Nghiệp Vụ Chiết Khấu Nợ Dài Hạn ( Forfaiting - Hay Còn Gọi Là Bao Thanh Toán Tuyệt Đối): ( Tài Liệu Tham Khảo Số 4)

lệ thường thì L/C sẽ gây khó khăn rất lớn cho nhà nhập khẩu. Nói tóm lại, sử dụng bao thanh toán quốc tế, nhà nhập khẩu sẽ có những lợi ích sau đây: Được mua chịu hàng dễ dàng, không cần phải mở L/C, tăng sức mua hàng mà vẫn không vượt quá hạn mức tín dụng cho phép, có thể nhanh chóng đặt hàng mà không bị trì hoãn, hay tốn phí mở L/C, hay phí thương lượng…


Đối với đơn vị bao thanh toán

Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, các đơn vị bao thanh toán cũng có được một thuận lợi là được hưởng lợi ích kinh tế theo quy mô. Các đơn vị bao thanh toán cung cấp dịch vụ này cùng lúc cho nhiều khách hàng nên xét về quy mô sẽ giảm được chi phí cố định liên quan đến các khách hàng đó. Đơn vị bao thanh toán lớn nhất và nhiều kinh nghiệm nhất sẽ đứng ra làm đơn vị cung cấp thông tin về tín dụng quy mô nhất, bổ sung vào các dịch vụ tương tự hiện có của các trung tâm dữ liệu tín dụng thương mại tư nhân và quốc doanh. Đơn vị này cũng sẽ hưởng được lợi ích kinh tế theo quy mô nhờ trao đổi thông tin với các trung tâm trên.


Trong trường hợp bao thanh toán chỉ là một nghiệp vụ của ngân hàng thì ngân hàng cũng đã đa dạng hóa được danh mục dịch vụ cung ứng, đem lại tiện ích mới cho khách hàng và nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng.


2.4. Nghiệp vụ chiết khấu nợ dài hạn ( Forfaiting - hay còn gọi là bao thanh toán tuyệt đối): ( tài liệu tham khảo số 4)


Forfaiting là hình thức tài trợ xuất khẩu dựa trên việc chiết khấu các khoản nợ dài hạn phát sinh do xuất khẩu máy móc, thiết bị có giá trị lớn. Khi nhập thiết bị có giá trị lớn đối với nhà nhập khẩu là vấn đề khó khăn, bởi vậy theo thỏa thuận nhà xuất khẩu bán thiết bị dưới hình thức trả góp, tiền được trả dần có kèm thêm lãi. Để hỗ trợ tài chính cho nhà xuất khẩu, ngân hàng sẽ mua lại khoản nợ này, đây chính là nghiệp vụ Forfaiting. Như vậy Forfaiting có thể hiểu là mua không hoàn lại các khoản thanh toán cần đòi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Ưu điểm và chức năng của Forfaiting tương tự như nghiệp vụ bao thanh toán chỉ khác forfaiting là nghiệp vụ tài trợ dài hạn.


Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - 7

2.5. Cho thuê tài chính ( Leasing ): ( tài liệu tham khảo số 7)


Là một loại hình tài trợ mà trong đó người cho thuê cho phép người khác sử dụng tài sản của mình trong một thời gian theo những quy định trước mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê, đồng thời bên đi thuê phải trả cho bên cho thuê một khoản tiền gọi là tiền thuê.

Trong tài trợ dưới hình thức cho thuê, thì thuê mua tài chính quốc tế là phát triển nhất. Thuê mua tài chính quốc tế là một thoả thuận hợp đồng trong đó bên đi thuê được sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê và thực hiện các khoản chi trả định kỳ được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê mua. Bên đi thuê có thể thuê từ công ty cho thuê nội địa thông qua việc công ty này nhập khẩu đối tượng thuê từ nhà xuất khẩu nước ngoài, hoặc có thể thuê trực tiếp từ công ty cho thuê nước ngoài.


Thực chất hoạt động cho thuê tài chính là một hoạt động tài trợ trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, động sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng và thanh toán tiền thuê tài sản trong suốt thời gian thuê theo như hợp đồng 2 bên đã thoả thuận và không được huỷ bỏ hợp đồng trước hạn.


Có 2 loại thuê mua tài chính là: Thuê mua tài chính và thuê mua vận hành.

Thuê mua tài chính : Là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị và các động sản khác. Bên đi thuê được chuyển quyền sở hữu hoặc tiếp tục thuê khi kết thúc thời hạn thuê. Đối với người đi thuê trên bảng tổng kết tài sản thể hiện cả tài sản đi thuê và khoản nợ tương ứng. Đối với bên cho thuê các khoản phải trả không huỷ ngang trong thời hạn cho thuê sẽ bù đắp được chi phí mua thiết bị và thu được một khoản lợi nhận đầu tư.

Thuê mua vận hành: Là một hình thức cho thuê mà bên bên đi thuê thuê máy móc, thiết bị trong thời gian ngắn để sử dụng vào mục đích tạm thời. Mọi rủi ro và lợi ích đem lại đối với quyền sở hữu tài sản cho thuê vẫn thuộc về người cho thuê. Vì vậy, trên bảng tổng

kết tài sản của người đi thuê không thể hiện trên cả phần tài sản có và tài sản nợ. Việc đi thuê chỉ được chú thích trong báo cáo tài chính.


So với hình thức cho vay truyền thống, hình thức thuê mua này có những ưu điểm sau: Các doanh nghiệp không phải bỏ tiền mua thiết bị ngay lập tức mà chỉ trả tiền thuê thiết bị theo định kỳ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn về vốn để tập trung cho sản xuất. Hình thức này rất có ý nghĩa với các doanh nghiệp không đủ vốn để mua thiết bị, họ có thể thuê thiết bị để sản xuất và dùng một phần lợi nhuận thu được từ sản xuất để trả tiền thuê định kỳ. So với đi vay ngân hàng, việc thế chấp để được thuê máy móc thiết bị đơn giản hơn nhiều do thiết bị thuê thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê trong suốt thời gian thuê, nên khi bên thuê không trả được nợ, bên cho thuê có thể lấy lại toàn bộ tài sản cho thuê.

3. Ý nghĩa của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại:

(tài liệu tham khảo số 7)

3.1. Đối với NHTM:


Hoạt động tài trợ TMQT của NHTM có kỳ hạn gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ, đối tượng tài trợ là các doanh nghiệp XNK trực tiếp hoặc ủy thác. Giá trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn. Tài trợ của ngân hàng trong lãnh vực ngoại thương là hình thức cho vay mang lại hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh, bởi vì:

Thời gian tài trợ ngắn hạn do gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ. Thời gian thực hiện thương vụ đối với người xuất khẩu là thời gian kể từ lúc gom hàng, xuất đi cho đến lúc nhận được tiền thanh toán của người mua. Đối với người nhập khẩu thời gian này kể từ lúc nhận hàng tại cảng cho đến khi bán hết hàng và thu tiền về. Kỳ hạn tài trợ ngắn phù hợp với kì hạn huy động vốn của các NHTM thường là dưới một năm. Điều này giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro về thanh khoản.

Tài trợ TMQT đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích. Đồng vốn tài trợ gắn liền với thương vụ. Trong nhiều trường hợp, vốn tài trợ được thanh toán thẳng cho bên thứ ba, mà không qua bên xin tài trợ như thanh toán tiền hàng nhập khẩu, thanh toán tiền nguyên vật

liệu cho các đại lý gom hàng cho người xuất khẩu… Rõ ràng việc làm này tránh được tình trạng người xin tài trợ sử dụng vốn sai mục đích, hạn chế được rủi ro tín dụng.


Tài trợ TMQT nâng cao tính an toàn cho ngân hàng thông qua việc quản lý thu các nguồn thanh toán. Đối với người xuất khẩu, khi ngân hàng chuyển bộ chứng từ giao hàng để đòi tiền người nhập khẩu nước ngoài đã chỉ định việc thanh toán tiền hàng phải thông qua tài khoản của người xuất khẩu mở tại ngân hàng. Đối với người nhập khẩu, trong trường hợp có tài trợ, ngân hàng sẽ buộc người nhập khẩu tập trung tiền bán hàng vào tài khoản, mở tại ngân hàng. Do vậy, nguồn thu để trả các khoản tài trợ được ngân hàng quản lý rất chặt chẽ, tránh được tình trạng xoay vốn của doanh nghiệp trong thời gian vốn tạm thời nhàn rỗi, dễ xảy ra rủi ro.


Hiệu quả của ngân hàng trong tài trợ XNK thể hiện thông qua lãi suất. Có nhiều loại lãi suất trong quá trình tài trợ: lãi cho vay thanh toán, lãi chiết khấu chứng từ, lãi vay bắt buộc (bằng mức lãi quá hạn)… Tiền lãi thu cao vì thường giá trị tài trợ ở mức vừa và lớn. Ngoài ra, thông qua tài trợ TMQT, ngân hàng còn mở rộng được các quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín ngân hàng trên trương quốc tế, đây cũng là hiệu quả của tài trợ TMQT đối với ngân hàng.


3.2. Đối với doanh nghiệp:


Tài trợ XNK của ngân hàng giúp doanh nghiệp thực hiện được những thương vụ lớn: có những thương vụ trong ngoại thương đòi hỏi nguồn vốn rất lớn để thanh toán tiền hàng. Do đặc điểm của vận chuyển hàng hải, các mặt hàng thiết yếu như phân bón, sắt, thép, gạo, bột mỳ… thường hai bên mua bán với số lượng nguyên tàu hàng (từ 10,000 tấn đến 20,000 tấn) nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển, thuận lợi trong công tác giao nhận nên kéo theo giá trị lô hàng cũng rất lớn. Trong trường hợp này, vốn lưu động của doanh nghiệp không đủ để chuẩn bị hàng xuất hoặc thanh toán tiền hàng. Tài trợ ngân hàng cho xuất nhập khẩu là giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện được những hợp đồng dạng này.

Trong quá trình đàm phán, thương lượng, ký kết hợp đồng ngoại thương, nếu doanh nghiệp trước đó đã thông qua ngân hàng về việc tài trợ và thanh toán quốc tế, có nghĩa là

doanh nghiệp đã xác định ngân hàng phục vụ mình, thì sẽ tạo được lợi thế trong quá trình này. Vì, như đã rõ, hợp đồng ngoại thương được thực hiện thông qua ngân hàng phục vụ người mua và người bán, đã thỏa thuận trước với ngân hàng nghĩa là doanh nghiệp đã xác định được năng lực thực hiện hợp đồng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thương lượng, đàm phán.


Tài trợ TMQT làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng: thông qua tài trợ của ngân hàng, doanh nghiệp nhận được vốn để thực hiện thương vụ. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp thu mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàng đúng thời điểm. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, vốn tài trợ của ngân hàng giúp doanh nghiệp mua được những lô hàng lớn, giá hạ. Cả hai trường hợp đều giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao khi thực hiện thương vụ.


NHTM tuy ít thực hiện tài trợ cho các dự án tầm cỡ quốc gia như xây dựng nhà máy, bến cảng, đường xá,… do giá trị dự án quá lớn và do đặc điểm chu chuyển nguồn vốn huy động trong ngân hàng không thể đáp ứng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn thường tham gia tài trợ các dự án với quy mô nhỏ và vừa, thời gian thu hồi vốn không quá dài như thay đổi dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, chính quá trình này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển được quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.


Tài trợ của ngân hàng giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế: thông qua tài trợ của ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện được những thương vụ lớn trôi chảy, quan hệ được với khách hàng tầm cỡ thế giới, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.


3.3. Đối với nền kinh tế đất nước: (về mặt ý nghĩa xã hội)


Tài trợ TMQT của ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho hàng hóa xuất nhập khẩu lưu thông trôi chảy: thông qua tài trợ của ngân hàng, hàng hóa xuât nhập theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục góp phần tăng tính năng động của nền kinh tế, ổn định thị trường.

Tài trợ của ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm động cơ thúc đẩy nền kinh tế phát triển: thông qua tài trợ TMQT của ngân hàng, doanh nghiệp có điều kiện thay đổi dây chuyền công nghệ máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng đã tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung.


CHƯƠNG 2‌‌

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.

1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển: (Tài liệu tham khảo số 10)


Từ sau năm 1955, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng, các quan hệ chính trị ngoại giao, văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác ngày càng được mở rộng. Trong bối cảnh đó, các hoạt động ngoại hối, tín dụng và thanh toán quốc tế của ngân hàng quốc gia Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà.


Từ những năm đầu tiên của thập kỷ 60, tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có sự thay đổi về tổ chức, cũng như cần phải có sự chuyên môn hóa sâu sắc hơn. Quan hệ giữa ngân hàng Việt Nam và quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp nên cần phải có sự phân chia chức năng quản lý và chức năng kinh doanh ngoại tệ. Hơn nữa, ngân hàng Nhà nước không thể kiêm nhiệm cả chức năng quản lý tiền tệ lẫn các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Chính vì thế, theo đề nghị của ban lãnh đạo ngân hàng Nhà nước Trung ương, ngày 30/10/1962, hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành nghị định số 115/CP về việc thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, một pháp nhân ngân hàng chuyên doanh ngoại hối trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối ngân hàng trung ương, hoạt động trực tiếp dưới sự lãnh đạo của ngân hàng nhà nước, với chức năng là ngân hàng duy nhất phục vụ kinh tế đối ngoại và cho vay xuất nhập khẩu của cả nước. Nghị định này nêu rõ nhiệm vụ của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là “ Kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, cho vay ngoại thương, tham gia quản lý ngoại hối, góp phần bảo vệ tiền tệ và tài sản Nhà nước, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và văn hóa với nước ngoài”.


Sau một thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nghị định 115/CP, vào ngày 01/04/1963, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức ra mắt và đi vào hoạt

động với tư cách một pháp nhân ngân hàng thương mại được phép giao dịch trên thương trường trong nước và quốc tế.


Những thành tựu mà Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã đạt được trong quá trình phát triển với tư cách là ngân hàng chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam:

Là ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam

Là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam quản lý vốn tập trung.

Là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 Ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Là ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh doanh ngoại tệ, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Là thành viên của :

Hiệp hội ngân hàng Việt Nam

Hiệp hội ngân hàng Châu á

Tổ chức thanh toán toàn cầu Swift

Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master Card

Là ngân hàng thương mại đầu tiên phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, Master card và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất Việt Nam: Visa, American Express, Master Card, JBC… Hiện là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam.

Là đại lý thanh toán chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất Việt Nam.

Là ngân hàng chiếm tỷ trọng thanh toán XNK và bảo lãnh lớn nhất Việt Nam.

Là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt tỷ lệ trên 95% điện Swift được xử lý hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn của Mỹ.

Liên tiếp trong 8 năm liền: 1996,1997, 1999, 2000, 2001, 2002 và 2003 được công nhận là ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế.

Được lựa chọn làm ngân hàng chính trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 06/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí