Doanh Số Bao Thanh Toán Của Các Quốc Gia Châu Á Trong Fci


Sau chiến tranh thế giới thứ II, có rất nhiều nhu cầu cấp thiết cần được đáp ứng. Năm 1945, ngành công nghiệp dệt may thực sự khởi sắc ở New England. Trong những năm chiến tranh, hầu hết các ngành sản xuất dệt may đều phục vụ cho chiến tranh, do đó ngành công nghiệp này hầu như không có lãi. Ngân hàng Boston quyết định cho các nhà bao thanh toán vay mà sau đó đến lượt họ lại cho khách hàng của ngân hàng ở New England vay. Ở vào thời điểm đó lãi suất mà nhà bao toán áp dụng khá cao, lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng là 1,5%/năm. Các nhà bao thanh toán áp đặt mức lãi suất là 6% cho khoản tiền ứng trước. Thêm vào đó, ngân hàng chỉ cho vay những khoản vay an toàn chứ không cho vay những khoản vay được đánh giá là không an toàn.

Công việc kinh doanh của Boston tăng trưởng chậm nhưng vững chắc. Năm 1973, doanh số bao thanh toán của ngân hàng đạt mức cao nhất so với thời điểm trước đó là 1 tỷ đô la Mỹ. Năm 1988 ngân hàng này đã đạt doanh số 3.7 tỷ đô la.

Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, đến năm 1965, Trust Co. of Georgia và First of Boston chỉ đơn thuần là những ngân hàng tham gia vào cung cấp dịch vụ bao thanh toán. Vào năm 1963, Vụ quản lý tiền tệ đẫ thay đổi quyết định cho phép các ngân hàng quốc doanh được phép cung cấp dịch vụ bao thanh toán. Rất nhiều ngân hàng muốn chen chân vào lĩnh vực này, nhưng rồi cuối cùng họ cũng thất bại và thị trường dịch vụ bao thanh toán diễn ra một loạt các vụ mua lại công ty.

Tuy nhiên, có thể thấy ngay những ngân hàng đầu tiên tham gia cung cấp dịch vụ bao thanh toán trên thế giới đã triển khai công cuộc nghiên cứu về thị trường rất kỹ lưỡng và có những phương án linh hoạt để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng, đảm bảo duy trì hoạt động theo đúng quy định của


chính phủ trong thời chiến, thời bình và vẫn đạt được những thành tựu lớn lao trong lĩnh vực này.

Đối với một số khu vực và quốc gia trên thế giới, trong những năm gần đây, hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng ở các nước châu Âu có sự cải thiện rõ rệt. Điển hình là thị trường bao thanh toán của Ba Lan, một thị trường vốn được coi là có xuất phát điểm rất thấp. Năm 2003, doanh số bao thanh toán của Ba Lan tăng so với cùng kỳ năm trước tới 20% và tổng trị giá các khoản phải thu lên tới 12.2 tỷ zloty Ba lan (xấp xỉ 3.4 tỷ đô la Mỹ). Đạt đuợc con số này một phần nhờ vào hoạt động kinh doanh của một số công ty do các ngân hàng sở hữu, có thể kể ra đây là: Perkao Faktoring do ngân hàng Perkao SA Bank sở hữu 100% vốn; RaiffeisenFaktoring do ngân hàng Raifeisen Bank sở hữu 100% vốn… Hoạt động kinh doanh bao thanh toán ở Ba Lan chủ yếu dựa trên hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời đựa trên chính sách thoáng về luật pháp và hàng rào về thuế và kế toán. Ba Lan có tới 3.4 triệu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh - chiếm con số doanh nghiệp lớn nhất khu vực Trung và Đông Âu. Tuy nhiên, 90% trong số đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ, và hầu hết các doanh nghiệp này đều khó khăn về khả năng thanh khoản. Ba Lan vẫn coi là thị trường rất tiềm năng và lớn đối với bao thanh toán.

Ở châu Á, một trong nhưng quốc gia được coi là thị trường bao thanh toán kém nhất khu vực đó là Trung Quốc. Trong điều kiện hiện nay, sự hạn chế về luật định và thờ ơ của nhiều ngân hàng Trung Quốc trong việc áp dụng bao thanh toán trở thành cản trở lớn cho hoạt động này. Tuy nhiên, Hồng Kông lại giữ một vai trò quan trọng, các doanh nghiệp ở Hồng Kông thường bán chứng thư phải thu của họ cho các ngân hàng ở Hồng Kông. Các giấy báo thu này sau đó có thể được chuyển nhượng sang các ngân hàng tại các tỉnh ở Trung Quốc nên Trung Quốc cũng được lợi từ dịch vụ này.


Bảng 3.2: Doanh số bao thanh toán của các quốc gia châu Á trong FCI

(Đơn vị: triệu euro)


Các nước Châu Á

2000

2001

2002

2003

2004

2005

China

212

1.234

2.077

2.640

4.315

5.693

Hong Kong

2.400

2.690

3.029

3.250

4.800

5.920

Indonesia

3

0

1

1

0

0

India

470

690

1.290

1.615

1.625

1.857

Israel

460

429

354

190

155

132

Japan

58.473

61.566

50.380

60.550

72.535

81.347

Lebanon

0

10

22

35

41

53

Malaysia

585

842

610

718

730

805

Oman

30

36

29

10

8

9

Philippines

0

0

0

0

0

0

Saudi Arabia

0

150

100

50

0

0

Singapore

2.100

2.480

2.600

2.435

2.600

2.970

South Korea

115

85

55

38

32

20

Sri Lanka

99

115

110

102

128

162

Taiwan

3.650

4.511

7.919

16.000

23.000

26.090

Thailand

1.268

1.240

1.274

1.425

1.500

1.910

United Arab Emirates

0

0

0

37

145

0

Total Asia

69.865

76.078

69.850

89.096

111.614

126.968

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10

(Nguồn: Factor Chain International)

Bảng thống kê doanh số hoạt động bao thanh toán ở các quốc gia châu Á là thành viên của FCI cũng đã tham gia tích cực vào thị trường bao thanh toán toàn thế giới trong đó phải kể đến Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore và Đài Loan với doanh số bao thanh toán chiếm đến hơn 80%


doanh số bao thanh toán trong khu vực…Yếu tố đáng mừng này cũng là những con số đáng suy nghĩ, trong khi Việt Nam đã đi sau rất nhiều so với các nước láng giềng.

Sau một thời gian đi vào triển khai sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới này, có thể thấy bên cạnh những lợi thế các ngân hàng thương mại Việt Nam có được khi bắt đầu cung cấp loại hình dịch vụ mới này, đó là một loạt những khó khăn mà các NHTM phải đối mặt. Đây là những khó khăn chung đối với ngành ngân hàng khi tung một sản phẩm dịch vụ mới ra thị trường. Bao thanh toán đến với Việt Nam khá muộn, do đó quãng thời gian ngắn áp dụng loại hình dịch vụ này cũng chưa đủ để có thể đưa ra nhiều bài học rút ra từ thực tế hoạt động. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy việc phát triển thành công loại hình dịch vụ mới phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố luôn được nhắc tới đó là: con người, công nghệ và vốn….; đó chính là những yếu tố cơ bản để các NHTM Việt Nam học hỏi và nghiên cứu:

- Thứ nhất, xây dựng một chương trình triển khai dịch vụ bao thanh toán; quản lý và theo dõi đánh giá chặt chẽ ngay trong giai đoạn bắt đầu, ví dụ như việc nghiên cứu thị trường, bao gồm các vấn đề về nhu cầu khách hàng, đối tượng khách hàng (thông thường đối với các nước châu Âu, họ tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Hiện nay, trên thế giới, một số nước cho phép ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này như một phần của dịch vụ ngân hàng thương mại, một số nước khác cho phép thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, thông qua các công ty bao thanh toán độc lập hoặc công ty tài chính. Về vấn đề cho phép hoạt động bao thanh toán, trên thế giới có hai phương thức: thứ nhất, cho phép hoạt động trên cơ sở giấy phép, thứ hai, đối với các nước có ngành tài chính, ngân hàng phát triển không yêu cầu các NHTM xin phép hoạt động bao


thanh toán mà chỉ yêu cầu đăng ký. Tại Việt Nam, nghiệp vụ này lần đầu tiên được triển khai nên trước mắt cần quản lý hoạt động nghiệp vụ này thông qua việc cấp phép với các điều kiện cụ thể cho các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh. Các NHTM có đủ điều kiện sẽ được NHNN cho phép thực hiện bao thanh toán dưới hình thức văn bản là Quyết định của Thống đốc NHNN cho phép thực hiện bao thanh toán.

- Thứ hai, khả năng đáp ứng về công nghệ trong việc kiểm soát và quản lý các khoản phải thu; đối với các ngân hàng nước ngoài, với phần mềm công nghệ hiện đại, họ thường xuyên kiểm soát được các khoản nợ bao thanh toán một cách hiệu quả an toàn nhất, giảm thiểu những rủi ro tiềm tàng mà bất cứ ngân hàng nào cũng có thể gặp phải. Đối với Việt Nam, với một nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, việc bắt kịp về công nghệ thế giới là vô cùng khó khăn, do đó giải pháp trước mắt để có thể đáp ứng hệ thống đối với nghiệp vụ mới này đó là tham gia các hiệp hội bao thanh toán lớn trên; thứ nhất, học hỏi được từ các thành viên trong hiệp hội về kinh nghiệm triển khai; thứ hai, có thể rút ngắn được quá trình tiếp cận công nghệ hiện đại khi đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội đó. Hiện nay, ở Việt Nam, ngân hàng ACB đã gia nhập FCI, đây chính là một cơ hội hợp tác lớn trong giai đoạn ban đầu khi mới tiếp cận; hoặc trường hợp ngân hàng OCB ký thoả thuận hợp tác với FENB trong việc áp dụng bao thanh toán cũng là một trong những trường hợp điển hình để các NHTM Việt Nam học hỏi kinh nghiệm.

- Thứ ba, đó là vấn đề về nguồn vốn huy động để triển khai loại hình dịch vụ mới này; huy động tối đa các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, đồng thời khuyến khích các tổ chức và cá nhân tích luỹ tài sản, đầu tư và gửi tiền vào ngân hàng bằng VND trên cơ sở bảo đảm lợi ích kinh tế của người gửi tiền và nâng cao chất


lượng của dịch vụ huy động vốn. Đa dạng hoá các phương thức và hình thức huy động vốn bằng VND và ngoại tệ hấp dẫn với các thủ tục và điều kiện giao dịch thuận tiện. Đẩy mạnh huy động các nguồn tiền nhàn rỗi và các khoản tiết kiệm của công chúng hiện đang tồn tại dưới dạng vàng và ngoại tệ thông qua các hình thức huy động hấp dẫn và các biện pháp bảo đảm hợp lý giá trị tiền gửi của khách hàng. Trong đó, chú trọng các nguồn tiền gửi và tiết kiệm của khách hàng; tiền gửi, tiền vay trên thị trường liên ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh phát hành giấy tờ có giá; dịch vụ tài khoản; tiếp nhận vốn uỷ thác (trong và ngoài nước); quản lý tài sản. Đây cũng là bài học kinh nghiệm ở Singapore, một trong những quốc gia có bao thanh toán phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Trên đây là một số kinh nghiệm và định hướng cho phát triển dịch vụ bao thanh toán trong thời điểm hiện tại và cho thời gian tới. Để phấn đấu với mục tiêu mà Nhà nước ta đề ra trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng trong đó bao thanh toán chỉ là một trong số rất nhiều loại hình dịch vụ mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hướng tới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả xin đưa ra một số giải pháp phát triển chung về dịch vụ ngân hàng và một số giải pháp để phát triển loại hình dịch vụ bao thanh toán.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM

Để có thể hoàn thiện và phát triển một nghiệp vụ ngân hàng mới như bao thanh toán, cần phải có tổng hợp một số giải pháp tổng thể: giải pháp vĩ mô và vi mô; trên cơ sở đó đánh giá những giải pháp cụ thể để phát triển nghiệp vụ đó dưới nhiều khía cạnh


3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách đối với hoạt động bao thanh toán

- Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế, chính sách và các văn bản đối với hoạt động bao thanh toán cho phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, trước hết là thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ; Hiệp định tự do thương mại ASEAN (AFTA), Hiệp định khung thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS), theo yêu cầu cải cách để gia nhập WTO và Điều lệ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

o Tiến hành sửa đổi căn bản Luật NHNN và Luật Các NHTM, đồng thời hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, trong đó chú trọng đến một số vấn đề sau:

Nâng cao vị trí, tính độc lập và tự chủ của NHNN trong xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ; quản lý, thanh tra và giám sát hoạt động bao thanh toán của hệ thống ngân hàng;

Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng và đối xử bình đẳng hơn giữa các loại hình NHTM trong cung cấp loại hình dịch vụ bao thanh toán

Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và ứng dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong cung cấp loại hình dịch vụ bao thanh toán

Phạm vi hoạt động và phương thức bao thanh toán mà các loại hình tổ chức NHTM được phép tiến hành và cung ứng cho nền kinh tế

Nâng cao vai trò và quyền hạn của các NHTM với tư cách là các chủ nợ trong quan hệ tài chính - tiền tệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các NHTM.

o Hoàn thiện các qui định về quản lý ngoại hối; xây dựng Pháp lệnh ngoại hối và các văn bản hướng dẫn về vấn đề thanh toán trong bao thanh toán xuất nhập khẩu

o Hoàn thiện các qui định về tiếp cận thị trường cung cấp dịch vụ bao thanh toán trong nước theo lộ trình tự do hoá thương mại dịch vụ tài chính


và mở cửa thị trường tài chính của các cam kết song phương và đa phương, đặc biệt là cam kết trong WTO/GATS. Xoá bỏ các hạn chế bất hợp lý về quyền tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng của các NHTM. Từng bước xoá bỏ các qui định phân biệt đối xử giữa NHTM trong nước và NHTM nước ngoài; giữa các NHTM thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; giữa NHTMCP nông thôn và NHTMCP đô thị về phạm vi hoạt động và loại hình bao thanh toán được phép cung ứng cho nền kinh tế. Sửa đổi, bổ sung các qui định về cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam, đặc biệt chú trọng các tiêu chuẩn về năng lực quản trị ngân hàng, công nghệ, tài chính và an toàn hoạt động để tiến tới quản lý theo hình thức hiện diện và phương thức cung ứng dịch vụ bao thanh toán của NHTM, tiến tới giảm bớt các loại giấy phép "con" đối với một số nghiệp vụ bao thanh toán của ngân hàng.

o Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy chế về nghiệp vụ bao thanh toán. Hiện nay, NHNN đã quyết định bổ sung công văn số 676/NHNN- CSTT ngày 28/06/2005 về vấn đề cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. Theo thông lệ quốc tế về hoạt động bao thanh toán, khái niệm hàng bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ, ngoại trừ các dịch vụ về lĩnh vực tài chính ngân hàng. Quy chế đưa ra khái niệm “hợp đồng bán hàng” chỉ đơn thuần là các hợp đồng cung cấp hàng hoá, tức là trước mắt chỉ cho phép thực hiện bao thanh toán đối với các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá. Trong tương lai, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, quy định này sẽ trở nên không thể bao quát hết vì cùng với quá trình hội nhập và phát triển nhanh của ngành tài chính ngân hàng, các dịch vụ tài chính, ngân hàng tại Việt Nam sẽ đa dạng hoá rất nhanh và kết hợp linh hoạt, khó lường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2023