Giá Trị Nghệ Thuật Của Hình Tượng Con Người Trong Chạm Khắc Đình Hoành Sơn


thực của nghệ thuật không phải là một thứ hiện thực trần trụi, mà có cả yếu tố tả thực và yếu tố ước lệ. Điều này cho ta thấy bản chất nghệ thuật chạm khắc dân dan truyền thống : thể hiện những ước mơ về một xã hội no ấm, hạnh phúc, trong đó con người thân thiện với nhau trên tinh thần bình đẳng. Cũng do thế, mặc dù hiện thực cuộc sống còn đầy rẫy những khó khăn, vất vả, song hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn luôn thể hiện tinh thần vui tươi, lạc quan, yêu đời. Chính vì vậy nội dung chủ đề hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn đều xoay quanh cuộc sống của người dân trong làng. Các hình tượng con người trong chạm khắc của đình dù mang yếu tố ước lệ hay tả thực, đường nét, hình khối dù thanh hay đậm, khối nổi hay chìm…thì được biểu hiện qua đặc điểm của những người thật và có chung mục đích là biểu thị những giá trị tốt đẹp của cả cộng đồng làng.


CHƯƠNG 3

GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÌNH HOÀNH SƠN VÀ NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


3.1. Giá trị nghệ thuật của hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn

Giá trị nội dung nghệ thuật:

Nội dung của tác phẩm nghệ thuật do đối tượng của tác phẩm. Đó chính là mối quan hệ thẩm mỹ của con người với thế giới hiện thực thông qua tư tưởng và chủ đề của tác phẩm nghệ thuật trong quá trình sáng tạo của người nghệ sỹ.

Nội dung mang tư tưởng, tâm hồn, tình cảm sâu đậm nhất. Nói tới nội dung là nói tới con người, nhân vật của tác phẩm chạm khắc, là yếu rố mang hình bóng, tâm hồn, hơi thở của thời đại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Từ xa xưa, con người đã là đối tượng của nghệ thuật, là hình ảnh trung tâm. Ở mỗi giai đoạn lịch sử sự thể hiện hình tượng con người với những trạng thái, tình cảm, hoạt động như thế nào tùy thuộc vào cách nhìn nhận trong từng hoàn cảnh, từng giai đoạn phát triển lịch sử. Vì vậy hình tượng con người cũng được khắc họa theo những phong cánh nghệ thuật của mỗi thời đại, đồng thời cũng phản ánh cách nhìn nhận về cuộc sống và con người theo cách riêng đó.

Để đạt giá trị nghệ thuật trong chạm khắc đình nói chung thì yếu tố khách quan thuộc tính thẩm mỹ của cái đẹp, cao cả trong cuộc sống được các nghệ sỹ phản ánh vào tác phẩm theo chủ đề nhất định. Nói một cách khác đây chính là đối tượng của nghệ thuật.

Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc Đình Hoành Sơn - 7

Những nghệ nhận tham gia xây dựng và sáng tạo những mảng chạm khắc đình làng Hoành Sơn, họ là thành viên của cả cộng đồng, mọi phong tục tập quán, lối sống, mọi ứng xử cuộc sống xã hội cũng như thiên nhiên đã hằn sâu


trong tâm thức họ. Vì vậy các mảng chạm khắc trong đình đã thể hiện một cách sinh động nhất về cuộc sống xã hội người nông dân: đơn giản, hồn nhiên thuần phác và mộc mạc như chính con người họ. Các nghệ nhân đã thể hiện tư duy thẩm mỹ không chịu tác động bởi những áp lực của xã hội đương thời, cũng không bị quy chuẩn nào chi phối. Họ tự do tưởng tượng, bộc lộ những cảm xúc của cá nhân mình. Nhiều phong tục tập quán trong đời sống nhân dân như lao động, sinh hoạt, lễ hội, biết ơn tổ tiên… được các nghệ nhân thể hiện trong chạm khắc đình Hoành Sơn đã minh chứng rằng tinh thần luôn tràn ngập niềm vui tươi và niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Hình tượng con người thể hiện qua nội dung chủ đề trong chạm khắc đình Hoành Sơn rất đa dạng và phong phú. Phản ánh cuộc sống của các giai cấp trong xã hội, từ những người nông dân chân lấm tay bùn đến tầng lớp tri thức. Mỗi nội dung chủ đề nó phản ánh hiện thực cuộc sống của người dân đương thời.

Các nghệ nhân là những con người lao động, gắn liền với cuộc sống của người dân lao động, xuất phát từ tâm tư tình cảm gắn bó với đời sống hiện thực trong xã hội, mỗi bức chạm là bức tranh phản ánh hiện sâu sắc. Con người trở thành một hình tượng nghệ thuật qua bàn tay người nghệ sỹ.

Đề tài lao động thể hiện hình tượng con người ở đây đang cày, cấy. gánh mạ, cất vó, giã gạo…Như muốn mang hết tất cả các hình ảnh lao động thường ngày của người dân vào bức chạm. Bằng thủ pháp đồng hiện và kỹ thuật chạm nông, trên một diện tích rất nhỏ và dài ở xà ngang, các nghệ nhân đã mượn hình tượng con người để để nói lên đặc điểm cuộc sống của người nông dân lao động, qua đó thể hiện tâm tư tình cảm của người nghệ sỹ đối với những con người lao động, ước mơ cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh cuộc sống lao động của người nông dân thì đề tài những con người trí thức, có học vấn cũng được các nghệ nhân khai thác. Bằng kỹ thuật chạm nông, thô mộc, đơn giản, các khối không quá cầu kỳ, chi tiết,ở vị trí các


bức cốn vì nách đối xưng nhau là những đề tài vinh quy bái tổ. Đề tài: vinh quy bái tổ, thi võ là những đề tài đề cao sự học hành, đõ đạt. Nghệ An là vùng đất giàu truyền thống học thành, nhiều người đỗ đạt trong thi cử, ngoài những đề tài phản ánh cuộc sống lao động thì các nghệ nhân còn ca ngợi sự thành công trong học vấn, ca ngợi tinh thần biết ơn tổ tiên sau khi đỗ đạt thành tài.

Ngoài ra, đề tài phản ánh đời sống văn hóa, lễ hội như: đánh cờ, đua thuyền…cũng được các nghệ nhân khai thác thông qua hình tượng con người nhằn phản ánh tâm tư tình cảm, đời sống tinh thần văn hóa của người dân địa phương. Hàng năm ngày lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 6 âm lịch diễn ra rất sôi động, náo nhiệt, đầy đủ mọi thành phần, giai cấp tham gia. Qua hình tượng con người thể hiện đề tài lễ hội các nghệ nhân như muốn lưu giữ khoảnh khắc của ngày hội cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Yếu tố chủ quan là ý tưởng sáng tạo của người nghệ sỹ nói lên các xem xét đánh giá và giải quyết chủ đề theo ý đồ chủ quan của nghệ sỹ.

Tư tưởng của tác phầm, trước hết là tư tưởng thẩm mỹ của nghệ sỹ được thể hiện thông qua tác phẩm bằng các hình tượng nghệ thuật nhất định và cũng qua đó công chúng nghệ thuật có cảm thụ, đánh giá được ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.

Thông qua hình tượng con người, mượn hình tượng con người trong cuộc sống đời thực để thể hiện tâm tư tình tảm của tác giả. Khi ta bước vào đình ta dường như cảm thấy tất cả cuộc sống thường ngày của người dân Nam Đàn như đang diễn ra trước mắt chúng ta. Mỗi hình hượng con người mang một ý nghĩa tư tưởng khác nhau.

Chủ đề của tác phẩm gắn liền với tư tưởng của tác phẩm thông qua sự lựa chọn của người nghệ sỹ. Trong đó tư tưởng của tác phẩm được thể hiện thông qua nhận thức, đánh giá, sáng tạo của nghệ sỹ trong cách đặt vấn đề do chủ đề đặt ra và ngược lại chủ đề làm cho tư tưởng thêm sâu sắc.


Giá trị hình thức thể hiện

Nghệ thuật nói chung và nghệ thuật chạm khắc nói riêng không bao giờ đòi hỏi phải thừa nhận các tác phẩm của nó như là hiện thực. Bởi nó không phải là bản thân cuộc sống, mà là sự phản ánh cuộc sống một các đặc biệt mang tính biểu trưng và ước lệ.

Sự tổng hợp của tính biểu trưng và biểu cảm trong nghệ thuật hình khối từ những tác phẩm chạm khắc cũng chính là quan hệ giữa hình thức và nội dung.

Hình thức là cách thể hiện nội dung của tác phẩm nghệ thuật. Hình thức là tổ chức, là cơ cấu bên trong nội dung tác phẩm. Cho nên, hình thức là cách thể hiện nội dung.

Nghệ thuật chạm khắc hình tượng con người ở đình Hoành Sơn khiến người dân nơi đây rất tự hào, các bức chạm có giá trị về mặt nghệ thuật. Những người thợ trong việc biểu đạt không gian, đường nét, tỷ lệ trong các bức chạm và bố cục các mảng chạm có nhịp điệu hài hòa với kết cấu kiến trúc qua các bức vì, tai cột, đầu bẩy, xà ngưỡng,... Các nghệ nhân đã đưa không gian của vũ trụ, cỏ cây hoa lá và không gian của con người hòa đồng tạo một không gian mộc mạc, giản dị gần gũi.

Nét chạm dứt khoát, mạch lạc, chân chất thể hiện một tâm hồn phong phú với hình thức thể hiện đa dạng, kết hợp với các hình thức chạm nông, chạm kênh bong tạo nhiều không gian kỳ thú.

Với kỹ thuật chạm nông, khối đây cũng được các nghệ nhân sử dụng đa dạng. Sự kết hợp giữa khối động, khối tĩnh, khối mềm, khối cứng được vận dụng thường xuyên làm cho bức chạm càng trở nên sống động, phong phú.

Những cảnh sinh hoạt gần gũi với đời thường đều được các nghệ nhân xưa đưa vào cách bực chạm một cách hồn nhiên, mộc mạc làm cho ta có cảm tưởng cuộc sống chạy thẳng vào tác phẩm chạm khắc mà không tuân theo quy luật nào về nghệ thuật, quan điểm, thẩm mỹ. Bỏ qua định luật xa gần, những nguyên tắc


về giải phấu, bố cục dựa vào chạm khắc mà mô tả trực tiếp, lấy cảm xúc để thể hiện tác phẩm.

Tùy từng nội dung để các nghệ nhân sử dụng khối. Ví dụ, nội dung đề tài cần đến sức mạnh, khéo léo thì các nghệ nhân sử dụng khối tĩnh, như mái chèo, thuyền… các nét bao quanh của khối tĩnh là những đường thẳng. Hoặc sự kết hợp của các khối tĩnh tạo thành hình tượng nhân vật, như sử dụng các hình trụ đứng, nằm dọc, nằn ngang…lắp ghép lại với nhau chỉ gọt dũa những nơi tiếp giáp tạo thành hình tượng nhân vật, những khối đó làm cho nội dung thêm phong phú và hình tượng nhân vật trở nên cứng cáp, chắc khỏe.

Khác với hiệu quả của khối cứng, sử dụng những khối mềm đem lại hiệu quả giá trị nghệ thuật riêng. Diễn tả sự mềm mại, uyển chuyển, êm lu của hình tượng con người cũng như các hình tượng khác trong các bức chạm đòi hỏi phải sử dụng khối mềm. Những khối đó là khối tròn, khối elip, những khối cong… được các nghệ nhân sử dụng trong các mảng quần áo, đầu, các họa tiết trang trí, để diễn tả nội dung của hình tượng.

Nhờ hiệu quả của tạo khối kết hợp với tính xâm thực của không gian vào khối, hiệu quả của sự kênh bong, tách mảng, hình ra ngoài khối vật liệu nên khi ánh sáng chiếu vào, vướng mắc, ngưng đọng, bẻ gãy, ở độ nông sâu, luồn lách mà trở nên đa sắc độ. Một không gian thể hiện cho chúng ta cảm giác như hai chàng trai đang bay người trên lưng ngựa mà múa kiếm.

Nghệ thuật tạo hình của khối trong chạm khắc hình tượng con người ở đình Hoành Sơn đem lại giá trị cao. Sự phong phú của khối đã làm cho hình tượng con người ở đây trở nên đẹp đẽ, sống động, nhịp nhàng như đang chuyển động. Tạo hình của khối đã để lại dấu ấn lịch sử trong nghệ thuật chạm khắc hình tượng con người ở thế kỷ 18, đó là sự trau chuốt trong đường nét, phong phú về hình khối trong các bức chạm.


Nếu như ở chất liệu đá cứng, đanh khi chạm trổ sẽ đem lại hiệu quả đường nét đanh, sắc cạnh, thì ở chất liệu gỗ mềm hơn, dễ chạm hơn nên đường nét ở đây đem lại nhiều hiệu quả thẩm mỹ.

Hiệu quả của nét trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn thông qua hình tượng con người đạt kết quả lớn. Hiểu được đặc thù của chất liệu gỗ nên bằng các kỹ thuật chạm nông, chạm bong kênh, các hình tượng con người ở đây được tạo nên bởi nét phong phú. Chỗ nét giày- nét thưa, chỗ nét tình- nét động, chỗ nét liền- nét đứt, có chỗ nét mềm- nét đanh… Sự kết hợp giữa kỹ thuật chạm nét làm cho hình tượng con người ở đây nổi lên là hình tượng trung tâm của bức chạm, tạo cho chúng ta cảm giác hình tượng con người rất động nằm trong một không gian yên tĩnh của ngôi đình. Đó cũng là dụng ý của các nghệ nhân khi phản ánh hình tượng con người qua nghệ thuật chạm khắc.

Chức năng của phù điêu ngoài việc án ngữ trên thành phần kiến trúc lớn, nó còn nằm trong các thành phần nhỏ của các đối tượng khác trong tổng thể kiến trúc. Mỗi thành phần kiến trúc đều mang lại sắc thái, đề tài, cách đục, chạm nông sâu khác nhau…

Ở mỗi không gian, thành phần hay kiết cấu kiến trúc, chúng đều ẩn chức những giá trị tư tưởng, văn hóa nghệ thuật. Trong chạm khắc đình làng nói chung và chạm khắc đình Hoành Sơn nói riêng, có hai loại không gian đó là: không gian thực là không gian đặt bức chạm vào đó, không gian ước lệ là không gian trong bức chạm.

Ở những bức chạm khắc có hình tượng con người trong đình Hoành Sơn, không gian ở đó là không gian ảo, không gian mang tính ước lệ. Nghĩa là không gian không có thực. Điều đó được thể hiện giữa mối quan hệ giữa bố cục người đứng trước người đúng sau.

Nếu như theo luật xa gần trong thực tế không gian thì người đứng trước sẽ lớn hơn người đứng sau, người đứng trước sẽ rõ hơn người đứng sau. Nhưng trong chạm khắc đình Hoành Sơn nhân vật chính sẽ lớn hơn nhân vật phụ…Điều


đó đã đem đến hiệu quả trong nghệ thuật tạo hình trong đình Hoành Sơn. Tạo cho người xem khi nhìn vào các bức chạm khắc, hình tượng con người thể hiện nội dung tác phẩm càng rõ nét. Kết hợp với sự xâm lấn của không gian thực như ánh sáng, không khí càng làm tăng thêm sự cổ kính của ngôi đình cũng như giá trị ở các bức chạm.

Phù điêu ở đây mang đề tài cụ thể với nhân vật, hình ảnh cụ thể tồn tại trên mặt phẳng hai chiều. nó mang ý nghĩa truyền tải nội dung đến người xem bằng hình ảnh của nó và không gian bao quanh nó là mặt phẳng. Chiều hướng không gian phát triển ra các hướng, mọi chi tiết đều bung ra khỏi hình tượng của phù điêu.

Một không gian có các di vật là phù điêu trang trí có cách chạm khắc tỉ mỉ, kỹ lưỡng… sẽ cho người đứng trước nó phải điều chỉnh mình trong một không gian tưởng là tĩnh hẳn nhưng nó vẫn đang có một sự vận động mạnh mẽ. Những hình thức biểu đạt khác nhau cũng góp phẩn vào sự chuyển động mà chúng ta có thể cảm nhận được không gian trong chạm khắc đình làng.

Không gian của tác phẩm và tác phẩm chạm khắc luôn có mối qua hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau trong tổng thể bố cục. Tương phản về khối với không gian là một trong những cách lựa chọn về ngôn ngữ của tác phẩm trong không gian của nó. Tương phản của khối với không gian là biểu hiện tính tương phản của hình trong không gian hai chiều.

Cách nhìn đồng hiện cùng một lúc trên bức chạm tác giả đã diễn nhiều hoạt cảnh như đi cấy, đi cày, gánh mạ, nơm cá…. Ở đình Hương Canh có cảnh đi săn, quan cưỡi ngựa, cảnh đấu vật,,,,ở đình Hạ Hiệp diễn tả cảnh một người đang đút quan tài vào miệng rồng, bên cạnh đó có cảnh hai người đánh vật, bên trên có người ngồi bó gối…

Cái nhìn nhiều điểm nhìn cùng lúc đưa ra nhiều góc nhìn ở vị trí khác nhau về đối tượng trên mặt phẳng như bức chạm “ đánh cờ”, bàn cờ được nhìn từ trên xuống, mặt hòm cũng được nhìn từ trên xuống nhưng hình tượng người

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí