Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 26


Qua khảo sát các hướng nghĩa biểu trưng cơ bản của biểu tượng “hoa cỏ”, chúng tôi thấy các biểu tượng này đều mang tính đa nghĩa, thậm chí ngay trong một tác phẩm, mỗi biểu tượng đều thể hiện tính chất đa trị của nó. Nhìn từ góc nhìn nữ quyền sinh thái, hoa cỏ yếu tố của giới tự nhiên được các nhà văn nữ sử dụng như là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên tính, sự sống mãnh liệt, là khát vọng tự do và sức mạnh cứu rỗi của nữ giới, việc sử dụng những biểu tượng mang tính cổ mẫu này đã thể hiện sự liên kết mật thiết giữa nữ giới và giới tự nhiên.

Biểu tượng đất

Nhà nữ quyền Annette Kolodny trong công trình phê bình văn học nữ quyền theo định hướng sinh thái có một công trình đặc sắc là The Lay of the Land (đất nằm), trong công trình này bà đã khảo sát những ẩn dụ về mặt đất, ví dụ như trong truyền thống văn học Bắc Mĩ mặt đất luôn được ví như những cái gì thuộc về tính nữ (mẹ, là trinh nữ, là cám dỗ, là quỷ dữ). Bà cho rằng nam giới luôn có sự thôi thúc làm chủ và chiếm hữu đất đai, những cuộc chiến tranh xâm lấn và mở rộng lãnh thổ đã nói lên điều đó, ngược lại nữ giới có một sự hòa hợp với đất đai dựa trên nguyên tắc đất là mẹ, đất là phụ nữ... Biểu tượng “đất” được các nhà văn nữ Việt Nam đương đại sử dụng như là sự ngợi ca những phẩm chất của người mẹ: khởi nguồn của sự sống, sự bảo vệ, sự an toàn, sự tái sinh và sự trở về. Biểu tượng này mang những đặc trưng tính Mẫu là những gì có ý nghĩa bao bọc, nương náu, bảo tồn, nuôi dưỡng, che chở và sưởi ấm cho những gì là bé nhỏ, bất hạnh. (Xem phụ lục 6).

Trong tâm thức người Việt đất đai không chỉ là tài sản vô cùng quí giá “tấc đất tấc vàng” mà nó còn mang một ý nghĩa thiêng liêng về nguồn cội, mẹ Âu Cơ đã “bám đất” nuôi năm mươi người con, sinh sôi nảy nở và tạo ta muôn loài, nếu không có một chỗ dựa vững chắc từ đất mẹ thì cuộc sống trở nên tạm bợ, bất an. Cảm thức hiện sinh này đã được Nguyễn Ngọc Tư lý giải trong Cúi xuống là đất: “Tôi nhìn thầy cuộc đời rầy đây mai đó ở hình ảnh những viên gạch tàu kê tạm bợ rời rạc trên nền nhà” (Nguyễn Ngọc Tư, 2013, tr.79). Đất chính là yếu tố kết nối tình cảm con người nên khi lãng quên nó, con người sẽ trở nên chênh vênh, mất điểm tựa: “Họ mất cảm giác đất, như cầu thủ đá bóng mà mất cảm giác với trái bóng, cứ xuôi ngược vật vờ” (Nguyễn Ngọc Tư, 2013, tr.78). Đất còn là biểu tượng cho sự thanh tẩy cứu rỗi. Đất mẹ bao dung đã xóa tan hờn giận, kết nối yêu thương giữa cha và con gái: “Mỗi lần nhìn thấy đất là họ nhớ nhau, mối quan hệ cha con có bao giờ đứt đoạn đâu” (Nguyễn Ngọc Tư, 2013, tr.82). Đất cũng đã bao bọc con người như thế trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Biểu tượng cánh đồng có sự hô ứng với nhân vật. Phẩm chất vốn có của đất mẹ là ban tặng của cải và bao bọc con người. Con người


được sinh ra từ đất mẹ và kết thúc cuộc sống trần thế cũng là trở về với đất mẹ. Cánh đồng như một bà mẹ thiên nhiên đối với chị em Nương. Sống lang bạt hết cánh đồng này đến cánh đồng khác, Nương và Điền được mẹ thiên nhiên che chở và dạy cho những bài học về cuộc sống sinh tồn. Nỗi nhớ về mẹ, về mái ấm trước kia bao giờ cũng gắn với cảm giác thèm đất nhớ đất: “Dường như chúng tôi nhớ, nhớ cồn cào. Nỗi nhớ bao gồm được chạy chơi trên cái vuông sân mọc đầy vú sữa đất, được tự mình trồng cây gì đó có trái, và trái ăn được, ăn rất ngon” (Nguyễn Ngọc Tư, 2014, tr.194). Hình tượng đất và cây vú sữa ở đây như một biểu tượng về người mẹ, sự mong ước khao khát của Điền “Ước gì đây là đất của mình...” cũng chính là nỗi khao khát được nằm gần, được dụi mũi mình vào da thịt của má. Khi niềm hy vọng trở về với cuộc sống bình thường của chị em Nương với người phụ nữ ở xóm Bàu Sen bị người cha nhẫn tâm đạp đổ, chị em cô đã chấp nhận sống một cuộc đời mục đồng, buộc đừng yêu thương để khỏi ngậm ngùi quyến luyến thì ý tưởng cứ mải miết với những cánh đồng là ý tưởng gắn kết cuộc đời, tâm hồn và cả số phận với đất mẹ bao dung.

Trong những sáng tác của Vò Thị Xuân Hà như: Lúa và Đất, Lúa hát, Giấc mơ, Đất lặng lẽ..., các nhân vật nữ cũng có sự gắn bó mật thiết với đất đai – nơi mà họ sinh sống, họ có thế lắng nghe, và “nếm vị” để hiểu và liên lạc được với đất mẹ trong khi nam giới chỉ coi đất như là một phương tiện để mưu sinh. Rò ràng, qua góc nhìn của tác giả, người phụ nữ nông dân đối xử với đất đai bằng cả tình yêu, họ không coi đất là vật vô tri mà chúng có linh hồn, có tiếng nói riêng cần được lắng nghe và thấu hiểu. Simon de Beauvoir cho rằng: “Mối quan hệ gắn bó giữa phụ nữ và đất đai còn chặt chẽ hơn cả một sự sở thuộc; Đặc trưng cho chế độ mẫu quyền là sự đồng hóa thực sự giữa người phụ nữ và đất đai; ở cả người lẫn đất, cuộc sống trường tồn, vì cuộc sống chủ yếu là sự sinh sản” (Beauvoir, S. D., 1996, tr.89). Qua khảo sát các hướng nghĩa biểu trưng cơ bản của biểu tượng “đất”, trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại tồn tại với nhiều những biến thể khác nhau nhưng rò ràng xét về bản chất, đất đai và mẫu tính có những đặc điểm chung cơ bản, đó là sản sinh, nuôi dưỡng và che chở. Nhìn từ góc nhìn nữ quyền sinh thái, việc sử dụng những biểu tượng mang tính cổ mẫu này mở ra nhiều tầng ý nghĩa hàm ẩn về mối quan hệ giữa giới nữ và giới tự nhiên.


Tiểu kết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Việc chuyển tải tư tưởng của một tác phẩm văn học bao gồm nhiều yếu tố trong đó, diễn ngôn là con đường trực tiếp cho thấy sức mạnh của ngôn ngữ trong việc thay đổi nhận thức của nhân loại trên phương diện tinh thần, tư tưởng. Bằng sự tự ý thức về sinh thái, về bất bình đẳng giới, các tác giả nữ văn xuôi Việt Nam đương đại đã tạo lập cho mình một phương thức chuyển tải cảm quan nữ quyền sinh thái riêng biệt. Trong đó, tự thuật là một trong những phương thức biểu đạt ưa chuộng để chuyển tải tinh thần dân chủ và đặc quyền về giới. Họ viết như là để tự bộc lộ, hơn thế, để khẳng định vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội hiện đại, vừa khẳng định khả năng kiến tạo diễn ngôn của chính các nhà văn nữ. Bên cạnh đó, sử dụng những kỹ thuật hòa phối diễn ngôn như hòa phối giữa độc thoại và đối thoại, hòa phối diễn ngôn kể và tả trong phương thức tự thuật đã mang lại một hiệu ứng chân thực và sinh động trong việc đánh thức tiếng nói của tự nhiên và nữ giới.Tính đối thoại là con đường để tham chiếu để giải mã cách nhìn người phụ nữ như một phần khăng khít của đời sống tự nhiên và cách nhìn tự nhiên như một phẩm chất của con người. Để truyền tải tư tưởng nữ quyền sinh thái, họ thiết lập một hệ thống ký hiệu quyển về “giới thứ hai” và những biểu tượng thiên nhiên mang tính cổ mẫu như: đất, nước, hoa cỏ... mở ra nhiều ý nghĩa tương quan về thận phận nữ giới và tự nhiên trong thế giới nghệ thuật của các nhà văn nữ. Từ đó, khẳng định cách biểu đạt thế giới của các nhà văn nữ đương đại, hay cách tổ chức ngôn ngữ, giọng điệu của họ đã tạo ra một bước đột phá trong diễn ngôn nữ quyền sinh thái.


Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 26

KẾT LUẬN

1. Nằm trong dòng chảy hậu hiện đại, sự xuất hiện của phê bình nữ quyền sinh thái ở Việt Nam là dấu hiệu cho thấy bước tiệm cận của nền lý luận văn học nước ta với thế giới. Để đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết về mặt lý luận cho việc xây dựng một lý thuyết nữ quyền, lý thuyết sinh thái phù hợp với tình hình ở Việt Nam, đồng thời bắt nhịp với xu thế phê bình văn học trên thế giới, nhiều nhà nghiên cứu đã bắt đầu nghiên cứu và dịch thuật các lý thuyết nữ quyền sinh thái. Sự kết tinh của cuộc hôn phối giữa “cách mạng giới” và “cách mạng xanh” còn góp phần làm phong phú và phát triển lý luận phê bình văn học, mang đến một góc nhìn phê bình mới, làm phong phú và sâu sắc tư duy của nhân loại về các vấn đề bảo vệ môi trường và bình đẳng giới. Tuy nhiên, qua những công trình ứng dụng của thuyết phê bình nữ quyền sinh thái trong văn học đương đại Việt Nam nói trên chúng tôi thấy rằng, việc dẫn nhập, ứng dụng lý thuyết này mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu.

2. Trước khi hình thành mảng văn học nữ quyền sinh thái, nền văn học Việt Nam từ khi vận động và phát triển theo khuynh hướng hiện đại hóa đã xuất hiện rò nét ý thức nữ quyền và ý thức sinh thái. Đến thời kỳ đương đại, việc vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa đã tạo những cơ hội để nền văn học nước nhà tiếp nhận những lý thuyết mới, phê bình sinh thái và phê bình nữ quyền bắt đầu được hình thành và phát triển nở rộ. Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy, dù đến thời kỳ đổi mới mảng văn chương nữ quyền sinh thái mới có dấu hiệu hình thành và chuyển biến mạnh mẽ nhưng ý thức sinh thái và tinh thần nữ quyền đã là một dòng chảy liên tục từ văn học dân gian đến văn học đương đại. Dù chịu sự tác động của lý luận nữ quyền sinh thái và văn học nữ quyền sinh thái thế giới nhưng không thể phủ nhận, tinh thần nữ quyền sinh thái trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại được “thai nghén” trong văn hóa thờ Mẫu và lối sống tôn sùng tự nhiên của một đất nước có nền văn minh nông nghiệp lâu đời. Mặt khác, cần nói thêm về quan điểm nữ quyền sinh thái ở một số nhà văn là việc nó không có dấu vết của lý thuyết phương Tây. Nó như một nhu cầu tự thân được phơi bày. Bên cạnh đó, những điều kiện thuận lợi từ lịch sử – xã hội, văn hoá – tư tưởng đã góp phần làm nên bước “đột khởi” của ý thức nữ quyền sinh thái trong văn chương đương đại. Đặc biệt, với sự trưởng thành vượt bậc, các nhà văn nữ Việt Nam đương đại đã tạo ra được một diễn ngôn hòa quyện giữa các vấn đề phụ nữ và vấn đề môi trường sinh thái, hình thành nên một dòng chảy văn học nữ quyền sinh thái. Thời gian đầu, tư tưởng nữ quyền sinh thái trong các sáng tác vẫn mờ nhạt cùng với các chủ đề, tư tưởng khác.


Càng về sau, nó càng được thể hiện rò nét với sự đóng góp của những nhà văn nữ trẻ, nhạy cảm với thời cuộc và những nguy cơ sinh thái nên cũng dễ dàng có sự kết nối từ sự đồng cảm với vị trí “bên lề”. Nữ quyền sinh thái đã trở thành một vấn đề thiết yếu, có ý nghĩa trong đời sống hiện đại. Những năm cuối thế kỷ XX đến nay, văn xuôi nữ quyền sinh thái phát triển mạnh, được các nhà văn trình bày theo hệ thống quan điểm và diễn ngôn nữ quyền sinh thái đặc trưng với từng phong cách riêng.

3. Khảo cứu những tác phẩm văn xuôi nữ Việt Nam thời kỳ đương đại, chúng tôi tiến hành định giá các chuẩn tắc đạo đức nữ quyền sinh thái được biểu hiện cụ thể qua các phương diện sau: Đào sâu những nội dung phong phú về hình tượng kép tự nhiên – nữ giới như vẻ đẹp tính mẫu, vẻ đẹp phồn thực; Đi tìm sự mất mát của tự nhiên và nữ giới từ vị trí “kẻ khác”, “ngoại biên”; Khẳng định ý thức phản kháng tiềm tàng của nữ giới cũng như sự lên tiếng của tự nhiên; Phản tư nam tính gia trưởng, giải cấu trúc chủ nghĩa nam giới trung tâm dẫn đến sự phận biệt giới tính, sự phân biệt chủng loài. Từ vị thế là chủ thể sáng tạo độc lập, các nhà văn nữ có xu hướng thiết lập hệ quy chuẩn, giá trị riêng của văn chương giới mình để tạo nên đặc trưng của “lối viết nữ” khi xây dựng diễn ngôn nữ quyền sinh thái bằng cách tạo dựng một cấu trúc diễn ngôn mang tính song hành, xuất phát từ sự tương đồng về vị thế “ngoại biên” của nữ giới và tự nhiên. Với điểm nhìn của chủ thể nữ, các nhà văn nữ đã có sự khám phá, mô tả những nét tương đồng về vẻ đẹp tính Mẫu, sức sống, sức đề kháng của nữ giới và tự nhiên. Dưới sự áp chế của nam tính gia trưởng, những thân phận “bên lề” hình thành những đặc tính thấu hiểu, đồng hành, bảo vệ, che chở, nâng đỡ và cứu rỗi lẫn nhau. Các tác giả nữ còn cho thấy sự thay đổi táo bạo trong nhận thức về giới thông qua sự tương tác, va chạm, đối kháng với tư tưởng nam giới trung tâm, từ đó khẳng định sự dịch chuyển từ vị thế là nạn nhân nhỏ bé thua thiệt sang vị thế chủ động thách thức của nữ giới và tự nhiên. Một mặt, họ khẳng định vị thế bề trên của diễn ngôn quyền lực nam giới, mặt khác thiết lập những hệ giá trị mới cho người phụ nữ hiện đại (mạnh mẽ, táo bạo, chủ động, phản kháng...) từ đó khẳng định sự đảo ngược vị thế quyền lực nữ giới. Tự nhiên qua sự mô tả phản ánh của chủ thể nữ cũng không phải là một thế giới vô ngôn, quan niệm tự nhiên là những thực thể có tâm hồn, có khả năng lắng nghe, đồng cảm đã mở ra nhiều tầng ý nghĩa hàm ẩn về vẻ đẹp và sự tương đồng thân phận của tự nhiên và nữ giới. Từ vị trí của “giới mình”, các cây bút nữ đã thấu hiểu nỗi niềm của nữ giới và tự nhiên, hiểu được những khao khát giải phóng bản thân và tiềm năng của họ trong quá trình liên kết chặt chẽ để phản kháng lại sự áp chế của nam giới.


4. Cảm hứng nữ quyền sinh thái đã chi phối mạnh mẽ đến hình thức nghệ thuật của tác phẩm như lựa chọn phương thức tự sự, tổ chức điểm nhìn trần thuật, hoà phối diễn ngôn và xây dựng hệ thống ký hiệu quyển và biểu tượng về “tự nhiên” và “giới thứ hai”. Tự thuật “kiểu nữ giới” đã tạo nên một phương thức chuyển tải cảm quan nữ quyền sinh thái riêng biệt cho các nhà văn nữ. Phương thức hòa phối diễn ngôn cũng như thiết lập hệ thống ký hiệu quyển về mã nhân vật nữ, mã không gian, mã biểu tượng... góp phần viền nổi mối tương quan về thận phận nữ giới và tự nhiên trong thế giới nghệ thuật của các nhà văn nữ. Đó không chỉ là một sự bứt phá ở kỹ thuật tự sự mà còn cho thấy nét cá tính, nét riêng, nét bản sắc dân tộc từ nguyên lý tính mẫu của hệ thống biểu tượng.

5. Với nỗ lực giải quyết các vấn đề trọng tâm của đề tài, chúng tôi nhận thấy vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra, nếu có điều kiện nghiên cứu trong tương lai, đây sẽ là những gợi mở thú vị. Bản chất lý thuyết là một sự tích hợp giữa phê bình sinh thái và nữ quyền, nó còn tích hợp với kiến thức của nhiều ngành bởi sự ra đời của nó phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh tự nhiên và xã hội liên quan đến sự xuống cấp của môi trường và những giá trị đạo đức tinh thần, nên có thể mở ra triển vọng nghiên cứu theo hướng liên nghành như: sinh thái giai cấp, sinh thái đô thị, sinh thái hậu thực dân..., hoặc các phân nhánh khác của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái như: chủ nghĩa nữ quyền sinh thái thổ dân, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái cấp tiến, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái tự do, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái thế giới thứ ba... Việc phát triển các phạm trù, phân nhánh của phê bình sinh thái sẽ là những hướng khám phá mới để tiếp tục công việc nghiên cứu sau này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alexievich, S. (2016). Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ. Nguyên Ngọc dịch. Hà Nội: Nxb. Hà Nội.

2. Bal, M. (1985). Narratology: Introduction to the Theory of Narrative. Toronto: Univ. of Toronto Press.

3. Beauvoir, S. D. (1996a). Giới nữ. Nguyễn Trọng Định và Đoàn Ngọc Thạch dịch. Tập I. Hà Nội: Nxb Phụ nữ.

4. Beauvoir, S. D. (1996b). Giới nữ. Nguyễn Trọng Định và Đoàn Ngọc Thạch dịch. Tập II. Hà Nội: Nxb Phụ nữ.

5. Biehl, J. (1991). Rethinking eco-feminist politics. Boston. South End Press.

6. Bourdieu, P. (2010). Sự thống trị của nam giới. Lê Hồng Sâm Dịch. Hà Nội: Nxb Tri thức.

7. Buckingham, S. (2015). Ecofeminism. International Encyclopedia of the Social & Behavioral Sciences (Second Edition), from https://www.sciencedirect.com/topics/social- sciences/ecofeminism.

8. Bùi Thanh Truyền (chủ biên). (2018). Phê bình sinh thái với văn xuôi Nam Bộ. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Văn hóa – Văn nghệ.

9. Bùi Thế Cường. (2012). Phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên biến đổi xã hội nhanh. Hà Nội: Nxb Từ điển Bách khoa.

10. Bùi Thị Thiên Thai. (2014). Đoàn Thị Điểm và Truyền kì tân phả. Nhận từ https://phebinhvanhoc.com.vn/doan-thi-diem-va-truyen-ky-tan-pha/.

11. Bùi Việt Thắng. (29/10/2010). Nữ tính và nữ quyền. Nhận từ http://vnca.cand.com.vn/dien-dan-van-nghe-cong-an.

12. Caruth, C. (2012). Vết thương và giọng nói. Hải Ngọc dịch. Nhận từ: https://phebinhvanhoc.com.vn/vet-thuong-va-giong-noi/.

13. Chardin, T. D. (2014). Hiện tượng con người. Hà Nội: Nxb Tri thức.

14. Chevalier, J., & Gherrbrant, A. (2016). Từ điển biểu tượng văn hóa Thế giới. Phạm Vĩnh Cư (Chủ biên), Nguyễn Xuân Giao, Lưu Huy Khánh, Nguyên Ngọc, Vũ Đình Phong, Nguyễn Văn Vỹ dịch. Đà Nẵng: Nxb Đà Nẵng.


15. Derrida. J. (1980). Structure, Sign and Play in the Discourse of Human Sciences. trong Writing and Difference. Alan Bass dịch, University Of Chicago Press, from http://www2.csudh.edu/ccauthen/576f13/DrrdaSSP.pdf

16. Diêm Liên Khoa. (2008). Người tình phu nhân sư trưởng. Nhận từ https://trieuxuan.info/nguoi-tinh-phu-nhan-su-truong-7682

17. Diệp Quang Ban. (2012). Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

18. Dournes, J. (2006). Rừng đàn bà điên loạn (Đi qua miền mơ tưởng Giarai). Nguyên Ngọc dịch. Hà Nội: Nxb Tri thức.

19. Dror, O. (2015). Vân Cát thần nữ truyện của Đoàn Thị Điểm: Truyện giải phóng phụ nữ. Nhận từ http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin- van-hoa/dien-dan/30-nhung-goc-nhin-van-hoa/11038-van-cat-than-nu-truyen- cua-doan-thi-diem-truyen-giai-phong-phu-nu

20. Dương Quảng Hàm. (1968). Việt Nam văn học sử yếu. Sài Gòn: Nxb Trung tâm học liệu Sài Gòn.

21. Đạm Phương. (1919). Ngày xuân chơi núi. Nam phong tạp chí. Số 21.

22. Đặng Trường. (2014). Giới bình đẳng giới và phát triển bền vững. Hà Nội: Nxb Dân trí.

23. Đoàn Ánh Dương. (2014). Không gian văn học đương đại. Hà Nội: Nxb Phụ nữ.

24. Đoàn Ánh Dương. (2017). Trải nghiệm về giới sau đổi mới: nhìn từ truyện ngắn các nhà văn nữ. Nhận từ http://vannghequandoi.com.vn/binh-luan-van-nghe/trai- nghiem-ve-gioi-sau-doi-moi-nhin-tu-van-hoc-nu-10587_3697.html

25. Đoàn Thị Điểm, Ngô Lập Chi & Trần Văn Giáp dịch. (2013). Truyền kỳ tân phả.

Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ

26. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu & Trần Hữu Tá. (2004). Từ điển văn học bộ mới. Hà Nội: Nxb Thế giới.

27. Đỗ Hải Ninh. (2012). Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện trong văn học Việt Nam đương đại. Luận án tiến sĩ. Học viện Khoa học xã hội.

28. Đỗ Hải Ninh. (27/04/2014). Mối quan hệ giữ tự truyện - tiểu thuyết và một số dạng tự thuật trong văn học Việt Nam đương đại. Nhận từ https://phebinhvanhoc.com.vn

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí