hạn hán, lũ lụt… Việc đầu tư vào rừng vẫn đang là hướng đi hiệu quả và tối ưu nhất để có thể bảo đảm nguồn nước sạch cũng như khôi phục các dòng chảy mặt và các tầng nước ngầm sắp sửa cạn kiệt, cùng với những giá trị to lớn khác mà rừng đem lại cho cuộc sống của chúng ta.
Chính sách chi trả DVMTR đã tạo ra cơ hội cho việc bảo vệ và phát triển rừng đạt hiệu quả cao, trên địa bàn huyện Quế Phong đã hạn chế được tình trạng khai thác, mua bán, chế biến, vận chuyển lâm sản, phát nương, làm rẫy trái phép…Tài nguyên rừng được bảo vệ, diện tích rừng, chất lượng rừng ngày một tốt hơn tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người.
Qua phỏng vấn cho thấy, hầu hết các hộ khảo sát có sự hiểu biết về giá trị của rừng là rất cao ngoài các giá trị trực tiếp của rừng là gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ rừng còn có vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường rừng. Từ kết quả điều tra các hộ trong khu vực chi trả DVMTR có 15% số hộ nhận thấy về giảm xói mòn đất, 42% số hộ nhận thấy về giảm lũ lụt, 26% số hộ nhận thấy có sự tăng nước vào mùa khô ở các dòng sông, suối, 14% số hộ nhận thấy có thêm nhiều người đến tham quan và 3% số hộ cảm nhận được sự giảm ô nhiễm môi trường. Đây là tín hiệu tốt đến việc quản lý, bảo vệ rừng phục vụ chính sách chi trả DVMTR, đặc biệt là cuộc sống của người dân trong vùng ngày được nâng cao, rừng đang được bảo vệ ngày càng tốt hơn.
ũ
14% Hộ nhận thấy có thêm nhiều người đến tham quan
3 % Hộ nhận
thấy về giảm ô nhiễm môi trường
15 % Hộ nhận thấy về giảm xói mòn đất
26% Hộ nhận
Có thể bạn quan tâm!
- Khó Khăn, Tồn Tại, Vướng Mắc Trong Quá Trình Triển Khai
- Ác Định Đối Tượng Và Diện Tích Được Chi Trả Dvmtr
- Kết Quả Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Qua Các Năm
- Giải Pháp Về Nâng Cao Năng Lực Hệ Thống Chi Trả
- Forest Trends (2010), Thực Trạng Chi Trả Cho Dịch Vụ Rừng Đầu Nguồn.
- Đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An - 13
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
thấy có sự tăng nước vào mùa khô ở các dòng
sông, suối
42% Hộ nhận
thấy về giảm l
lụt
Hình 4.3. Nhận biết của người dân về giá trị của rừng
(Kèm theo Phụ biểu 02: Tổng hợp các chỉ tiêu thực hiện chính sách trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An)
4.4. Thuận lợi, khó khăn trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
4.4.1. Thuận lợi trong thực hiện chính sách
Quế Phong là huyện rộng lớn có nhiều tiềm năng cho việc cung ứng DVMTR. Theo quy hoạch của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020, tổng số nhà máy thủy điện đi vào hoạt động và phát điện thương phẩm là 11 nhà máy, với tổng công suất là 451 MW, sản lượng phát điện khoảng 1.500 triệu kwh/năm đến
2.000 triệu kwh/năm. Số tiền thu từ DVMTR đối với các cơ sở sản xuất thủy điện có sử dụng DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong sẽ đạt từ 50 - 60 tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó còn nhiều loại dịch vụ chưa được khai thác như dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng… đặc biệt trên địa bàn huyện có thác Bảy Tầng, thác Sao Va, hệ thống Sông Chu rộng lớn với sinh cảnh đ p và có đền Chín Gian được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 2067/QĐ-BVHTTDL ngày 13/6/2016. Đây là một lợi thế lớn cho phát triển ngành du lịch và là điểm sáng trên bản đồ du lịch Nghệ An và Việt Nam. Với những lợi thế trên, trong tương lai gần nguồn thu từ dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ DVMTR sẽ được khai thác, tạo thêm nguồn thu phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.
Nguồn chi trả DVMTR cao hơn nhiều so với các dự án khác trước đây cho thấy tính đúng đắn và phù hợp với với thực tế, người dân trong khu vực phần lớn đã tham gia thực hiện nhiều dự án lâm nghiệp, họ có sự hiểu biết và kinh nghiệm khi tham gia thực hiện chính sách.
Việc triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp xã, huyện, tỉnh, đặc biệt là sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, Huyện ủy, UBND huyện và sự phối hợp tốt giữa các cơ quan, cấp ủy và sự quan tâm vào cuộc của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Đặc biệt, có sự quan tâm ủng hộ, dành nhiều thời gian cho việc tuyên truyền, tổ chức triển khai, chỉ đạo sát sao các đơn vị trên địa bàn có tính linh động, sáng tạo vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên đến nay việc triển khai chính sách trên địa bàn có nhiều thuận lợi.
Có sự hỗ trợ tích cực về tài chính của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Dự án rừng và Đồng bằng Việt Nam VFD đã hỗ trợ tích cực, kịp thời cả về kinh nghiệm tổ chức, chuyên môn kỹ thuật, tài chính và công tác truyền thông trong triển khai chính sách, đặc biệt có sự hỗ trợ kịp thời của các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền nâng cao nhận thức, cũng như sự ủng hộ của người dân trong việc triển khai chính sách.
- Quan điểm, chủ trương của tỉnh đã xác định ngành lâm nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng và đang tập trung các nguồn lực để thúc đẩy phát triển hướng tới xã hội hóa nghề rừng.
- Kết quả thực hiện cho thấy đây là chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tiễn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn huyện Quế Phong nói riêng và cả tỉnh nói chung. Chính sách bước đầu đã đi vào cuộc sống, gắn kết lợi ích giữa người sử dụng DVMTR và người bảo vệ rừng, tạo ra mối liên kết kinh tế mang tính bền vững giữa người sử dụng và người cung ứng DVMTR. Hầu hết cán bộ và nhân dân đã nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR công tác bảo vệ rừng ngày càng tốt lên.
- Qua triển khai thực hiện chính sách, cho thấy chính sách đã giải quyết nhiều vấn đề cơ bản trong đó trọng tâm là: môi trường, kinh tế và xã hội. Cụ thể thông qua chính sách đã lượng hóa giá trị môi trường rừng như về vai trò điều tiết nguồn nước, chống bồi lắng lòng hồ, giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao chất lượng rừng, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của các nhà máy thủy điện; tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống người làm nghề rừng với mức chi trả cho công tác bảo vệ rừng theo chính sách đã tăng gấp 2-3 lần so với các chương trình, chính sách trước đây. Đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, đồng thời huy động hình thành một nguồn tài chính mới ổn định bền vững cho công tác bảo vệ rừng và xây dựng nông thôn mới.
- Thu nhập từ rừng của người dân vùng có rừng được tăng thêm. Qua đó chủ rừng đã quan tâm thường xuyên tuần tra canh gác rừng được giao và có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ rừng của cộng đồng. Đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa người dân với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng. Chính quyền cơ sở thực sự vào cuộc, từ công tác vận động tuyên truyền, tổ chức, điều hành quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng. Việc tổ chức lại cách thức bảo vệ rừng theo hình
thức tổ, nhóm hộ, cộng đồng bản, phối hợp, hỗ trợ nhau trong tuần tra bảo vệ rừng, tạo sự đồng thuận và quyết tâm hơn trong việc đấu tranh chống các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Cụ thể: Độ che phủ rừng năm 2014 là 75,9 %, tăng lên 76,7 % năm 2016. Diện tích rừng được bảo vệ năm 2014 là 37.146,41 ha tăng lên 58.846,12 ha vào năm 2016, kinh phí phục vụ công tác bảo vệ rừng năm 2014 là 12.563,4 triệu đồng tăng lên 22.942.9 triệu đồng trong năm 2016.
4.4.2. hững khó khăn, tồn tại và thách thức
Chính sách chi trả DVMTR được triển khai trên địa bàn huyện Quế Phong từ năm 2013 đến nay bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn, tồn tại và thách thức sau:
- Chi trả DVMTR là chính sách mới lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam, các khái niệm, định nghĩa về môi trường rừng , dịch vụ môi trường rừng ,
chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được quy định tại Nghị định 99/2010/NĐ- CP nhưng việc bắt đầu triển khai thực hiện đều lung túng ở hầu hết các địa phương. Bên cạnh đó chính sách có tính đặc thù, các Văn bản quy định, hướng dẫn triển khai chính sách của Trung ương có một số nội dung chưa phù với thực tế của địa phương.
- Do chính sách mới nên một số nội dung, quan điểm của các cấp ngành trong triển khai chi trả DVMTR còn chưa thống nhất, đặc biệt là các thủ tục phục vụ giải ngân, thanh toán chưa được hướng dẫn đồng bộ, nhận thức trong thực hiện chính sách của một số người dân, cán bộ cơ sở chưa cao nên đã ảnh hưởng đến quá trình triển khai.
- Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách tới các cấp các ngành, nhân dân, đặc biệt là đồng bào sinh sống ở các vùng cao của huyện nên gặp rất nhiều khó khăn do trình độ học vấn thấp, tỷ lệ người mù chữ hoặc không biết tiếng phổ thông ở vùng dân tộc thiểu số còn cao. Bên cạnh đó, địa hình Quế Phong rộng lớn, có đường biên giới giáp với nước bạn Lào là 73km, giáp với tỉnh Thanh Hóa 62km, lại có đặc trưng nhiều đồi núi xen kẽ nhau, tạo sự chia cắt mạnh, giao thông đi lại đến vùng sâu rất khó khăn. Vì vậy việc truyền tải những thông tin đến đồng bào vùng sâu, vùng xa bằng phương tiện thông tin tuyên truyền hiện đại còn có những khó khăn nhất định nên hiệu quả chưa cao.
- Có sự chênh lệch lớn về đơn giá giữa các lưu vực khác nhau trên địa bàn như lưu vực thủy điện Hủa Na, Cửa Đạt đơn giá: 400.000 đồng/ha/năm nhưng tại
lưu vực thủy điện Sao Va có đơn giá 200.000 đồng/ha/năm (đã bao gồm cả phần bù đơn giá thấp dưới 200.000 đồng/ha/năm từ nguồn kết dư và kinh phí dự phòng) mức chi trả rất chênh lệch trong khi các chủ rừng cùng bảo vệ rừng như nhau, nên người dân có sự so sánh, suy bì. Đặc biệt là một số bộ phận người dân tham gia bảo vệ rừng còn chưa đồng thuận.
- Công tác bảo vệ rừng tại một số địa phương chưa có sự phối hợp chỉ đạo đồng bộ, kịp thời. Đặc biệt là những địa phương có mức chi trả, đơn giá thấp như tại các bản thuộc xã Hạnh Dịch, Châu Kim của huyện.
- Diện tích được chi trả là rừng sản xuất của huyện chủ yếu nằm bên mép sông hoặc gần đường giao thông, khu dân cư nên thuận lợi cho việc khai thác, vận chuyển lâm sán trái phép. Mặt khác, trình độ dân trí thấp, cuộc sống của dân trong vùng chủ yếu dựa vào rừng, một số hộ dân chưa có ý thức cao trong công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng trên diện tích rừng tham gia cung ứng.
- Tiến độ nghiệm thu rừng, lập hồ sơ bảo vệ rừng có cung ứng dịch vụ làm cơ sở giải ngân chi trả tiền đến các chủ rừng một số khâu còn chậm... Việc áp dụng hệ số K=1 như hiện nay chưa tạo động lực nâng cao chất lượng rừng tốt hơn, tạo tâm lý duy trì bảo vệ rừng là chính chưa thúc đẩy phát triển nâng cao chất lượng rừng.
- Chưa có được những công trình nghiên cứu khoa học tính toán cụ thể cho lượng giá trị mà rừng cung cấp cho nhiều loại dịch vụ môi trường, như bảo vệ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái và lưu trữ cacbon để đưa ra các mức chi trả DVMTR có cơ sở khoa học, thuyết phục thu hút được nhiều người mua DVMTR tham gia.
- Việc theo dõi chất lượng môi trường cụ thể là diện tích, chất lượng rừng, vai trò phòng hộ của rừng trong việc điều tiết nước, cải thiện chất lượng nguồn nước, sự bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối…chưa được theo dõi, giám sát, lập báo cáo để cung cấp cho bên sử dụng DVMTR biết được về tình hình cải thiện chất lượng rừng cũng như chất lượng cung cấp DVMTR trong lưu vực thủy điện, đảm bảo tính công bằng trong thực hiện chi trả DVMTR.
- Quy định sử dụng tiền chi trả đối với người được chi trả tiền dịch vụ là các tổ chức nhà nước (chủ rừng chưa rõ, như việc tổ chức nhà nước sử dụng kinh phí đối với số diện tích rừng mà mình tự tổ chức bảo vệ, vì chỉ quy định chi trả cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng.
- Hồ sơ thủ tục còn rườm rà, phức tạp, trong khi đó một số chủ rừng ở xa, diện tích rừng được bảo vệ ít nên số tiền nhận được không đủ chi phí xăng xe, cho nên có một số chủ rừng không đến nhận. Nhiều khúc mắc của chủ rừng về diện tích, đơn giá và chủ sở hữu…của các chủ rừng chưa được tháo gỡ.
- Việc thành công trong việc QLBVR không chỉ phụ thuộc vào mức chi trả, nhận thức về giá trị của rừng, trách nhiệm của các cơ quan, chính quyền và cộng đồng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc thực thi pháp luật.
- Các mối đe dọa tiềm tàng về mất rừng và suy thoái rừng do mở rộng diện tích canh tác lấn chiếm đất rừng, phát nương làm rẫy, khai thác gỗ trái phép, chuyển đất rừng sang các dạng sử dụng khác trong khu vực tuy đã giảm nhưng vẫn có thể diễn ra do nhu cầu cuộc sống ngày một cao hơn. Các mối đe dọa tiềm tàng sau đây được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:
+ Nguy cơ lớn nhất là việc chuyển đất rừng sang sử dụng với mục đích khác sản xuất trồng cây công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng thủy điện, khu dân cư, đường giao thông…
+ Diện tích đất lâm nghiệp trong các lưu vực thủy điện hàng năm có nhiều biến động như chuyển đổi mục đích sử dụng, trồng mới, khai thác, cháy rừng, khoanh nuôi bảo vệ, thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp… và đặc biệt là biến động do việc di chuyển dân vùng ngập của thủy điện Hủa Na, Cửa Đạt và một số các công trình thủy điện khác.
+ Diện tích đất nông nghiệp người dân sản xuất được phân bố ven theo các khe nằm xen lẫn với diện tích rừng nên người dân thường xuyên lấn chiếm mở rộng diện tích để trồng Cao su.
+ Tập quán canh tác của đại bộ phận đồng bào dân tộc bản địa còn lạc hậu, chủ yếu dựa vào thiên nhiên là chính nên năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, đời sống khó khăn, thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, trình độ dân trí thấp, gia đình đông con, kinh tế thuần nông chậm phát triển nên việc khai thác tài nguyên rừng, phát nương làm rẫy vẫn xảy ra.
4.5. Những bài học kinh nghiệm tại Quế Phong
Qua kết quả điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
- Chi trả DVMTR là bước ngoặt về chính sách cho người làm nghề rừng ở Việt Nam, là hướng đi mới huy động được nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Do đó, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa của chính sách, về vai trò tầm quan trọng của rừng trong việc tạo ra các DVMTR trong các cấp các ngành, trong nhân dân phải thực hiện thường xuyên, liên tục cho các đối tượng có quyền và nghĩa vụ thực hiện chính sách, nhất là các bản vùng sâu vùng xa…Nội dung tuyên truyền phải phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng và khuyến khích tuyên truyền thông qua các đợt chi trả tiền bảo vệ rừng phục vụ chi trả DVMTR của chủ rừng là tổ chức và tổ chức chi trả cấp huyện tại các bản của huyện.
- Chính sách chi trả DVMTR là mô hình hoạt động mới nên cần tham mưu các quy định, hướng dẫn cho phù hợp với thực tế của địa phương như: Phương án bảo vệ rừng, hình thức giao, khoán bảo vệ rừng, cách xác định đơn giá phù hợp để hạn chế trên cùng một địa bàn có nhiều đơn giá chênh lệch quá lớn.
- Xuất phát từ chi trả DVMT theo hình thức chi trả gián tiếp, trong đó vai trò của chính quyền địa phương và sự phối hợp của người dân rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Vì vậy, phải tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chỉ đạo, lãnh đạo phải quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đặc biệt là công tác quản lý bảo vệ rừng phù hợp gắn với hương ước, phong tục tập quán lại làng, bản.
- Việc rà soát, xác định diện tích, ranh giới rừng để lập hồ sơ thiết kế bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn/bản phải chính xác, đúng đối tượng và có sự tham gia thống nhất của chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn. Số tiền chi trả phải rõ ràng, được niêm yết tại trụ sở UBND xã và thôn bản để nhân dân biết tham gia kiểm tra, giám sát nhằm hướng tới chính sách chi trả DVMTR ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn.
- Cần có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc triển khai chính sách giữa các đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách trên địa bàn huyện như: Chủ rừng là tổ chức, tổ chức chi trả cấp huyện và chính quyền các xã có liên quan. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Xây dựng cơ chế quản lý sử dụng tiền DVMTR, hàng năm có đánh giá và lấy chủ rừng, cộng đồng có phương pháp tổ chức có hiệu quả công tác bảo vệ
rừng làm nòng cốt làm để các chủ rừng, cộng đồng khác học tập và làm theo. Đồng thời xây dựng quy chế quản lý, sử dụng nguồn kinh phí chi trả DVMTR một cách có hiệu quả sẽ có tác động tích cực cho phát triển sinh kế hộ gia đình.
- Thực hiện giao khoán rừng theo mô hình nhóm hộ gia đình hoặc thôn/bản để chi trả DVMTR, quản lý BVR phù hợp với tập quán đồng bào miền núi, phát huy được tính cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng...
- Để triển khai chính sách chi trả DVMTR được thuận lợi và hiệu quả hơn, tại huyện Quế Phong cần sớm tiến hành quy hoạch sử dụng đất, trong đó đảm bảo ổn định lâu dài cho quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp để rừng được duy trì và phát triển, tạo nguồn cung ứng DVMTR có chất lượng và mang tính bền vững.
- Việc thực hiện chính sách cần quan tâm đến yếu tố xã hội, ngoài lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp (bên sử dụng DVMTR), phải chú trọng đến lợi ích của người dân. Nếu lợi ích của người dân không được giải quyết thỏa đáng, sẽ không có động lực phát triển. Một khi lợi ích của doanh nghiệp đứng trên lợi ích của người dân sẽ bị người dân phản ứng và họ không tham gia thực hiện. Đồng thời phải căn cứ vào đặc điểm văn hóa của người dân sở tại để đưa ra các giải pháp thực hiện cho phù hợp với đặc điểm văn hóa các tộc người ở địa phương, đảm bảo tốt hơn cho việc thực hiện các mục tiêu của chính sách.
- Ban chỉ đạo chi trả DVMTR huyện Quế Phong cần tăng cường giám sát về công tác quản lý bảo vệ rừng và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí được chi trả đúng mục đích tại các cộng đồng. Làm sao để các bên tự giám sát lẫn nhau.
- Hàng năm tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai chính sách trên địa bàn huyện, kịp thời khen thưởng động viên những nhân tố tích cực, cách làm có hiệu quả, qua đó khắc phục những yếu kém tồn tại để thực hiện tốt hơn trong những tiếp theo. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất để kịp thời phát hiện và uốn nắm những thiếu sót và xử lý nghiêm những vi phạm trong công tác chỉ đạo điều hành.
4.6. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Quế Phong và vận dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trên cơ sở nghiên cứu quá trình triển khai, thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong trong thời gian qua, thấy được thực trạng triển khai, hiệu quả của chính sách, những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và