Tăng Cường Năng Lực Hoạt Động Và Tài Chính Làm Cơ Sở Để Phát Triển Bao Thanh Toán Của Các Nhtm


o Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng trong hạch toán các nghiệp vụ bâothnh toán phù hợp chuẩn mực kế toán quốc tế. Hoàn thiện các chính sách, văn bản qui phạm pháp luật, các chuẩn mực về công nghệ ngân hàng để tạo điều kiện cho các NHTM lựa chọn được công nghệ phù hợp và đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng.

o Rà soát hệ thống phí bao thanh toán để có sự điều chỉnh phù hợp, bảo đảm minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, tránh các khoản thu phí bất hợp lý của NHTM đối với khách hàng và hạn chế hiện tượng tiêu cực trong hoạt động ngân hàng.

3.3.2. Tăng cường năng lực hoạt động và tài chính làm cơ sở để phát triển bao thanh toán của các NHTM

o Tích cực triển khai thực hiện đồng bộ định hướng và các giải pháp chiến lược phát triển các NHTM đến năm 2010, trước hết tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án củng cố, chấn chỉnh các NHTMCP và Đề án cơ cấu lại các NHTMNN.

o Phát triển các kênh phân phối nước ngoài qua các hình thức hiện diện thương mại (chi nhánh, pháp nhân, đơn vị trực thuộc) của NHTM Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt ở các quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ đầu tư, thương mại lớn và có tiềm năng phát triển với Việt Nam (Mỹ, EU và Châu Á) để từng bước thâm nhập và cạnh tranh cung cấp dịch vụ bao thanh toán trên thị trường quốc tế. Mở rộng quan hệ đại lý quốc tế để cung cấp các dịch vụ bao thanh toán qua biên giới.

o Tăng cường năng lực tài chính:

Xây dựng đề án tăng cường năng lực tài chính (tăng vốn tự có, xử lý các tồn đọng tài chính, chủ yếu là nợ xấu) của các NHTMNN theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và lộ trình cổ phần hoá các NHTMNN.


+ Tăng vốn tự có qua nhiều hình thức khác nhau (huy động từ thị trường qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, Nhà nước bổ sung và lợi nhuận để lại) và qui mô tài sản có trên nguyên tắc bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế (8%); nâng cao chất lượng tài sản có (giảm, tỷ trọng tài sản có rủi ro, tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời trong tổng tài sản có);

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

+ Đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; Giảm nợ xấu đi đôi với xây dựng cơ chế kiểm soát, giám sát hữu hiệu chất lượng tín dụng. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế và lập báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu của các NHTM trên cơ sở chuẩn mực và thông lệ quốc tế về kế toán, phân loại tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro.

+ Đẩy mạnh cổ phần hoá các NHTMNN gắn liền với tăng vốn tự có, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế. Triển khai đúng tiến độ cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại Thương và Ngân hàng Nhà Đồng bằng sông Cửu Long, tạo tiền đề triển khai cổ phần hoá đối với các NHTMNN khác vào những năm tiếp theo; xem xét, lựa chọn cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt các NHTM có tiềm lực tài chính, công nghệ và quản lý mua cổ phần và tham gia quản trị, điều hành các NHTMNN sau cổ phần hoá. Hoàn thành cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (trước năm 2008). Xây dựng lộ trình cổ phần hoá các NHTMNN.

Nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 11

o Nâng cao năng lực quản trị rủi ro.

+ Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoạt động hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ.

+ Thành lập và đưa vào vận hành có hiệu quả các cấu phần quản trị rủi ro.


+ Bảo đảm duy trì danh mục tín dụng và tài sản có mức độ sinh lời tương xứng với mức độ rủi ro, có thể kiểm soát được của các NHTM. Chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế; mở rộng cho vay đồng tài trợ và cho vay thông qua bảo lãnh của các quỹ bảo lãnh tín dụng đối với các đối tượng vay vốn là hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ trang trại,... Thực hiện nguyên tắc hạn chế tập trung rủi ro tín dụng và đa dạng hoá ngành hàng, lĩnh vực và khách hàng, đồng thời thiết lập hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hữu hiệu, hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ, công cụ hạn mức tín dụng, hệ thống thông tin tín dụng đầy đủ, nhất là thông tin về khách hàng và môi trường kinh doanh.

+ Nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định và quản lý tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế; chuẩn hoá qui trình nghiệp vụ tín dụng và đơn giản hoá các thủ tục cấp tín dụng nhưng vẫn phải bảo đảm thực hiện đúng các qui định của pháp luật và an toàn hoạt động;

+ Xây dựng và triển khai sổ tay vay tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế, nguyên tắc và thực hành tốt về tín dụng ngân hàng.

- Đẩy nhanh quá trình tích tụ vốn và tài sản để hình thành được ít nhất một số tập đoàn tài chính - ngân hàng có qui mô hoạt động lớn, trình độ công nghệ hiện đại, quản trị, điều hành tiên tiến và có khả năng cạnh tranh quốc tế. Khuyến khích một số NHTM lớn có đủ điều kiện và năng lực trở thành thành viên chủ đạo, có vai trò kiến tạo trên các thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường phái sinh tiền tệ để tăng tính thanh khoản của thị trường tiền tệ nói chung.

- Đẩy mạnh triển khai các hoạt động tín dụng trong khuôn khổ các dự án quốc tế, đồng thời tiếp tục thu hút các nguồn vốn ODA, vay song phương, hỗ trợ tài chính của Chính phủ và các tổ chức nước ngoài để tạo nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án phát triển quốc


gia, phát triển nông nghiệp, nông thôn và các đối tượng chính sách xã hội qua hệ thống ngân hàng.

- Phát triển nguồn nhân lực: Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và phát triển nguồn nhân lực để thu hút nhân tài, cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý có trình độ giỏi thông qua xây dựng hệ thống khuyến khích và chế độ quản lý lao động phù hợp. Xây dựng đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động về baot hanh toán của ngân hàng. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ ngân hàng, đồng thời nâng cao năng lực quản trị chiến lược, điều hành kinh doanh của các cấp lãnh đạo NHTM. Các NHTM xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến năm 2010.

- Các NHTM chủ động xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh. Xây dựng và phát triển thương hiệu, xây dựng văn hoá kinh doanh ngân hàng văn minh - hiện đại. Đẩy mạnh các hoạt động marketing, tuyên truyền, quảng bá dịch vụ ngân hàng một cách văn minh nhằm định vị hợp lý dịch vụ ngân hàng trên thị trường.

3.3.3. Hoàn thiện và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng; xây dựng phần mềm quản lý bao thanh toán

Vấn đề hoàn thiện và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để hệ thống có thể đáp ứng cho quá trình áp dụng và triển khai bao thanh toán không phải là công việc đơn giản có thể thành công trong một sớm một chiều, mà nó đòi hỏi phải có một sự đầu tư thích đáng trong cả quá trình liên tục và lâu dài. Tuy nhiên, trước hết hệ thống các NHTM Việt Nam phải thực hiện tốt 5 giải pháp sau đây:

Thứ nhất, đẩy mạnh liên doanh, liên kết và hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài về kinh doanh, nghiên cứu và phát triển công nghệ kỹ thuật ngân hàng, sản phẩm bao thanh toán để nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ, quản trị và dịch vụ ngân hàng mới phù hợp với thông lệ,


chuẩn mực quốc tế. Tranh thủ sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và xây dựng phần mềm hay nhập khẩu công nghệ phát triển và quản lý dịch vụ bao thanh toán

Thứ hai, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện công nghệ thanh toán và thông tin ngân hàng, kiểm soát hiệu quả các khoản phải thu. Xây dựng và hoàn thiện công nghệ thanh toán ngân hàng phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin ngân hàng, tăng cường hoạt động trao đổi thông tin với khách hàng qua mạng kết nối, qua các trang web… Hệ thống thông tin của mỗi ngân hàng phải là thông tin đa năng như: Thông tin về nghiệp vụ ngân hàng, thông tin về khách hàng, thông tin về quản lý ngân hàng…. Ngoài ra, củng cố và phát triển hệ thống thông tin tín dụng (CIC) góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động bao thanh toán nói riêng.

Thứ ba, tích luỹ và tập trung vốn cho đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại.

Vốn là điều kiện tiên quyết giúp các ngân hàng đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Tuy nhiên, việc đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng đồng thời phải bảo đảm cho các ngân hàng mở rộng quy mô, nâng cao vị thế, tăng khả năng cạnh tranh, tăng mức độ chịu đựng và chống đỡ rủi ro. Vì vậy, nâng cao vốn tự có của các NHTM Việt Nam là giải pháp có tính cấp bách.

Thứ tư, tăng cường đào tạo cán bộ ngân hàng trong quản lý sử dụng hệ thống đáp ứng cho dịch vụ bao thanh toán.

Trên đây là một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng khi tiến hành triển khai dịch vụ mới như bao thanh toán. Trong các giải pháp nêu trên, hai giải pháp đầu có liên quan trực tiếp đến quá trình đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, ba giải pháp


tiếp theo là những giải pháp điều kiện góp phần thực hiện và nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ ngân hàng hiện đại nói riêng, hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung.

3.3.4. Nâng cao năng lực quản trị và điều hành triển khai nghiệp vụ bao thanh toán của các NHTM

Hệ thống các NHTM Việt Nam hoạt động với mạng lưới rộng khắp, ở nhiều cấp bậc và mức độ khác nhau nên quản lý rất phức tạp. Các NHTM phải quản lý sao cho vừa phát huy tính chủ động, tự chủ, sáng tạo của từng người, vừa thực hiện chế độ tự chịu trách nhiệm theo mức độ cao, thấp, rộng, hẹp khác nhau tuỳ vào tầm quan trọng của từng cấp quản lý. Các NHTM cần phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế kinh doanh mới để nâng cao năng lực quản trị điều hành. Cơ chế kinh doanh phải được hoàn thiện một cách đồng bộ, có nghĩa là các cơ chế quyết sách kinh doanh, cơ chế kích thích, cơ chế ràng buộc bên trong ngân hàng, cơ chế cân bằng lợi ích phải được hoàn thiện. Các cơ chế này phải được hình thành và thống nhất quản lý trong các ngân hàng từ trung ương đến địa phương, từ các chi nhánh cấp1 đến các chi nhánh cấp 4 của các ngân hàng và trong nội bộ từng chi nhánh. Cụ thể:

Thứ nhất, cơ chế quyết sách kinh doanh: trong nội bộ từng NHTM có các chi nhánh ở các cấp khác nhau, thực hiện hạch toán độc lập một cách tương đối nên chừng mực nào đó được độc lập trong quyết định kinh doanh để phát huy quyền tự chủ của mình. Các NHTM vừa hoạt động trong cơ chế thị trường, vừa phải thể hiện vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế. Do đó, các quyết sách kinh doanh vừa phải thể hiện ý chí chủ đạo kinh doanh tập trung cao độ, vừa phát huy được quyền chủ động sáng tạo và tính tự chịu trách nhiệm trong quyết sách kinh doanh của từng cấp, đồng thời định hướng kinh doanh cho thời gian dài kết hợp với cụ thể hóa từng thời kỳ


ngắn. Các chính sách này phải được thống nhất từ trên xuống dưới để biến thành hiện thực, chứ không phải hình thức. Quyết sách đúng đắn và phát huy hiệu quả cao phải thể hiện sự kết hợp trí tuệ của tập thể với tính quyết đoán của người giám đốc điều hành để thống nhất thực hiện.

Thứ hai, cơ chế kích thích: thực hiện ý chí kinh doanh và mục tiêu lợi ích ngày càng cao, các NHTM phải xây dựng được cơ chế kích thích như: quy chế thi đua, khen thưởng, phát huy sáng kiến, trên cơ sở hiệu quả kinh tế và mục đích kinh doanh của từng chi nhánh để làm động lực thúc đẩy cán bộ nhân viên thực hiện tốt định hướng kinh doanh của mình. Quy chế thi đua vừa phải khêu gợi được tính tích cực, vừa phải thể hiện tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân, từng tập thể để đảm bảo lợi ích chung của NHTM. Trên cơ sở quy chế, thực hiện phát động phong trào thi đua trong từng thời kỳ. Ví dụ: theo mục tiêu kinh doanh hay chiến lược kinh doanh, các NHTM xây dựng các quy chế kích thích cán bộ công nhân viên thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ cho vay, các loại dịch vụ ngân hàng trên cơ sở lấy mục tiêu và hiệu quả làm thước đo để thực hiện việcthi đua, khen thưởng theo từng thời kỳ và mục đích của NHTM cần đạt tới. Nếu thời kỳ cần huy động vốn lớn thì tỉ lệ thưởng cao trên hiệu quả huy động vốn đem lại, nếu thời kỳ khác cần cho vay nhiều thì tỉ lệ thưởng trên hiệu quả cho vay cao… Như thế cơ chế này sẽ làm động lực cho từng cá nhân, tập thể trong chi nhánh chủ động thúc đẩy công việc của mình trong thời gian dài, đồng thời đẩy mạnh trọng tâm trong thời gian ngắn sẽ đưa các NHTM thực hiện được phương hướng và mục tiêu lợi nhuận ngày càng cao.

Thứ ba, cơ chế ràng buộc: nếu kích thích là sự khởi động, tăng cường truyền dẫn xuôi chiều thì ràng buộc là sự kìm hãm hạn chế ngược chiều. Cốt lõi của cơ chế ràng buộc là phân định rõ ranh giới trách nhiệm đối với rủi ro, trực tiếp gắn trách nhiệm cho những người quyết sách, người thừa hành


nhiệm vụ đối với rủi ro và tổn thất do quyết sách và hành động của họ gây ra. Các hoạt động của NHTM đều có rủi ro, nhất là tín dụng ngân hàng sẽ bị tăng độ rủi ro rất lớn nếu không có những quy định trách nhiệm rõ ràng của từng cấp xem xét giải quyết cho vay đối với các doanh nghiệp. Để nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ trong hoạt động ngân hàng, các NHTM phải xây dựng quy trình nghiệp vụ trong cho vay, huy động vốn, dịch vụ … trong đó quy định rất cụ thể đối với trách nhiệm của từng người đối với từng mặt của ngân hàng. Trên cơ sở đó, các địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể để xây dựng quy trình cho phù hợp. Ví dụ, trong quá trình cho vay quy định cụ thể trách nhiệm trong tất cả các khâu thẩm định, ký duyệt cho vay, giải ngân từng lần, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, kiểm soát nội bộ … Có như vậy quá trình thực hiệm mới được nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn tài sản cho NHTM .

Thứ tư, cơ chế phân phối thu nhập (cơ chế cân bằng lợi ích). Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động trong sản xuất kinh doanh đều thực hiện được mục tiêu cuối cùng là lợi ích, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Nếu các lợi ích này được phân phối một cách công bằng, hợp lý sẽ thúc đẩy từng cá nhân, từng tập thể làm tốt, dẫn đến toàn bộ nền kinh tế phát triển tốt. Như vậy động lực đầu tiên là chế độ phân phối đến người lao động một cách cân bằng hợp lý sẽ thúc đẩy họ làm tốt hơn, sau đến lợi ích tập thể. Các NHTM hoạt động trong cơ chế thị trường, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước, vừa phải tích cực tăng huy động vốn, vừa phải tích cực cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả để đem lại lợi nhuận cao cho các NHTM . Tất cả đều cần đến người lao động làm tốt, mang lại hiệu quả cao cho NHTM. Ví dụ, đối với người làm công tác huy động nguồn vốn, nếu không có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, sáng tạo sẽ không thể huy động tốt tiền gửi nhàn rỗi của dân cư trong nền kinh tế thị trường có

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 06/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí