Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 10

Bệnh nhân mang trong mình nỗi đau đớn của bệnh tật, phải chịu mức viện phí cao đã là một điều bất hạnh. Họ còn bất hạnh hơn nữa khi vì sự sống, họ phải tình nguyện bị trấn lột công khai một lần nữa:

Chim quyên nó đậu bụi riềng Bác sĩ bán thuốc moi tiền bệnh nhân.

[6]

Tình trạng tắc đường, kẹt xe, nạn đinh tặc, cơ sở hạ tầng của giao thông xuống cấp cũng được phản ánh vào ca dao một cách hết sức tự nhiên và chân thực:

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Gặp nhầm đinh tặc thiếu điều đứng tim.

[6]

Từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế nước của nước ta ngày càng phát triển. Cùng với đó là sự mở rộng quy mô các cụm công nghiệp, các khu nhà máy. Song song với chất lượng cuộc sống của nhân dân được cải thiện thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đã được đặt ra:

Sông quê nay sắp chết rồi

Một dòng đen kịt, nước hôi nực nồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

[6]

Ngoài những khó khăn của nhân dân trong xã hội đương đại, ca dao cũng đã đề cập tới sự tha hóa, biến chất của một số bộ phận người:

Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 10

Đó là tình trạng tha hóa đạo đức của một bộ phận giáo viên. Chưa bao giờ nhân cách người thầy lại xuống cấp, trở thành nỗi trăn trở không yên của người học như giai đoạn hiện nay:

Đêm nằm trăn trở không yên

Nơm nớp lo sợ giảng viên gạ tình.

[6]

Nhân dân ta cũng không quên phê phán tình trạng làm ăn thiếu trách nhiệm, tham ô lãng phí, bất chấp đạo lý của một bộ phận quan chức:

Nói lời phải giữ lấy lời Trước dân thì hứa, xong lời bay đi.


Dại gì tham bát bỏ mâm

Lờ cho vài vụ, quả ngầm lớn hơn.


[6]


[6]

Trước sức hút của lợi nhuận, những người kinh doanh buôn bán cũng trở nên coi thường sức khỏe của đồng bào:

Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà phun thuốc trừ sâu.

[6]

Từ năm 1986 đến nay, ngoài việc giao lưu kinh tế, khoa học kĩ thuật, đất nước ta cũng tiến hành giao lưu văn hóa, văn học với bạn bè nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh những tư tưởng cao cả, những giá trị tốt đẹp của các luồng văn hóa chính thống, nhiều “luồng gió độc” cũng ùa vào và ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa, lối sống của nhiều bạn trẻ. Những hiện tượng bạo lực, sống thử, lối sống hưởng thụ ngày càng trở nên phổ biến hơn trong đời sống của thanh niên và trong ca dao hiện nay:

Không ham nhà cửa bạc tiền Chỉ ham anh có bố quyền chức to.

[6]

Trong ca dao giai đoạn này, tệ nạn xã hội cũng là một chủ đề đáng lưu ý. Mặt trái của sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay là sự hàng loạt tệ nạn như: cờ bạc, lô đề, gái gú, xì ke, ma túy, móc túi, cướp giật:

Vai mang túi bạc tò tò

Chen qua lấn lại chỉ còn túi không.


Vì game túng quá làm liều Không mau tỉnh ngộ từ điêu tới tàn.

[6]


[6]

Không chỉ có phê phán, tố cáo, nhân dân ta còn đưa ra những lời khuyên chí nghĩa, chí tình, những ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn:

Độ banh, cờ bạc, lô đề

Cả ba thứ ấy phải thề tránh xa Đừng ham ăn của người ta

Có ngày tiền bạc, cửa nhà biết bay.



Muốn thành công phải trải qua thất bại Trên đường đời có dại mới nên khôn…

[6]


[6]


Như vậy, đề tài xã hội trong ca dao từ 1975 đến nay được thể hiện hết sức phong phú, đa dạng, bám sát với đời sống của nhân dân hiện nay. Những vấn đề được đề cập tới ở đây mang tính chất chân thực rất sâu sắc. Có thể nói, ca dao từ 1975 đến nay đã làm được những điều mà văn học viết chưa làm được. Bằng việc tập trung châm biếm, phê phán những hạn chế, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, nhân dân ta đã nói lên được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của mình, thể hiện một khát vọng chính đáng về một cuộc sống, một xã hội văn minh hơn, tiến bộ hơn.

3.1.2. Đề tài tình yêu

Đề tài tình yêu chiếm 250/742 (khoảng 33,69%) bài ca dao được khảo sát. Đề tài tình yêu phản ánh phần nào cách nghĩ, lối sống của các bạn trẻ hiện nay. Hiện lên đậm đặc trong ca dao tình yêu là thứ “tình cảm” nam nữ không chung thủy, với những đòi hỏi mang nặng tính thực dụng, hưởng thụ. Tình yêu say đắm, bất chấp mọi khó khăn, trở ngại có xuất hiện nhưng với mật độ thấp hơn.

Một phần do tiếp nhận những tiêu cực của lối sống phương Tây, một phần do cách giáo dục cũng như bản lĩnh chưa vững vàng của bản thân mà giới trẻ quan niệm về tình yêu có phần dễ dãi:

Yêu nhau cởi áo cho nhau Hôm sau em đã có bầu anh ơi!


Khôn ba năm dại một giờ Biết vậy dại sớm khỏi chờ ba năm.


[6]


[6]

Nam nữ nhiều khi đến với nhau không phải bằng tấm lòng chân thành nên tình yêu của họ đôi khi gặp những tình huống dở khóc, dở cười:

Hôm qua uống nước tâm tình

Để quên điện thoại chụp hình, quay film Anh cầm mà anh lặng im

Để em phải chạy đi tìm bở hơi…

[6]

Tình yêu không còn là những xúc cảm thiêng liêng, không còn là sự hòa điệu giữa hai tâm hồn của đôi trẻ mà tình yêu lúc này luôn đi liền với những đòi hỏi về vật chất:

Cá không ăn muối cá ươn

Không có xe đẹp thôi đừng yêu em.


Nhà cao em cũng chẳng thèm

Chỉ cần vàng bạc cộng thêm hột xoàn.


[6]


[6]

Trong tình yêu, nam nữ không còn yêu nhau một cách nồng nhiệt, chẳng còn cùng nhau “tạc nghĩa đá vàng”, “một lòng chung thủy” chịu đựng gian khổ như trước kia nữa:

Yêu nhau mấy núi cũng leo

Mấy sông cũng lội nhưng nếu nghèo em bỏ đi.

[6]

Thậm chí nhiều cô gái sẵn sàng đánh đổi tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, chấp nhận cuộc sống nơi viễn xứ để được thỏa mãn về vật chất:

Gió đưa mây khói về trời Tiền đô đưa tiễn em rời cố hương.


Má ơi đừng gả con xa

Gả con qua Pháp, Canada được rồi.

[6]


[6]

Đối với nhiều người trẻ tuổi thời nay, tình yêu chân thành, chung thủy “yêu nhau tâm trí hao mòn, yêu nhau đến thác vẫn còn yêu nhau” trở nên xa xỉ, thay vào đó là thứ tình yêu tham lam, ích kỉ :

Yêu em anh để trong lòng Yêu thêm em nữa đề phòng rủi ro.


Hồng nào hồng chẳng có gai Gái nào gái chẳng yêu hai, ba thằng.

[6]


[6]

Tuy nhiên, không phải tất cả các bạn trẻ đều đánh mất niềm tin vào tình yêu. Dẫu biết rằng yêu là khổ, yêu là chết ở trong lòng một ít, song họ vẫn hăm hở trên con đường đi tìm tình yêu:

Thiên thu vạn cổ yêu là khổ Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu.

[6]

Như vậy, ca dao tình yêu từ 1975 đến nay đã phản ánh một cách chân thực và sinh động những tình cảm, cách suy nghĩ về tình yêu của thanh niên ngày nay. Số lượng lớn những lời ca dao về đề tài tình yêu thực dụng cũng là lời cảnh tỉnh của nhân dân ta trước sự suy thoái đạo đức của một bộ phận thanh niên trong xã hội.

3.1.3. Đề tài gia đình

Đề tài gia đình chiếm 70/742 (khoảng 9,43%) bài ca dao chúng tôi đã khảo sát. Nội dung chủ yếu của những bài ca dao thuộc đề tài này tập trung vào việc phản ánh những rạn nứt trong tình cảm vợ chồng.

Bước ra khỏi chiến tranh, nền kinh tế thị trường của đất nước ta ngày càng phát triển nhanh và mạnh. Bên cạnh việc chất lượng đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, trong xã hội còn một số tồn tại đó là sự đề cao quá mức vai trò và giá trị của đồng tiền dẫn tới lối sống thực dụng và sự suy thoái về đạo đức con người. Tồn tại ấy đã và đang len lỏi vào mọi nhà, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, đến hạnh phúc gia đình của mỗi cá nhân. Tình nghĩa vợ chồng xưa nay vốn là “Thương nhau bất luận giàu nghèo, dù cho xuống ải lên đèo cũng cam” dần mất đi. Lối sống thực dụng đã phá vỡ mối quan hệ vợ chồng vốn rất chung thủy:

Chồng người áo gấm xông hương Chồng em áo rách, em thương chồng người.

[6]


Trong xã hội phong kiến hà khắc, người vợ phải chịu biết bao khổ đau, vất vả, chịu sự thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần, cuộc sống của họ nhiều lúc tưởng chừng như lâm vào bế tắc. Nguyên nhân của những điều nói trên là do người phụ nữ xưa chịu sự “trói buộc” của tam tòng, tứ đức với những quy định vô cùng nghiêm ngặt, khắt khe. Khác với số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa, người vợ sống trong chế độ mới thực sự đã được “cởi trói”. Tuy nhiên, sự tự do của họ nhiều lúc đã đi quá xa dẫn đến sự vi phạm nghiêm trọng về đạo vợ chồng vốn rất thiêng liêng:

Ngày xưa chồng nói vợ nghe Bây giờ chồng nói vợ chê lắm mồm.

[6]

Cái giường mà biết nói năng

Thì ông hàng xóm hàm răng chẳng còn.

[6]

Vai trò trụ cột, làm chủ của người chồng trong gia đình ngày nay cũng không còn tuyệt đối như trước. Nhiều đấng phu quân đã ý thức được vị trí của người vợ trong gia đình nên họ quan niệm:

Vợ dậy là phải toàn tâm

Đúng sai là chuyện dần dần tính sau.

[6]

Vì vậy mà đôi khi nhiều đức ông chồng rơi vào hoàn cảnh éo le, khó xử khi bạn bè vui vẻ ăn nhậu còn mình thì bị rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó sang hàng xóm nôn nao cả người

Chiến hữu ăn nhậu mát trời

Vợ “quản” chặt quá khó dời chân đi.

[6]

Tuy nhiên, trong xã hội mới vẫn tồn tại những người chồng gia trưởng, sẵn sàng dùng bạo lực với người bạn đời của mình:

Làm trai cờ bạc rượu chè Vợ có lè nhè thì ghè nó luôn.


Chồng giận thì vợ bớt lời Đến khi vợ giận, chồng thời bỏ đi

Nam nhi xin lỗi hơi kì

Chồng đi tìm “ẻm” thiếu chi ngoài đường.

[6]


[6]

Với nhịp sống khẩn trương của xã hội hiện đại, nhiều khi người ta đến với nhau một cách gấp gáp, không phải xuất phát từ tình cảm tự nhiên nên hạnh phúc gia đình nhiều khi trở nên lỏng lẻo và con người dễ dàng rũ bỏ nó:

Đã thương thì thương cho chắc Đã trục trặc thì trục trặc cho luôn Nhược bằng dở dở ương ương Hai ta tốt nhất ra phường ly hôn.

[6]

Trong ca dao từ 1975 đến nay còn có những bài rất thấm thía về tình cảm vợ chồng:

Ai đừng một dạ hai lòng

Đừng ham cơm ngắn mà chê phở dài Phở dài là của đại gia

Cơm ngon canh ngọt mới là vợ anh.

[6]

Qua bài ca dao trên, tác giả dân gian muốn gửi gắm tới người đọc một thông điệp rằng tình cảm vợ chồng là thứ tình cảm thiêng liêng, gắn với những điều giản dị nhất trong cuộc sống. Chúng ta đừng vì những cám dỗ tầm thường mà tỏ thái độ thiếu tôn trọng người bạn đời của mình.

Đề tài gia đình trong ca dao không chỉ gói gọn trong tình cảm vợ chồng mà còn có nhiều bài viết về tình cảm của những người con đối với ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ một cách thấm thía, xúc động:

Sinh con cơ cực lầm than

Nuôi con khôn lớn gian nan bội phần Mẹ luôn chu đáo ân cần

Nhịn ăn, nhịn mặc để phần cho con.

[6]

Qua ca dao từ 1975 đến nay, chúng ta nhận ra rằng những cơn giông bão u ám – mặt trái của thời buổi kinh tế thị trường luôn thường trực, sẵn sàng quét đi tất cả những gì là đạo đức cao quý, là hạnh phúc thiêng liêng của tình yêu và gia đình. Tập trung châm biếm, phê phán những cái xấu, những hành động vi phạm chuẩn mực đạo đức trong tình yêu và gia đình cũng là cách nhân dân ta muốn thể hiện khát vọng về một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí