Kiện Toàn, Củng Cố Tổ Chức Bộ Máy Và Tăng Cường Bồi Dưỡng Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Cho Đội Ngũ Cán Bộ Làm Công Tác Thanh Niên


khi gặp phải các quan hệ pháp luật phát sinh; sự hiểu biết của thanh niên đối với các trung tâm tư vấn, trợ giúp pháp lý còn mờ nhạt. Do vậy, cần tăng cường tuyên truyền về hiệu quả của các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu như: giải quyết tranh chấp, hòa giải, thông qua các trung tâm trợ giúp pháp lý, tư vấn và dịch vụ pháp luật cho thanh niên. Xây dựng các câu lạc bộ thanh niên với pháp luật, xây dựng tổ hỗ trợ, tư vấn và giải đáp pháp luật cho thanh niên thông qua tư vấn trực tiếp, qua điện thoại, thư, thư điện tử. Tăng cường đối thoại, tìm hiểu, giải quyết các nhu cầu chính đáng của thanh niên. Tăng cường tổ chức các hình thức sinh hoạt, giao lưu, tiếp xúc giữa thanh niên và các chuyên gia, cán bộ về pháp luật.

3.2.4. Kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy và tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên

Theo thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phòng Nội vụ thuộc UBND huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh. Theo thông tư này, phòng “Công tác thanh niên” được sát nhập vào phòng “Xây dựng chính quyền” và đổi tên thành “phòng Xây dựng chính quyền và Công tác thanh niên”, nhưng về chức năng, nhiệm vụ QLNN về thanh niên của địa phương cơ bản vẫn được giữ nguyên. Sau thời gian tổ chức triển khai thực hiện thông tư số 15 đến nay tổ chức bộ máy và biên chế làm QLNN về CTTN từ trung ương đến địa phương về cơ bản đã đi vào nề nếp và bước đầu hoạt động có hiệu quả. Tại huyện Čư M’gar, cán bộ, công chức làm nhiệm vụ QLNN về CTTN được bố trí khá đầy đủ song đa số vẫn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, công việc cùng lúc nên công tác tham mưu, đề xuất triển khai các công việc liên quan đến thanh niên chưa được chú trọng. Ở cấp xã, nhiệm vụ QLNN về CTTN được


giao cho công chức Văn phòng - Thống kê kiêm nhiệm, do phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên việc tham mưu đề xuất chưa chủ động, hiệu quả thấp, chủ yếu còn trông chờ vào ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên.

Thực hiện quyết định số 303/QĐ-BNV ngày 09/4/2012 của Bộ Nội vụ về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN về CTTN và CTTN cho đội ngũ cán bộ, công chức làm CTTN. UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định số 616/QĐ-UBND ngày 09/03/2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2016, giao cho Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng mềm cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện, xã, tập trung chủ yếu cho cán bộ, công chức trẻ. Qua một thời gian triển khai thực hiện đến nay đội ngũ cán bộ công chức các phòng ban cấp huyện được phân công kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ QLNN về CTTN đã đảm bảo số lượng; 17/17 xã, thị trấn có công chức Văn phòng - Thống kê phụ trách nhiệm vụ QLNN về CTTN tại địa phương. Trên thực tế việc phân công như vậy cũng sẽ hơi trái tuyến đối với ngành dọc nhưng do ở cấp xã, thị trấn không có cán bộ phụ trách công tác nội vụ. Chính vì vậy UBND huyện cần nghiên cứu xây dựng kế hoạch về công tác cán bộ QLNN về CTTN của huyện, xác định đầy đủ những tiêu chuẩn, yêu cầu về trình độ chuyên môn phải được đào tạo trình độ Đại học - Cao đẳng những chuyên nghành phù hợp như: CTTN, xây dựng đảng, luật, hành chính…có kiến thức kỹ năng, khả năng am hiểu về tình hình thanh niên, phong trào thanh niên, nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm của thanh niên, trong độ tuổi thanh niên, hoặc đối với cán bộ lãnh đạo quản lý thì tuổi đời vừa phải, không quá 40 tuổi, ưu tiên những người có kinh nghiệm và trải qua hoạt động hoặc làm cán bộ lãnh đạo trong tổ chức Đoàn, Hội. Tiếp theo là bố trí cán bộ phù hợp


trên cơ sở rà soát đội ngũ cán bộ người khác nói chung, có thể phân công, điều động từ hệ thống tổ chức Đoàn, cũng có thể tuyển sinh viên mới ra trường, ưu tiên những sinh viên đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, cán bộ đã và đang trong diện quy hoạch dài hạn của huyện. Căn cứ theo quy hoạch để có thể thay đổi, bổ sung nguồn cán bộ khi cần thiết. Đồng thời, cần có hướng dẫn cụ thể về việc bố trí, phân công cán bộ làm nhiệm vụ này ở từng cơ quan, địa phương để tránh tình trạng lúng túng như hiện nay. Nên tránh việc bố trí những cán bộ đang chờ sắp xếp, không thể bố trí cao hơn, hoặc không còn khả năng phát triển để làm CTTN thì hiệu quả công tác không cao.

Về chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng QLNN về CTTN dù đã được nghiên cứu từ nhiều năm trước nhưng thực tế nội dung còn khá mới mẻ, hệ thống pháp luật đang hoàn thiện, chính sách của huyện chưa thật sự đồng bộ nên đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về CTTN của chính quyền UBND các xã, thị trấn còn khá lúng túng. Vì vậy UBND huyện cần khẩn trương hoàn thiện các chính sách, nội dung QLNN về CTTN trên địa bàn huyện, đề xuất với tỉnh, Trung ương nhanh chóng xây dựng chương trình tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về CTTN. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Thứ nhất, kiến thức chung trong công tác QLNN về thanh niên và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các ngành, các cấp trong công tác này: Một số khái niệm về thanh niên, CTTN và công tác QLNN về thanh niên. Những quan điểm, chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng về thanh niên và CTTN. Nhiệm vụ của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ và UBND cấp xã đối với việc thực hiện công tác này. Mối quan hệ giữa tổ chức QLNN về thanh niên với tổ chức Đoàn; những vấn đề cơ bản trong công tác phối hợp thực hiện giữa ngành Nội vụ và Tổ chức Đoàn thanh niên cùng các ngành có liên quan trong việc xây dựng, triển khai thực


Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 14

hiện các chính sách, pháp luật dành cho thanh niên tại cơ sở địa phương. Công tác xây dựng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật đối với CTTN trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, những quy định của Luật Thanh niên đối với công tác thực hiện nhiệm vụ QLNN về thanh niên ở các ngành, các cấp và hướng dẫn việc thực hiện chính sách đối với các đối tượng thanh niên được quy định trong từng chính sách; Luật Thanh niên năm 2020 và những định hướng thi hành luật; những vấn đề liên quan đến công tác QLNN về thanh niên đã được Luật Thanh niên năm 2020 sửa đổi Luật Thanh niên năm 2005; Vai trò của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam và Bộ Nội vụ đối với việc thực hiện công tác QLNN về thanh niên trong tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Thứ ba, kỹ năng, nghiệp vụ và phương pháp trong công tác QLNN về CTTN, bao gồm: Kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng chương trình, đề án, dự án về thanh niên và CTTN; kỹ năng lồng ghép, điều phối giữa ngành Nội vụ với các ban, ngành có liên quan đến thanh niên và CTTN; kỹ năng tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án về thanh niên và CTTN sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; kỹ năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật cho thanh niên và CTTN.

Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về CTTN có tính đặc thù khác với nghiệp vụ QLNN nói chung, do vậy, trong quá trình thực hiện cần chú trọng vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy mới phù hợp, phát huy tính chủ động, tích cực của người học nhằm tăng cường sự tương tác giữa giảng viên và người học; chú trọng công tác nghiên cứu, học tập kinh nghiệm bộ máy, mô hình QLNN về CTTN của một số địa phương trong nước và thế giới; kết hợp giữa học lý luận gắn liền với thực


tiễn như tham quan, nghiên cứu thực tế, tăng cường trao đổi, giao lưu kinh nghiệm của các tỉnh, huyện, xã.

Ngoài ra cũng phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng như đã đặt ra ở trên; công tác đào tạo, bồi dưỡng cần được thực hiện định kỳ hằng năm, có thể kết hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng trong các hội nghị tổng kết công tác QLNN về CTTN hằng năm. Ngoài ra các chế độ chính sách như lương, phụ cấp, quy hoạch, phát triển của cán bộ làm công tác QLNN về CTTN cũng phải được đảm bảo để tạo tâm lý yên tâm cho đội ngũ cán bộ hết độ tuổi thanh niên hoặc phù hợp để làm CTTN. Ngoài kinh phí cấp cho từng biên chế chi thường xuyên như lương, chi phí hành chính… thì ngân sách của Huyện và từng địa phương có sự điều tiết phân bổ cho phòng Nội vụ và tại các xã, thị trấn làm đầu mối tiếp nhận quản lý để tổ chức triển khai các nhiệm vụ khác trực tiếp liên quan đến QLNN về CTTN như nghiên cứu, dự báo, lập kế hoạch; ngân sách đầu tư cho các thiết chế văn hóa cho thanh niên, giáo dục bồi dưỡng tài năng trẻ, đào tạo nghề, một số chương trình, dự án về thanh niên.

3.2.5. Phối hợp và huy động sự tham gia của các tổ chức trong hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội trong hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Để công tác QLNN đối với CTTN thực sự hiệu quả cẩn hiểu rõ trách nhiệm, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của QLNN về thanh niên, đây không chỉ là nhiệm vụ của Đoàn thanh niên mà là nhiệm vụ của Đảng, nhà nước và toàn xã hội, trong đó vai trò nhà nước của các cấp là rất lớn. Do vậy, các tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể Nhân dân ngoài vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình đều phải có trách nhiệm đối với nhiệm vụ QLNN về CTTN. Từ đó, mỗi tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân đều phải xây dựng kế hoạch triển khai chương trình phát


triển thanh niên của tổ chức mình và gắn với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương tránh tình trạng buông lỏng, hoặc coi nhiệm vụ QLNN về CTTN là của Đoàn thanh niên các cấp cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với cấp ủy Đảng với vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện CTTN nói chung, công tác Đoàn nói riêng, cấp ủy cấp trên thường xuyên quán triệt, chỉ đạo cấp ủy cấp dưới, Ban cán sự Đảng UBND cùng cấp hoặc qua đảng viên lãnh đạo chính quyền, trong báo cáo, đánh giá kết quả công tác năm của mỗi cấp ủy phải đánh giá chất lượng CTTN, thực hiện nghiêm túc quy định đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng định kỳ có xem xét tiêu chí chất lượng tổ chức Đoàn cùng cấp; phân công Thường vụ, Thường trực cấp ủy phụ trách CTTN một cách có trách nhiệm, phân công đảng viên có năng lực, kinh nghiệm, tình cảm đối với thanh niên và CTTN, phụ trách QLNN đối với CTTN; kết quả của CTTN cùng cấp sẽ là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đảng viên.

Thứ hai, đối với UBND và các cơ quan nhà nước, cơ quản quản lý hành chính nhà nước các cấp thống nhất nhận thức về sự cần thiết và trách nhiệm của nhà nước trong QLNN đối với CTTN, sự cần thiết tổ chức cơ quan chuyên trách QLNN đối với CTTN, chứ không phải chỉ phụ thuộc vào tổ chức hoạt động của các tổ chức Đoàn - Hội. Nhận thức này là một quá trình được đúc kết và kiểm nghiệm qua thực tiễn.

Thứ ba, đối với các đoàn thể chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở các cấp nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn thể, ý thức và nắm rõ quyền, trách nhiệm của mình trong tham gia QLNN và xã hội, trong đó có QLNN đối với CTTN, thực hiện tốt các nội dung công tác phối hợp liên quan đến CTTN. Riêng Đoàn TNCS


Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên do Đoàn làm nòng cốt, cán bộ và các thành viên của tổ chức cần nâng cao nhận thức về tổ chức và hoạt động của mình đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng đồng thời phải nằm trong sự quản lý của nhà nước, Đoàn thực hiện tốt vai trò tham gia QLNN và xã hội liên quan đến thanh niên và CTTN, nhưng không bao biện, làm thay việc của các cơ quan nhà nước, biết từ chối những công việc không thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình để đòi hỏi sự trách nhiệm của các cơ quan QLNN liên quan. Theo đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia QLNN đối với CTTN trên một số mặt cơ bản sau: Phối hợp với cơ quan QLNN nắm, nghiên cứu, dự báo, tổng hợp, phân tích tình hình thanh niên theo từng đối tượng, nhất là thanh niên đã vào Đoàn hay chịu sự tác động của Đoàn; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và CTTN với những phương thức khác nhau như: Chủ động xây dựng và đề xuất, trình các cơ quan QLNN có thẩm quyền, tham gia đóng góp ý kiến, thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chính sách cho thanh niên; kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả thực hiện pháp luật, chính sách đối với thanh niên và CTTN; tham gia hợp tác quốc tế về thanh niên và CTTN, cùng thực hiện nhiệm vụ đối ngoại nhân dân.

QLNN đối với CTTN cần có sự tham gia của các chủ thể xã hội như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội khác là điểm đặc thù, phù hợp với đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta. Nhưng với tầm quan trọng đặc biệt của thanh niên và CTTN nên nhà nước không thể thực hiện chức năng quan lý thanh niên một cách độc lập mà phải tiến hành trong sự phối hợp chặt chẽ với mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội.

Nghiêm túc thực hiện tốt cơ chế, quy chế phối hợp giữa cơ quan QLNN đối với CTTN với cơ quan tư vấn về thanh niên và CTTN ở các cấp; xây dựng cơ chế


phối hợp giữa cơ quan QLNN đối với CTTN đặc biệt trong lĩnh vực quan trọng tác động đến sự phát triển, phát huy thanh niên trong lĩnh vực giáo dục, lao động việc làm, sức khỏe, văn hóa, quốc phòng an ninh; xây dựng cơ chế phối hợp với chính quyền địa phương, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Huy động nguồn lực xã hội, đầu tư ngân sách thỏa đáng để đẩy mạnh hoạt động dạy nghề, phổ cập sơ cấp nghề nghiệp cho thanh niên; chú trọng gắn đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp. Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm, có chính sách tín dụng ưu đãi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt các ngành nghề kỹ thuật cao; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ thị trường lao động; tín dụng ưu đãi cho thanh niên vay vốn, tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp cho thanh niên. Ngoài ra, các cơ quan QLNN từ huyện đến cơ sở phải tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức tự phát, tổ chức thanh niên trong tôn giáo và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tác động đến đối tượng thanh niên, đảm bảo đúng quy định về thành lập Hội của pháp luật, phối hợp với các cơ quan chức năng khác ngăn ngừa và xử lý có hiệu quả đối với các tổ chức bất hợp pháp, tổ chức phản động nhằm lôi kéo thanh niên.

3.2.6. Giải pháp đặc thù đối với huyện Čư M’gar

Nghiên cứu, thực hiện chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trong học tập, lao động và việc làm

Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn, đầu tư cho giáo dục vùng dân tộc thiểu số. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên thực tế hiện nay vùng dân tộc thiểu số nói chung căn bản là rất nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, số hộ nghèo còn cao và chiếm tỷ lệ lớn trong

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/07/2023