Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 7

Trên cơ sở tổng hợp kết quả khảo sát các đề tài ở bảng trên, chúng tôi xác định cảm hứng của bộ phận ca dao từ 1945 đến 1975. 841(72, 56%) bài ca dao đã khảo sát thuộc các đề tài: đấu tranh cách mạng, lãnh tụ, sản xuất xây dựng, Tổ quốc đất nước, phản chiến… là cơ sở cho phép chúng tôi xác định cảm hứng của bộ phận ca dao từ 1945 đến 1975 chủ yếu là trữ tình lịch sử dân tộc.

Khảo sát 122 bài ca dao về đề tài tình yêu in trong Ca dao Việt Nam 1945

– 1975; Ca dao chống Mỹ cứu nước chọn lọc, chúng tôi thống kê được các chủ đề: Tình yêu gắn với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước: 49 lời (40,16%); Tình yêu gắn với lao động sản xuất và sự nghiệp xây dựng đất nước: 25 lời (20,49%); Tình yêu gắn với chiến dịch diệt giặc dốt: 4 lời (3, 28%); Tình yêu thủy chung, tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng: 37 lời (30, 33%); Vẻ đẹp lý tưởng của người yêu theo quan điểm mới: 7 lời (5, 74%).

Bằng việc khảo sát 1.159 bài ca dao về đề tài tình yêu, chúng tôi cũng đã phân loại ca dao về đề tài tình yêu tiêu chí “sắc thái biểu cảm”. Từ “sắc thái” được dùng nhằm mục đích diễn tả sự biến chuyển tinh tế của các thành phần ý nghĩa trong nội dung cơ sở của những lời ca dao khảo sát. Những bài ca dao chứa đựng tình cảm tích cực như phấn khởi, thán phục, cảm thông, yêu thương, trìu mến… được xác định là mang sắc thái biểu cảm dương tính. Những bài ca dao có nội dung thiên về biểu hiện tình cảm tiêu cực như giận dữ, uất ức, phẫn nộ, buồn bã, trách móc, mỉa mai… được xác định là mang sắc thái biểu cảm âm tính. Những bài ca dao không thể hiện những thái độ nêu trên được xác định là mang sắc thái biểu cảm trung hòa.

Dựa vào “sắc thái biểu cảm” để phân loại 122 bài ca dao về đề tài tình yêu, chúng tôi có kết quả như sau: 5 bài mang “sắc thái biểu cảm” dương tính (chiếm 4,1%) và 117 bài mang “sắc thái biểu cảm” âm tính (chiếm 95,9%).

Trong ca dao từ 1945 đến 1975, những bài về đề tài đấu tranh cách mạng, sản xuất xây dựng, lãnh tụ, Tổ quốc, đất nước chiếm tỉ lệ khá cao. Những đề tài này ít nhiều đều đề cập tới các sự kiện đấu tranh giai cấp, chiến tranh cách

mạng có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh dân tộc. Không chỉ chiếm tỉ lệ khá cao, chủ đề được khai triển từ các đề tài trên rất phong phú, đa dạng. Đề tài về lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng được quần chúng khai thác khá triệt để. Đặc biệt các vấn đề chính trị của thời đại tưởng chừng như khô khan cũng đi vào ca dao rất tự nhiên. Một nhà lý luận văn học đã từng nhận xét rằng cảm hứng sáng tạo trong giai đoạn lịch sử hiện nay có thể được tạo ra bởi những xúc cảm xuất phát từ các vấn đề chính trị của thời đại và cho rằng điều đó hoàn toàn hợp quy luật. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Trong ca dao từ 1945 đến 1975 có rất nhiều bài đề cập đến những khía cạnh khác nhau của đời sống chính trị những vẫn rạo rực cảm hứng trữ tình. Sau đây chỉ là một trong rất nhiều bài ca dao như vậy:

Ông rằng: “Già tóc, già râu”

Còn chuyện đánh Mỹ ông đâu có già!

[9]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Không lên gân một cách khô khan, bài ca dao trên làm chúng ta liên tưởng đến hội nghị Diên Hồng trong lịch sử và có thêm sức mạnh để phát huy tinh thần, truyền thống yêu nước của một dân tộc anh hùng, bất khuất.

2.3. Đặc điểm thi pháp

Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 7

Ca dao từ 1945 đến 1975 là sự nối tiếp tự nhiên những tinh hoa của ca dao cổ truyền. Sự tiếp thu đó được thể hiện ở nhiều yếu tố trong đó có thể dạng, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, các biện pháp tu từ…

2.3.1. Thể thơ


Qua khảo sát 1159 bài ca dao từ 1945 đến 1975, chúng tôi đưa ra được số liệu sau: 877 (chiếm khoảng 82,81%) bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát, 70 (6,61%) bài ca dao sử dụng thể thơ tự do, 78 (7,37%) bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát biến thể, 28 (2,64%) bài ca dao sử dụng thể thơ song thất lục bát, 6 (0,57%) bài ca dao sử dụng thể thơ song thất lục bát biến thể. Như vậy, để phản

ánh một cách sinh động và đầy đủ mọi động thái của tình hình, mọi biến chuyển của tâm trạng, mọi cung bậc của tình cảm thì ngoài thể thơ lục bát quen thuộc, được sử dụng nhiều nhất, trong ca dao từ 1945 đến 1975 còn xuất hiện nhiều thể thơ khác.

“Thơ lục bát… đó là thể thơ ca hát, kể chuyện của quần chúng” [35. 119]. Do có sở trường trong việc diễn đạt những cung bậc cảm xúc khác nhau của đời sống tinh thần nhân dân, cùng với nhịp thơ linh hoạt, uyển chuyển, không bị gò bó, không bị hạn định về độ dài ngắn của tác phẩm nên lục bát đã trở thành thể thơ chiếm “vị trí tối cao” trong ca dao từ 1945 đến 1975.

Để đáp ứng yêu cầu phản ánh, thể hiện tình cảm của quần chúng trước hiện thực bề bộn của lịch sử đất nước, ca dao giai đoạn này thường không cô đọng, súc tích mà dàn trải. Chỉ có 46/877 (5,25%) bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát có một đơn vị tác phẩm (một cặp 6/8), 108/877 (12,31%) bài ca dao lục bát có hai đơn vị tác phẩm (hai cặp 6/8) và có tới 723/877 (82,44%) bài ca dao lục bát có từ ba đơn vị tác phẩm trở lên. Để tường thuật một cách cụ thể không khí và tinh thần của quần chúng trong một buổi hộ đê, bài ca dao sau đây không thể gói gọn trong một, hai cặp 6/8:

Nửa đêm trống giục hộ đê Sang canh tàu nổ máy về cửa sông

Đuốc soi sáng rực trên đồng

Quân dân rầm rập xóm trong đường ngoài Rộn ràng tiếng cuốc, tiếng mai

Tiếng hò chuyển đất ngân dài trong đêm Nước lên thì mặc nước lên

Nhanh tay ta đắp cho cao thêm đê này Sáng rồi tay vẫn đều tay

Đê càng vững chắc càng say giọng hò.

[12]

Để tường thuật cảnh bộ đội về làng, tình quân dân cá nước, tác giả dân gian đã sử dụng tới mười bốn câu thơ để miêu tả từ những chi tiết nhỏ nhất về cử chỉ, thái độ, việc làm của người mẹ, người con đối với các anh:

Chiều nay bộ đội về làng

Ai nấy rộn ràng ra đón anh em Mấy lâu chưa một lần xem Anh em vui vẻ hỏi thăm ít lời Nước, trầu cho sẵn con ơi

Mẹ ra mẹ mời bộ đội về cho Con tôi nó cứ hỏi dò

Hỏi dò bộ đội khi mô về làng? Chiều nay nghe tiếng hát vang

Hắn sướng hắn nhảy bổ quàng cả sân Hắn vô nắm lấy giải khăn

Kéo tôi từ bếp ra sân, ra đàng Bữa nay thì thật rõ ràng

Bộ đội sắp hàng vừa hát vừa đi.

[12]

Để khắc họa bản chất bỉ ổi, ngang ngược, háu sắc nhưng lại rất nhát gan của một tên tay sai, tác giả dân gian cũng miêu tả rất chi tiết từng cử chỉ, điệu bộ, hành động của hắn trong mười câu thơ:

Thầy cai vào chợ ven làng

Đầu đội mũ lệch, đít quàng súng côn Thấy gái, thầy ngó, thầy nhòm

Thầy toét cái mồm, thầy nguẩy cái mông Nhưng kìa! Bỏ mẹ thầy không

Gái lao đòn gánh, gái vung đòn càn Ngực thầy như nện trống làng

Mặt thầy thánh thót từng tràng mồ hôi

- Thôi, thôi, em lạy chị rồi!

Bốn cô du kích nhoẻn cười chỉ tay:

- Tiến lên hai bước, sau quay!

Trong làng khối gái, mời thầy vào chơi…

[9]


Trong ca dao từ 1945 đến 1975 còn có nhiều bài sử dụng thể thơ tự do. Với ưu thế ít bị ràng buộc về mặt vần điệu, về sự hạn định câu, giúp tác giả dân gian “có điều kiện diễn tả đối tượng một cách thích hợp nhất, cho tứ thơ toát lên bay bổng, cho nhịp điệu thơ phục vụ đắc lực cho việc biểu hiện nội dung”. [43. 338]:

Trăm tấn bom phá Chục tạ bom bi

Ba thằng giặc Mỹ làm chi sông này Bom bi, bom phá

Hắn thả đêm ngày

Sông kia chẳng cạn, phà này vẫn qua.

Một hố bom sâu Hai hố bom sâu

Đường ta vẫn mở, nhịp cầu vẫn thông Con phà lướt sóng mênh mông

Rộn ràng chở pháo vượt sông diệt thù Một ánh đèn dù

Hai ánh đèn dù

Ta vẫn thắng thù mỗi bánh xe quay Đường tắc đường lại thông ngay

Xe ra tiền tuyền chẳng giây nào ngừng.

[9]


Đọc hai bài trên chúng ta có thể thấy lối gieo vần của thể thơ tự do được sử dụng trong ca dao từ 1945 đến 1975 rất linh động: Có khi gieo theo vần

chân, có khi lại gieo theo vần lưng, có khi liên tiếp, có khi lại gián cách, có khi vần cả một đoạn và kết thúc bằng vần ở một câu thơ lục bát.

Về mặt hình thức của thơ, điều người ta nhắc đến đầu tiên là nhịp điệu vì đó là một đặc điểm mang tính chất thể loại. Nói như Maiacopxki thì “Nhịp điệu là một sức mạnh cơ bản, năng lực cơ bản của câu thơ không giải thích được nó đâu, chỉ có thể nói về nhịp điệu như nói về từ lực hay điện. Từ lực hay điện – đó là những dạng của năng lượng”. Như vậy, nhịp điệu giữ một vai trò hết sức quan trọng. Nó luôn luôn có tác dụng nâng đỡ cảm xúc, làm tăng thêm sức biểu đạt cho thơ. Cùng với thể thơ, nhịp điệu cũng làm cho ca dao từ 1945 đến 1975 mang những sắc thái khác nhau. Bên cạnh những nhịp thơ quen thuộc trong thơ ca truyền thống, trong ca dao lục bát cổ truyền như nhịp 2/2/2, 4/4 để diễn tả những suy tư trầm lắng, những tình cảm thiết tha về quê hương, đất nước, con người qua sự miêu tả cảnh vật, sự việc, tâm trạng, trong ca dao từ 1945 đến 1975 chúng ta còn gặp nhiều cách ngắt nhịp khác. Những trường hợp ca dao ngắt nhịp sáng tạo ấy như để làm nổi bật lên cái quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, hiểm nguy của cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cụ thể ở đây là để thể hiện cuộc sống kháng chiến, lao động khẩn trương, sôi động, ca dao từ 1945 đến 1975 phải có sự chuyển đổi trong nhịp điệu. Có khi là nhịp 2/2/2, 1/1/1/1/2/2 để diễn tả chuỗi thao tác quân sự hoạt bát, nhịp nhàng của quân ta:

Một hai, hai một, thao trường

Bò, lăn, ngắm, bắn, mọi đường tinh thông.

Có khi là nhịp 2/2/2, 1/1/2/2/2 để diễn tả những khó khăn, hiểm nguy và quyết tâm của cô gái chèo đò đưa các chiến sĩ qua sông:

Đò em qua lại trên sông

Đạn, bom, mưa gió, sấm dông vẫn chèo.

Có khi là nhịp 2/2/2, 2/2/4 để ôn lại chặng đường đấu tranh gian khó cũng như ý chí, quyết tâm của nhân dân:

Bao nhiêu gian khổ đã từng Muối tiêu, mít luộc, vang lừng hát reo

Chúng mình có nước thì yêu

Đã theo nghĩa cả thì theo đến cùng.

Có khi là nhịp 2/2/2, 2/2/2/2 để thể hiện tính khẩn trương, dứt khoát:

Đã bàn bàn thật gay go Đã tập là tập ra trò mới thôi.

Trong các đoạn vãn bốn chữ thường là nhịp 2/2 nối nhau để thể hiện sự hối hả, khẩn trương của công việc:

Gặt mau, gặt hối Gặt vội cho nhiều

… Tim đập bụng lo Tay mò, tay gặt Lưỡi liềm em mắc

Em cắt cho mau.

[12]

Có khi các đoạn vãn bốn chữ nhịp 2/2 nối nhau để thể hiện tư thế vững vàng, đĩnh đạc trong chiến đấu:

Như vậy, bên cạnh việc kế thừa truyền thống thơ ca dân gian, ca dao từ năm 1945 đến năm 1975 cũng đã có sự đổi mới về thể thơ cho phù hợp với nhu cầu phản ánh của nhân dân ta trong hoàn cảnh lịch sử mới.

2.3.2. Không gian nghệ thuật

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả cho rằng: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chính thể của nó. Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, nối tiếp, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài… tạo thành viễn cảnh nghệ thuật.” [30. 134 -135]

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học viết: “Không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới nghệ thuật và cũng

là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật.” Trong thực tế “không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, và bản thân người kể chuyện hay nhà thơ trữ tình cũng nhìn sự vật trong một khoảng cách, góc nhìn nhất định. Nhờ có điểm nhìn của chủ thể mà không gian có chiều cao – thấp, rộng – hẹp, xa – gần, sâu – cạn… Có thể nói, không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một phương diện nhất định của cuộc sống.” [49.107 - 108]

Trong cuốn Những thế giới nghệ thuật ca dao, nhà nghiên cứu Phạm Thu Yến đã đưa ra ý kiến: “Không gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng của thi pháp. Vừa là đại lượng chỉ địa điểm, vừa gắn với trường nhìn điểm nhìn, môi trường hoạt động, không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, nhiều khi mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật. Là một hiện tượng nghệ thuật, không gian nghệ thuật mang tính ước lệ, mang ý nghĩa cảm xúc tâm tưởng.” [50. 146]

Không gian nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc biệt, có quan hệ mật thiết với không gian vật lý và không gian địa lý. Tuy nhiên, nếu như không gian địa lý, không gian vật lý tồn tại khách quan, nằm ngoài ý thức của con người thì không gian nghệ thuật lại mang đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể sáng tạo. Nói khác đi, không gian nghệ thuật là không gian tinh thần của con người, là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ, nó gợi lên trong trí tưởng tượng của chúng ta qua các tín hiệu ngôn từ và mang tính vận động rõ nét.

Không gian nghệ thuật không chỉ mang tính chủ quan mà còn mang tính tượng trưng, quan niệm. Điều này có nghĩa là chủ thể sáng tạo luôn tạo ra không gian nghệ thuật nhằm thể hiện một quan niệm nhất định của mình về thế giới và cuộc sống con người. Bên cạnh đó, không gian nghệ thuật còn mang một cấu trúc đặc biệt, nó gắn liền với điểm nhìn của con người trong tác phẩm văn học.

Dựa vào ý kiến của các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học về không gian nghệ thuật, chúng tôi tiến hành khảo sát 1.159 lời ca dao từ 1945 đến 1975

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí