Nhà Folklore học Laduchin đã từng nhận xét “…Trong sự phân biệt với các thể loại tự sự, ở các bài ca trữ tình dân gian , sự so sánh không phải chủ yếu thực hiện chức năng tạo hình mà là chức năng biểu hiện. Chúng sử dụng những hình ảnh chính là để biểu hiện các loại khác nhau của trạng thái tình cảm”. Như vậy, bên cạnh nhịp sống và chiến đấu hết sức khẩn trương của nhân dân ta trong giai đoạn từ 1945 đến 1975, ý kiến của học giả Laduchin là nguyên nhân thứ hai lý giải vì sao ca dao từ 1945 đến 1975 với hai đề tài trung tâm là đấu tranh cách mạng và ngợi ca lãnh tụ lại sử dụng so sánh nhiều hơn các biện pháp nghệ thuật khác.
2.3.4.2. Điệp ngữ
Theo GS. Cù Đình Tú: “Điệp ngữ là một phương thức ngữ nghĩa, ở đây người ta lặp lại một cách có ý thức hai hay nhiều lần những từ hay ngữ như nhau, những câu và đoạn câu như nhau, cả những kiểu câu hay cách phô diễn như nhau. Điệp ngữ có cơ sở ở quy luật tâm lý: một vật kích thích xuất hiện nhiều lần sẽ làm người ta chú ý.” [51-168]
Trong ca dao từ 1945 đến 1975, biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng ở 73/1.159 (khoảng 6,3%) bài ca dao được khảo sát. Biện pháp tu từ này tỏ ra khá đắc dụng khi tác giả dân gian muốn làm nổi bật và phát triển ý muốn trình bày, tình cảm muốn biểu hiện hoặc đối tượng muốn nói đến.
Để chỉ mặt, vạch tên, biểu lộ lòng căm thù sâu sắc và thái độ khinh ghét tột độ đối với bọn giặc đã gây ra biết bao nhiêu tội ác bạo tàn trên đất nước ta, ca dao thường dùng các điệp từ: “giặc Pháp”, “đánh Mỹ”, “bay”, “vì bay”, “mày”, “nó”, “thằng Tây”:
Chúng tao chỉ có câu này
Thề cùng giặc Pháp có mày không tao Một lời chém tựa nhát dao
Thề cùng giặc Pháp có tao không mày.
Đánh Mỹ phải đánh đến cùng Đồng bào cả nước quyết chung một lòng
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 6
- Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 7
- Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 8
- Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 10
- Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 11
- Những Điểm Dị Biệt Giữa Ca Dao Cổ Truyền Và Ca Dao Từ 1945 Đến Nay
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Đời ta đánh Mỹ chưa xong
Thì đời con cháu nối dòng đứng lên….
[9]
Đề cập tới những thiếu thốn, khó khăn, gian khổ trong sinh hoạt cũng như trong chiến đấu cũng như tình đồng đội gắn bó thắm thiết, ca dao sử dụng nhiều điệp từ “chung”, “chúng mình”:
Chung nhau một lán giữa rừng
Chung đùm cơm vắt, gói vừng hành quân Chung nồi nước nóng ngâm chân
Chung hơi thuốc ấm sợi thơm lúc them…
Ở nhà có mẹ có cha
Ở đây có tổ ba ba chúng mình
Chung lòng, chung sức, chung tình Ba đứa chúng mình như gậy chạc ba.
[9]
Trong ca dao từ 1945 đến 1975, điệp từ “Đố ai” được dùng để nhấn mạnh những nỗi gian lao khôn cùng của các anh bộ đội:
Đố ai quét sạch lá rừng
Vệ sẽ hạ lệnh gió đừng rung cây Đố ai đoán đúng Vệ đây
Đi bao cây số từ ngày xuất quân?...
Nhiều điệp từ nói lên tinh thần đoàn kết, thi đua yêu nước rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân:
Còn non, còn nước, còn dài
Còn đi, còn nhớ tới người nuôi quân Ngày ngày hai bữa chuyên cần
Cơm ăn sau chót, hành quân đi đầu.
[9]
Nhiều điệp từ được sử dụng để thể hiện ý chí quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ của quân và dân ta:
Còn trời, còn nước, còn non Còn lúa Chính phủ, em còn cứ đi.
Dù cho trời lệch đất nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Dù Tây hung bạo trăm phần
Cũng không cướp được một phân đất này.
[9]
Trong ca dao còn xuất hiện điệp từ kép mang ý nghĩa đối lập như: “mày… tao”, “Tây…ta”:
Thằng Tây chớ cậy xác dài
Chúng tao người nhỏ nhưng dai hơn mày Thằng Tây chớ cậy béo quay
Mày thức hai buổi là mày bở hơi Chúng tao thức bốn đêm rồi
Ăn cháo hai bữa, chạy mười chín cây Bây giờ mới gặp mày đây
Sức tao vẫn đủ bắt mày hàng tao.
Bên cạnh đó, các kiểu điệp từ kép với ý nghĩa so sánh “ngày xưa – ngày nay”, đấy – đây; Điệp từ ghép có ý nghĩa cộng hưởng, tương hỗ: “Chồng người
… chồng tôi” được sử dụng khá phổ biến.
Như vậy, điệp từ được sử dụng rất phong phú và trở thành một thủ pháp nghệ thuật đắc dụng trong ca dao từ 1945 đến 1975.
Cùng với điệp ngữ, so sánh, các biện pháp tu từ khác như ẩn dụ, nhân hóa… cũng xuất hiện (tuy không nhiều) trong ca dao từ 1945 đến 1975.
Như vậy, ca dao đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của nó trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh đó là vừa phục vụ công cuộc chiến đấu ở tiền tuyến, vừa
phục vụ sản xuất ở hậu phương, có ý nghĩa động viên, khuyến khích quân dân cả nước thi đua giết giặc, thi đua sản xuất. Do chưa có độ lùi thời gian để sàng lọc, các bài ca dao giai đoạn này nói chung còn thiếu sự trau chuốt nhưng lại thừa sự mộc mạc tự nhiên.
Tiểu kết:
Trong chương 2, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 1.159 bài ca dao từ 1945 đến 1975 và đưa ra kết luận về một số đặc điểm thuộc về nội dung và thi pháp của ca dao người Việt giai đoạn này:
Đề tài trung tâm là đề tài đấu tranh cách mạng, đề tài lãnh tụ và đề tài sản xuất xây dựng. Đề tài đấu tranh cách mạng được thể hiện ở hai nội dung chính: Thái độ khinh bỉ, lòng căm phẫn lũ bán nước và cướp nước; tinh thần và ý chí quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Ở đề tài lãnh tụ, những bài ca dao không phản ánh một cách cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chủ yếu nói lên những cảm xúc sâu sắc và chân thành của nhân dân ta dành cho Người. Đề tài sản xuất xây dựng, tác giả dân gian tập trung phản ánh sự tích cực tăng gia sản xuất để vừa có lương thực chi viện cho tiền tuyến cũng như vừa đảm bảo cuộc sống ấm no ở hậu phương của nhân dân ta.
Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng trữ tình lịch sử dân tộc với phần đa các lời ca mang âm hưởng ngợi ca.
Trong chương này, chúng tôi cũng đề cập tới một số yếu tố thi pháp trong ca dao từ năm 1945 đến năm 1975:
Về thể thơ, ngoài thể thơ lục bát, ca dao giai đoạn này còn sử dụng nhiều thể thơ khác và các biến thể của chúng như thể thơ tự do, song thất lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát biến thể…Bên cạnh những nhịp thơ quen thuộc của thơ ca truyền thống, ca dao lục bát cổ truyền, chúng ta còn gặp nhiều cách ngắt nhịp khác. Những trường hợp ca dao ngắt nhịp sáng tạo ấy như để làm nổi bật lên cái quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, hiểm nguy của cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Phổ biến trong ca dao giai đoạn này là những kiểu không gian nghệ thuật mang tính phiếm chỉ và cá biệt hóa, không gian bình bị, gần gũi, quen thuộc, không gian khoáng đạt, hùng vĩ và không gian mới lạ.
Thời gian nghệ thuật mang tính phiếm chỉ là đặc điểm nổi bật của ca dao giai đoạn này. Cũng có khi thời gian nghệ thuật mang tính cụ thể, chính xác trong những lời ca miêu tả, tường thuật lại những chiến công lịch sử của quân và dân ta trong những năm kháng chiến.
Về biện pháp tu từ, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy so sánh được sử dụng khá phổ biến với hai kiểu cấu trúc so sánh triển khai và so sánh tương hỗ bổ sung. Điệp ngữ cũng được sử dụng rất phong phú và trở thành một biện pháp nghệ thuật đắc dụng, bên cạnh đó còn có sự xuất hiện một số biện pháp tu từ khác (tuy tần suất không nhiều) trong ca dao từ 1945 đến 1975.
Như vậy, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, ca dao vẫn ra đời với những đặc điểm về nội dung và thi pháp nêu trên và đã phát huy một cách tối đa sứ mệnh của nó đối với lịch sử nước nhà.
Chương 3
CA DAO NGƯỜI VIỆT TỪ 1975 ĐẾN NAY
Sau ba mươi năm chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng rất đáng kiêu hãnh, tự hào, mùa xuân năm 1975 đất nước ta hoàn toàn độc lập và thống nhất. Từ đây cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới – thời kì Cách mạng Xã hội chủ nghĩa trong cả nước. Những bước đi chập chững đầu tiên trên con đường xây dựng đất nước, bên cạnh những thành tựu đã đạt được chúng ta đã vấp phải những sai lầm. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã nhanh chóng khắc phục được những hạn chế đó. Bằng việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa – chính trị với bạn bè nhiều nước trên thế giới, chúng ta đã và đang đạt được những thành tựu rất quan trọng trên nhiều lĩnh vực song bên cạnh đó cũng còn nhiều tồn tại trong xã hội.
Ca dao với “vai trò ngự sử trong đời sống dư luận” trong giai đoạn hiện nay vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình. Trước sự thay đổi vận mệnh lớn lao của dân tộc, lẽ dĩ nhiên ca dao sẽ có nhiều điểm khác trước. Xét về đề tài và nội dung phản ánh, những lời ca dao đang được lưu truyền trong đời sống dân gian rất đa dạng từ đề tài tình yêu, đề tài gia đình đến đề tài xã hội; Nội dung phản ánh là những biểu hiện muôn mặt của đời sống hôm nay; Nghệ thuật thể hiện hướng tới sự ngắn gọn, độc đáo với cách thức lưu truyền linh hoạt, cơ động rất phù hợp với nhịp sống khẩn trương của con người hiện đại.
3.1. Đề tài trung tâm
3.1.1. Đề tài xã hội
Đề tài xã hội chiếm khối lượng nhiều nhất (380/742 lời, khoảng 51,21%) những bài ca dao được khảo sát. Đề tài xã hội tập trung chủ yếu vào việc phản ánh những khó khăn trong cuộc sống của nhân dân; Sự tha hóa, biến chất đạo đức ở một số bộ phận người; Những tệ nạn xã hội và một số lời ca dao mang
tính tuyên truyền, khẩu hiệu nhân dân làm theo chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước.
Ca dao từ 1975 đến nay xuất hiện khá nhiều bài phản ánh những khó khăn của nhân dân trong xã hội đương đại như: vấn đề mức lương chưa phù hợp với sức tăng phi mã của giá điện, nước, xăng, các mặt hàng thiết yếu và các loại phí, những hiện tượng quan liêu trong các ngành giáo dục, y tế, giao thông…
Thông qua ca dao, nhân dân đã thẳng thắn tỏ thái độ bất bình khi hai “ông lớn” xăng dầu, điện lực làm ăn kém hiệu quả thì đè dân ra, bắt dân phải chia sẻ thiệt hại, nhưng đến khi có lãi các ông lại tỏ ra thiếu minh bạch, không thèm đếm xỉa đến quyền lợi của dân:
Xăng dầu đâu dễ bay hơi
Ông luôn than lỗ, chắc trời thấu cho.
Ông điện đầu tư lòng vòng Buôn thua bán lỗ còn hòng giá tăng.
Bắc thang lên hỏi ông trời
Độc quyền bán điện quá lời còn than!
[6]
Giá xăng dầu, điện tăng kéo theo giá các mặt hàng khác tăng theo sẽ ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của nhân dân. Để minh họa cho điều này, tác giả dân gian đã đưa ra lời ca dao tưởng như đùa bỡn mà hết sức chân thực. Có khi vì vật giá leo thang với tốc độ phi mã, đám cưới phải tổ chức vội vã:
Cưới vợ thì cưới liền tay
Chớ để lâu ngày vật giá leo thang.
[6]
Do đó, một đề tài hết sức phổ biến xung quanh bàn trà, chén rượu của nhân dân ta hiện nay chính là vấn đề lương – giá. Có một hiện tượng đã trở nên
rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày của nhân dân là mỗi khi nhà nước có kế hoạch thay đổi chính sách tiền lương, chế độ là vật giá trên thị trường đã đua nhau leo thang trước. Trên giấy tờ là cán bộ, công nhân viên chức được tăng lương nhưng trên thực tế với sự leo thang của vật giá, cuộc sống của họ chẳng có gì được cải thiện đáng kể:
Chừng nào chạch đẻ ngọn đa Tiền lương với giá may ra sánh bằng.
[6]
Thông qua ca dao, quần chúng cũng mỉa mai, châm biếm một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục nước ta hiện nay cũng nảy sinh nhiều vấn nạn. Đó là tình trạng mua bằng, mua điểm:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Thà làm chức nhỏ còn hơn mua bằng.
[6]
Tình trạng đào tạo sinh viên một cách ồ ạt, thiếu khoa học của các trường chuyên nghiệp gây ra gánh nặng và lãng phí cho xã hội cũng trở thành đề tài mang tính thời sự nóng bỏng trong ca dao:
Trăm năm trong cõi người ta Lấy bằng đại học biết là về đâu?
[6]
Cùng với những vấn nạn trên, chương trình sách giáo khoa, nạn dạy thêm, học thêm, những tiêu cực trong thi cử… cũng trở thành đối tượng để ca dao phản ánh một cách chân thực và sinh động.
Trong ca dao từ 1975 đến nay, những vấn đề nhức nhối trong lĩnh vực y tế cũng chiếm một số lượng đáng kể:
Trăm năm nước chảy đá mòn Viện phí đã đắt nay còn đòi tăng.
[6]