Khi Một Tài Sản Được Dùng Để Bảo Đảm Thực Hiện Nhiều Nghĩa Vụ Thì Thứ Tự Ưu Tiên Thanh Toán Giữa Các Bên Cùng Nhận Bảo Đảm Được Xác Định Như

Ngoài ra, giao dịch bảo đảm bằng QSHTT là không bắt buộc phải đăng ký. Tuy nhiên, thứ tự đăng ký và việc có đăng ký hay không lại là các tiêu chí xác định thứ tự ưu tiên thanh toán theo quy định tại Điều 308 của BLDS năm 2015, cụ thể như sau:


“Điều 308. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm


1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:


a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;


b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm”.


Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của Ngân hàng thương mại trong pháp luật Việt Nam - 8

Việc quy định đăng ký giao dịch bảo đảm là quyền của các bên, đặc biệt là bên ngân hàng, tuy nhiên việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán lại căn cứ vào thời điểm xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba (tức là thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm). Như vậy, các quy định trên đều ngầm định rằng việc đăng ký giao dịch bảo đảm là bắt buộc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm thứ tự ưu tiên cao hơn cho mình, và trên thực tế, các ngân hàng luôn thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm. Do đó, quy định về quyền lựa chọn đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc không chỉ mang tính hình thức, nên quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm theo hướng là nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm để phù hợp với thực tế,

Như vậy, pháp luật Việt Nam về thứ tự ưu tiên thanh toán cũng tiếp cận theo nguyên tắc thời gian và loại giao dịch bảo đảm ưu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế các giao dịch bảo đảm luôn được NHTM thực hiện thủ tục đăng ký để xác lập thứ tự ưu tiên đầu tiên cho mình.


2.2.3.2. Xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ


- Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm:


Theo Điều 299, BLDS 2015 quy định các trường hợp mà bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm, các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm bao gồm: (1) Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. (2) Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. (3) Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.


Như vậy, điều luật này đưa ra các nguyên tắc mang tính mặc định về quyền xử lý bảo đảm của ngân hàng; mặt khác, nó cũng cho phép các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm của mình về các trường hợp xử lý bảo đảm khác, đồng thời ghi nhận các trường hợp xử lý bảo đảm bắt buộc theo quy định tại một văn bản luật cụ thể.


Trường hợp xử lý bảo đảm đầu tiên nêu ở trên là trường hợp thông thường khi có vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm.


Trường hợp thứ hai thường xảy ra khi ngân hàng thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, khi một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ (khoản 3, Điều 296, BLDS2015) hay trước khi tuyên bố bên có nghĩa vụ phá sản (điểm b, khoản 1, Điều 53, Luật phá sản số 51/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014).


Một văn bản luật cũng có thể quy định về trường hợp xử lý bảo đảm. Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 90, Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11

năm 2008, được bổ sung, sửa đổi năm 2014 (Luật thi hành dân sự), trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Ngoài ra, các bên cũng có thể thỏa thuận về một số trường hợp xử lý tài sản bảo đảm khác, như khi bên vay vi phạm một nghĩa vụ nào đó của hợp đồng vay hay bên bảo đảm vi phạm một nghĩa vụ nào đó nêu trong hợp đồng bảo đảm.


- Phương thức xử lý tài sản bảo đảm:


Theo quy định tại khoản 1, Điều 303, các bên có thể thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây: (1) Bán đấu giá tài sản; (2) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; (3)Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; (4) Phương thức khác.


Đây là một danh sách mở bởi vì điều luật này cũng quy định khả năng các bên có thể thỏa thuận về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm khác, ngoài ba phương thức đã được liệt kê. Chẳng hạn, các bên có thể thỏa thuận về việc đưa tài sản bảo đảm vào khai thác hay cho thuê và số tiền thu được từ việc khai thác hay cho thuê sẽ được sử dụng vào việc thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm.


Trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản sẽ được bán đấu giá (khoản 2, Điều 303).


Việc bán đấu giá tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về bản đấu giá tài sản. Hiện nay, khuôn khổ pháp lý về bán đấu giá tài sản được điều chỉnh chủ yếu bởi Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 về bán đấu giá tài sản và Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tư pháp.


Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản - Điều 195, BLDS2015 quy định “người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu

hoặc theo quy định của luật”. Điểm b, khoản 1, Điều 303 đã mở ra một ngoại lệ cho bên nhận bảo đảm là người không phải chủ sở hữu của tài sản bảo đảm - được tự bán tài sản bảo đảm. Như vậy, để ngân hàng được tự mình bán tài sản cầm cố hay thế chấp, chỉ cần các bên có thỏa thuận về phương thức xử lý bảo đảm này, mà không cần có ủy quyền của bên bảo đảm cho ngân hàng vì mục đích này. Đây là một quy định mới và được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngân hàng trong việc xử lý bảo đảm.


Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ - Một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được quy định tại khoản 1, Điều 303 là “bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm”. Nghĩa vụ của bên bảo đảm là thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người vay, nghĩa vụ của bên bảo đảm có thể được thay thế bằng việc ngân hàng nhận chính tài sản bảo đảm.

Như vậy, các phương thức xử lý tài sản trên đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các ngân hàng thu hồi các khoản nợ của mình. Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện các biện pháp này lại gặp phải nhiều khó khăn như thiếu sự thiện chí, hợp tác của bên bảo đảm trong việc giao tài sản. Luật đã cho các ngân hàng một giải pháp để buộc bên bảo đảm giao tài sản hoặc thực hiện nghĩa vụ là khởi kiện lên tòa án và yêu cầu thi hành bản án đã tuyên. Tuy nhiên biện pháp này không mang lại hiệu quả khi mất nhiều thời gian, chi phí và công sức. Để giải quyết khó khăn, vướng mắc của ngân hàng trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm liên quan đến việc giao tài sản bảo đảm để xử lý, tạo điều kiện cho ngân hàng thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, tránh trường hợp chủ tài sản cố tình chây ỳ, chống đối kéo dài thời gian xử lý, gây ảnh hưởng lớn đến việc xử lý nợ xấu của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đa số người gửi tiền, nâng cao kỷ luật hợp đồng, đồng thời, hạn chế việc ngân hàng lạm dụng quyền thực hiện hành vi thu giữ gây mất trật tự xã hội, xâm phạm đến các quyền khác của các chủ thể có liên quan, ngày 21 tháng 6 năm 2017 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) về Thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, cho phép ngân hàng được thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.

Quyền thu giữ tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 7 Nghị quyết 42, theo đó ngân hàng được quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý khi đáp ứng đủ 05 điều kiện do luật định:

Thứ nhất, Khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 299 BLDS2015.

Thứ hai, tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho ngân hàng có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật.

Thứ ba, giao dịch bảo đảm, biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo quy định pháp luật. Quy định này bảo đảm quyền của bên nhận bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ 3.

Thứ tư, tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, ngân hàng đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin theo quy định tại Nghị quyết.

Dựa trên những điều kiện thu giữ tài sản cụ thể được phân tích ở trên, thấy rằng các quy định này chỉ hướng đến đối tượng tài sản bảo đảm là tài sản hữu hình và một số quyền tài sản vô hình, tiêu biểu là quyền sử dụng đất mà vẫn chưa bao quát được hết các loại tài sản bảo đảm, trong đó có QSHTT. Điều này cũng là phù hợp khi các quy định về giao dịch bảo đảm hiện hành chưa điều chỉnh trực tiếp việc bảo đảm bằng QSHTT và Nghị quyết này chỉ mang tính chất thí điểm. Tuy nhiên, trong tương lai khi giao dịch bảo đảm tiền vay bằng QSHTT tại các ngân hàng diễn ra phổ biến, khi xuất hiện những khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là QSHTT, thì cần có một cơ chế đặc thù tương tự Nghị quyết 42 để xử lý tài sản bảo đảm.

Ngoài ra, một trong những khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm nói chung và xử lý QSHTT nói riêng, đó là những quy định về hạn chế chuyển nhượng, chuyển giao QSHTT.


Theo quy định tại khoản 4, Điều 133 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005: “Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác”. Khi ngân hàng khi xem xét chấp nhận một quyền sở hữu công nghiệp là tài sản bảo đảm thì cần lường trước những hạn chế trong việc xử lý tài các tài sản này.


Thứ nhất, Việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp


Khi xử lý tài sản bảo đảm bằng việc chuyển nhượng QSHTT cho tổ chức, cá nhân khác cần phải chú ý các điều kiện hạn chế theo quy định của pháp luật cụ thể như sau:


 Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

 Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.


Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ cụ thể. Theo Luật SHTT, nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý nhưng không trở thành chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó, bởi chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước Việt Nam. Đây chính là lý do chính hạn chế và giải thích tại sao chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.


 Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Nếu chuyển nhượng tên thương mại cho tổ chức, cá nhân khác mà không chuyển nhượng cơ sở kinh doanh gắn liền với tên thương mại thì sẽ dẫn đến tính trạng gây nhẫm lẫn về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng và không đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Vì vậy, quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.


 Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu


Vì nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi là một dấu hiệu (nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc¬) và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Khi chủ sở hữu tiến hành chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu thì không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó.


 Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng được các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.


Theo khoản 4, Điều 87 Luật SHTT, các tổ chức, cá nhân Việt nam hoặc nước ngoài có hoạt động sản xuất hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ đều có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho sản phẩm do mình cung cấp. Thương nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường do người khác sản xuất, với điều kiện người sản xuất đó không sử dụng nhãn hiệu và không phản đối việc đăng ký đó. Như vậy, nhà sản xuất và các nhà phân phối sản phẩm, dịch vụ đều có quyền đăng ký nhãn hiệu. Bên chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đăng ký nhãn hiệu nêu trên.

Thứ hai, chuyển giao quyền sử dụng công nghiệp


 Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.


Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Mỗi thành viên sở hữu nhãn hiệu tập thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định trong quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể đã được các thành viên thống nhất áp dụng. Vì vậy, chỉ có thành viên thuộc chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể mới có quyền chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể của mình cho các thành viên khác. Bởi nếu chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho tổ chức, cá nhân không thuộc nhóm chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể cũng như từng thành viên của tổ chức này.


 Bên được chuyển giao quyền sử dụng sở hữu công nghiệp không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.


Bên nhận chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp không có đầy đủ quyền của một chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Họ chỉ có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng. Vì vậy, khi muốn ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thì phải được sự đồng ý của bên chuyển quyền. Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền kiểm soát đối tượng sở hữu công nghiệp của chủ thể có quyền.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023