Lộ Trình Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Giai Đoạn 2006 -


CHƯƠNG III:‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM


3.1. ĐỊNH HƯỚNG

Đối với nền kinh tế nước ta, định hướng phát triển dịch vụ bao thanh toán nằm trong định hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngành ngân hàng. Với quy mô nhỏ của luận văn, tác giả xin nêu một số định hướng phát triển dịch vụ theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu của ngành ngân hàng trong giai đoạn từ 2006 đến 2010 nằm trong chiến lược phát triển dịch vụ của ngành ngân hàng cụ thể như sau:

- Phát triển dịch vụ ngân hàng gắn liền với tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng (NHNN và các NHTM), đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, mở cửa thị trường tài chính trong nước và tự do hoá thương mại dịch vụ tài chính.

- Bảo đảm an toàn và hiệu quả hoạt động của từng NHTM, toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời chủ động mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực tài chính, quản lý của NHTM.

- Phát triển dịch vụ ngân hàng là nội dung quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các NHTM và là mục tiêu trong chính sách quản lý, giám sát của NHNN. Các NHTM chủ động nghiên cứu và triển khai các dịch vụ ngân hàng theo nhu cầu thị trường, không trái với pháp luật và phù hợp với năng lực của NHTM. Liên kết và hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, kinh


doanh dịch vụ ngân hàng, nhất là các dịch vụ ngân hàng mới là cơ sở để nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế và cải thiện năng lực cung ứng dịch vụ của hệ thống ngân hàng.

- Chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng phải hướng tới mở rộng khả năng "cung" dịch vụ ngân hàng của hệ thống ngân hàng, đồng thời góp phần kích "cầu" về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên cơ sở bảo đảm:

(i) Môi trường hoạt động ngân hàng thông thoáng, an toàn và hấp dẫn;

(ii) Khuôn khổ thể chế hoàn chỉnh và phù hợp với thông lệ quốc tế;

(iii) Uy tín và thương hiệu của NHTM;

(iv) Nhân lực có trình độ cao;

(v) Công nghệ kỹ thuật hiện đại;

(vi) Quản trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế;

(vii) Tài chính của các NHTM lành mạnh.

Trong đó, công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thông tin là nền tảng cho phát triển dịch vụ ngân hàng mới và khuôn khổ thể chế phải trở thành tiền đề góp phần quan trọng bảo đảm dịch vụ ngân hàng phát triển an toàn và hiệu quả.

- Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cải tiến thủ tục giao dịch, trong đó đặc biệt coi trọng dịch vụ huy động vốn, cung ứng tín dụng, dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hoá giá trị gia tăng cho các NHTM, khách hàng và nền kinh tế. Đáp ứng tốt nhu cầu về


dịch vụ ngân hàng cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế; phát triển nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010. Ưu tiên cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng sử dụng có hiệu quả kinh tế cao (bảo đảm cân bằng lợi nhuận và rủi ro) và có khả năng đem lại giá trị gia tăng cao cho bản thân người sử dụng dịch vụ và cho NHTM, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, tạo công ăn việc làm, xoá đói, giảm nghèo và thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư, sản xuất kinh doanh.

- Bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng với trọng tâm là kiểm soát hữu hiệu chất lượng tín dụng và các rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng. Không hạn chế quyền tiếp cận của các tổ chức, cá nhân đến thị trường dịch vụ ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, thủ tục, điều kiện giao dịch được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Từng bước đa dạng hoá nguồn thu và cơ cấu thu nhập của các NHTM theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng, dịch vụ tài chính phi ngân hàng.

Tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các NHTM, giữa các NHTM với các tổ chức không phải là NHTM trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, chuyển giao công nghệ, cung ứng các dịch vụ ngân hàng theo nhu cầu thị trường. Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, gắn kết chặt chẽ với nhau (tín dụng và phi tín dụng; giữa dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính phi ngân hàng) để khai thác có hiệu quả năng lực công nghệ, nhân lực và quản trị của các NHTM, cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng có chất lượng theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế và với giá hợp lý, đồng thời quản lý có hiệu quả chi phí hoạt động và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư và sử dụng có hiệu quả các tài sản. Nâng cao năng lực cạnh tranh


của dịch vụ ngân hàng Việt Nam theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, hạn chế bao cấp và chống độc quyền cung cấp dịch vụ ngân hàng để từng bước phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, an toàn hiệu quả. Từng bước tự do hoá gia nhập thị trường và khuyến khích các NHTM cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ, uy tín, thương hiệu thay vì dựa chủ yếu vào giá cả dịch vụ và mở rộng màng lưới.

- Từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế. Đến năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về chủng loại, chất lượng và có khả năng cạnh tranh quốc tế ở một số dịch vụ.

Bảng 3.1. Lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 -

2010


Loại dịch vụ

......

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

1. Nâng cao chất lượng và

đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng truyền thống







2. Triển khai rộng rãi các

dịch vụ ngân hàng mới/mở rộng (bao thanh toán)







- Thẻ thanh toán, séc cá nhân và công cụ thanh toán

không dùng tiền mặt khác







- Dịch vụ ngân hàng điện tử







- Sản phẩm phái sinh tiền

tệ, lãi suất và tỷ giá







- Quản lý tài sản, tiền mặt







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9


- Dịch vụ bảo hiểm rủi ro

hàng hoá (kim loại, dầu lửa...)







- Dịch vụ bảo hiểm bảo

hiểm







- Dịch vụ chứng khoán

trong nước







- Đầu cơ chứng khoán quốc tế







- Tư vấn tài chính







- Phát hành các công cụ nợ







- Dịch vụ ngân hàng hiện

đại khác







Triển khai thí điểm, thử nghiệm hoặc có chọn lọc.


Triển khai rộng rãi

(Nguồn: Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005)

Trên cơ sở định hướng chung của toàn ngành ngân hàng, việc phát triển loại hình dịch vụ bao thanh toán phải đảm bảo một số yếu tố sau:

Đáp ứng những yêu cầu chuẩn mực của quốc tế, quốc gia quy định đối với phương thức bao thanh toán

Phát triển loại hình dịch vụ này trên diện rộng: ngoài hệ thống các ngân hàng thương mại, khuyến khích các tổ chức tín dụng khác như công ty tài chính ở Việt Nam tham gia tích cực vào loại hình dịch vụ này.

Phát triển loại hình dịch vụ theo chiều sâu: xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm, đa dạng hoá các loại hình bao thanh toán (bao thanh toán nội địa, bao thanh toán xuất nhập khẩu…) cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng

Giảm thiểu các chi phí và rủi ro khi bao thanh toán được áp dụng.


Khi nghiệp vụ bao thanh toán của NHTM đã đủ mạnh, có thể tiến hành thành lập công ty Factoring riêng trực thuộc NHTM đó, việc hạch toán độc lập sẽ đem lại hiệu quả nhất định cho công ty.

Các NHTM phấn đấu trở thành thành viên của các Hiệp hội lớn trên thế giới về bao thanh toán.

Phương thức bao thanh toán sẽ dần thay thế phương thức tín dụng chứng từ một cách hiệu quả và tối ưu.

Tăng trưởng doanh số bao thanh toán trong năm năm từ 2006-2010 phấn đấu đạt 8-9% GDP

Trước thềm hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, bao thanh toán đang trở thành một phương thức đem lại hiệu quả kinh doanh lớn. Việc phát triển sản phẩm dịch vụ này tại Việt Nam cũng được đặt ra trong mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng. Sau đây, tác giả xin đưa ra một số kinh nghiệm phát triển bao thanh toán sau một thời gian ngắn triển khai phương thức này tại Việt Nam.

3.2. KINH NGHIỆM

Trước khi đi sâu vào nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bao thanh toán của các nước trên thế giới, tác giả xin quay trở lại tên tuổi một số ngân hàng đầu tiên đạt được những thành công nhất định trong lịch sử phát triển bao thanh toán.

Sự phát triển bao thanh toán tại các ngân hàng trên thế giới bắt nguồn từ sự hình thành và phát triển bao thanh toán của các ngân hàng Mỹ vào những năm 1930. Ngân hàng đầu tiên tham gia vào nghiệp vụ bao thanh toán và đến nay vẫn duy trì dịch vụ này đó là Ngân hàng Trust Company of Georgia (nay là Trust Company Bank), khởi nghiệp vào năm 1939. Đặt trụ sở ở Atlanta (Mỹ), ngân hàng Trust Company of Georgia hợp tác kinh doanh với rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may ở phía Nam và ngân hàng này cũng sớm nhận thấy các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này chủ yếu của các đơn vị bao


thanh toán, có trụ sở tại New York. Để xây dựng ý tưởng thành lập một văn phòng hoạt động bao thanh toán và thu hút các khách hàng, ngân hàng đã cử một nhóm chuyên gia tư vấn đến New York để tham khảo thị trường. Ban đầu, nhóm chuyên gia tư vấn cho rằng bao thanh toán chỉ dành cho những doanh nghiệp chuyên biệt, nó khác xa so với các hoạt động của ngân hàng và đưa ra đề xuất rằng ngân hàng không nên cung cấp dịch vụ này.

Sau đó, với nỗ lực nghiên cứu thị trường, không chịu thua cuộc; ngân hàng Trust Company of Georgia đã sớm trở thành đơn vị bao thanh toán thành công. Tháng 2-1939, ngân hàng thiết lập một chi nhánh nhỏ và luôn đi cùng với các doanh nghiệp dệt may để hỗ trợ doanh nghiệp của họ. Trong năm đầu hoạt động, ngân hàng Trust Company of Georgia đã đạt tổng doanh số bao thanh toán là 1.830.000 đô la Mỹ và vào cuối năm đó, ngân hàng có 31 khách hàng.

Khi ngân hàng có trụ sở tại Atlanta phát triển thêm chi nhánh làm nghiệp vụ bao thanh toán năm 1939 thì chiến tranh thế giới thứ II đang diến ra khốc liệt ở châu Âu và các nhà máy dệt may ở Mỹ đang bị kéo vào cuộc chiến. Công việc duy nhất mà ngân hàng phải làm đó là cung cấp tài chính cho các nhà thầu quân đội, do đó các khoản phải thu của họ chủ yếu là thu từ chính phủ. Chức năng kiểm tra tín dụng một trong những hoạt động trung tâm của bao thanh toán, trở nên thừa thãi do chính quyền có hạn mức tín dụng khá cao vào thời điểm đó thâm hụt tới 200 tỉ đô.

Trong những năm ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, tốc độ tăng doanh thu của factoring ở ngân hàng Trust Co. of Georgia chậm lại, giới hạn bởi số tiền mà ngân hàng được cung cấp. Năm 1949, doanh thu bao thanh toán đạt một số tiền ít ỏi là 43 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên bao thanh toán lấy lại tốc độ tăng trưởng vào những năm sau đó. Năm 1983, doanh thu đạt 1 tỷ đô la Mỹ và vào năm 1988, ngân hàng này đạt doanh số gần 2.5 tỷ đô la Mỹ.


Tất cả những con số doanh thu trên đều do chi nhánh đặt trụ sở tại Atlanta đạt được, tuy nhiên ngân hàng vẫn duy trì một văn phòng nhỏ tại New York, nhưng văn phòng này chuyên thu thập các thông tin.

Ngân hàng thứ 2 tham gia cung cấp dịch vụ bao thanh toán là Ngân hàng First National Bank of Boston năm 1945. Ngân hàng có trụ sở tại Boston là một trong những ngân hàng lâu đời nhất ở Mỹ. Ngân hàng này được thành lập năm 1784, có tên là Ngân hàng Massachusset Bank do bang Massachusset mua lại. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngân hàng này tham gia cấp vốn cho quá trình phục hồi chiến tranh của Liên minh Anh-Pháp- Mỹ, tham gia vào hệ thống ngân hàng quốc gia.

Năm 1945, Mỹ quy định tất cả các ngân hàng quốc gia không đuợc phép tham gia cung cấp dịch vụ bao thanh toán. Vì ngân hàng First Boston không hoàn toàn là ngân hàng nhà nước nên họ vẫn được thực hiện cung cấp dịch vụ bao thanh toán. Tuy nhiên, để tránh rủi ro luật pháp, ngân hàng làm mới các hợp đồng bao thanh toán với khách hàng bằng cách bổ sung hạn mức được ký kết trong thoả ước tài trợ vốn cho các khoản phải thu thay vì mua lại các khoản phải thu như các hợp đồng bao thanh toán thông thường. Hợp đồng của ngân hàng First Boston coi các khoản phải thu như những khoản thế chấp để cho vay. Đến 90% khoản phải thu được coi rủi ro tín dụng đã được trả, và con số thiệt hại của ngân hàng giảm chỉ còn 1% doanh số.

Năm 1945, Ngân hàng First Boston thành lập một văn phòng đại diện tại New York. Văn phòng ở New York ban đầu được mở để kiểm tra khả năng tín dụng các khách hàng bao thanh toán của ngân hàng Boston, hầu hết các khách hàng đều là nhà sản xuất quần áo may mặc. Các nhà tư vấn đã khuyên ngân hàng Boston không nên sử dụng từ “bao thanh toán”.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 06/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí