Hệ Thống Ngữ Liệu Văn Hoá Được Vận Dụng Và Chuyển Dẫn Một Cách


biến thiên, thói đời ấm lạnh của cuộc sống trong quan niệm của các thi nhân. Trăm năm là một cứ liệu ngôn ngữ xuất phát từ thực tế đời sống. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng có câu: “Bách tuế vi nhân bi thuấn tức, mộ niên hành lạc tích du

du(Mạn hứng 漫 興 ) (cuộc đời trăm năm buồn thay chỉ là chốc lát, tuổi già mua

vui tiếc quá ngắn). Trăm năm cũng là một cách nói đại thể diễn tả cuộc đời, ở đây Nguyễn Du dường như muốn nói về cuộc đời của một con người cụ thể: Vương Thuý Kiều và qua đó cũng chính là những tâm sự của đời mình. Tương tự như vậy, các cứ liệu như bể dâu, trời xanh, má hồng cũng đã phát huy những ý nghĩa nội tại, góp phần làm tăng thêm sự trang trọng, hấp dẫn cho câu thơ, đồng thời giúp cho những khái quát của nhà thơ thêm sâu sắc.

Với ngôn ngữ bác học trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng một hệ thống ngữ liệu mang tính nghiêm trang, tôn kính để phác họa những tính cách, tái tạo không gian hoặc miêu tả tính cách nhân vật. Nhà thơ đã phác thảo nên một không gian thẩm mỹ đặc thù khiến cho người đọc có thể chiêm nghiệm hay cảm nhận theo kinh nghiệm sống, vốn văn hoá của mình.Trong ngôn ngữ nghệ thuậtTruyện Kiều, mỗi ngữ liệu đều phát huy chức năng nghệ thuật của nó. Tác giả đã sử dụng hệ thống ngữ liệu văn hoá bác học một cách hết sức tự nhiên, không câu thúc, rất linh hoạt và thích hợp với giọng điệu trữ tình. Chẳng hạn, khi tác giả miêu tả việc Kim Trọng đã từng nghe biết về hai chị em Thuý Kiều bằng những ngữ liệu rất chuẩn mực, đúng phong cách:

“Nguyên người quanh quất đâu xa

Họ Kim tên Trọng, vốn nhà trâm anh.

Nền phú hậu, bậc tài danh

Văn chương nết đất, thông minh tính trời.

Phong tư tài mạo tót vời

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.

Chung quanh vẫn đất nước nhà

Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 15

Với Vương Quan trước vốn là đồng thân Trộm nghe thơm nức hương lân


Một nền Đồng Tước, khoá xuân hai Kiều.

Nước non cách mấy buồng thêu

Những là trộm dấu thầm yêu chốc mồng.”

(Câu 0155 - 0158)

Với những ngữ liệu nguyên dạng Hán Việt như trâm anh, phú hậu, tài danh, phong nhã, hào hoa, hương lân, Đồng Tước và chuyển dịch như hai Kiều, buồng

thêu, tác giả đã giới thiệu rò danh tính, lai lịch, hành trạng, phong độ, phẩm chất của trang tài tử hào hoa. Những ngữ liệu như trâm anh 簪 纓 vốn là cái trâm và dải mũ, nay được linh hoạt sử dụng để chỉ nhà quyền quý, khoa bảng, có gia phong nền nếp

và truyền thống khoa cử, Đồng Tước hai kiều là những mỹ từ được đúc rút từ câu thơ của Đỗ Mục 杜牧 (Đường ): Đồng Tước xuân thâm toả nhị Kiều 銅 雀 春 深鎖 二 嬌 và từ buồng thêu được chuyển dịch từ ngữ liệu gốc là tú phòng 繡 房, tức

buồng riêng của con gái theo quy định của lễ giáo phong kiến. Với sự kết hợp xen kẽ giữa điển cố và những từ ngữ bác học, Nguyễn Du không chỉ khắc hoạ chân dung nho sĩ Kim Trọng theo tiêu chuẩn ước lệ của văn học cổ điển, mà nhà thơ còn thể hiện dáng vẻ đa tình, đã từng ấp ủ khát vọng tình yêu đối với Thuý kiều từ trước. Trong đoạn trích này, qua những tín hiệu thẩm mỹ cụ thể như đã phân tích, Nguyễn Du đã miêu tả thành công những rung động tinh tế, sôi nổi ban đầu trong trái tim tràn ngập yêu đương của chàng khi được gặp bóng dáng giai nhân.

Số lượng từ ngữ được tác giả sử dụng để diễn đạt một ngữ liệu nguyên dạng nhất định nào đấy rất linh hoạt và thần tình, tuỳ theo yêu cầu của văn cảnh mà định vị cho các điển, ngữ phù hợp thích đáng. Có khi đơn giản chỉ vài chữ cũng đủ nêu lên hàm nghĩa sâu xa của một ngữ liệu văn hoá, có khi phải vận dụng hàng loạt từ khác nhau để giải thích biện minh. Song, điều quan trọng là sức gợi của những ngữ liệu ấy mang lại cho người đọc những khoái cảm thẩm mỹ gì, giúp người đọc hiểu thêm những vấn đề gì, nội dung nào của thi phẩm. Có nghĩa là, người đọc phải nắm được chìa khoá về nét nghĩa phái sinh của điển ngữ. Sau khúc đàn Bạc mệnh, lại thấy chàng Kim “xem trong âu yếm có chiều lả lơi…”, Thuý Kiều đã lên tiếng để nhắc nhở về sự “hơi quá trớn” của tình quân:


“Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay

Lứa đôi lại phải đẹp tày Thôi Trương.

Mây mưa đánh đổ đá vàng

Quá chiều nên đã chán chường yến anh.

Trong khi chắp cánh liền cành.”

(Câu 0511 - 0516)

Thông qua việc nhắc lại câu chuyện tình sử Thôi - Trương (tức Thôi Oanh

Oanh 崔鶯鶯 và Trương Quân Thuỵ 張君瑞) trong Tây Sương Ký 西廂記 của Vương Thực Phủ 王實甫 (Nguyên ), Thuý Kiều có ý nhắn nhủ với Kim Trọng, tình ý đôi ta như thể cây quỳnh cành dao, đẹp tựa mây trời, có phải đâu là chuyện

ham thú mây mưa, yêu thích việc trêu hoa ghẹo nguyệt của bọn dâm bôn trên bãi dâu ở nước Vệ. Tuy vậy, trường liên tưởng của những câu thơ trên như được mở rộng thêm bởi một lớp từ văn hoá được tác giả sử dụng rất sắc sảo, thông qua một trường nghĩa của những từ ngữ như mây mưa, chắp cánh, liền cành… khiến cho lý luận lôgic của Thuý Kiều được tăng thêm bội phần. Những hình ảnh biểu trưng ấy đã tạo nên tính mạch lạc và thấm đẫm nỗi lòng chan chứa yêu thương, tất cả không ngoài vòng lễ giáo, đức tính đoan trinh hiền thục của nàng một lần nữa lại được khẳng định. Cách bố trí linh hoạt tạo trường liên tưởng ngữ nghĩa của các ngữ liệu đề cập trên đã mang lại cho người đọc những khoái cảm thẩm mỹ, tình điệu thẩm mỹ, giúp cho trường liên tưởng văn hoá của độc giả trong quá trình tiếp nhận thêm phong phú. Chẳng hạn, qua lời thề của Mã Giám Sinh, người đọc ngỡ hắn là một sinh viên thực thụ của trường Quốc tử giám:

Cạn lời khách mới thưa rằng:

Buộc chân, thôi cũng xích thằng nhiệm trao. Mai sau dầu đến thế nào,

Kìa gương nhật nguyệt, nọ đao quỷ thần!

(Câu 903 - 906)

Trong lời thề ấy, Mã Bất Tiến đã sử dụng những từ ngữ rất văn hoa có tính chất điển cố như xích thằng 赤 繩 (điển cố có xuất xứ từ trong Tục u quái lục 續 幽 怪 ), từ ngữ xã hội như gương nhật nguyệt, đao quỷ thần. Lời thề ấy nghe có vẻ rất


nghiêm cẩn nhưng lại chính là chứng lý cụ thể vạch trần bản chất đểu cáng của hắn. So với những hành động mà hắn sẽ làm tiếp sau đó, người đọc không khỏi bật cười vì những hành vi vô luân, vô sỉ được bao bọc, nguỵ trang bằng những từ hoa mỹ.

Với ngữ liệu văn hoá bình dân, ông đã sử dụng hệ thống này với các nhân vật phản diện, mang tính chất phê phán. Thông qua ngôn ngữ bình dân, Nguyễn Du đã sử dụng một lớp từ ngữ có sắc tái miêu tả cụ thể, chi tiết về nhân vật. Chẳng hạn:

Thừa cơ lẻn bước ra đi,

Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn. Dù khi gió kép mưa đơn,

Có ta đây cũng chẳng can cớ gì.

(Câu 1109 - 1112)

Một từ lẻn cũng đủ bóc trần bộ mặt trâng tráo, xấc xược, đểu giả của một kẻ chuyên lừa gạt những cô gái nhẹ dạ, cả tin. Qua lối nói đặc phong cách khẩu ngữ nhưng có vẻ anh hùng, kiêu dũng kiểu giang hồ “có ta đây cũng chẳng can cớ gì”, chúng ta có thể phần nào hình dung ra được dáng vẻ điển hình của một gã điếm đàng nói riêng và sự “na ná” giống nhau của những kẻ đưa hương dắt phấn. Với hệ thống từ ngữ bình dân, tác giả dường như lách nhẹ, đi sâu vào bản chất thực, dè bỉu phẩm cách, ngoại hình của các nhân vật phản diện. Nếu từ ngữ bác học có đặc tính biểu tượng, giàu tính ước lệ thì với ngôn ngữ bình dân, tính chính xác, rò ràng, cụ thể là đặc tính khá quan trọng. Vẻ tiêu biểu, phổ biến của một lối miêu tả “sát sàn sạt” của giới bình dân, của lối nói khẩu ngữ đã được Nguyễn Du dẫn dụng một cách khá thành công. Qua các trích đoạn miêu tả về Mã Giám Sinh, Tú Bà, bọn tham quan ô lại ... trong tác phẩm đã chứng thực những điều đã khái quát trên.

Với khả năng gợi cảm, thiên về miêu tả và gợi hình chi tiết, cụ thể, chúng tôi cho rằng, từ láy thuần Việt đã được Nguyễn Du sử dụng một cách khá đắc dụng và có vai trò quan trọng trong nghệ thuật miêu tả cảnh, thể hiện tâm trạng nhân vật. Qua các tình huống miêu tả khác nhau, hệ thống từ láy thuần Việt đã tạo thành một thế giới nghệ thuật ngôn từ phong phú. Từ láy thuần Việt không chỉ góp phần tạo ra những hình ảnh cụ thể khi miêu tả mà còn thể hiện những nét tinh tế


trong tâm trạng của nhân vật. Cảnh vật đìu hiu, buồn bã, hoang sơ, các từ láy đầy tâm trạng trong đoạn thơ nói về Kiều gặp mộ Đạm Tiên 淡 仙 đã diễn tả một cách thích đáng tâm trạng của nàng Kiều với một cảm giác nhân văn và tràn ngập

những nỗi niềm trăn trở:

Tà tà bóng ngả về Tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước lần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh, Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Sè sè nấm đất bên đường,

Dàu dàu ngọn cỏ, nửa vàng nửa xanh.”

(Câu 051 - 058)

Một đoạn thơ chỉ có 8 câu thì đã có đến 7 câu đã sử dụng từ láy tượng hình. Đoạn thơ đã diễn tả tâm trạng khá thoải mái, vui vẻ của hai chị em Thuý Kiều khi chia tay với ngày xuân vào thời khắc hoàng hôn đang dần sụp xuống. Các từ láy tạo hình như tà tà, thơ thẩn, nao nao, nho nhỏ đã phần nào gợi nên một nỗi buồn man mác, nhẹ nhàng của thời khắc cuối ngày. Những từ láy như sè sè, dàu dàu đã giúp người đọc như cảm nhận được sự hiu hắt của nấm mồ vô chủ Đạm Tiên qua con mắt nhân văn của Kiều. Vị trí nằm đầu câu thơ của các từ tà tà, sè sè, dàu dàu đã gây một ấn tượng khá mạnh cho bút pháp từ chấm phá đến phục dựng bức tranh thanh minh vào cuối ngày xuân. Đoạn thơ như toát lên một sự dự báo về số phận tương lai của nàng Kiều – lênh lênh, khúc khuỷu và uốn quanh. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đặt từ láy vào vị trí trung tâm của phát ngôn vừa tạo cảm giác chuyển động của bánh xe lúc đăng trình nhưng đồng thời cũng mang tính tạo hình, dường như ông đã vẽ được lộ trình phía trước của Kiều với nỗi đau đoạn trường:

“Đoạn trường thay lúc phân kỳ,

Vó câu khấp khiểng, bánh xe gập ghềnh.”

(Câu 0869 - 0870)


Trong câu thơ trên, các từ Hán Việt như đoạn trường 斷 腸 (nỗi đau đứt ruột), phân kỳ 分 岐 (rẽ sang ngả khác, chia rẽ) đã khiến người đọc cảm nhận một cách sâu sắc về nỗi đau cốt nhục phân ly, không hẹn ngày tái hội. Trong khi đó, các

từ láy khấp khiểng, gập ghềnh… đã biểu lộ cảm giác xót xa một cách cụ thể về nỗi đau của Kiều và gia đình Vương ông khi Mã Giám sinh rước Kiều về Lâm Truy. Phải chăng đến câu thơ này, người đọc dường như nghe thấy được tiếng chân ngựa bước, tiếng bánh xe chuyển động trên con đường thiên lý xa xăm? Buồn bã, thê lương đến nỗi cỏ cây cũng nhuốm màu tâm trạng, giọt sương cũng sa trong nỗi u hoài. Cuộc đời Kiều cũng gập ghềnh như vó câu trong ngày đưa dâu. Trần Trọng Kim trong lời Tựa của quyển Truyện Thuý Kiều (1925, Tân Việt tái bản năm 1960), có nhận xét rất xác đáng về nghệ thuật sử dụng từ láy (ông gọi là tiếng đôi) trong câu thơ Kiều. Ông cho rằng Nguyễn Du “lại khéo dùng những chữ đôi: dập dìu, lơ thơ, êm đềm, nao nao… mà khiến cái điệu câu thơ lúc mau, lúc khoan, lúc thương nhớ, lúc buồn rầu, nó hình dung ra được. Lắm câu thoe chỉ hay vì cái âm hưởng những tiếng của tiên sinh (tức Nguyễn Du) dùng như:

Lơ thơ tơ liễu buông mành,

Con oanh học nói trên cành mỉa mai

Đọc lên thật nhẹ nhàng êm ái, nghe như tiếng đàn cầm văng vẳng bên tai vậy.” [30, tr.22]. Miêu tả cái phong khí êm đềm ngày thu là vậy mà đến khi tả cái cảnh vội vàng, lật đật thì ông cũng dồn dập:

Đùng đùng gió giục mây vần,

Một xe trong còi hồng trần như bay.

(Câu 907 - 908)

Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng từ láy để tả tình, vịnh cảnh, Nguyễn Du còn sử dụng lớp từ này để miêu tả và khắc hoạ tính các nhân vật, nhất là các nhân vật phản diện. Đối với bọn sai nha, ông miêu tả:

“Hàn huyên chưa kịp dãi dề, Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao.

Người nách thước kẻ tay dao,


Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.”


Với Mã giám sinh, ông đặc tả:

“Quá niên trạc ngoại tứ tuần,


(Câu 0575 - 0578)

Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.”

(Câu 0627 - 0628)

Với gã Sở khanh, ông châm biếm:

“Một chàng vừa trạc thanh xuân, Hình dung chải chuốt áo khăn dịu dàng.”

(Câu 1059 - 1060)

Có thể nói, với Nguyễn Du, những từ láy thuần Việt không chỉ có tính tạo hình mà còn có khả năng đặc tả. Nhờ những từ láy đó mà ở mỗi nhân vật, nghệ thuật miêu tả của ông đều đạt đến mức điển hình. Ông sử dụng những uyển từ miêu tả làm nền để chấm phá các từ láy tạo hình cụ thể, chi tiết, góp phần bộc lộ bức truyền thần chân thật nhất của nhân vật. Trong 3.254 câu thơ lục bát của thiên truyện, Nguyễn Du đã sử dụng các từ láy rất khéo léo, tinh tế và đúng mực ở những vị trí khác nhau đã tạo nên một khả năng phối kết khá nhịp nhàng với nhịp điệu thơ lục bát, giúp người đọc có thể khắc hoạ ấn tượng về sự chuyển đổi nhạc điệu cho câu thơ thông qua khả năng hài âm của từ láy. Hệ thống từ láy mà Nguyễn Du sử dụng trong tác phẩm của mình cho đến nay vẫn còn tươi nguyên những giá trị của nó. Việc sử dụng nhiều từ láy trong Truyện Kiều là một hệ quả tất yếu của một quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du mà chúng tôi đã trình bày: coi trọng lời quê, tránh lạm dụng những từ ngữ văn chương bác học. Nhờ đó, câu thơ của Truyện Kiều có âm hưởng linh hoạt, nhẹ nhàng, bay bổng và tạo nên ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Nó không chỉ bó hẹp trong bề mặt con chữ mà ẩn sau nó cả một tấm lòng, một tài năng và một nỗi niềm luôn thường trực trong tâm hồn thi nhân. Đúng như Lê Nhật Ký đã nhận xét: “Trong nhiều trường hợp, Nguyễn Du chú trọng sử dụng các từ láy đảm nhiều chức năng khác nhau…. Và các từ láy có sự dịch chuyển từ miêu tả bên trong, nới rộng diện tích nghĩa của hình tượng thơ…” [97, tr.208].


2.3.2. Hệ thống ngữ liệu văn hoá được vận dụng và chuyển dẫn một cách

sáng tạo

Trong kiệt tác Truyện Kiều, bên cạnh sự vận dụng sáng tạo các ngữ liệu từ văn hoá dân gian, Nguyễn Du đã khéo léo chuyển hoá, định vị cho các ngữ liệu văn hoá bác học một cách tài tình và sáng tạo. Ông không chỉ sử dụng lối kê cổ, dụng điển mang phong cách từ chương của văn học cổ điển mà nhà thơ học tập, ảnh hưởng và tạo nên những ngữ liệu đậm tính văn hoá mộc mạc, nhuần nhị. Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc, phong cách sinh hoạt, lề lối tư duy, các khái niệm văn hoá lễ nghi mang tính quan phương, đẳng cấp dường như đã thấm vào máu thịt của ông, do đó bóng dáng uy nghi của những mỹ từ kiêu sa, quý phái, những ý tưởng mang nặng tính chất ước lệ, câu thúc của quan niệm xã hội không thể không ảnh hưởng đến tư duy nghệ thuật và sáng tác của nhà thơ. Đó là điều kiện cơ bản để nhà thơ hiểu đúng và vận dụng một cách đầy sáng tạo, nghệ thuật lớp ngôn từ đặc trưng ấy.

Hệ thống ngữ liệu chuyển dịch được nhà thơ diễn nôm, chuyển dịch từ hệ thống điển cố, thi liệu Hán học trong Truyện Kiều rất phong phú về số lượng, đa dạng, sáng tạo về hình thức. Tất cả những ngữ liệu ấy đã được nhà thơ vận dụng trong những ngữ cảnh rất thích đáng và thần tình. Để nói về mặt trăng với hàm ý chỉ người con gái đẹp, người ta có thể dùng các mỹ từ như cung thiềm, cung quế, ngọc thố…, và đặc biệt là

Hằng Nga 恆 娥, Thường Nga 嫦 娥. Theo sách Hoài Nam Tử 淮南子, Hằng Nga là

vợ Hậu Nghệ 后 羿 , một nhân vật truyền thuyết thời đế Nghiêu, đã lấy trộm thuốc trường sinh bất tử của chồng để được thành tiên và bỏ trốn lên cung Quảng Hàn 廣 寒 . Tuy nhiên, trong Truyện Kiều, ngữ liệu nguyên dạng Hằng Nga hầu như không được

nhà thơ sử dụng lần nào, khi dẫn điển này, nhà thơ đã chuyển đổi cấu trúc từ Hán sang Việt, tạo nên một ngữ liệu chuyển dịch và sử dụng đúng vị trí của nó, chẳng hạn:

Liều như cung Quảng ả Hằng nghĩ sao…” (Câu 1636) “Chủ trương đành đã, chị Hằng ở trong…” (Câu 1340)

Ngoài ra, để diễn đạt ngữ liệu này, tác giả còn sử dụng rất linh hoạt các từ ngữ khác như bóng nga, thềm quế, cung hàn... Nhận xét về tài nghệ sử dụng các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022