Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 8

và đưa ra ba đặc điểm chính của không gian ca dao giai đoạn này, đó là: Tính phiếm chỉ và cá biệt hóa của không gian nghệ thuật; Không gian bình bị, gần gũi, quen thuộc và không gian khoáng đạt, hùng vĩ; Không gian mới lạ.

Không gian mang tính phiếm chỉ là không gian mang những đặc điểm chung nhất, phổ biến nhất. Những không gian này không cụ thể và khó xác định:

Đường dài gánh nặng ba lô

Đôi chân vẫn dẻo, câu hò ngân vang.


Sông xanh lồng áng mây trôi Sóng vui với gió biển khơi dạt dào.

Có người trinh sát chòi cao Mắt long lanh tựa vì sao trên trời.

Đọc những lời ca dao trên, không gian con đường, ngọn đèo, dòng sông được nhắc tới một cách rất chung chung. Những không gian ấy chúng ta có thể gặp ở bất kì đâu trên dải đất hình chữ S này. Trong ca dao từ 1945 đến 1975 nhắc nhiều đến nơi mà các nhân vật sinh sống, trò chuyện, lao động, ca hát như không gian dòng sông, cánh đồng, con đường, chiến trường, mặt trận…Những không gian này đã góp phần vào việc thể hiện tâm trạng, cảm nghĩ chung đó là tinh thần quyết chiến, quyết thắng, lòng tự hào về quê hương, dân tộc của nhiều lớp người trong xã hội.

Bên cạnh không gian phiếm chỉ, không gian mang tính cá biệt hóa là không gian mang tính riêng biệt, cụ thể và có thể xác định được cũng xuất hiện trong ca dao giai đoạn này:

Rùm beng không lực Huê kỳ Mò vào Bắc Việt hết uy thét gào.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.


Hoan hô du kích Phúc Yên

Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 8

Đánh mấy đêm liền, diệt mấy tháp canh

Yên Lãng, Đa Phúc, Đông Anh Phản động nộp súng, ngụy binh quay.

[9]

Qua khảo sát những lời ca dao từ năm 1945 đến năm 1975 chúng tôi thấy rằng không gian nghệ thuật có tính cá biệt hóa cao ở những lời ca dao miêu tả, tường thuật lại những chiến công lịch sử của quân và dân ta trong những năm kháng chiến. Không gian nghệ thuật mang tính cá thể hóa xuất hiện trong ca dao từ 1945 đến 1975 hoàn toàn phù hợp với hiện thực lịch sử của đất nước. Nhân dân ta có quyền tự hào với những chiến công lẫy lừng mà chúng ta đã phải hy sinh sức người, sức của để đạt được. Bởi vậy, khi cần ghi lại những chiến công đó, để tự hào, để khích lệ nhân dân cũng như lớp con cháu mai sau thì những tên đất, tên làng sẽ trở thành những yếu tố độc lập, không thể thêm, bớt, không thể thay thế.

Không gian nghệ thuật trong ca dao từ 1945 đến 1975 cũng mang những nét bình dị, gần gũi, quen thuộc. Ca dao giai đoạn này phổ biến với các không gian ngôi nhà, căn hầm, phố chợ, dòng sông, cánh đồng, con đường:

Đường đi ngang dọc chiến hào Tiêu diệt kết hợp tỉa hao tỉa dần.


Nhà em ở tận thôn Đoài

Nhà anh thôn Bắc cách hai quãng đồng Thôn Đoài phát triển đổi công

Giống ngô dự trữ đề phòng thiên tai Thôn Bắc không chịu kém ai

Đề phòng địch phá, giồng khoai sắn nhiều.

[12]

Đọc ca dao từ 1945 đến 1975, chúng ta cũng bắt gặp khá nhiều lời ca dao xuất hiện không gian khoáng đạt, hùng vĩ. Các kiểu không gian này thường được sử dụng để so sánh với công ơn của Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với

nhân dân, đất nước; so sánh với ý chí quyết tâm chiến đấu, sức mạnh đoàn kết và tấm lòng sắc son của toàn dân tộc mà chúng tôi đã dẫn ở mục đề tài lãnh tụ.

Bên cạnh những không gian vừa nêu trên, ca dao từ 1945 đến 1975 còn xuất hiện kiểu không gian mới lạ. Đó là kiểu không gian mà trước đó chưa hề xuất hiện trong ca dao cổ truyền: Không gian lớp học bình dân; Không gian chiến trường, sa trường, thao trường; Không gian tiền tuyến – hậu phương; Không gian công trường, bệnh viện, không gian hợp tác xã, không gian nhà máy:

Một tay gửi lại chiến trường Một tay vẫn giỏi ruộng vườn như ai.


À ơi… con ngủ cho ngoan

Để mẹ theo kíp xúc than trên tầng.

[12]

Những không gian mới lạ xuất hiện trong ca dao hoàn toàn phù hợp với nhu cầu phản ánh một cách chân thực và sinh động hiện thực lịch sử lúc bấy giờ của đất nước ta.

Như vậy, ca dao từ 1945 đến 1975 đã kế thừa và phát triển từ ca dao truyền thống. Sự kế thừa được thể hiện ở việc ca dao từ 1945 đến 1975 vẫn sử dụng những không gian nghệ thuật mang tính phiếm chỉ; không gian nghệ thuật bình dị, gần gũi, quen thuộc với đời sống của quần chúng nhân dân lao động; không gian khoáng đạt, hùng vĩ. Sự phát triển thể hiện ở việc mặc dù tái hiện lại những không gian nghệ thuật không mới nhưng nhân dân ta đã thổi vào ca dao một không khí rất mới – không khí mang đậm hơi thở của cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc. Sự phát triển còn được thể hiện ở sự xuất hiện kiểu không gian nghệ thuật mang tính cá biệt hóa và kiểu không gian nghệ thuật mới lạ. Đây chính là kết quả của sự thay đổi đề tài, cảm hứng chủ đạo, quan niệm sáng tác của chủ thể sáng tạo từ ca dao cổ truyền đến ca dao từ 1945 đến năm 1975. Tất cả những điều đó làm cho ca dao từ 1945 đến 1975 có nội dung riêng, diện

mạo riêng góp phần làm cho người đọc nhận diện được nó một cách chính xác và hiệu quả.

2.3.3. Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật.” [30. 322]

Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính “thời gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan, được phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật. Mối quan hệ giữa thời gian, không gian và việc tổ chức thời gian, không gian trong tác phẩm là nội dung của vấn đề thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật.” [34.163]

Cũng giống như ca dao cổ truyền, thời gian nghệ thuật trong ca dao từ 1945 đến 1975 là phương tiện để biểu đạt trạng thái tâm lý con người, là thời gian ước lệ. Bởi bên cạnh việc sáng tác, khâu diễn xướng cả ở hai bộ phận ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại cũng có vai trò hết sức quan trọng. Ai hát, hát trong hoàn cảnh nào là điều xưa nay khi tìm hiểu về một bài ca dao người ta cần lưu tâm. Thời gian của người sáng tác và thời gian của người thưởng thức hòa lẫn với thời gian của người diễn xướng. Chính vì vậy thời gian ở ca dao hiện đại có yếu tố thời gian là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng. Thời gian hiện tại trong ca dao hiện đại được biểu hiện bằng những cụm từ chỉ hiện tại như “hôm nay”, “bây giờ ” và ngay cả những cụm từ chỉ quá khứ hay tương lai như “đêm qua”, “chiều nay”; “chiều chiều” trong ca dao vẫn mang ý nghĩa hiện tại. Chính vì vậy mà người ta có thể vận dụng nó linh hoạt tùy vào từng hoàn cảnh diễn xướng:

Hành quân với cháu hôm nay Có thơ của Bác chép tay mấy bài.


Sớm nay rực sáng nắng hồng

Em ngồi em xếp những dòng chiến công.

[12]

Tuy nhiên, thời gian nghệ thuật trong ca dao giai đoạn này không chỉ là phương tiện để biểu đạt trạng thái tâm lý con người, thời gian ước lệ mà có khi nó còn mang tính cụ thể, chính xác:

Bảy mốt thất bại Nam Lào

Bảy hai Nam Việt, thua đau phát khùng Nổi danh là kẻ gian hùng

Nich xơn đành giở kế cùng bài bây.

[9]

Cũng như không gian nghệ thuật cụ thể, cá biệt hóa, thời gian nghệ thuật mang tính cụ thể, chính xác xuất hiện ở những lời ca dao miêu tả, tường thuật lại những chiến công lịch sử của quân và dân ta trong những năm kháng chiến. Điều này hoàn toàn phù hợp với hiện thực lịch sử của đất nước. Những lời ca dao sử dụng thời gian nghệ thuật mang tính cụ thể, chính xác và không gian nghệ thuật cụ thể, cá biệt hóa sẽ là những bài học lịch sử thú vị đối với những thế hệ mai sau.

Như vậy, ca dao từ 1945 đến 1975 bên cạnh việc kế thừa ca dao truyền thống còn có điểm bổ sung về yếu tố thời gian nghệ thuật. Đặc điểm này vừa giúp ca dao mang tính thời sự vừa có tác dụng cổ vũ, động viên, khích lệ nhân dân đấu tranh, vừa có tác dụng bồi đắp cho thế hệ trẻ mai sau lòng tự tôn, tự hào dân tộc.

2.3.4. Các biện pháp tu từ

Theo GS. Cù Đình Tú, biện pháp tu từ là cách thức diễn đạt ngôn từ một cách bóng bẩy để đạt hiệu quả nhất định trong văn chương. Biện pháp tu từ

gồm có so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, đối lập…Dựa theo cách hiểu trên, chúng tôi tiến hành khảo sát 1.159 bài ca dao từ 1945 đến 1975 từ đó đưa ra kết luận so sánh và điệp ngữ là hai biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến nhất trong ca dao giai đoạn này.

2.3.4.1. So sánh tu từ

“So sánh tu từ là cách đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại có cùng một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng” [51.145]. Đồng quan điểm với ý kiến trên, một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng “So sánh là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia” [30. 282]

Học giả Xidennhicop nhận xét về so sánh như sau “So sánh là phương thức nghệ thuật tu từ phổ biến, mềm mại và linh hoạt hơn so với biểu tượng. Đối với so sánh, sự giống nhau quan trọng của đối tượng không phải là mục đích, không phải ở những dấu hiệu có tính chất tổng hợp như đối với biểu tượng, mà chỉ ở một dấu hiệu bất kì nào đấy. Vì thế hình ảnh con người trong sự phụ thuộc vào nhiệm vụ phản ánh tư tưởng - nghệ thuật cụ thể trong bài ca dao có thể so sánh với những hiện tượng tự nhiên khác nhau nhất. Ví dụ cô gái trong bài hát có thể được so sánh với bạch dương, mặt trời, ngôi sao, thiên nga. Người trẻ tuổi trong bài hát được so sánh với cây sồi, mặt trăng, chim ưng, đại bàng…” [54. 128]

Tán đồng với cách hiểu về biện pháp tu từ so sánh của GS. Cù Đình Tú và học giả Xidennhicop, tiến hành khảo sát 1.159 lời ca dao từ 1945 đến 1975, chúng tôi thống kê được 90 (khoảng 7,77%) bài ca dao sử dụng biện pháp nghệ thuật này. Đa số những lời ca dao từ năm 1945 đến năm 1975 sử dụng biện pháp so sánh đều làm theo thể thơ lục bát với cấu trúc so sánh triển khai vế A (đối tượng so sánh) và vế B (cái được so sánh) trong đó A và B là hai đối tượng

khác loại. Cụ thể là câu lục nêu lên định đề có tính chất khái quát (A như B), câu bát nêu rõ đặc điểm của B theo dấu hiệu tương đồng. Ví dụ:

Thực dân là giống hôi tanh Không thể đâm cành, cắm rễ đất ta.


Thằng Mỹ như mãng xà vương Mình mà sợ nó, nó nhai xương mình…

[9]

Trong hai lời ca dao trên, câu lục nêu lên định đề có tính chất khái quát: “thực dân là giống hôi tanh”, “ thằng Mỹ như mãng xà vương”. Đối tượng so sánh ở đây là thực dân và đế quốc được đem ra so sánh với những thứ nguy hiểm, đáng khinh bỉ, với những thế lực đen tối, nếu như những thứ ấy tồn tại sẽ mang đến những hiểm họa, sự diệt vong của nhân dân. Do đó, chúng ta phải đấu tranh để chúng không thể đâm cành, cắm rễ đất ta cũng như phải có thái độ quyết liệt diệt trừ cái ác đến tận cùng Bổ đầu thằng Mỹ, mấy hy sinh ta cũng làm.

Tuy nhiên, so sánh trong ca dao từ 1945 đến 1975 không phải lúc nào cũng theo công thức câu lục nêu định đề một cách khái quát, câu bát nêu đặc điểm của đối tượng đem ra so sánh:

Tháng năm nắng trải nơi nơi Bác là ánh sáng mặt trời mênh mông

Tỏa ra sưởi ấm non sông

Cỏ, cây, hoa, trái, ruộng đồng xanh tươi…

[12]

Trong lời ca dao trên, câu bát “Bác là ánh sáng mặt trời mênh mông” là câu nêu lên định đề khái quát, còn câu lục bát sau đó mới nêu lên đặc điểm của đối tượng được so sánh. Tác giả dân gian đã so sánh Bác với ánh sáng mặt trời. Nếu như ánh sáng mặt trời đã đem lại sự sống cho mọi sinh vật trên trái đất, bằng hơi ấm của mình đã làm cho cỏ, cây, hoa, trái, ruộng đồng sinh sôi, phát

triển tốt tươi thì Bác cũng như ánh mặt trời ấy, đem lại cho dân tộc Việt Nam nền độc lập, đem lại cho nhân dân cuộc đời tự do. So sánh Bác với ánh sáng vĩnh hằng của mặt trời cũng là cách nhân dân ta thể hiện niềm tôn kính, khẳng định lòng biết ơn vĩnh cửu đối với Bác của mỗi người con Việt Nam.

Bên cạnh những lời ca dao được viết theo cấu trúc so sánh triển khai, ca dao từ 1945 đến 1975 còn có những lời được viết theo kết cấu tương hỗ bổ sung. “Ở kết cấu này không có mệnh đề triển khai mà nêu lên một hoặc hai đối tượng cùng lúc so sánh với nhiều sự vật khác nhau. Các sự vật này có nét tương đồng hoặc đối lập nhau” [50. 107]. Ví dụ:

Cụ Hồ là vị cha chung

Là sao Bắc đẩu, là vừng Thái dương.


Cụ Hồ với dân Như chân với tay Như chày với cối

Như cội với cành….

Cách nói “Cụ Hồ là vị cha chung” có ý nghĩa tương đồng với Cụ Hồ “Là sao Bắc đẩu, là vừng thái dương” bởi cách so sánh Bác với các sự vật trên đều nhằm diễn tả vai trò quan trọng của Bác với sự sống còn của nhân dân cũng lòng biết ơn vô bờ của nhân dân đối với Bác. Cách nói Cụ Hồ với dân “như chân với tay” cũng có ý nghĩa tương tự Cụ Hồ với dân “như chày với cối” và Cụ Hồ với dân “như cội với cành” đều nói lên mối quan hệ gắn bó không thể tách rời giữa Bác và dân. Trong hai lời ca dao trên, tác giả dân gian đã khéo léo cách đặt các sự vật có ý nghĩa tương đồng bên cạnh nhau làm cho nhận thức của người đọc được mở rộng hơn. Như vậy, với việc sử dụng cấu trúc so sánh bổ sung, với sự liệt kê, điệp ý, hai lời ca dao trên nhấn mạnh tình cảm, lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác bởi Bác đã gắn bó với nhân dân, mang lại cuộc sống độc lập, tự do cho nhân dân.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023