phân tích trên.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ


2.1. QUAN NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1.1. Quan niệm nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế

2.1.1.1. Quan niệm nhân lực

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhân lực là một trong các nguồn lực quan trọng không thể thiếu và gắn liền với bất kỳ nền sản xuất của xã hội nào. Vì vậy, hiện nay khi nghiên cứu về nhân lực nói chung và nhân lực trong doanh nghiệp nói riêng, mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những quan điểm khác nhau. Một số quan điểm như:

- Theo từ điển tiếng Việt, “nhân lực là sức người” bao gồm tâm lực (thái độ, ý thức làm việc, nhu cầu, mong muốn của con người khi làm việc), trí lực (kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc), thể lực (sức khỏe khi làm việc) [54].

- Theo Nguyễn Ngọc Quân thì “Nhân lực chính là nguồn lực của mỗi con người”, bao gồm thể lực (sức khỏe làm việc của mỗi con người) và trí lực (kỹ năng, kinh nghiệm, sự hiểu biết, thái độ, nhân cách, ý thức, nguộn vọng, mong muốn… của con người trong công việc) [60].

- Theo Nguyễn Hữu Dũng thì nhân lực được hiểu là tính năng động và năng lực xã hội của người lao động. Trong đó, năng lực xã hội của người lao động được hiểu là năng lực làm việc và khả năng tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Vì vậy, cần chú ý chăm sóc, đào tạo và đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho người lao động, từ đó người lao động sẽ làm ra nhiều của cải cho xã hội hơn. Còn tính năng động được hiểu sự hoạt động tích cực của người lao động khi làm việc. Vì vậy, cần có những chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý để phát


huy hết khả năng cũng như tính năng động của người lao động, từ đó thúc đẩy xã hội phát triển [21].

Như vậy, mỗi học giả khi nghiên cứu về vấn đề nhân lực ở mỗi góc độ khác nhau lại có những quan niệm và cách thức diễn đạt khác nhau về nhân lực nhưng đều có điểm chung là bao gồm thể lực và trí lực của người lao động.

Tóm lại, nhân lực là một nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh, về chất nó bao gồm yếu tố thể lực (sức khỏe thể chất và tinh thần của con người), trí lực (trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, năng lực làm việc) và tâm lực (thái độ và trách nhiệm khi làm việc, tâm lý, ý thức và khả năng chịu áp lực công việc).

2.1.1.2. Quan niệm nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch

Để làm rõ khái niệm nhân lực tại các DNDL, cần làm rõ khái niệm du lịch và doanh nghiệp du lịch. Cụ thể:

Hiện nay các công trình nghiên cứu này sử dụng định nghĩa theo luật du lịch Việt Nam số 09/2017/QH14, ngày 19/6/2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [62].

Xuất phát từ những khái niệm trên, tác giả luận án cho rằng khái niệm nhân lực tại các DNDL có thể hiểu như sau: “Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch là tổng thể người lao động làm việc tại các doanh nghiệp du lịch trong một thời điểm nhất định ở hiện tại cũng như trong tương lai, là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản cho phát triển kinh tế của doanh nghiệp, là năng lực lao động, sức lao động tập thể của lực lượng lao động trong doanh nghiệp du lịch”.

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí