Nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam - 2


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1. Quy trình đánh giá rủi ro môi trường cảng biển 10

Hình 1. 2. Sơ đồ vị trí các cảng tại nhóm cảng biển phía bắc 26

Hình 1. 3. Tàu chở hàng rời 37

Hình 1. 4. Tàu chở hóa chất lỏng 37

Hình 1. 5. Tàu chở khí hóa lỏng 38

Hình 1. 6. Tàu chở container 38

Hình 1. 7. Các loại hình bến cảng bốc xếp HNS 39

Hình 1. 8. Lưu giữ hàng hóa chất ngoài trời (lưu huỳnh rời) 40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Hình 1. 9. Lưu giữ hàng hóa chất trong containe 40

Hình 1. 10. Lưu giữ hàng hóa chất trong kho 40

Nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam - 2

Hình 1. 11. Lưu giữ hàng hóa chất trong téc ngoài trời 40

Hình 1. 12. Biểu diễn sơ đồ của phân loại tính chất tiêu chuẩn châu Âu. 42

Hình 2.1. Cấu trúc hệ thống cảng biển và các yếu tố đầu vào, đầu ra theo cách tiếp cận hệ thống 52

Hình 2.2. Sơ đồ phân tích đa tiêu chí 62

Hình 2.3. Quy trình phân tích, xác định và đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường tại cảng biển 67

Hình 3.1. Tỷ lệ trung bình các nhóm hàng HNS thông qua cảng Hải Phòng năm 2018 .72

Hình 3.2. Tỷ lệ trung bình các nhóm hàng HNS thông qua cảng Quảng Ninh năm 2018...

..........................................................................................................................72

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình xuất nhập hàng lỏng chở xô 74

Hình 3.4. Sơ đồ quy trình lưu kho, xếp dỡ container tai cảng 75

Hình 3.5. Sơ đồ quy trình xếp dỡ và lưu kho hàng đóng bao tại cảng biển 77

Hình 3.6. Sơ đồ quy trình xếp dỡ và lưu kho hàng rời tại cảng biển 78

Hình 3.7. Biểu đồ chi tiết các sự cố đối với từng khu vực cảng thuộc nhóm cảng phía Bắc từ năm 2010 đến năm 2019 81

Hình 3.8. Phạm vi ô số 1 khu bến Cửa Cấm 114

Hình 3.9. Phạm vi ô số 2 Khu bến Đình Vũ 114

Hình 3.10. Phạm vi ô số 3 khu bến Lạch Huyện 114

Hình 3.11. Phạm vi ô số 4 khu bến Vịnh Cửa Lục 114

Hình 3.12. Phạm vi ô số 5 khu bến Diêm Điền 114

Hình 3.13. Biểu đồ phân cấp nguy cơ gây suy thoái môi trường của từng bến cảng 117

Hình 3.14. Quy trình ứng phó sự cố hóa chất tại cảng biển 137

Hình 3.15. Sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố hóa chất tại bến cảng 139


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AQI : Air Quality Index/Chỉ tiêu chất lượng không khí

AT&MT : An toàn và môi trường

BVMT : Bảo vệ môi trường

CĐH : Chất độc hại

CFS: Container Freight Station/Kho đóng mở container hang hóa CNTT: Công nghệ thông tin

ĐBATHH: Đảm bảo an toàn Hàng hải

EmS: Emergency Response Procedures for Ships Carrying Dangerous Goods /Các biện pháp ứng cứu khẩn cấp khi vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu thủy

HC: Hóa chất

HCBVTV: Hóa chất bảo vệ thực vật

HNH : Hàng nguy hiểm

HNS: Hazardous and Noxious Substances/ Các chất nguy hiểm và độc hại IMO : International maritime organization/ Tổ chức hàng hải Quốc tế ITOPF International Tanker Owners Pollution Federation Limited/ Hiệp hội

chủ tàu chở xô chất ô nhiễm

IATA: International Air Transport Association/ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế

IMDG Code : International Maritime Dangerous Goods Code/Bộ luật Quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển

IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural Resources/Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên

KHCN : Khoa học công nghệ

KCN: Khu công nghiệp

LPG : Liquefied Petroleum Gas /Khí dầu mỏ hóa lỏng

LNG : Liquefied Natural Gas/Khí thiên nhiên hóa lỏng PCCC & CNCH: Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạm cứu hộ PCTT&TKCN: Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

MSDS: Material Safety Data Sheet/Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

MFAG: Medical First Aid Guide for Use in Accidents Involving Dangerous Goods/Hướng dẫn sơ cứu y tế đối với sự cố hàng nguy hiểm

QCVN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam


TCVN: Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam

BCH: Ban chỉ huy

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

GPS: Global Positioning System/Hệ thống định vị toàn cầu

GTVT : Giao thông vận tải

UBND: Ủy ban nhân dân

UBQG: Ủy ban Quốc gia

ƯPSC: Ứng phó sự cố

VTS: Vessel Traffic Service/Hệ thống quản lý giao thông tàu biển UN: United nations/Mã số hóa chất nguy hiểm


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án

Với diện tích hơn một triệu km2 Biển Đông thuộc chủ quyền và hơn 3260 km đường bờ, thiên nhiên đã tạo cho nước ta một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế biển. Với lợi thế đó, Việt Nam đang hướng tới trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong đó hàng hải là một trong những trọng tâm phát triển. Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam sẽ có 5 nhóm cảng biển với 36 cảng trong đó sẽ hình thành hơn 100 khu bến cảng biển phân bố dọc theo bờ biển từ Bắc xuống Nam[1]. Đây là các cửa ngõ để Việt Nam trao đổi hàng hóa thương mại với thế giới và giữa các vùng miền trong cả nước.

Hoạt động hàng hải luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do các chất thải từ tàu (nước thải nhiễm dầu, nước ballas, chất thải rắn…), hàng hóa vận chuyển, các sự cố tràn dầu, đổ tràn hóa chất… Các kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng môi trường đất, nước và trầm tích xung quanh một số cảng biển Việt Nam luôn có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi dầu, các chất lơ lửng, các chất dinh dưỡng, kim loại nặng và một số hóa chất độc hại (HCBVTV, chất tẩy rửa, …), môi trường không khí bị ô nhiễm bởi bụi[2].

Nhóm cảng biển số I hay còn gọi là nhóm cảng biển phía Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định) là một trong hai cụm cảng lớn nhất cả nước trong đó tập trung chủ yếu tại Hải Phòng 49/67 bến, Quảng Ninh 13/67 bến[3]. Tại đây, số lượt tàu ra vào khu vực cảng cũng như lưu lượng hàng hóa thông qua cảng tăng trên 12% hàng năm, trong đó các loại hàng nguy hiểm là hóa chất độc hại chiếm tỷ lệ đáng kể. Khu vực ven biển Đông Bắc cũng là khu vực có giá trị sinh thái cao và cảnh quan môi trường biển có nhiều giá trị như Vịnh Hạ Long, Khu Dự trữ sinh quyển Cát Bà, ...và luôn chịu tác động tiêu cực từ hoạt các hoạt động hàng hải trong khu vực.

Trên toàn thế giới, khoảng 2.000 hóa chất được vận chuyển bằng đường biển ở dạng chở xô với số lượng lớn hoặc ở dạng đóng gói. Chỉ có vài trăm hóa chất được vận chuyển với số lượng lớn, nhưng chúng chiếm phần lớn khối lượng hàng hóa chất thương mại vận chuyển bằng đường biển[4]. Nhiều tai nạn liên quan đến hàng hóa chất độc hại trong quá trình vận chuyển trên biển và tại các cảng gây suy thoái môi trường nghiêm trọng đã được ghi nhận trong các hệ thống thống kê tai nạn hàng hải của cơ quan an toàn


hàng hải Châu Âu (EMSA)[5] hay cơ sở dữ liệu tai nạn vật liệu nguy hiểm của Mỹ (FACTS)[6].

Tại Việt Nam vấn đề tác động đến môi trường do hoạt động hàng hải đã được quan tâm, đánh giá và có những giải pháp nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các giải pháp ngăn ngừa mới chỉ tập trung vào các nguồn gây tác động từ tàu biển (đóng mới, sửa chữa, phá dỡ, tràn dầu, chất thải từ tàu...) và hoạt động xây dựng, duy tu hạ tầng hàng hải (xây dựng cảng, nạo vét luồng...) chưa có nhiều các đánh giá và giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm từ hoạt động của cảng biển (bốc xếp, lưu kho hàng hóa), đặc biệt là hoạt động của các cảng biển có bốc xếp và lưu kho hàng hóa chất độc hại. Trên thực tế trong những năm gần đây đã xảy ra một số sự cố môi trường trong hoạt động lưu kho, bốc xếp hàng hóa chất tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam và bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác phòng ngừa và ứng phó với sự cố này.

Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng, nhận diện những nguy cơ gây suy thoái môi trường và đánh giá rủi ro môi trường từ hoạt động bốc xếp, lưu kho hàng hóa chất độc hại tại các cảng biển thuộc nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam từ đó xây dựng giải pháp kiểm soát quá trình bốc xếp, lưu giữ các loại hàng hóa này và kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường liên quan là rất cần thiết để đáp ứng với yêu cầu thực tế và chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững. Đề tài “Nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam” cho luận án tiến sỹ này là rất cần thiết và có ý nghĩa mới cả về khoa học và thực tiễn.

2. Mục tiêu

Xác định luận cứ khoa học và xây dựng bộ tiêu chí trong đánh giá nguy cơ suy thoái và phân cấp nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển; đề xuất giải pháp quản lý hàng hóa chất độc hại và xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam.

3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các nội dung chính sau đây đã được thực hiện:

Nội dung 1: Phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng

3


biển trên thế giới và ở Việt Nam cũng như các đặc điểm liên quan của vùng nghiên cứu nhằm tạo dựng cơ sở lý luận trong tiếp cận nghiên cứu vấn đề.

Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng và các tác động tới môi trường của hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam cũng như thực trạng công tác quản lý môi trường trong quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía bắc Việt Nam.

Nội dung 3: Phân tích, xác định và đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường của hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam, tập trung vào các nguy cơ chủ yếu gồm cháy nổ, tràn dầu, phát tán hóa chất, chất thải nhiễm hóa chất; lựa chọn xây dựng và thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ suy thoái môi trường cho quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển.

Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ gây suy thoái môi trường của hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam, tập trung vào các giải pháp quản lý hàng hóa chất độc hại tại cảng, đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường và xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với sự cố liên quan đến hàng hóa chất tại cảng biển.

4. Điểm mới của Luận án

Điểm mới 1: Xác định rõ nguy cơ gây suy thoái môi trường, nguồn phát sinh nguy cơ và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ suy thoái môi trường cho quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển với 4 tiêu chí nguy cơ gây suy thoái gồm 14 chỉ tiêu và 2 tiêu chí mức độ gây suy thoái môi trường gồm 5 chỉ tiêu.

Điểm mới 2: Áp dụng thử nghiệm bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường cho 30 bến cảng có hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía Bắc, trên cơ sở kết quả đánh giá đề xuất các giải pháp về quản lý hàng hóa chất độc hại tại cảng, hướng dẫn đánh giá nguy cơ và xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất cho cảng biển.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần phát triển hướng nghiên cứu chuyên ngành về môi trường trong mối quan hệ giữa các thành phần môi trường biển với các hoạt động phát triển kinh tế cảng và hàng hải nói chung, trong nghiên


cứu các tác động tiềm tàng (nguy cơ) từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển đến môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường nói riêng;

- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã góp phần giải quyết vấn đề môi trường cấp bách tại các vùng cảng biển hiện nay tại các tỉnh/thành phố ven biển. Kết quả nghiên cứu của luận án về nguy cơ suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển, bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ suy thoái và các đề xuất về giải pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động xếp dỡ hàng hóa chất độc hại tại cảng biển là các công cụ và giải pháp thiết thực cho công tác quản lý bảo vệ môi trường biển thuộc nhóm cảng biển phía Bắc, đồng thời tham khảo sử dụng cho các vùng cảng biển khác ở Việt Nam.

5. Cấu trúc của Luận án

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, cấu trúc luận án bao gồm ba chương:

- Chương 1 trình bày tổng quan về các công trình nghiên cứu vấn đề và vùng nghiên cứu đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển ở trong và ngoài nước, đồng thời khái quát về vùng nghiên cứu cũng như về hoạt động vận chuyển, xếp dỡ và lưu kho hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía Bắc.

- Chương 2 trình bày về cách tiếp cận, các phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu sử dụng thực hiện Luận án. Trong đó, tiếp cận hệ thống và phát triển bền vững là bao trùm, phương pháp phân tích DPSIR là chủ đạo, đồng thời đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng được xác định rõ.

- Chương 3 đề cập đến kết quả nghiên cứu của Luận án, bao gồm: đánh giá thực trạng và các tác động tới môi trường cũng như thực trạng công tác quản lý môi trường trong quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía bắc Việt Nam và xác định các nguy cơ gây suy thoái môi trường cũng như nguồn phát sinh nguy cơ; xây dựng và áp dụng thử nghiệm bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía Bắc; đề xuất các giải pháp về quản lý hàng hóa chất độc hại tại cảng, hướng dẫn đánh giá nguy cơ suy thoái và hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất tại cảng biển.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu về đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển

1.1.1. Các khái niệm liên quan

1/ Hàng hóa chất độc hại và hàng nguy hiểm

- Hàng hóa chất độc hại (HNS: Hazardous and Noxious Substances) bao gồm: dầu; các chất lỏng khác được xác định là độc hại hoặc nguy hiểm; khí hóa lỏng; chất lỏng có nhiệt độ chớp cháy không quá 60°C; các vật liệu và chất nguy hiểm, độc hại và có hại được vận chuyển dưới dạng đóng gói hoặc đựng trong thùng chứa; và các vật liệu dạng khối rắn được xác định là có các mối nguy hóa học [7].

- Hàng hóa nguy hiểm (DG : Dangerous Goods) là các chất hoặc vật phẩm có thể gây ra mối đe dọa cho người, tài sản và/hoặc môi trường. Chúng có thể tồn tại ở ba trạng thái vật lý - dưới dạng rắn, lỏng hoặc khí - và có thể gây ra một loạt các nguy hiểm trong quá trình vận chuyển [8].

2/ Suy thoái môi trường: là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên (Luật Bảo vệ môi trường, 2020).

3/ Mối nguy (Hazard): là bất kì tác nhân/yếu tố nào có thể gây tổn hại sức khỏe và tính mạng cho con người, hay gây thiệt hại về tài sản hoặc môi trường[9, 10];

4/ Nguy cơ: Sự kết hợp giữa khả năng xảy ra một sự cố với mức độ nghiêm trọng của hậu quả (tổn hại) nếu sự cố đó xảy ra [11].

Nguy cơ được hình thành do một sự kiện nguy hiểm (sự cố) hay sự tích lũy các yếu tố có hại có thể dẫn đến những tổn hại sức khỏe và tính mạng cho con người, hay gây thiệt hại về tài sản hoặc môi trường.

Từ các khái niệm trên ta có khái niệm:

5/ Nguy cơ gây suy thoái môi trường: là khả năng xuất hiện những mối nguy gây suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Trong hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển các mối nguy có thể được hình thành do các sự cố như rơi kiện hàng chứa hóa chất xuống môi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022