Từ Ngữ Nghề Chè Góp Phần Thể Hiện Văn Hóa Cộng Đồng Của Người Việt


cho chè; Nhìn đồng bông lúa uốn câu, cuốc đồi bổ hố bảo nhau trồng chè; Trồng cây(chè) vụ xuân, trồng (chè) cành vụ mưa,

Mặc dù cây chè là cây lâu năm nhưng quá trình chăm sóc cây chè không giống như các loại cây lâu năm khác. Chăm sóc chè cần dựa vào vào đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm canh tác và từng giống chè khác nhau. Việc quản lí chăm sóc nương chè con (chè kiến thiết cơ bản) và quản lí chăm sóc nương chè sản xuất (chè kinh doanh) cũng cần có những kĩ thuật nghề rất riêng biệt và nghiêm ngặt. Nếu như chăm sóc chè kiến thiết cơ bản bao gồm những công việc chính theo tuần tự như sau: giặm chè mất khoảng, phá váng, phòng trừ cỏ dại và đốn tỉa cây cốt khí, trồng cây bóng mát, hái, đốn chè thì chăm sóc nương chè kinh doanh (tức là chỉ thời kì cây chè sau khi kết thúc đốn tạo hình và bắt đầu bước vào thời kì thu hoạch búp) không cần công đoạn giặm chè, phá váng, trồng cây bóng mát. Cùng công đoạn đốn nhưng đốn chè kiến thiết cơ bản kĩ thuật đốn chỉ dừng lại ở đốn lần 1, đốn tạo hình lần 2, đốn tạo hình lần 3, vết đốn vát 45 độ, nhẵn thì ở kĩ thuật đốn chè kinh doanh có các dạng đốn là đốn phớt, đốn lửng, đốn đau, đốn trẻ lại, vết đốn phẳng, đốn lòng chảo,…

Công đoạn thu hái chè là khâu quan trọng cuối cùng trong công đoạn trồng chè và đồng thời là khâu chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình chế biến chè. Phẩm cấp búp, số lượng búp là mối quan tâm của người thu hái. Căn cứ vào đặc điểm của từng giống, tình trạng sinh trưởng của cây chè ở mỗi lô, đồi…người trồng chè sẽ xác định phẩm cấp hái khác nhau như hái chừa (hái chừa theo vụ, hái chừa theo tình trạng sinh trưởng nương chè), hái nguyên tôm, hái san trật, hái phục hồi,…Kinh nghiệm hái chè được người trồng chè đúc kết: “Chè xuân cứ vặt cho đau/Chè hạ nương nhẹ, chè thu đãi đằng” (Tục ngữ

-Tỉnh Phú Thọ), hay “Một tôm hai lá ba chừa/ Mớ ba mớ bảy cũng vừa chinh nguyên” (Xuân chè - Vũ Quốc Khánh).

Như vậy, qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy: Thông qua các công đoạn trồng, chăm sóc và thu hái, từ ngữ nghề chè được mở rộng. Điều này phù hợp với trình tự phát triển cũng như quy luật của việc gọi tên. Bởi, khi một sự vật, hoạt động mới xuất hiện thì nhu cầu gọi tên là tất yếu.


4.3. Từ ngữ nghề chè góp phần thể hiện văn hóa cộng đồng của người Việt

Văn hóa cộng đồng là văn hóa ứng xử của cộng đồng, tức là phương thức và nguyên tắc ứng xử của một cộng đồng trong những môi trường, không gian và thời gian lịch sử xác định.

Khi quan niệm rằng văn hóa cộng đồng là văn hóa ứng xử (behavioral culture), chúng tôi không hề có ý định giản đơn hóa văn hóa cộng đồng tới mức chỉ chú trọng những yếu tố, phương diện bề ngoài mà coi nhẹ hoặc bỏ qua những yếu tố bên trong như hệ giá trị hay ý thức cộng đồng... Trái lại, chúng tôi cho rằng những yếu tố đó, cho dù là tiềm ẩn, nhưng đóng vai trò cốt lõi và luôn được thể hiện hoặc hiện thực hóa thông qua các quy tắc, tiêu chí / chuẩn mực và phương thức ứng xử của cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Trong tiếng Việt, động từ “ứng xử” (tiếng Anh: behave, tiếng Đức: verhairten) được hiểu là “các thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong việc xử sự” [6, tr.1091]. Trong các từ điển bách khoa thư hay từ điển ngôn ngữ tường giải nước ngoài, thuật ngữ này cũng được hiểu theo cách gần giống như vậy. Chẳng hạn, trong từ điển bách khoa mở Wikipedia, thuật ngữ ở dạng danh từ “behavior” được chú giải như sau: “ứng xử là thuật ngữ dùng để chí những hành động hay phản ứng của một đối tượng hay một tổ chức, thường đặt trong mối quan hệ với môi trường, ứng xử có thể có ý thức (iconscious) hay vô thức (subconscious), công khai (overt) hoặc ngấm ngầm (covert), tự nguyện, (voluntary) hoặc không tự nguyện (involuntary).

Theo đó, khi nghiên cứu về văn hóa ứng xử của cộng đồng, cần đặc biệt lưu ý đến những mô thức ứng xử (behavior pattern) và tiêu chí / chuẩn mực (behavior norm) và quy tắc ứng xử (behavior regulation hay principle of behavior) quy định hay điều tiết phương thức ứng xử của cộng đồng đặt trong những môi trường, bối cảnh, quan hệ hay tình huống xác định nào đó,

Từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt - 18

Trong nghiên cứu văn hóa cộng đồng với ý nghĩa là văn hóa ứng xử, hai loại hình ứng xử cần phải phân biệt và được đặc biệt quan tâm, đó là ứng xử nội bộ cộng đồng (ửng xử hướng nội) ứng xử của cộng đồng đối với môi trường xung quanh (ứng xử hướng ngoại).


4.3.1. Từ ngữ nghề chè góp phần thể hiện văn hóa gắn kết cộng đồng

Cây chè, quán nước chè là hình ảnh quen thuộc như cây đa đầu làng, con đò, bến sông trong tâm thức của người Việt. Dù đời sống hiện đại, có nhiều thức uống nhưng không thể thiếu quán chè xanh bên đường. Uống chè trở thành nếp sống văn hóa, đã đi vào lòng dân tộc Việt. Người Việt có rất nhiều cách thưởng trà nhưng dù thưởng loại trà nào ở đâu, chén trà ngon phải là khi có bạn trà. Tức là có người cùng thưởng thức. Bạn trà có thể là người hữu hình hay người vô hình ẩn trong thiên nhiên như trăng, hoa. Chén trà không chỉ là thức uống hằng ngày mà còn là sợi chỉ liên hệ gắn kết mọi người lại với nhau. Bên chén trà, người ta cùng nhau ngắm trăng bình thơ hoặc bộc lộ những tâm tư tình cảm.

Con người nông nghiệp Việt vốn ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa là hàng đầu. Vì sống theo nguyên tắc trọng tình nên người Việt luôn giàu tình thương yêu, sẻ chia giúp đỡ. Cuộc sống của người Việt quanh năm vất vả với công việc đồng áng. Hằng ngày, họ uống trà tươi để giải khát. Không phân biệt giàu nghèo, công chức hay nông dân, già trẻ hay gái trai... cả làng quây quần bên những bát nước chè xanh, hàn huyên câu chuyện chứa chan tình làng nghĩa xóm và quên đi mệt nhọc sau thời gian lao động lam lũ. Chè tươi là loại nước uống rất đơn giản. Chỉ một nắm lá chè tươi rửa sạch đem vò nát (hay giữ nguyên) cho vào ấm đất (hoặc siêu nhôm) đun lên lấy nước uống từ sáng đến tối. Ấm trà tươi để trong chiếc thúng theo người nông dân ra đồng. Chỉ tranh thủ chốc lát tìm nơi có bóng cây râm rồi cùng nhau uống bát nước chè tươi. Lúc đó, bao oi bức, mệt nhọc, lo toan của cuộc đời phút chốc tan biến, dù giữa cánh đồng cày cuốc với nắng gió, với bùn đất, với con trâu cái cày, thúng mủng và với trông trời, trông đất, trông mây. Chè không cần phải giữ nóng mà có thể uống cả ngày, không chỉ giúp giải nhiệt mà còn làm cơ thể tỉnh táo. Người dân Việt chỉ cần vậy mà có thể làm việc hăng say cả ngày.

Các làng quê miền Trung thường hái trà non một tôm hai lá trong sương sớm, bứt nụ trà để biến chế dành cho ngày tết. Ngày hè, ven đường quốc lộ


thường có quán nước chè xanh, chè nấu trong nồi đất, múc bằng chiếc gáo dừa, ánh vàng sóng sánh thoảng hương thơm, ngọt chát. Nâng chiếc bát chiết yêu uống từng hớp nhỏ, ngọt ngào tình đất, rưng rưng tình người.

Khi khách đến, xuân sang, những khi công việc đã bớt vất vả, họ có nhiều thời gian hơn sẽ uống trà mạn - thức trà đòi hỏi thời gian và sự cầu kì, tinh tế trong cách pha.

Nếu nói chỉ chén trà tươi mới thể hiện sự gắn kết của người Việt thì quả là một thiếu sót. Trà mạn dù cầu kì tinh tế nhưng cũng chính sự cầu kì ấy lại khiến khoảng cách giữa con người với con người trở nên vô hình. Đầu tiên phải kể đến những chiếc ấm pha trà. Ấm pha trà ngon phải được nặn từ đất sét như chu sa hay gan gà hoặc có cẩn thận nữa phải là ấm tử sa. Điều đặc biệt là thể tích của ấm có thể thay đổi. Hay ta cũng có thể thấy sự khác biệt ở bộ chén trà, thông thường là 6 chén nhưng cũng có khi là 3 chén hoặc 5 chén. Không phải chỉ vì ngẫu nhiên mà số lượng chén và thể tích ấm thay đổi như vậy. Đó phải chăng cũng là một nét văn hóa của người Việt. Ấm trà bao giờ cũng đủ một “tuần” trà. Một “tuần” có thể hiểu là một lượt rót cho tất cả mọi người. Vì vậy để có thể đủ cho tất cả mọi người thì thể tích ấm phải thay đổi để đủ với số người. Số chén trong bộ ấm cũng vì lí do đó mà thay đổi. Nhưng chỉ vì để đủ cho số người uống mà thay đổi số lượng thì đó chưa phải là nét văn hóa. Có lẽ vì người Việt muốn sẻ chia những điều đơn giản nhất. Đó có thể là ấm trà ngon mang niềm vui hạnh phúc hay ấm trà đắng chát mang nỗi buồn, tâm sự nhưng đã là trà trong ấm thì mọi người cùng nhâm nhi, cùng sẻ chia. Khác với những loại nước giải khát, người ta có thể uống một hơi để giải tỏa cơn khát của mình. Uống trà lại phải uống từ từ, từng ngụm nhỏ để thưởng thức một chén trà, cảm nhận được là một vị chát đầu lưỡi. Nhưng ngay sau đó sẽ cảm nhận được một vị ngọt bùi trong khoang miệng, vị ngọt còn đọng lại nơi cổ họng.

Cách rót trà của người Việt rất độc đáo. Khi trà đã chín, rót trà để thưởng thức. Nếu có chén tống (chén to) trót chén tống trước rồi chia ra các chén quân. Nếu không có chén tống, rót thẳng vào các chén quân, rót lần lượt ít một rồi quay ngược lại. Như vậy các chén đều đậm đà như nhau. Cách rót này giúp


tất cả mọi người cùng được thưởng thức chất trà như nhau. Đó là sự bình đẳng mà người Việt muốn hướng đến. Dù giàu có, chức tước hay nghèo khó, khi đã cùng uống một ấm trà thì họ đều giống nhau, đều đáng được tôn trọng và sẻ chia.

Ngày nay, cách thưởng trà của người Việt vẫn luôn là nét đẹp văn hóa gần gũi, là nhịp cầu gắn kết giữa người với người và góp phần tạo nên những giá trị tốt đẹp và hướng thiện trong đời sống văn hóa.

4.3.2. Từ ngữ nghề chè góp phần thể hiện phong tục tập quán Việt

a. Trong việc biểu hiện của lòng thành kính tổ tiên

Cây có gốc, nước có nguồn. Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người con hiếu thảo phải biết ơn sinh thành. Đã có hiếu với cha mẹ thì phải có hiếu với ông bà - tức là nhớ đến nguồn gốc của mình. Lúc ông bà cha mẹ còn sống thì chăm lo phụng dưỡng, Khi ông bà cha mẹ chết rồi thì phải lo việc thờ phụng để tỏ lòng thành kính biết ơn. Tục thờ cúng tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp góp phần giáo dục con cháu luôn luôn ghi nhớ công lao dưỡng dục, xây đắp của các bậc tiền nhân; răn dạy con cháu hãy giữ lấy nếp nhà. Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc làm phong phú kho tàng phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam.

“Cũng hoa, cũng bánh, cũng chè

Cũng đôi câu đối viết treo trên tường Cũng mâm cơm cúng tổ tiên

Cũng thay áo mới, chờ xuân… một mình.”

(Người ở lại, tâm về quê hương - Phạm Hường Đức) Lòng thành kính tổ tiên của người Việt còn thể hiện trong phong cách thưởng trà giao hòa với tâm linh. Đây có thể nói là một nét văn hóa rất riêng, độc đáo. Khó có người dân ở quốc gia nào dành những cho việc thưởng trà những tình cảm sâu nặng và những ý tưởng văn hóa độc đáo như vậy. Đối với người Việt, trà là lễ vật quý. Búp trà ngon được lựa chọn và chế biến rất cẩn thận, đóng hộp hay gói giấy đẹp để dâng lê bàn thờ tổ tiên vào ngày lễ tết, cúng


giỗ tổ tiên. Đêm 30 hay sáng mùng một đón năm mới, việc đầu tiên chủ nhà hay con cháu cần làm ngay là đun nước mới thật sôi, pha một ấm trà thật ngon dâng lên bàn thờ tổ tiên. Sau đó, pha một ấm trà mới, con cháu họ tộc quây quần vừa uống trà vừa kể nhau nghe những kỉ niệm, ca ngợi công đức tổ tông. Khói hương hòa quyện với hương vị trà tạo nên sự linh thiêng nhưng rất gần gũi. Rõ ràng không có sự phân biệt giữa người đang sống với người đã khuất, không có khoảng cách giữa người trần và người âm.

b. Trong việc biểu hiện lòng hiếu khách

Phong tục uống chè và sự phát triển của cây chè Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Người Việt xưa dù là sống trên núi cao, dưới đồng bằng châu thổ hay bên bờ biển, dù là người sang, kẻ hèn tất thảy đều giữ một tập tục uống trà. Đó là tập tục biểu thị sự trân trọng, lòng hiếu khách. Đằng sau tách trà nóng là biết bao điều được đề cập, thổ lộ từ việc hệ trọng nhất đến bình dân nhất: “Mỗi khi khách đến chơi nhà/ Ðốt than quạt nước pha trà người xơi/ Trà này quý lắm người ơi/Mỗi người một chén cho tôi vừa lòng” (Dân ca quan họ Bắc Ninh)

Tập tục uống trà của người Việt Nam thật đặc biệt ở cách dâng mời và đầy ngụ ý. Dù vui hay buồn, dù nắng hay mưa khách cũng không thể chối từ một chén trà nóng khi chủ nhà trân trọng dâng mời: “Mời khách một cốc chè tươi/ Của người con gái miệng cười đon đả/Chè Thái rất ngọt rất ngon/Ai đã từng uống không còn đường lui.” (Khuyết danh).

Pha trà cũng là nghệ thuật thể hiện sự trân trọng quý khách của gia chủ - nhất là những dịp có khách quý hay những dịp có việc trọng đại. Ấm chén pha trà sạch sẽ. Đầu tiên, tráng nước sôi ấm pha cho nóng đều, chén ngâm nước sôi trong bát tượng rồi dùng gắp nâng chén đưa ra khay, cho chè vào ấm vừa đủ. Sau dùng nước sôi tráng chè, gọi là tảy trần, hoặc đánh thức trà. Dùng thìa gỗ xúc chè vào ấm gọi là Ngọc Diệp hồi cung. Rót nước tráng trà ra các chén, tráng chén cho sạch và nóng chén gọi là Cao sơn trường thủy. Rót nước sôi vào ấm, lắc ấm cho đều, dội tiếp nước sôi lên nắp ấm làm tăng độ nóng, chừng 3-4 phút rót trà ra chén một vòng đều hết các chén để đảm bảo độ đậm giống nhau, nên rót 2/3 chén trà, không quay vòi ấm hay để vòi ấm trực diện với mặt


khách. Dùng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) nâng ly trà (gọi là tam long giá ngọc) và hai tay mời trà, đầu hơi cúi, nụ cười thân thiện thể hiện sự trân trọng. Đối với các bộ chén có hoa văn đẹp, đặc biệt là một hoa văn duy nhất, người mời rất chú ý để xoay nhẹ phần hoa văn đó hướng về người được mời.

c. Trong việc biểu hiện tình tri âm, tri kỉ giữa người với người

Người Việt dùng trà dù theo cách truyền thống nào: từ độc ẩm, đối ẩm hay quần ẩm đều làm toát lên cái nét văn hóa thuần chất của người Việt. Người xưa có câu: "Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh", đó chính là cái thú thưởng trà thực thụ. “ngũ quần anh" chính là "bạn trà". Tìm "bạn trà" còn khó tìm hơn "bạn rượu". Vì, bạn trà là người bạn tri âm, cùng nhau thưởng trà, ngâm thơ, bộc bạch nỗi niềm, hay bàn chuyện gia đình, xã hội, nhân tình thế thái để cảm thấy trong trà có cả hương vị của đất trời, cỏ cây: “Gặp người tri kỉ trà cạn chén/ Thơ chỉ bình ngâm với bạn hiền”(Khuyết danh). Trà và tình bạn như sông Hương gặm phiến nguyệt: “Trà nồng vẫn đợi tri âm/ Bao la trời đất lặng thầm ngát hương” (Khuyết danh). Uống chè, thưởng trà, chọn trà còn thể hiện vẻ lịch lãm, tinh tế của người thưởng thức. Trà Mạn Hảo đã từng được coi là một trong ba thú vui của đấng nam nhi Việt một thời (vào thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) và phổ biến đi vào ca dao: “Làm trai biết đánh tổ tôm/ Uống trà Mạn Hảo, ngâm Nôm Thúy Kiều”. Mạn Hảo là một địa danh Việt vốn thuộc châu Mạn Hảo của nước Đại Việt xưa. Chỉ từ sau Hiệp ước Pháp - Thanh kí năm 1885 (thời Tự Đức), vùng này mới chuyển sang thuộc Vân Nam (Trung Quốc). Mạn Hảo là thứ trà được chế biến từ giống trà shan tuyết cổ thụ (loại chè này hiện vẫn còn nhiều ở Trạm Tấu, Sa Pa, Hà Giang), loại trà ngon nổi tiếng thế kỉ XIX.

Đi đôi bên tình bạn luôn có sự hiện hữu bình dị thầm lặng của chén trà. Dù sao đi nữa ngồi gần chén trà, bạn bè dễ dàng tâm sự ưu tư nỗi lòng với nhau “bạn bè khuya sớm một bình trà thơm”; “Trà ngon phải có bạn hiền”. Nhưng uống lúc nào, đến đâu là vừa và như thế nào là phải phép. Tổ tiên ta đã đúc kết: “Trà tam rượu tứ”. Người Việt thưởng thức trà theo từng ngụm nhỏ để cảm nhận hết cái dư vị thơm ngon của trà và cảm nhận hơi ấm của chén trà đủ để làm nóng


bàn tay trong mùa đông lạnh giá. Uống để đáp lại lòng mến khách của người mời trà, để dốc bầu tâm sự. Chính những cách thể hiện này đã tạo nên nét văn hóa, sự thanh cao, tình tri âm, tri kỉ giữa người với người. Uống trà đôi khi còn là sự độc thoại với nội tâm, là sự xét đoán tâm lí người đối thoại, là tìm đến sự tỉnh táo, tĩnh tâm, xua tan mọi phiền muộn trong cuộc sống.

d. Trong việc thể hiện kinh nghiệm sống

Trà là đồ uống thông dụng và lâu đời nên người Việt đã tổng kết được nhiều kinh nghiệm thưởng thức chè: rượu trên bè, chè dưới ấm; trà tam, rượu tứ. Chỉ có chè tươi khi pha mới uống cả ngày, còn chè mạn đã pha phải uống nóng , uống vài tuần là phải thay ấm khác. Nước chè mạn đã nguội thì không còn vị gì cả, nên người Việt có câu so sánh: "chè hâm lại, gái ngủ ngày" có ý chê những cô gái xưa không chăm chỉ, không ý tứ, vô vị và nhạt nhẽo như nước chè hâm lại. Không chỉ là nước uống thông dụng, nước chè (đặc biệt là chè xanh) còn rất tốt cho sức khỏe. Vì thế, người uống trà có kinh nghiệm đều biết mấy câu thơ sau:

Bán dạ tam bôi tửu Bình minh nhất trản trà Nhất nhật cứ như thử Lương y bất đáo gia (Mai sớm một tuần trà

Canh khuya dăm chén rượu Mỗi ngày cứ như thế

Thầy thuốc không đến nhà)

g. Trong việc biểu hiện tình yêu đôi lứa và tình cảm gia đình

Tình yêu đôi lứa - tình yêu nam nữ là chủ đề được thể hiện sâu sắc nhất và cũng rõ nhất trong thơ ca vì tình yêu đôi lứa luôn là đề tài muôn thuở của kiếp người. Chén trà như sợi dây gắn kết đôi lứa khi giận hờn vu vơ: “Dù ai chồng chán vợ chê/ Uống chén chè Thái, lại về với nhau.” (Ca dao)

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí