Thiên Mệnh Trong Tục Ngữ , Ca Dao – Dân Ca Người Việt


bộc chi ư dân, nhi dân thọ chi) [31, tr. 92]. Những quan niệm tiến bộ ấy đã bị các nhà Nho sau này gạt bỏ, thay vào đó những triết lý cứng nhắc, độc đoán đến phản động. Đại diện tiêu biểu nhất cho thế hệ này là Đổng Trọng Thư. Họ Đổng đã pha tạp nhiều hệ tư tưởng khác nhau để cho ra đời một học thuyết Nho giáo mang tính “hỗn dung”, đối lập với nguyện vọng của số đông dân chúng, nhưng lại đáp ứng triệt để nhu cầu chuyên chế tập quyền của các triều đại phong kiến. Học thuyết của họ Đổng được quan phương và kế tục bởi nhiều triều đại phong kiến sau này.

Đổng Trọng Thư đã đẩy thuyết Thiên mệnh đến chỗ cực đoan và thần bí khi vận dụng thuyết Âm Dương lý giải các mối quan hệ trong xã hội và áp đặt định số cho sự sinh tồn của con người trong trời đất nhằm trói buộc người dân vào bổn phận đã được Trời định đoạt riêng cho mỗi người từ trước. Họ Đổng bảo rằng: “Biểu tượng của Trời đất và sự tương ứng của Âm Dương thường thiết lập ở thân người. Thân người do Trời và tương ứng với số của Trời, cho nên sinh mệnh có liên quan đến Trời…” [80, tr. 30]. Vạn vật trong trời đất luôn phải có sự xứng hợp giữa Âm và Dương mới tạo được sự hài hòa, bền vững, ví như Trời là Dương, Đất là Âm. Trời là vua nên che phủ và ban ơn cho bầy tôi là Đất, Đất là bầy tôi có nhiệm vụ nâng đỡ và giúp vua” [80, tr. 42]. Từ đây quy ra các mối quan hệ nhân luân cũng phải tuân thủ theo quy luật Âm Dương. Vua là Dương, bầy tôi là Âm; cha là Dương, con là Âm; chồng là Dương, vợ là Âm. Các quy định về Nhân Nghĩa và trật tự xã hội đều bắt nguồn từ Trời [80, tr. 42], theo quy luật: Dương chi phối Âm và Âm phải tôn kính, phục tùng theo Dương. Nhận xét về sự thuyết giải ba mối quan hệ: quân – thần, phụ – tử, phu – phụ theo Âm Dương luận, Phùng Hữu Lan viết: “Thế thì bầy tôi, con cái, người vợ trở thành kẻ phụ thuộc vào vua, cha, chồng” [80, tr. 43].

Với việc vận dụng thuyết Âm Dương để biện giải các hiện tượng tự nhiên và xã hội, Đổng Trọng Thư đã siêu hình hóa mối quan hệ hiện thực, biến các mối quan hệ trong xã hội thành niềm tin duy tâm cực đoan mê hoặc dân chúng, buộc họ vào thế cam phận thuận theo bề trên vì xem đó là ý Trời. Đổng Trọng Thư cho rằng: “Con người nhận lãnh sinh mệnh từ Trời, cho nên vượt trên tự nhiên và khác với


mọi sinh vật khác. Trong gia đình thì người có tình thân của cha con, anh em; ngoài xã hội thì có nghĩa vụ vua tôi và kẻ trên người dưới, quây quần gặp gỡ thì có sự cư xử đối với bậc già cả, người lớn và trẻ nhỏ” [80, tr. 45]. Sự áp đặt và ràng buộc theo cách cư xử này đã được Trương Hoành Cừ tiếp nối nhưng vận dụng dịch lý để củng cố.

Hoành Cừ viết trong Chính mông:

Càn (Trời) là cha, Khôn (đất) là mẹ; tấm thân nhỏ nhoi của ta tương hợp với trời đất mà đứng ở giữa. Cho nên cái khí lấp đầy trời đất là thân thể của ta. Cái thống lĩnh trời đất là bản tính của ta… Nhà vua là con cả của cha mẹ ta (tức Trời Đất). Quan đại thần là người quản lý việc nhà của con cả. Hãy tôn trọng bậc trưởng thượng, vì họ là bậc trưởng thượng (của Trời Đất) đáng cho mình tôn trọng… [dẫn lại 79, tr. 555].

Hoành Cừ thừa kế triết lý tôn ti, vận dụng giải thích theo biến chuyển của dịch lý để duy lý hóa thứ bậc trong xã hội. Theo đó các thứ bậc vừa phân định trên dưới vừa chỉ rò trách nhiệm của từng đối tượng. Những kẻ giàu có thì bảo bọc những kẻ đáng thương. Kẻ khốn đốn thì vui với mệnh Trời, không lo buồn tủi phận. Đó là thể hiện lòng chí hiếu với cha Trời mẹ Đất. Làm trái lệnh cha mẹ là phẩm hạnh của đứa con ngỗ nghịch… [80, tr. 556]. Đến Hoành Cừ, Thiên mệnh đã cố định trong mỗi đối tượng bằng khái niệm Phận số. Số phận đó mang tính an bài từ Trời. Vì thế, những người thấp bé khốn cùng nên vui với thân phận Trời ban vì giàu có là “cái được”, nghèo khó khốn cùng là “cái may”. Ông viết: “Cha Trời mẹ Đất cho ta phú quý hạnh phúc là làm dày dặn cuộc sống của ta; cho ta nghèo hèn lo buồn tức là cho ngọc quý để ta mài giũa vậy. Khi còn sống, ta cứ thuận theo Trời mà hành sự; khi ta chết, ta cảm thấy thanh thản an bình” [80, tr. 556]. Nếu nội dung này được thuyết giảng rộng rãi và mọi người tin theo thì Nho giáo thực sự trở thành một “tôn giáo”. Bên cạnh khả năng giúp người dân an nhiên trước họa phúc, phương châm sống đó còn có tác dụng khống chế ý chí phấn đấu đổi đời của họ. Càng về sau, khi Nho giáo ngày càng khẳng định giá trị thực tiễn, mang lại quyền lợi cho giai cấp thống trị thì tính cực đoan, “tôn giáo” của nó càng được xoáy sâu và củng cố. Danh nho


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

nổi tiếng sau Trương Hoành Cừ là Trình Y Xuyên đã vận dụng lý học để giải thích cho mối quan hệ nhân luân: “Hễ có vật thì ắt có nguyên tắc. Làm cha thì phải hiền từ, làm con thì phải hiếu, làm vua thì phải nhân ái, làm bầy tôi thì phải tôn kính vua. Không có sự vật nào mà không có vị trí riêng của nó. Được vị trí ấy thì an bình, mất vị trí ấy thì loạn” [80, tr. 567]. Sự thật này bất biến vì nó từ Lý mà sinh ra, vận hành theo Lý, mà Lý thì bất biến, tồn tại vĩnh hằng [80, tr. 567]. Những biến đổi nhất thời là do tự bản thân con người gây ra, khi đó con người phải tự soi xét lại chính mình cho hợp với Lý. Sự lý giải này đã hướng cách hành xử của con người theo phương châm “tiên trách kỷ”. Một mặt nó làm cho con người co cụm, e dè, thiếu quyết đoán trong hành xử, nhưng mặt khác nó lại xây dựng nên tính hòa nhã, bao dung kiểu như “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (điều gì mình không muốn thì không nên làm với người khác) nơi mỗi người. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của tư tưởng Nho giáo là làm chính trị, bảo vệ vị trí của giai cấp cầm quyền. Dù làm chính trị bằng đạo đức thì Nho giáo vẫn có những định hướng riêng theo hướng có lợi cho giai cấp nuôi dưỡng nó, đó là việc duy trì và ổn định một xã hội có giai cấp. Trong kết cấu giai cấp tầng bậc đó có sự ràng buộc trên – dưới, Âm – Dương, Càn – Khôn… được thần bí hóa theo nhiều cách để quy định bất biến thân phận của người dân theo tâm linh. Tính tâm linh có khả năng đẩy Nho giáo từ một học thuyết đạo đức chính trị thành một “tôn giáo”. Khi đó, nó biến ý thức về bổn phận của người dân trở thành niềm tin duy tâm.

Để tăng quyền lực của vua, Nho giáo đã suy luận thần bí hóa sự ra đời và vai trò của vua bằng tên gọi: Thiên tử – con Trời. Mặt khác, để trói buộc con người vào từng vị trí bất biến, triệt tiêu khả năng phản kháng, Nho giáo đã giải thích cho sự hiện hữu của mỗi người trong xã hội đã được Trời định theo chủ ý của Người, con người không được phép hoán cải. Mục đích chính trị này là một trong những ưu điểm nổi bật của học thuyết Nho giáo đối với chế độ quân chủ chuyên chế. Chính vì thế, thuyết Thiên mệnh của Nho giáo khi du nhập vào Việt Nam đã được các triều đại phong kiến khai thác và phát huy triệt để.

Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 12


2.2.2. Thiên mệnh trong tục ngữ, ca daodân ca người Việt

Một nhà nho nào đó đã dùng dịch lý để giải thích về sự hình thành nên thế giới thực thể bằng một bài thơ lục bát:

Tự xưa đất trời cấu tinh

Dương thư âm trưởng mới sinh ra người Nuôi ta sinh sẵn nước nôi

Lại sinh lúa gạo đủ mùi cam trân Sắm sanh nhà cửa áo quần

Tơ bông tre nứa cỏ cây để dành Lo ta tật bệnh để lành

Đã sinh ra thuốc lại sinh ra thầy Lo ta dại dột ngu si

Sinh vua sinh thánh sinh thầy sinh cha Sinh ta rồi lại nuôi ta

Y như cha mẹ trong nhà với con.

[75, tr. 2498]

Trong thế giới hữu thể Trời, Đất, Người và vạn vật cùng được sinh ra do sự vận hành của vũ trụ. Trong đó Trời mang ý nghĩa là bầu trời, Người thụ bẩm tinh khí nên đứng trên vạn vật, trở thành trung tâm của trật tự tự nhiên và xã hội có thể sánh với Trời, Đất. Mặt khác, đối với các triết gia Trung Quốc, đặc biệt là Nho gia, Trời còn mang một ý nghĩa siêu thực thần thánh là “ông tổ” của loài người, chi phối đời sống xã hội và kết quả được mất của một cá nhân. Phùng Hữu Lan cũng từng khẳng định: “Trong Luận ngữ, Khổng Tử cũng thường nói đến Thiên với ý nghĩa là “ông Trời”, đấng chủ tế của muôn loài” [79, tr. 76].

Khái niệm “Trời” vừa thực tế vừa trừu tượng, hội đủ cả hai tính cách của “Người” và “Thần”. Tính cách “Thần” được Nho giáo khai thác và phát triển theo hướng duy tâm hoá, siêu thực hóa quyền năng của tính cách “Người”. Trời tạo lập và định đoạt cuộc sống con người cũng như vạn vật một cách huyền bí nhưng linh


diệu, được hàm nghĩa trong ngữ “thiên mệnh”. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thừa nhận điều đó trong kết cấu nghi vấn: “Mệnh ở Trời, há phải cầu? [65, tr. 86].

Bài ca dao trên không gọi tên thế lực siêu nhiên thần bí nhưng cách dùng các động từ để miêu tả những hành động ở trạng thái chủ động đã cho thấy đấng siêu nhiên ấy không khác gì con người nhưng có ý chí ý và quyền năng vô hạn can thiệp vào đời sống, quyết định vấn đề sinh, tử của con người như là “ông tổ” của loài người. Đây là cách diễn đạt cụ thể về uy lực và vai trò của ông Trời Nho giáo.

Người dân Việt tin rằng: “Trời sinh, Trời dưỡng”. Trời với vai trò là “ông tổ” có khả năng can thiệp đến cả tình trạng sức khỏe của con người và sắp xếp, chi phối các mối quan hệ xã hội. Khi đi vào ngôn ngữ dân gian những nội dung đó được biểu đạt bằng những cụm từ: Trời sinh, Trời làm, Trời định, của Trời… thể hiện tính “Người” của Trời. Tính “Thần” của Trời có sự tương đồng với quan niệm về một đấng thần linh trong tín ngưỡng thờ thần của người dân. Đấng thần linh đó thuộc một trong những vị thần được người dân tôn thờ, là thế lực siêu nhiên, có khả năng và quyền lực vượt khỏi nhận thức của con người nên họ chỉ cảm thấu được bằng tâm linh. Tuy nhiên, trước khi được tiếp xúc với khái niệm Trời của Nho giáo, người dân Việt chỉ biết có một “ông Trời” can thiệp vào thời tiết, gây mưa gió, lũ lụt,… không ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và trật tự xã hội.

Từ thời Văn Lang – Âu Lạc, người Việt cùng với các dân tộc vùng Đông Nam Á đã tôn thờ các thế lực siêu nhiên, thông qua những hiện thân: thần cây, thần núi, thần đá, thần sông… Đến một giai đoạn nhất định, người dân đã xác định trong số ấy có một nhân vật uy vũ nhất, chi phối nhiều mặt đời sống của họ, đó là Trời. Trời là một thế lực trung tâm của vũ trụ, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của cư dân nông nghiệp. Hiển hiện cụ thể bằng một hình tròn và có những tia chiếu tỏa ra xung quanh. Đối với người dân Việt, Trời rất gần gũi, họ có thể thông giao dễ dàng: “Bắt thang lên hỏi ông Trời/ Những tiền cho gái có đòi được không” [74, tr. 261]. Họ còn trao cho Trời cả tính cách của con người và là “người” rất đời thường, có quan hệ họ hàng với con cóc. Trời và người không những cảm thấu qua ý niệm mang tính


tâm linh để nghe họ hờn trách mà Trời còn lên tiếng đáp trả, mắng lại người khi bị người đổ vấy. Trời và cô gái đã đối đáp với nhau:

Đi đâu mà chẳng lấy chồng Người ta lấy hết chổng mông mà gào

Gào rằng: Đất hỡi! Trời ơi!

Sao không thí bỏ cho tôi chút chồng!

Ông Trời ngoảnh lại mà trông:

- Mày hay kén chọn ông không cho mày.

[74, tr. 901]

Cách đối đáp như thế, cho thấy người dân đã xem Trời là một người thân, không phải là một thế lực siêu nhiên vô hình và càng không phải là một đấng chủ tế làm mọi người phải khiếp nhược như Nho giáo. Óc khôi hài, tính phóng khoáng cùng với tư duy thực tế đã giúp người dân tự tại và tự tin tuyên bố: “Đâu có đó, mưa gió mặc Trời” [76, tr. 1001], đôi khi lại còn tỏ ra ngông nghênh, xem thường vị thế tối thượng của Trời: “Coi Trời bằng nửa con mắt”. Suy nghĩ và những hành xử quá khích như vậy trái ngược với Nho giáo, như chúng tôi đã phân tích, đối với Nho giáo, Trời là “ông tổ” của loài người, con người phải hết sức kính sợ và tuyệt đối phục tùng nếu không muốn rước họa vào thân.

Bản chất mạnh mẽ kết hợp với kinh nghiệm vượt khó, chống chọi với thiên nhiên và khả năng quật cường chiến thắng oanh liệt các thế lực xâm lược hùng mạnh giúp người dân Việt có những biến đổi mang tính “vượt gộp”, mang về cho mình những triết lý sống tiến bộ khi tiếp xúc với thuyết Thiên mệnh Nho giáo.

Mệnh số, Thiên định

Lập luận chặt chẽ của thuyết Thiên mệnh Nho giáo giúp người dân đo lường được sức mình và sức Trời. Họ bảo rằng: “Tận nhân lực phương tri thiên mạng”, nghĩa là giới hạn cuối cùng của sức người cũng là điểm tận cùng quyền năng mà Trời chi phối cuộc sống của một cá nhân. Chính vì thế mà Mệnh số của con người là do bản thân người đó quyết định, tùy theo sự nỗ lực của cá nhân. Trời chỉ theo dòi hành vi và sự cố gắng của người để mà ban cho Số. Đối với người dân, sở dĩ


một số người có cuộc sống đáng thương là vì họ không nỗ lực hết sức, không biết lợi dụng những cơ hội khách quan để tạo nên sức bật, đưa cuộc sống của chính mình vượt qua đói nghèo, khốn khó. Tục ngữ có câu: “Những người đói rách dạt dài, bởi phụ của Trời làm chẳng nên ăn” [77, tr. 2097]. Của Trời chính là cơ hội ngẫu nhiên, điều kiện tự nhiên tồn tại khách quan, đang chờ những người siêng năng, nhạy bén khai thác và tận dụng để biến chúng thành tài sản của mình. Đối với người dân, Mệnh Trời là cơ duyên, cơ may tạo nên sức bật, đưa cuộc sống của một cá nhân đến đỉnh cao sang, quyền thế. Nếu như không có sự trợ giúp khách quan đó, tự họ cũng tạo lập được cuộc sống ổn định, yên bình cho mình và cho xã hội. Nhiều lần họ khuyên bảo những người có tâm bất chính: “Dầu cho năm lọc bảy lừa/ Giàu sang tại số, nên hư tại mình” [74, tr. 758]. Người dân luôn dựa và tin vào sức mình vì thật ra lẽ Trời chẳng ở đâu xa, ở ngay trong bản tính mỗi con người, tính cách sẽ tạo nên số phận. Hơn nữa, Trời đại diện cho công lý, phân xử công bằng thiện ác như cách người dân bảo nhau: “Giời nào có dung kẻ gian, oan kẻ ngay”. Nếu sống tốt, sống thiện thì sẽ được Trời ủng hộ, được cuộc sống như ý; còn ngược lại thì nhận lấy hậu quả theo cách họ đoan chắc: “Trời nào có phụ ai đâu/ Hay làm thời giàu, có chí thì nên” [75, tr. 2464]. Ý này được triển khai cụ thể hơn và khẳng định chắc chắn kết quả phụ thuộc vào sự thông minh và ý chí của chính con người trong bài ca dao bốn câu:

Trời sinh Trời chẳng phụ nào Phong vân gặp hội anh hào ra tay

Trí khôn xếp để dạ này

Có công mài sắt có ngày nên kim.

[75, tr. 2472]

Thế nên người dân đúc kết rằng: “Vận ai nấy tạo”. Đối với người dân Việt, Số Trời là hiển nhiên nhưng thành bại trước mắt và có tính cấp thiết là do chính con người quyết định, phụ thuộc vào khả năng và đức hạnh của mỗi người. Mệnh số chỉ là điểm tựa tinh thần, ngăn người ta trượt theo những ham muốn vô cực để rồi phải nhận lấy thất vọng, oán đời trách mình. Họ bảo rằng:


Chữ rằng: “tiểu phú do cần”

Còn như “đại phú” là phần “do thiên” Đừng trễ nải chớ ghét ghen

Còn như lộc nước có phen dồi dào.

[75, tr. 2352]

Người dân phân biệt rò ràng: kết quả của một quá trình lao động cần cù là do “nhân định”. Nó thể hiện ý chí và nỗ lực của một cá nhân, còn sự ngẫu nhiên tạo nên sức bật, vượt ra ngoài suy tính của con người mới là “thiên định”. Tinh thần này chưa hẳn mang tính cách mạng nhưng nó thể hiện sự tiếp biến linh động, tích cực của người dân từ triết lý Thiên mệnh của Nho giáo. Người dân đã dùng Thiên mệnh, Mệnh số để lập luận với mục đích điều hòa những xung đột trái chiều, về lẽ sống chết, giàu sang, được mất, mang đến một sự tĩnh tại an nhiên về tinh thần. Đây là kết quả của quá trình tiếp biến “vượt gộp” mà người dân Việt có được qua một thời gian dài biến chuyển, dung hợp tín ngưỡng bản địa với triết lý ngoại sinh, xây dựng nên một niềm tin thiêng liêng nhưng không mê tín. Tuy con số thống kê cho thấy sự tiếp biến tích cực này không phổ biến, mang tính định hướng tâm thức (tục ngữ 13 câu so với 88 câu có xu hướng tiêu cực; ca dao – dân ca: 28 bài so với 210 bài mang ý nghĩa tiêu cực, xem Phụ lục, tr. 3) nhưng nó có thể chứng minh cho sức quật cường, nỗ lực biến những điều kiện khách quan cả lợi lẫn bất lợi thành cơ hội để tu rèn bản thân, thể hiện tham vọng khắc phục thiên nhiên, hạn chế sự ảnh hưởng của các thế lực thiên nhiên của người dân Việt. Tuy nhiên, cũng qua các con số, chúng ta không thể phủ nhận sự phổ biến, chi phối tâm thức dân gian lúc bấy giờ là Mệnh số Trời định.

Do điều kiện lịch sử, Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa người dân. Riêng thuyết Thiên mệnh Nho giáo có điều kiện thuận lợi về tín ngưỡng để nhanh chóng hòa nhập vào tâm thức dân gian, làm chuyển biến niềm tin tâm linh của người Việt theo định hướng Nho giáo. Trên nền tảng tâm linh sẵn có do tín ngưỡng dân gian, Phật, Đạo gây dựng, yếu tố siêu thực của Thiên mệnh dễ dàng được đón nhận và phát triển bởi tính lý luận chặt chẽ đi liền với thực tế như cách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022