Thiên Nhiên Và Những Biểu Tượng Mang Dấu Vết Cổ Mẫu


tầng vô thức xã hội: “những tác phẩm mang tính chất văn học đô thị sơ khai như Sống mòn của Nam Cao hay Số đỏ của Vũ Trọng Phụng đã manh nha cảm thức đứt gãy và lạc loài của con người giữa một thế giới đột nhiên trở nên hoàn toàn xa lạ, cảm thức đặc trưng mà nền văn minh đô thị hiện đại mang đến” (Phạm Ngọc Lan, 2016). Đối với các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, đặc biệt là với một số nhà văn chịu ảnh hưởng của tính đô thị phương Tây như Phạm Thị Hoài, Đoàn Minh Phượng, Thuận, Phong Điệp... cảm thức đô thị được mã hóa trong những mã không gian thành phố lớn giàu sức ám gợi. Chẳng hạn, trong tiểu thuyết của Thuận (Thang máy Sài Gòn, Chinatown, Paris 11 tháng 8...), Sài Gòn đô hội phồn hoa hay Paris – kinh đô của ánh sáng cũng là một ký hiệu. Các nhân vật nữ từ Sài Gòn sang Paris, từ Paris trở lại Sài Gòn và luôn mang trong mình trạng thái hoài nghi, lạc lỏng khi cùng sống trên hai thành phố phát triển bậc nhất. Tác giả mô tả một không gian ký hiệu cho sự xa hoa, hào nhoáng, tráng lệ của Paris như là: Nhà thờ Đức Bà, tháp Eiffel, sông Seine, cầu Alexandre đệ Tứ, bảo tàng Louvre, lâu đài Versailles, vườn Luxembourg, đồi Montmartre,… tất cả những địa danh đó đều là những nơi mà con người muốn đặt chân đến khi đến Pháp, đó chính là giấc mơ về sự lãng mạn và xinh đẹp. Nhưng rút cuộc đó chỉ là không gian của sự tha hương, lưu lạc, hơn thế đó còn không gian vô định, chất chứa đầy những thảm họa, bất trắc khiến họ càng trở nên hoang mang, bất an, sợ hãi. Hầu hết nữ giới bươn chải với cuộc sống thị thành đều mang một cảm giác lạc loài, mất đi nguồn cội, mất đi tình thương. Họ rũ bỏ chân quê để mong muốn một đời sống tân tiến, tiện nghi, nhộn nhịp nhưng trong vòng xoáy đó luôn thống thiết một câu hỏi về bản ngã tồn tại của thân phận nữ giới: Ta thuộc về nơi nào? Chính vì vậy tâm thức hoài niệm lữ thứ với tự nhiên vẫn còn đồng vọng trong sáng tác của các cây bút nữ. Tiếng gọi hồn quê, tiếng gọi cội nguồn mở ra một không gian tương phản trong nhiều sáng tác của các nhà văn nữ: đó là khát vọng trở về nguồn cội trong tự sự Tôi đã trở về trên núi cao (Đỗ Bích Thúy); là sự lắng nghe hơi thở của thiên nhiên trong Lúa hát (Vò Thị Xuân Hà), Đám cưới cỏ (Quế Hương); hay lắng nghe tiếng nói của loài vật trong Gió lẻ, Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư); và hòa mình vào thiên nhiên để được cứu rỗi trong Người đàn bà tìm nước (Vò Diệu Thanh), Nước mắt hạt bụi (Quế Hương)... Rò ràng, con người muốn tìm đến với thế giới văn minh hiện đại mà từ chối hoặc gạt bỏ tự nhiên ra khỏi cuộc sống của mình thì chỉ gặp tổn thương bất hạnh bởi lẽ cội nguồn người Việt vốn là nông dân với nếp sống quấn quýt cộng đồng thôn xóm, gia đình, dòng họ. Chân trời của họ là những lũy tre làng. Vậy nên cảm thức hoài nhớ nông thôn đậm đà, khao khát sự an toàn khi được thuộc về một không gian bình yên nào đó đã thôi thúc các cây bút nữ tạo


nên những mã không gian làng quê, không gian tự nhiên tinh khôi trong sáng tác của mình, đó cũng là một mã ký hiệu mang một giá trị tinh thần bền vững trong ý nghĩa biểu trưng của nữ quyền sinh thái.

Như vậy, để tạo sinh ký hiệu quyển về nữ giới và tự nhiên các nhà văn nữ đã tạo ra mã nhân vật nữ – nạn nhân và mã không gian đô thị, mã không gian tự nhiên hoang sơ. Trên tinh thần đó, việc miêu tả những nạn nhân bất hạnh trong phê bình sinh thái nữ quyền nhằm thức tỉnh hướng con người về với thiên tính tự nhiên, xây dựng sinh thái tinh thần của con người, và tư tưởng bình đẳng vạn vật. Tất nhiên những mã này được đặt trong một hệ thống ký hiệu quyển của mã thời gian, mã kết cấu, mã ngôn ngữ... và một hệ thống biểu tượng về tự nhiên và giới thứ hai để tạo thành một chỉnh thể văn bản thấu chạm tư tưởng nữ quyền sinh thái. Sự tham gia của hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong quá trình xây dựng tác phẩm khiến cho sáng tác của các cây bút nữ luôn là một ẩn số đối với nhiều độc giả. Hệ thống ký hiệu quyển và biểu tượng trong văn bản văn học sẽ đưa người đọc bước vào một cuộc phưu lưu của trò chơi ngôn ngữ với những biểu tượng để giãi mã những ẩn ý sâu xa. Chính những biểu tượng này làm cho văn bản đượm đầy, nói như không nói, miêu tả khơi khơi mà sự hình dung về vấn đề đó thật thấu tận, sâu sắc. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy một số biểu tượng mang dấu vết cổ mẫu có tính chất tương đồng của tự nhiên và giới thứ hai sẽ được phân tích ở mục tiếp sau.

4.4.2. Thiên nhiên và những biểu tượng mang dấu vết cổ mẫu

Mang ý nghĩa như là những ẩn dụ về “giới thứ hai”, những biểu tượng thiên nhiên trong sáng tác của của nhà văn nữ đương đại không câm lặng vô hồn mà đã trở thành những thực thể sống động và hiện hữu như các ký hiệu nghệ thuật đa nghĩa và mang giá trị tượng trưng cao. Ở một góc độ khác, những biểu tượng thiên nhiên này được tri nhận như những dấu vết của cổ mẫu (archétype) trong đó cổ mẫu nước, cổ mẫu đất và cổ mẫu hoa cỏ nổi lên trong văn xuôi nữ như những biểu tượng đầy ám ảnh. Tái sinh những cổ mẫu trong văn hóa

- tín ngưỡng dân gian, trong tư duy huyền thoại của dân tộc, các nhà văn nữ đương đại đã thể hiện ý thức về cái “riêng” đậm chất “bản sắc” của nữ quyền sinh thái ở Việt Nam.

Biểu tượng nước

Biểu tượng nước và những biến thể của nó thể hiện rò nhất những nét phẩm chất nữ tính. Ý nghĩa biểu trưng của nước giống với “nữ tính”. Trong văn hóa, văn học Việt Nam, nước có mặt khắp nơi với ý nghĩa cội nguồn, mầm sống (Sử thi Mường Đẻ đất đẻ nước, sự tích Quả bầu mẹ, truyền thuyết Con rồng cháu tiên...). Nhìn từ góc nhìn nữ quyền sinh thái, tự nhiên trong hình thức của nước có sự liên hệ mật thiết với phụ nữ vì hình thái, đặc tính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.


của nước cũng như sự thiết yếu của nó có sự tượng đồng với nữ giới: “là nguồn gốc sự sống, là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần, là biểu tượng của khả năng sinh sôi nảy nở, của tính thanh khiết, tính hiền minh, tính khoan dung và đức hạnh” (JeChevalier, J., & Gherrbrant, A., 2016, tr.710). Soi chiếu lý thuyết này trong văn xuôi nữ đương đại thì biểu tượng nước như: Biển, sông, suối, mưa thường xuyên xuất hiện với tần suất dày đặc và nó như một biểu tượng gắn liền hình tượng nhân vật nữ tiêu biểu như: Giàn thiêu, Biển cứu rỗi, Con dại của đá, Ngậm cười, Làn môi đồng trinh – Vò Thị Hảo; Đàn sẻ ri bay ngang rừng, Mùa Biển, Lời nhắn của biển, Cây bồ kết nở hoa, Ngược dòng, Trong nước giá lạnh

Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 25

Vò Thị Xuân Hà; Màu biển lặng, Biển và người - Quế Hương; Cánh đồng bất tận, Sông, Dòng nhớ của Nguyễn Ngọc Tư, Người đàn bà tìm nước của Vò Diệu Thanh ... (xem phụ lục 4).

Có thể nói nước là nguồn sống tự nhiên quan trọng bậc nhất của loài người, nên không phải ngẫu nhiên mà mọi nền văn minh cổ đại đều được khai sinh bên những dòng sông. Biển – một biến thể của biểu tượng nước cũng được coi là một trong những cổ mẫu của văn hóa nhân loại mang ý nghĩa biểu trưng cho khởi điểm của sự sống: “Một biểu tượng của động thái sự sống. Tất cả từ biển mà ra và tất cả trở về biển: đây là nơi của những cuộc sinh đẻ, những biến thái và những tái sinh.” (Chevalier, J., & Gherrbrant, A., 2016, tr.80). Biển là nơi mà Người đàn bà Âu Lạc (Hành trang của người đàn bà Âu Lạc) bắt đầu hành trình đến với cuộc sống: “Người đàn bà Âu Lạc xuất hiện không sớm cũng không muộn. Trên bãi lầy gần biển có một khoảnh đất đầy sú vẹt. Có một hôm đất chỗ đó sủi lên. Có một người thoát ra từ chỗ đó. Người đàn bà đầu tiên” (Vò Thị Hảo, 2006a, tr.79). Biển là nơi bắt nguồn sự sống, đàn bà là khởi nguồn cho sự sống cũng được sinh ra từ mẹ “biển”. Người đàn bà thuở khai thiên lập địa sung sướng và nhẹ nhòm vì không có hành trang, không có người đàn ông nào, cũng chẳng bị ràng buộc bởi bất cứ triết lý và tôn giáo nào. Nàng cũng không phải e thẹn, không nặng nề bởi những ràng buộc khắt khe về “công, dung, ngôn, hạnh”. Chỉ có biển là bà mẹ thiên nhiên che chở và bao bọc cho nàng. Khi người đàn bà “lòa lồ, đơn côi, chưa có áo để che rét, chưa có phấn son để trang điểm, chưa có triết lý và tôn giáo để thắt buộc” thì “Phù sa biển bọc lấy nàng như một lớp dầu màu nâu bóng”. Tất cả những gánh nặng hành trang bắt đầu khi người đàn bà gặp người đàn ông. Tư tưởng chiếm hữu, độc quyền của đàn ông đã thêm vào hành trang của người đàn bà Âu Lạc đầy những triết lý, tôn ti và đạo phu thê, tam tòng tứ đức.

Đặc tính sinh sôi của nước làm cho biểu tượng này chứa đựng nhiều ý nghĩa về chức năng thiêng liêng của nữ giới. Trong Lời nhắn của biển Vò Thị Xuân Hà biển” và


“nàng” là nguồn sống của dân làng: “Hễ cô lội xuống nước là từng đàn cá rủ nhau kéo tới vây quanh... Người con gái ấy thường hiện ra trên biển bằng một làn sương mỏng. Sau đó nàng lên bờ đến với những kẻ nghèo khó. Nàng đi tới đâu rổ cá của những lũ trẻ đi mót cá đầy ắp tới đó” (Vò Thị Xuân Hà, 2002, tr. 53). Vì thế nàng được coi là “ánh sáng, là lời ca, là ước mơ hiện diện trên mặt đất”. Ý nghĩa của biểu tượng được đẩy đến tận cùng khi nàng trở thành vật hiến tế cho thần biển để đổi lấy sự sống sót qua cơn đại họa. Trong Giàn thiêu của Vò Thị Hảo, biểu tượng nước được trở đi trở lại nhiều lần qua những biến thể như sông (sông Nhuệ, sông Gâm, sông Tô), thác, mưa và cả dòng sữa của dã nhân đã tái sinh từ Lộ. Những biểu tượng này luôn song hành với hình tượng những nhân vật nữ Nhuệ Anh. Có thể nói, cuộc đời của Từ Lộ đã được người phụ nữ này ban cho sự tái sinh như chính những giọt mưa dịu dàng êm ái “mang theo một hơi thở nồng nàn” trong khúc ân ái đầu đời của Từ Lộ và Nhuệ Anh trên thác sông Gâm. Hay cơn mưa thanh tẩy và tái sinh ở khúc “Lãnh tiếu nhân gian” mà Nhuệ Anh đã lê tấm thân của mình khắp nơi với bài hát cầu mưa thiết tha: “Mưa ơi! Mưa” và cuối cùng được mưa lắng nghe và đáp lại. Mưa tưới mát các dòng sông khô hạn, xua đi những khổ đau và cơn khát: “Nước mắt giàn giụa hòa cùng nước mưa. Cỏ sẽ hồi sinh. Lúa cũng sẽ hồi sinh”. Mưa và nước mắt Nhuệ Anh sưởi ấm trái tim lạnh giá thi thể chàng Cá Bơn, mưa làm công tử Lý Câu tỉnh cơn điên dại và mưa lan đến cả hậu cung, làm tắt ngấm những dục vọng đang thiêu đốt trong trái tim Dương Hoán. Mưa như một biểu tượng của vẻ đẹp thiên tính nữ, những cơn mưa thấm nhuần ân huệ đã làm hồi sinh còi nhân gian đang khô khát và bỏng rát vì ngọn lửa của tội ác, dục vọng và quyền lực trong xã hội nam quyền thống trị.

Không chỉ là khởi điểm của sự sống, có sức mạnh hồi sinh mà biểu tượng nước còn mang sức mạnh thanh tẩy cứu rỗi. Vò Thị Hảo đề cập đến sức mạnh thanh tẩy, cứu rỗi của biển với người đàn bà ra khỏi cái nhìn ghê tởm của người đàn ông độc đoán ích kỷ trong Biển cứu rỗi: “Đêm từ bi che chở cho người đàn bà thoát khỏi vẻ bẩn tưởi bị phanh phui không thương tiếc... lúc trăng lên trên mặt biển đem đến cho thị một ánh ướt át cứu rỗi” (Vò Thị Hảo, 1994, tr.23). Sống thì thiên nhiên là bạn là tâm giao, chết là trở về với sự bao bọc nâng đỡ bao dung của mẹ thiên nhiên. Sự cứu rỗi của biển làm người đàn ông phải kinh ngạc: “Khuôn mặt tàn tạ trước đây của người đàn bà bây giờ đã giãn ra, thơ thới và không thể tin được, mang vẻ kiêu hãnh với đường viền mi khép hờ” (Vò Thị Hảo, 1994, tr.24). Trong Cánh đồng bất tận, sông nước là nơi nơi gột rửa, làm lành đi những vết thương thể xác và làm dịu đi nỗi đau của số kiếp đàn bà “Chị trầm mình dưới đó rất lâu, chẳng kỳ cọ gì, chỉ để nước lạnh chườm dịu lại những chỗ đau” (Nguyễn Ngọc Tư,


2005a, tr.167). Trong Làn môi đồng trinh – mưa (một biến thể của nước) mang đến nụ hôn tái sinh cho người con gái đồng trinh: “Nàng ngửa mặt lên trời. Để cho nhưng giọt mưa lây phây nhẹ bỗng đậu xuống má. Một vài giọt lớn hơn vô tình đáp xuống làn môi hé mở... Hằng thoáng nghĩ đến một thiên thần trong suốt vừa lướt qua và đặt trên môi mình một chiếc hôn vô hình” (Vò Thị Hảo, 1994, tr.134). Mưa khơi dậy những khát khao, hồi ức đưa con người trở về với bản thể của mình. Người phụ nữ trong truyện Cây bồ kết nở hoa sau những năm bôn ba xứ người trở về quê hương liền muốn tắm sông. Bởi đây là nơi thanh tẩy bụi trần làm tâm hồn cô trong trẻo và bình an sau nhưng nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Những nỗi niềm cất giữ, không thể thổ lộ cùng ai đó sẽ tan biến khi cô ở trong vòng tay nâng đỡ của mẹ thiên nhiên như một điểm tựa tinh thần: “Cô nhảy xuống nước và òa khóc nức nở... Dòng nước thân thuộc ôm lấy cơ thể cô, vỗ về cô” (Vò Thị Xuân Hà, 2002, tr.198). Hạnh trong Ngược dòng cũng đều tìm đến sông như một giải pháp thanh lọc cho tâm hồn mình: “Nước mát lạnh và êm ả như cái nệm bông gạo. Những hạt nước bắn lên lấp lóa lân tinh. Cả cánh tay và cơ thể tròn trịa của chị cũng lấp lánh tỏa sáng” (Vò Thị Xuân Hà, 2002, tr.208). Khi hòa mình vào tự nhiên là lúc nữ giới buông bỏ những muộn phiền trăn trở trong cuộc sống, được sống thật với lòng mình nhất. Nước sông như người mẹ mang lại chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất khi con người ta cảm thấy bế tắc. Tím trong Người đàn bà tìm nước của Vò Diệu Thanh khi loạn lạc giữa bãi chiến trường hôn nhân vì người chồng vô tâm dễ quạu và: “chẳng còn làm gì nổi trừ việc nằm miết trên vòng nhìn vào màn hình điện thoại” cô cũng chọn cách đắm mình trong dòng nước mát để được trở về với tình yêu trọn vẹn: “bước xuống dòng nước, ngập trong nước, không phải để tìm ai nơi đáy nước mà chỉ muốn nước giúp mình mát mẻ tỉnh táo nhất... Nước Cửu Long hai mùa trong đục đều chan chứa ngọt lành.” (Vò Diệu Thanh, 2020). Số phận các nhân vật nữ trong Trong nước giá lạnh luôn gắn bó và đồng hành cùng sông nước. Tư Nam được xây dựng như là một kết tinh của sông Hương, cơ thể mang mùi hương của nước thơm, một vẻ đẹp hội tụ của sông nước khiến người ta nhìn chị “ngỡ như thấy một bóng dáng của kinh thành tích tụ lại và trôi lững lờ trên dòng nước thơm” (Vò Thị Xuân Hà, 2016, tr.136). Chính vì vậy Niệm – con gái của Tư Nam luôn nhìn thấy hình ảnh của mạ trong dòng nước sông Hương: “Dưới sông, tôi như nhìn thấy mạ”. (Vò Thị Xuân Hà, 2016, tr.147). Nỗi khao khát tình mẹ của Niệm được nước sông Hương thỏa mãn và nâng đỡ nên mỗi khi nhớ mẹ cô đều nhảy xuống sông bơi lội cùng lũ tôm cá, dưới làn nước lạnh cô sẽ cảm thấy: "mạ sẽ nâng tôi lên trên mặt nước, tắm cho tôi thứ sữa trắng ngà thơm mát của ánh trăng huyền diệu” (Vò Thị Xuân Hà, 2016, tr.151). Sông chính là nguồn sống


của Niệm, bởi vì trong dòng nước có bóng hình của mạ, sông cũng chính nơi Niệm kết thúc hành trình khổ ải của mình. Sau cái đêm quằn quại đau đớn vì bị Tăng chiếm đoạt cô đã trầm mình xuống sông để né tránh cái lạc lòng trên bờ, cô xuống nước để cảm thấy được hồi sinh: “ Nước giá lạnh ôm tôi vào lòng... Tôi nằm trong nước giá lạnh, thấy mình như được hồi sinh” (Vò Thị Xuân Hà, 2016, tr.227). Như vậy, sông nước luôn đồng hành trong suốt hành trình cuộc đời của Tư Nam và Niệm, là tuổi thơ, là cuộc sống, là chốn trở về. Đối với họ, nước chính là bản chất của sự sống, khi bị chiếm đoạt bởi những người đàn ông độc đoán họ lập tức tìm đến nước lạnh để gột rửa và để tìm một sự sống trong trẻo vĩnh hằng.

Dưới đôi mắt nữ quyền sinh thái, nước mang giá trị cứu rỗi nữ giới trước sự hung hiểm của nam giới, nước có thể gột rửa, làm lành đi những vết thương thể xác và làm dịu đi nỗi đau của số kiếp đàn bà. Nước mang nhiều đặc tính của giới nữ như cùng mang tính âm, là nguồn gốc sự sống, là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần, là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở. Simone cũng phát hiện ra mối liên kết giữa tự nhiên như đất nước và nữ giới trong quá trình truy tìm nguồn gốc thống trị của nam giới trong thần thoại: “Đàn bà là đất và đàn ông là giống, đàn bà là nước và đàn ông là lửa” (Beauvoir, S. D., 1996, tr.185) nên nước ở đây như là một nơi chốn trở về của nữ giới để được ôm ấp, vỗ về, được chia sẻ để mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Biểu tượng hoa, cỏ

Khi xây dựng nhân vật nữ, các nhà văn nữ thường sử dụng biểu tượng hoa, cỏ để làm tôn lên vẻ đẹp thiên tính của nữ giới. Biểu tượng này gắn với vẻ đẹp vừa mong manh tinh khôi nhưng cũng giàu sức sống của nữ giới. Trong Từ điển biểu tượng Thế giới, hoa, cỏ là bản nguyên là năng lượng của sự sống: “Hoa là biểu tượng của tình yêu và sự hài hòa đặc trưng cho bản chất nguyên khởi” (Chevalier, J., & Gherrbrant, A., 2016, tr.426); “Cây cỏ cũng tượng trưng cho sự biểu hiện của năng lượng dưới nhiều dạng thức khác nhau” (Chevalier, J., & Gherrbrant, A., 2016, tr.147). Hoa cỏ được các nhà văn nữ sử dụng như một biểu tượng song hành với nữ giới. (Xem phụ lục 5).

Quế Hương sử dụng những biểu này trong hàng loạt truyện ngắn như: Nước mắt hạt bụi, Có người vào trong cỏ và không trở ra, Tịnh tâm viên, Đám cưới cỏ, Bức tranh thiếu nữ áo lục, Hoa ngũ sắc và cỏ, Thư gửi thời gian... để xây dựng một ký hiệu quyển giàu sức ám gợi về thân phận nữ giới. Hệ thống biểu tượng hoa, cỏ tạo nên một thế giới tự nhiên bình dị, lấp lánh vẻ đẹp nhân bản, chạm sâu đến những tầng vô thức con người đồng thời mở ra nhiều hàm nghĩa tương đồng với vẻ đẹp thiên tính nữ. Trong Nước mắt hạt bụi, biểu tượng “cỏ” xuất hiện với tần số nhiều nhất và song hành cùng hình tượng nữ


- Cách Lục. Khi thì cô cô đơn mềm yếu như cỏ rét run rẩy, khi thì cô đằm thắm như “cọng cỏ mùa xuân xao xuyến”, có khi cô ngây thơ vô, tư như cọng “cỏ non”, và khi toàn bộ cơ thể được đánh thức bởi hương vị ân ái thì hoa cỏ cũng tấu lên những khúc nhạc. Sự xuất hiện của cô luôn được bao phủ bởi một thế giới hoa cỏ tinh khôi. Rò ràng, cỏ ở đây như một biểu trưng cho vẻ đẹp thiên tính của Cách Lục. Lần đầu tiên gặp gỡ họa sĩ Quang đã có cảm giác cô mong manh như là một cọng cỏ: “Ông đang túm vạt áo màu lục của cô trong tay, còn cô thì run rẩy như một cọng cỏ” (Quế Hương, 2018, tr.94). Trong suốt hành trình lang thang tìm kiếm Cách Lục ở Khiêm Lăng, họa sĩ Quang luôn bắt gặp cô trong một không gian hư ảo, cô như một ảo ảnh giữa làn sương khói và “lãng đãng trong màu rêu sắc cỏ”. Cỏ là thứ duy nhất cô muốn người họa sĩ vẽ cho cô nhưng không phải là “một con đường mờ mịt khuất lấp trong cỏ” mà phải là đám cưới cỏ, ở đó có: “Hoa Ngũ Sắc đỏm dáng. Hoa Bâng khuâng mơ màng. Hoa Lồng Đèn ngộ nghĩnh, Tím Cỏ May bối rối chuồn chuồn... chúng cưới nhau, khiêu vũ, đùa chơi, gối đầu trên cỏ” (Quế Hương, 2018, tr.47). Phải chăng biểu tượng “đám cưới cỏ” chính là khao khát cháy bỏng về một cuộc sống hòa nhập tự nhiên, là mong muốn vượt thoát khỏi nỗi cô đơn giày vò trong Tử Cấm Thành, và hơn thế là được tận hưởng cảm giác nhục thể của Cách Lục: “Tiếng thở, tiếng rên, tiếng mầm tách, cỏ hát, hoa cười, tiếng lá rơi nhẹ nhàng thanh thản” (Quế Hương, 2018, tr.83).

Khi soi mình vào thế giới thiên nhiên hoa cỏ tinh khôi, con người được nhìn nhận lại, tự vấn lại chính bản thân mình. Quế Hương thường kể chuyện các nhân vật nữ lắng nghe “cỏ hát” đó phải chăng là một cách lắng nghe tiếng nói tự nhiên để thấu hiểu, để suy xét, và để được thanh thản. Nhân vật nữ trong Có người đi vào trong cỏ và không trở ra luôn bị ám ảnh và không thể tha thứ cho mình vì đã khước từ một “một trái tim non tha thiết sống” ra khỏi cơ thể mình. Sự ám ảnh, lo sợ đó của cô được vỗ về bởi thế giới thiên nhiên và hoa cỏ tinh khôi: “Cởi giày cầm tay, cô dẫm chân trần lên mặt đất còn mát sương đêm, lâng lâng theo mùi hương ảo giác của những chùm hoa sầu đông phơn phớt tím nhẹ như mây trong ký ức.” (Quế Hương, 2018, tr.209). Thế giới cỏ cây cứu rỗi linh hồn cô ra khỏi thế giới văn minh hiện đại nhưng xa lạ:“Cô mê man theo nó qua những nẻo còn nghe cỏ hát, hoa dại cười, ra tận bờ bãi hoang vu nơi công trình đô thị chưa vươn tới. Không phố. Không nhà. Lô xô cỏ. Lao xao gió” (Quế Hương, 2018, tr.205). “Hoa cỏ” không còn là thiên nhiên đơn thuần mà nó như là một người bạn vĩnh hằng thấu hiểu chia sẻ trong im lặng, giúp cô quên đi những đau đớn, day dứt trong lòng. Chồng cô không thể làm dịu nỗi bất an ở cô nhưng “cỏ” thì có thể, trong đám dã thảo: “Cô lại là con bé váy chuối rách te tua, đầu đội vòng hoa


bìm bìm, chân trần, cưới khanh khách trong đám cỏ xô bồ hoang dại miên man cỏ, cỏ gà vươn mình như sắp cất tiếng gáy...Và cô ngủ. Trên cỏ. Dưới nắng” (Quế Hương, 2018, tr.217). Tìm về với thế giới thiên nhiên, hòa mình vào cỏ cây hoa lá để được cứu rỗi và thanh tẩy là giải pháp của nữ giới khi cả thế giới quay lưng. Khi ngắm nhìn, giao hòa với thế giới “hoa cỏ”, con người trở nên thanh thản, được gột rửa tẩy trần để bay bổng cùng vẻ đẹp tinh khôi của đất trời. Thiên nhiên đã nuôi dưỡng, giữ gìn thiên tính tốt đẹp của con người như vậy.

Biểu tượng này cũng được Vò Thị Xuân Hà sử dụng trong: Trong nước giá lạnh, Đàn sẻ ri bay ngang rừng, Lúa hát... như một nơi chốn, một bến bờ tĩnh lặng sẵn sàng giang rộng vòng tay đón những cuộc đời vấp ngã, là nơi để nữ giới đằm mình vào và nguôi quên đi những nỗi đau nhân thế. Sự hóa thân trở về với tự nhiên cũng là một vấn đề cần bàn đến trong việc sử dụng những yếu tố mang tính biểu trưng của Vò Thị Hảo. Tác giả đã sử dụng yếu tố huyền thoại để triết luận về thân phận người phụ nữ trong và sau cuộc chiến: sự nghiệt ngã của nhân vị đàn bà là do sự độc đoán, lạnh lùng và tham lam của đàn ông. Trở về với bản thể tự nhiên là lối thoát cho những người phụ nữ mang nỗi đau của "cả giới đàn bà". Yếu tố huyền thoại được sử dụng để là tăng thêm vẻ đẹp đẽ, thuần khiết và thoát tục cho những nhân vật nữ. Bởi hóa thân thành cỏ cây là sự thanh tẩy, tái sinh. Trong Tim vỡ người con gái khi chết vì “mang nỗi đau của cả giới đàn bà” trong trái tim nhỏ bé đã biến thành:“một loài cây leo lá xanh vấn vít. Trên những cành cây đơm đầy những nụ hoa nhỏ, màu hồng mang hình trái tim vỡ... loài ấy... đơn giản là hoa tigôn” (Vò Thị Hảo, 1994, tr.35). Trong Nàng tiên xanh xao, người đàn bà bị phụ tình chết biến thành “một loài cây kì lạ mà từ thớ gỗ cho đến phiến lá màu xanh thẫm cũng mang mùi thơm. Cây và lá chỉ là thân xác. Còn linh hồn nàng đã vươn lên cao, biến thành những nụ hoa trắng muốt nở bừng và tỏa hương thơm ngát trong đêm” (Vò Thị Hảo, 2006a, tr.86). Trong Hồn trinh nữ, nàng trinh nữ quá đau buồn, sợ hãi vì chiến tranh đã trả lại cho nàng một gương mặt đàn ông không biết cười, nên đã kết thúc cuộc đời mình trong đêm tân hôn: “Nàng chết mà hai tay che mặt... Vài ngày sau trên mộ nàng rùm ròa mọc một loại cây thấp lòa xòa mang màu xanh bàng bạc và nở những nụ hoa tròn tròn màu tím buồn man mác” (Vò Thị Hảo, 2006b, tr.61). Dưới cái nhìn xét lại của nữ giới, muôn mặt đàn ông trong truyện ngắn Vò Thị Hảo là những kẻ bất toàn, là kẻ gieo rắc khổ đau. Khi quằn quại với nỗi đau của cả thế giới đàn bà, tự nhiên là sự lựa chọn làm nơi trở về ẩn náu của giới nữ.

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí