Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 11

So sánh cách triển khai các đề tài trung tâm cho thấy: từ năm 1975 đến nay, những vấn đề được tập trung khai thác, gây được cảm hứng sáng tác cho tác giả dân gian đã thay đổi so với trước. Đề tài ca dao từ 1975 đến nay có hiện tượng chuyển đổi và mở rộng phạm vi đề tài, nó hoàn toàn mới so với ca dao từ 1945 đến 1975. Điều này trước hết phản ánh sự thay đổi hiện thực lịch sử, thay đổi quan niệm nghệ thuật của tác giả dân gian trong thời kì mới.

Tuy nhiên, giữa hai bộ phận ca dao có một điểm tương đồng đó là trung tâm chú ý của tác giả dân gian đều là những vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Tổ quốc đất nước, đến vận mệnh dân tộc. Ca dao từ năm 1975 đến nay không nói nhiều về tinh thần yêu nước, về khí thế cách mạng nhưng thông qua việc chỉ mặt, vạch tên, lên án, tố cáo những hiện tượng tiêu cực, những tồn tại trong xã hội cũng là cách nhân dân ta thể hiện tinh thần yêu nước, khát vọng về một đất nước, một dân tộc tốt đẹp hơn.

3.2. Cảm hứng chủ đạo

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số đề tài thường gặp trong ca dao từ năm 1975 đến nay và đã đưa ra được bảng sau:

Số bài ca dao 1975 – nay đã khảo sát

Đề tài (lời, %)

Tình yêu

Gia đình

Xã hội

Khác

742 lời

100%

250

33,69%

70

9,43%

380

51, 21%

42

5,66%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 11

Tổng hợp kết quả khảo sát các đề tài ở bảng số liệu trên, chúng tôi xác định cảm hứng của bộ phận ca dao từ 1975 đến nay. 380 bài ca dao về đề tài xã hội (chiếm khoảng 51, 12%) là cơ sở cho phép chúng tôi nhận định: cảm hứng của bộ phận ca dao từ năm 1975 đến nay chủ yếu là trữ tình lịch sử dân tộc.

Khảo sát 250 bài ca dao từ 1975 đến nay về đề tài tình yêu, chúng tôi thống kê được các chủ đề sau: tình yêu say đắm bất chấp mọi khó khăn, trở ngại: 18 bài (chiếm 7,2%), tình yêu tan vỡ vì những nguyên nhân chủ quan và

khách quan: 33 bài (13,2%), tình yêu thực dụng, tầm thường: 130 bài (52%), tình yêu không chung thủy 69 bài (27,6%).

Dựa vào tiêu chí “sắc thái biểu cảm” để phân loại ca dao về đề tài tình yêu chúng tôi có kết quả như sau: Trong số 250 bài ca dao từ 1975 đến nay về đề tài tình yêu có 40 bài mang “sắc thái biểu cảm” dương tính và trung hòa (chiếm 16%) và có tới 205 bài ca dao mang “sắc thái biểu cảm” âm tính (chiếm 82%).

Sự phân loại ca dao từ 1975 đến nay theo “sắc thái biểu cảm” giúp chúng ta phần nào nhận diện những biểu hiện cụ thể của cảm hứng chủ đạo trong các lời ca dao. Tuy nhiên, sự phân loại trên chỉ có ý nghĩa tương đối bởi nhiều khi “đường biên” của các sắc thái biểu cảm nhiều khi rất khó xác định. Chẳng hạn có những lời ca dao có thể xác định được sắc thái biểu cảm như:

Yêu nhau cau sáu bổ ba

Ghét nhau cau sáu vẫn là để nguyên Yêu nhau không phải bạc tiền

Yêu nhau xin nhớ kí liền checking.

(Sắc thái biểu cảm âm tính) [6]

Yêu nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua

Yêu nhau chẳng ngại đường xa Không đi xe buýt thì ta đi tàu.

(Sắc thái biểu cảm dương tính) [6]

Cũng có những lời ca dao khó xác định sắc thái biểu cảm như lời ca dao:

Này cô con gái nhà ai

Cớ sao dám hái hoa nhài nhà tôi Hái rồi thì hãy… lấy thôi

Còn chưa hái được để tôi hái dùm.

[6]

3.3. Đặc điểm thi pháp

3.3.1. Thời gian nghệ thuật

Thời gian được diễn tả trong ca dao từ 1975 đến nay là thời gian nghệ thuật. Mỗi thể loại văn học đều mang những nét đặc thù riêng về thời gian nghệ thuật. Nếu như trong sử thi là thời gian mang tính khuyết sử - thời gian của lịch sử được thêu dệt mang tính khát quát hàng ngàn năm; trong truyền thuyết lịch sử thời gian mang yếu tố “cốt lõi lịch sử” gắn với xu hướng phản ánh lịch sử trong dạng cụ thể, xác thực hơn, mang tính quá khứ xác định; trong truyện cổ tích là thời gian của quá khứ không xác định mang tính hoang tưởng gắn với một chuỗi liên tục của các sự kiện thì thời gian trong ca dao là phương tiện biểu đạt trạng thái tâm hồn con người. Thời gian trong ca dao từ 1975 đến nay là thời gian hiện tại. Dấu hiệu này có khi được bộc lộ trực tiếp bằng các từ như “bây giờ”, “nay”, “ngày nay”:

Sáng nay vừa mới mở màn

Gặp ngay cô gái khoe hàng hôm qua.


Con gái ngày nay thật lạ đời Bóng đá, đấu vật gì cũng chơi.


Chiều nay bỗng nhớ mẹ hiền

Mẹ ơi, mẹ nhớ gởi tiền cho con!

[6]

“Sáng nay”, “ngày nay”, “hôm nay”, “chiều nay” là những cụm từ mang tính chất phiếm chỉ nhằm diễn tả tâm lý và những diễn biến tình cảm nội tâm của nhân vật trữ tình. Do đó, thời gian phiếm chỉ là đặc điểm của thời gian nghệ thuật trong ca dao từ 1975 đến nay.

Để diễn tả quá trình xảy ra của sự việc kéo dài từ quá khứ tới hiện tại, tác giả dân gian đã sử dụng các từ láy chỉ thời gian:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó sang hàng xóm nôn nao cả người

Chiến hữu ăn nhậu mát trời Vợ quản chặt quá khó dời chân đi.


Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ mồi, nhớ rượu có điều ví không.

[6]

Tuy nhiên, theo chúng tôi những yếu tố thời gian trong những lời ca dao trên có tính chất máy móc vì thời gian ở phần đầu chỉ có ý nghĩa rất nhỏ với nội dung biểu cảm chính ở phần sau của bài ca dao.

Để miêu tả sự việc, hiện tượng xảy ra gần sát với hiện tại, tác giả dân gian sử dụng những từ như “hôm qua”, “đêm qua”:

Hôm qua cứu net ven đồi

Để quên điện thoại bên người xì tin…


Tối qua trăng sáng mờ mờ Em ra quán chát tình cờ gặp anh..

[6]

Những cụm từ chỉ thời gian trong ca dao từ 1975 đến nay như “hôm qua”, “tối qua”, “đêm qua”, “chiều chiều”… chỉ mang tính chất ước lệ, không có giá trị cụ thể vì người ta có thể vận dụng nó linh hoạt tùy vào từng hoàn cảnh diễn xướng. Người diễn xướng có thể thay đổi lời hát tùy theo cảm hứng và ngữ cảnh mà giá trị ngữ nghĩa của lời ca dao vẫn không thay đổi.

Ngoài ra còn có một số từ chỉ thời gian khác cũng được sử dụng trong ca dao nhưng với tần số ít hơn.

Trong ca dao từ 1975 đến nay cũng phổ biến công thức miêu tả thời gian đối lập quá khứ với hiện tại. Để đối lập quá khứ với hiện tại, hiện tại với tương lai , tác giả dân gian dùng các cặp từ như “khi xưa – bây giờ”, “ngày xưa – bây giờ”, “ngày nào – bây giờ”, “thời xưa – thời nay”, “hôm qua – hôm nay”, “chưa… - …rồi”. Việc sử dụng kiểu công thức này “không những giúp cho

việc thể hiện tâm trạng đạt hiệu quả cao mà còn tạo nên cảm giác về sự thay đổi, vận động của thời gian.”

Khi xưa vác bút theo thầy Bây giờ em lại vác cày theo trâu.

[6]

Để nhấn mạnh sự thay đổi của hiện thực, các tác giả dân gian thường lặp đi lặp lại các cặp từ trên đến ba, bốn lần trong một lời ca dao:

Ngày xưa sợ vợ là sai Bây giờ sợ vợ ta oai nhất vùng

Ngày xưa sợ vợ là khùng

Bây giờ sợ vợ anh hùng thời nay…

[6]

Nếu như các cặp từ đối lập quá khứ - hiện tại được xuất hiện 21 lần trong những lời ca dao từ năm 1975 đến nay chúng tôi đã khảo sát thi các cặp từ đối lập hiện tại – quá khứ, hiện tại – tương lai lại chỉ xuất hiện một lần duy nhất:

Một mai thiếp có xa chàng

Thì nên trả thiếp mười ngàn hôm qua.

[6]

Bằng việc khảo sát, tìm hiểu thời gian nghệ thuật trong ca dao từ 1975 đến nay và tham khảo các công trình nghiên cứu về thời gian nghệ thuật trong ca dao cổ truyền, chúng tôi kết luận thời gian nghệ thuật trong ca dao hai giai đoạn này tương đồng nhau - đều mang tính phiếm chỉ.

3.3.2. Không gian nghệ thuật

Ca dao từ 1975 đến nay có nhiều lời xuất hiện kiểu không gian bình dị, gần gũi, quen thuộc. Đó là những không gian gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân Việt Nam. Đọc ca dao giai đoạn này chúng ta thường gặp những không gian ngôi nhà, dòng sông, cánh đồng, con đường, trường học, bệnh viện, phố chợ… Tuy nhiên, so với ca dao từ 1945 đến 1975,

không gian này đã có sự thay đổi về chất. Nó không còn là nơi thực hiện chính sách xóa nạn mù chữ, không chỉ là nơi gặp gỡ, buôn bán của nhân dân nữa. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi xin đi những nét khái lược nhất về không gian con đường trong ca dao giai đoạn hiện nay.

Qua khảo sát 594 lời ca dao do tác giả luận văn sưu tầm, chúng tôi nhận thấy không gian con đường xuất hiện trong 57 lời ca dao. Trong ca dao từ 1945 đến 1975, “con đường là nơi chúng ta gặp nhau, là nơi ta làm quen với mọi miền khác nhau của đất nước, là nơi ta tiếp xúc với mọi cái mới của cuộc sống, của cách mạng, là nơi đầu tiên con người mới hiện ra, là nơi ta ngoái trông quá khứ, nhìn trước tương lai, ngẩng nhìn bầu trời cao rộng, cảm xúc trên đường là mới mẻ nhất, điển hình nhất của dân tộc trong thế kỉ XX”, “cảm thức con đường là cảm thức có thật của con người Việt Nam từ sau năm 1945, nó là cảm thức điển hình nhất, phổ biến nhất. Cuộc cách mạng đã lôi kéo mọi người ra khỏi gia đình, ngôi nhà riêng tư để hành quân đi vào đội ngũ mới, thời đại mới, đến những miền đất mới” [49. 174]. Khác với không gian con đường trong ca dao từ 1945 đến 1975, không gian con đường trong ca dao từ 1975 đến nay là nơi thể hiện những điều bất cập, những thiếu sót, những tồn tại trong xã hội đương đại:

Trời mưa đường hóa thành sông Tính mua xuồng máy cho chồng em bơi

Nhưng xăng đắt quá trời ơi

Ngập mưa đành phải nổi trôi với đường.

[6]

Chỉ trong lời ca dao trên, hai vấn đề đang tồn tại trong xã hội đã được phản ánh hết sức tự nhiên và sinh động: nạn ngập úng khiến các phương tiện giao thông đường bộ phải “bơi” trên các con đường vào mùa mưa và nạn tăng giá xăng bừa bãi khiến đời sống và sinh hoạt của người dân hết sức bất tiện, khó khăn.

Bên cạnh đó, con đường còn thể hiện một cách cụ thể những điểm cần phải khắc phục, sửa chữa của ngành giao thông nước ta hiện nay như tình trạng tắc đường, cơ sở hạ tầng yếu kém:

Đường sá mà biết nói năng

Thì ông đào xới hàm răng chẳng còn.

[6]

Cũng thông qua con đường, tác giả dân gian nhắc nhở cho chúng ta biết nạn hàng giả, hàng nhái, vấn đề vệ sinh thực phẩm và sâu xa hơn là đạo đức con người đang bị tha hóa bởi lợi nhuận trước mắt đang ở mức báo động:

Hỡi ôi sinh tố ngoài đường

Uống vào sẽ được nhà thương đón chờ.


May ra thì gặp kim vàng

Bánh trung thu rởm tràn lan đầy đường.

[6]

Con đường là không gian đầy bất ổn đối với mỗi người khi mà những tình trạng như cướp giật, bạo lực, tai nạn giao thông, nạn sách nhiễu dân của công an giao thông vẫn đang từng ngày, từng giờ diễn ra;

Học trò chớ dại mà đi Đường xa nhà lạ mối nguy rập rình.

[6]

Thông qua không gian con đường, nhân dân cũng thể hiện thái độ của mình đối với thân phận những người phụ nữ nhẹ dạ, bị hất đi, bị bỏ rơi sau những cuộc chơi bời trác tang, sau những mối tình không thành.

Giữa đường nhặt cánh hoa rơi

Lượm lên phủi phủi: “Cũ người mới ta”

[6]

Song, nhân dân ta không phải ai cũng cao thượng chấp nhận những phận người ấy. Có khi họ tỏ thái độ bất cần, thiếu tôn trọng, phũ phàng một cách thô bạo đối với những “cánh hoa rơi” ấy:

Ra đường nhặt cánh hoa rơi

Hai chân đá hất không chơi hoa thừa.

[6]

Ngay cả vấn đề hết sức đời thường của cuộc sống đó là việc kinh doanh, buôn bán của người dân cũng được đi vào ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Ngày nay đầy rẫy ngoài đường “on sale”.

[6]

“On sale” ở đây có thể là hậu quả của nền kinh tế suy thoái nhưng đó cũng có thể là những chiêu trò của cửa hàng khi muốn hấp dẫn người dân mua hàng.

Như vậy, qua việc khảo sát không gian con đường ở trên, chúng tôi khẳng định không gian con đường trong ca dao từ 1975 đến nay là không gian công cộng, không gian xã hội. Thông qua không gian con đường, nhiều vấn đề tồn tại, những khó khăn của người dân trong cuộc sống đã được phản ánh vào ca dao.

Ngoài không gian gần gũi, bình dị, quen thuộc, ca dao từ 1975 đến nay xuất hiện một số không gian mới lạ như không gian công sở, sân gôn, trạm xăng, nhà lầu, vũ trường, quán nét, chung cư, quán đèn mờ, lò luyện thi, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada, Pháp, Mĩ… Sự góp mặt của kiểu không gian này trong ca dao từ 1975 đến nay đã giúp tác giả dân gian phản ánh được đầy đủ những đề tài bám sát đời sống xã hội của nước nhà, tạo ra được nét riêng biệt và hấp dẫn cho bộ phận ca dao đương thời.

3.3.3. Các phương thức nghệ thuật

Theo Nguyễn Phan Cảnh, phương thức tạo hình là phương thức “trực tiếp miêu tả các hiện tượng của hiện thực, vẽ nên bức tranh về cuộc sống, mở ra trước mắt người xem những tác phẩm giống với các đối tượng trong thực tế” [5. 33]. Phương thức tạo hình sử dụng chủ yếu nghĩa đen của các từ, nó tỏ ra phù hợp với yêu cầu phản ánh trực tiếp, cụ thể, miêu tả bức tranh cuộc sống có tầm rộng lớn gần với những gì đã diễn ra trong hiện thực.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí