Quy Trình Nghiệp Vụ Thanh Toán Chuyển Tiền Với Nước Ngoài

Thông báo L/C xuất khẩu:

Tiếp nhận L/C hoặc tu chỉnh L/C

TTV kiểm tra tính xác thực của L/C

TTV đăng ký số tham chiếu L/C và nhập dự liệu vào máy để theo dõi

Lập thông báo và gửi cho KH

Thu phí dịch vụ theo quy định

Giao L/C gốc và thư thông báo cho người thụ hưởng

Trình lên lãnh Kiểm soát kiểm đạo NH ký tra nội dung và duyệt hồ sơ ký duyệt

Sơ đồ 2.6: Quy trình thông báo L/C (tu chỉnh L/C)

(Nguồn:)

Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ hàng xuất khẩu:

TTV tiếp nhận bộ chứng từ L/C xuất khẩu

TTV kiểm

tra sự phù hợp của chứng từ

TTV ghi ý kiến vào phiếu kiểm tra chứng từ và chuyển toàn bộ

cho kiểm soát

Kiểm soát kiểm tra lại chứng từ và ghi ý kiến trên phiếu

TTV lưu hồ sơ theo dõi

Nếu chứng từ

phù hợp thì

đồng ý cho KH chiết khấu

Kiểm soát ký nhận và chuyển bộ chứng từ lại cho TTV

Ký nhận

ngày giờ KH

nhận lại chứng từ

TTV thông báo để KH sửa chữa hoặc thay thế chứng từ

Kiểm soát xử lý trước khi báo cho KH nếu không đồng ý với ý kiến của TTV

Sơ đồ 2.7: Quy trình kiểm tra L/C xuất khẩu

(Nguồn:)

Gửi chứng từ và đòi tiền:

- CK miễn truy đòi: hiện nay Agribank ĐN chưa áp dụng hình thức CK này.

- CK có truy đòi: NH thực hiện CK chứng từ được quyền truy đòi K nếu NH phát hành từ chối thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. [14]

Lập thư gửi chứng từ cho KH kèm theo 1 bản sao hóa đơn

Sao lưu 1 bộ chứng từ trong hồ sơ L/C lưu tại phòng KDNH

KH nộp đơn xin CK KH cam kết trả và thư yêu cầu đòi số tiền NH đã CK tiền theo L/C có chữ nếu NH trả tiền ký của chủ tài khoản từ chối thanh toán

Phòng KHKD đề xuất tỷ lệ CK (tối đa 95%) và trình lãnh đạo phê duyệt

Kiểm soát xem TTV đề xuất xét và trình lãnh ý kiến chấp đạo NH đề nhận hoặc

nghị tỷ lệ CK từ chối CK

TTV

kiểm tra hồ sơ xin CK

Hạch toán nhập ngoại bảng tiền CK và theo dõi đến khi nhận được thanh toán

Nhận được báo có từ NH nước ngoài

Báo có cho KH số tiền sau khi đã trừ tiền CK, lãi CK, thu phí liên quan và xuất ngoại bảng

Sơ đồ 2.8: Quy trình gửi chứng từ đòi tiền trong trường hợp CK có truy đòi

(Nguồn:)

Xử lý chứng từ bị từ chối thanh toán:

TTV kiểm tra lý do từ chối thanh toán của NH nước ngoài và báo cáo với kiểm soát.

Lập điện phản đối nếu lý do không chính đáng, đồng thời báo ngay cho KH.

Sau 7 ngày kể từ ngày gửi điện phản đối mà không nhận được thông tin hoặc tiếp tục bị từ chối, phải thông báo cho KH để định đoạt chứng từ.

Nếu chứng từ CK miễn truy đòi, TTV báo cáo ngay với kiểm soát, trình lãnh đạo NH xem xét xử lý.

Nếu chứng từ trả tiền ngay và CK có truy đòi, trong vòng 60 ngày kể từ ngày hạch toán số tiền CK vào tài khoản KH mà không nhận được thông báo trả tiền của NH nước ngoài, NH hạch toán số tiền chênh lệch vào thu/chi nghiệp vụ. Hết thời hạn CK, thông báo cho KH về việc hạch toán nhận nợ bắt buộc.

NH nước ngoài từ chối thanh toán và trả lại chứng từ: NH thu hồi số tiền CK (nếu có) và trả lại bộ chứng từ cho KH, hạch toán xuất ngoại bảng trị giá bộ chứng từ đã gửi đi đòi tiền NH nước ngoài vào tài khoản KH. [14]

2.3.2.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu

- Nhờ thu hàng nhập khẩu:

TTV tiếp nhận và kiểm tra tên, địa chỉ NH được ủy nhiệm nhờ thu

TTV đăng ký số tham chiếu và vào sổ theo dõi chứng từ nhờ thu

Kiểm tra tên, địa chỉ KH nhận nhờ thu và số lượng chứng từ

Soạn điện báo cho NH gửi nhờ thu nếu chứng từ gửi sai địa chỉ hoặc thiếu chứng từ

Lập giấy báo nhờ Thông báo cho NH thu hàng nhập, 1 bản gửi nhờ thu đã nhận gửi KH và 1 bản lưu được chứng từ (nếu hồ sơ nhờ thu không sai sót)

Kiểm tra và báo cho NH gửi nhờ thu nếu chỉ thị và hình thức nhờ thu không rõ ràng

Chuyển giấy báo và toàn bộ chứng từ đến kiểm soát xem xét trình lãnh đạo NH ký

Giao chứng từ nhờ thu cho KH và thanh toán (D/P) hoặc chấp nhận thanh toán (D/A)

Lập điện trả tiền theo chỉ thị nhờ thu, trình lãnh đạo NH ký duyệt và thu phí KH

Lưu hồ sơ chứng từ nhờ thu

Sơ đồ 2.9: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ nhập khẩu

(Nguồn:)

Ngoài ra, còn có các hình thức nhờ thu áp dụng quy trình như hình thức nhờ thu D/A nhưng TTV giao chứng từ cho KH khi KH xuất trình 1 trong số các giấy tờ do KH lập: giấy hứa trả tiền, thư cam kết trả tiền, biên lai tín thác.

Tchi thanh toán nhthu: khi KH có văn bản từ chối thanh toán (D/P) hoặc từ chối chấp nhận thanh toán (D/A).

TTV lập điện trình lãnh đạo NH, thông báo cho NH gửi nhờ thu: ”Chúng tôi đang giữ chứng từ chờ sự định đoạt của quý NH, chúng tôi sẽ tar3 lại chứng từ cho quý NH sau khi quý NH thanh toán các phí liên quan” (liệt kê).

Sau 30 ngày mà vẫn không nhận được chỉ thị của NH gửi nhờ thu, TTV phải lập giấy báo gửi trả lại chứng từ cho NH gửi nhờ thu và NH không chịu trách nhiệm gì. Nếu có vướng mắc phải báo lãnh đạo NH xử lý.

NH không chịu trách nhiệm trả tiền cho NH gửi nhờ thu khi NNK từ chối bộ chứng từ hoặc thanh toán chậm, trừ trường hợp trước đó NH tham gia với tư cách là người bảo lãnh trả tiền vào ngày đáo hạn hoặc bảo lãnh cho NNK nhận hàng. [14]

- Nhờ thu hàng xuất khẩu:

KH xuất trình chứng từ và giấy yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu

Tiếp nhận, kiểm tra và chiết khấu bộ chứng từ:

TTV tiếp nhận và

kiểm tra chứng từ phải có đầy đủ chữ ký được ủy quyền

Kiểm tra loại và Đăng ký số tham số lượng chứng từ chiếu, vào sổ theo như liệt kê trong dõi và kiểm tra chi giấy yêu cầu tiết chứng từ

Phòng KHKD trình lãnh đạo NH quyết định tỷ lệ CK (tối đa 95% bộ chứng từ)

TTV đề xuất ý kiến chấp nhận hoặc không chấp nhận CK, trình kiểm soát xem xét

KH nộp đơn Kiểm tra, yêu cầu KH xin CK (hình sửa hoặc xác nhận thức CK có trên giấy yêu cầu nếu

truy đòi) chứng từ sai sót

Hạch toán và vào sổ theo dõi số tiền CK và số tiền đã được thanh toán

Sơ đồ 2.10: Quy trình tiếp nhận, kiểm tra và chiết khấu chứng từ nhờ thu xuất khẩu

(Nguồn:)

TTV lập thư nhờ thu kèm chứng từ gửi NH thu hộ

TTV và kiểm soát xem xét trình lãnh đạo NH ký duyệt

Gửi chứng từ nhờ thu và thanh toán kết quả nhờ thu:

Gửi chứng từ

có đầy đủ chữ

ký ủy quyền cho NH thu hộ

TTV vào bìa hồ sơ nhờ thu và lưu hồ sơ theo dõi chứng từ nhờ thu

Sao lưu bộ chứng từ và ghi vào sổ theo dõi

Nhận được thanh toán của Hạch toán ngoại NH nước ngoài, báo có cho bảng trị giá chứng KH sau khi thu phí KH và từ nhờ thu và thu khấu trừ tiền CK và lãi CK phí theo quy định

Sơ đồ 2.11: Quy trình gửi chứng từ và thanh toán kết quả nhờ thu

(Nguồn)

Xử lý khi nước ngoài từ chối thanh toán chứng từ nhờ thu:

TTV thông báo và yêu cầu KH có ý kiến bằng văn bản về việc xử lý chứng từ. TTV lập điện báo cáo cho kiểm soát trình lãnh đạo NH ký gửi NH thu hộ.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông báo cho KH, nếu không nhận được ý kiến về việc xử lý bộ chứng từ, yêu cầu NH nhờ thu gửi trả lại chứng từ.

Nếu bộ chứng từ đã CK, hạch toán ngoại bảng số tiền NH nước ngoài thanh toán (kể cả phần trừ phí). [14]

2.3.2.3 Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền với nước ngoài

- Chuyển tiền đi:

TTV tiếp nhận, kiểm tra chứng từ do KH xuất trình

Hướng dẫn KH ghi đúng, đầy đủ nội dung và ký vào lệnh chuyển tiền

Kiểm soát nội dung thông tin trên lệnh chuyển tiền

Kiểm tra, xác nhận số dư tài khoản và so sánh mẫu dấu, chữ ký của KH

Kiểm soát kiểm tra nếu thấy không đúng, chuyển lại cho TTV sửa điện cho phù hợp

Kiểm soát ký xác nhận lên lệnh chuyển tiền, điện thanh toán nếu điện phù hợp

Soạn điện theo

yêu cầu thanh

toán và chọn NH thanh toán

Lập phiếu báo nợ hoặc hạch toán số tiền thanh toán và các phí liên quan

Kiểm soát gửi điện thanh toán đến Sở quản lý và chuyển hồ sơ cho TTV lưu trữ

TTV kiểm tra tình trạng điện, lưu bộ hồ sơ đã chuyển tiền và thu phí KH

Sơ đồ 2.12: Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài

(Nguồn:)

Tra soát lệnh chuyển tiền đi:

Nếu nhận được yêu cầu tra soát của KH (hoặc Sở quản lý chuyển về), NH kiểm tra lại các hồ sơ liên quan, lập điện tra soát và thu phí theo quy định hiện hành, gửi điện về Sở đầu mối. Sau 3 ngày làm việc mà chưa nhận được trả lời từ NH thanh toán thì tiếp tục tra soát cho đến khi có kết quả.

Điều chỉnh, ngừng hoặc hủy lệnh chuyển tiền:

Yêu cầu điều chỉnh, ngừng hoặc hủy lệnh chuyển tiền của KH được ưu tiên xử lý ngay khi nhận được thông báo.

NH sẽ không hoàn lại các khoản phí đã thu nếu hủy lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của người chuyển tiền hoặc do NH ngoài hệ thống thoái hối.

NH sẽ

hoàn lại cho người chuyển tiền toàn bộ

số tiền do NH nhận lệnh

chuyển tiền đi ngoài hệ thống thoái hối.

NH truy cập mạng xác định trạng thái của điện chuyển tiền:

- Nếu lệnh chuyển tiền vẫn thuộc phạm vi kiểm soát của NH: ngừng thanh toán, điều chỉnh hoặc hủy lệnh chuyển tiền; thực hiện điều chỉnh bút toán trong

trường hợp hủy lệnh chuyển tiền. TTV lưu hồ sơ có đầy đủ chữ ký của kiểm soát và lãnh đạo NH.

- Nếu lệnh chuyển tiền đã đi khỏi sự kiểm soát của NH: thông báo cho Sở quản lý; lập điện yêu cầu hủy, ngừng hoặc điều chỉnh lệnh chuyển tiền và gửi cho Sở quản lý. Nếu có sai sót, báo cáo ngay cho lãnh đạo NH để kịp thời xử lý. [14]

Kiểm tra nội dung và tính xác thực của lệnh chuyển tiền đến

- Chuyển tiền đến:

Điện thoại thông báo cho KH

Hạch toán vào tài Kiểm tra đầy đủ khoản KH hoặc các thông tin, giấy tài khoản trung tờ hợp lệ do người

gian chờ chi trả hưởng xuất trình

Lưu hồ sơ để theo dõi

Thủ tục giao nhận tiền phải tuân thủ theo quy định về chế độ kế toán ngân quỹ tại NH

Loại tiền thanh toán cho người hưởng phải tuân thủ quy định hiện hành và tỷ giá NH công bố tại thời điểm giao dịch

Sơ đồ 2.13: Quy trình xử lý lệnh chuyển tiền từ nước ngoài về

(Nguồn:)

Tra soát lnh chuyn tin đến: khi nhận được các lệnh chuyển tiền

không đủ điều kiện, NH thực hiện tra soát. [14]

Lập điện tra

soát gửi cho Sở

quản lý để tra soát NH ra lệnh

Thông báo tình trạng lệnh chuyển tiền cho KH để KH cùng NH phối hợp làm rõ thông tin chuyển tiền

Sau 3 ngày vẫn chưa nhận được trả lời, tiếp tục tra soát đến khi có kết quả

Lưu điện tra soát vào hồ sơ chuyển tiền đến

Sơ đồ 2.14: Quy trình tra soát lệnh chuyển tiền đến

(Nguồn:)

2.3.3 Tình hình TTQT tại NH Agribank Đồng Nai

2.3.3.1 Kết quả hoạt động TTQT qua các năm

- Doanh số các nghiệp vụ TTQT và KDNH

Bảng 2.3: Doanh số mau, bán ngoại tệ năm 2008, 2009, 2010

(ĐVT: 1000 USD)

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2009

Năm 2008

2008 so với 2009

2009 so với 2010

Tuyệt đối

Tương

đối (%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Doanh số mua ngoại

195,115

158,797

254,943

(96,146)

(37.71%)

36,318

22.87%

tệ

Doanh số bán ngoại tệ

195,011

158,800

255,111

(96,311)

(37.75%)

36,211

22.80%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 60 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Đồng Nai - 4

(Nguồn: Số liệu Agribank Đồng Nai - phòng Kinh doanh ngoại hối - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại năm 2010 và định hướng phát triển

năm 2011 tại Agribank Đồng Nai) [15])

ĐVT: 1000 USD

Biểu đồ 2.1: Doanh số mua, bán ngoại tệ năm 2008, 2009, 2010

(Nguồn: Số liệu Agribank Đồng Nai - phòng Kinh doanh ngoại hối - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại năm 2010 và định hướng phát triển

năm 2011 tại Agribank Đồng Nai) [15])

Năm 2008, nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, cùng với đội ngũ nhân sự thông thạo công việc, đã mang đến kết quả tốt cho dịch vụ TTQT và KDNH của NH. Cụ thể lượng mua ngoại tệ đạt 254,943,000 USD và bán ngoại tệ đạt 255,111,000 USD. Năm 2009 là năm hoạt động khá khó khăn cho lĩnh vực TTQT của NH khi

doanh số

các hoạt động này sụt giảm khá nhiều so với năm trước. Ngoài

ảnh

hưởng do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008, gây bất ổn cho nền kinh tế như tỷ giá USD/VND tăng giảm bất thường, lãi suất không ổn định, thì

việc mua bán ngoại tệ

còn vấp phải những khó khăn từ

bản than hệ

thống

Agribank nói chung và chi nhánh Agribank ĐN nói riêng như việc NH chưa đáp

ứng được sự đa dạng ngoại tệ, công tác thu hút KH còn chưa chú trọng, dẫn đến

doanh số

mua bán ngoại tệ

năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008. Trong đó

lượng mua ngoại tệ chỉ đạt 158,797,000 USD, giảm 96,146,000 USD (-37.71%) và lượng bán đạt 158,800,000 USD, giảm 96,311,000 USD (-37.75%). Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đã làm tỷ giá USD/VND biến động khó lường, có lúc giảm mạnh nhưng lại tăng đột biến ngay sau đó, gây tâm lý bất ổn cho các doanh nghiệp và người dân, dẫn tới hiện tượng găm giữ ngoại tệ, làm cho doanh số mua bán ngoại tệ của NH giảm do KH không thường xuyên trao đổi, mua bán ngoại tệ tại NH nữa.

Sang năm 2010, nền kinh tế VN đã ổn định và được các tổ chức kinh tế thế giới đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong năm này, diễn biến thị trường ngoại tệ rất phức tạp, tình trạng 2 tỷ giá diễn ra khá phổ biến. Kể từ năm 2008 đến nay, tỷ giá luôn là một vấn đề nóng của nền kinh tế. Tỷ giá USD/VND từ mức khoảng 16,500 vào cuối năm 2006 đã tăng vọt lên mức 21,500 VND/USD vào

những tháng cuối năm 2010. Cũng trong khoảng gian này, gần như luôn có sự

chênh lệch khá lớn giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá giao dịch thực tế. Chỉ trong vòng 10 tháng tính đến ngày 18/8/2010, NHNN đã phải 3 lần điều chỉnh tỷ giá liên ngân

hàng, tăng lên mức 18,932

VND/USD. Tỷ

giá trần hiện nay được niêm yết là

19,500 VND/USD, nhưng tỷ

giá trên thị

trường tự

do lại lên đến 21,500

VND/USD. So với các nước trong khu vực, tiền đồng đang bị mất giá mạnh ngay cả khi tính theo tỷ giá chính thức. Cụ thể, VND mất giá hơn 20% so với đồng Yên của Nhật Bản, hơn 17% so với đồng tiền của Thái Lan và Malaysia, gần 8% so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Tuy vậy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agrbank ĐN vẫn thực hiện tốt chỉ đạo của NHNN, đảm bảo cân đối, đáp ứng

nhu cầu của KH toàn chi nhánh. Mặt khác, cùng với sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo và cán bộ thực hiện nghiệp vụ này từ việc nhận định phân tích dự báo đánh giá tình hình thị trường và đưa ra những quyết định chính xác, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ đã đạt được những kết quả tốt: doanh số mua ngoại tệ đạt 195,115,000

USD, tăng 36,318,000 USD (+22.87%); doanh số

bán ngoại tệ

đạt 195,011,000

USD, tăng 36,211,000 USD (+22.80%) so với năm 2009.

Bảng 2.4: Doanh số hàng xuất và hàng nhập năm 2008, 2009, 2010

(ĐVT: 1000 USD)

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2009

Năm 2008

2008 so với 2009

2009 so với 2010

Tuyệt đối

Tương

đối (%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Doanh số hàng xuất Doanh số hàng nhập

199,023

111,877

172,318

131,081

343,728

126,239

(171,410)

4,842

(49.87%)

3.84%

26,705

(19,204)

15.50%

(14.65%)

(Nguồn) [15])

ĐVT: 1000 USD

Biểu đồ 2.2: Doanh số hàng xuất và hàng nhập năm 2008, 2009, 2010

(Nguồn: [15])

Qua biểu đồ và số liệu trên, chúng ta có thể thấy, doanh số hàng xuất và doanh số hàng nhập của NH ngày càng giảm từ năm 2008 đến năm 2010. Doanh số hàng xuất tuy chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số hàng nhập, nhưng lại có sự tăng giảm không ổn định: năm 2008 đạt 343,728,000 USD, nhưng đến năm 2009 doanh số hàng xuất giảm xuống còn 172,318,000 USD, giảm 171,410,000 USD (giảm gần 50%). Doanh số hàng xuất năm 2009 giảm một phần do nguồn ngoại tệ mua được từ KH xuất khẩu sụt giảm (giảm 37.71% so với năm 2008), ngoài ra còn là do việc

chuyển từ cho vay ngoại tệ sang cho vay nội tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đã ảnh hưởng đến doanh số hàng xuất của NH. Đến năm 2010, doanh số hàng xuất đã được cải thiện, đạt 199,023,000 USD, tăng 26,705,000 USD (+15.50%) so với 2009. Sự biến động về tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối đã ảnh hưởng lớn đến việc thu hút ngoại tệ từ KH xuất khẩu và cung ứng dịch vụ thanh toán của NH (do cơ chế của các NH nước ngoài và NH TMCP linh hoạt hơn). Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động TTQT tăng 45.08% so với năm trước (thu

nhập từ hoạt động TTQT năm 2010 tăng 45.08% so với năm trước), điều này

khẳng định hoạt động TTQT vẫn luôn giữ vai trò nghiệp vụ chủ đạo, đem lại nguồn thu ổn định cho NH.

Ngược lại, doanh số hàng nhập có lúc giảm nhẹ, sau đó lại tăng nhẹ. Doanh số hàng nhập năm 2008 đạt 126,239,000 USD, đến năm 2009 tăng 4,842,000 USD (+3.84%), đạt 131,081,000 USD. Năm 2009 là một năm đầy khó khăn cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp. Trong năm này, doanh số hàng nhập của NH vẫn tăng trưởng là do nước ta vẫn phải tiếp tục nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Các KH chính của Agribank ĐN đa số là các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như vải nguyên liệu, thức ăn dạng thô… nên doanh số hàng nhập của NH vẫn tăng trưởng cao. Đến năm 2010 doanh số hàng nhập lại giảm nhẹ, đạt 111,877,000 USD, giảm 19,204,000 USD (-14.65%) so với 2009. Năm 2010, lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiên tai như hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất. Bên cạnh đó, bội chi ngân sách cao, nhập siêu lớn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, hiện tượng đầu cơ và tâm lý chuộng đồng USD là những yếu tố cơ bản gây áp lực lên tỷ giá. Sự chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao, có thời điểm lên tới 10% dẫn tới sự căng thẳng của thị trường ngoại hối, cùng với đó là lạm phát càng về cuối năm càng tăng cao, sự phục hồi chậm chạp của các nền kinh tế lớn cũng là thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của VN như: Mĩ, Nhật, EU… đã làm giảm giá trị

xuất khẩu nông sản, dẫn đến giảm doanh số hàng xuất trong các NH nói chung và Agribank nói riêng.

- Doanh số TTQT theo phương thức thanh toán

Bảng 2.5: Doanh số các nghiệp vụ TTQT theo phương thức thanh toán tại Agribank Đồng Nai năm 2008, 2009, 2010

(ĐVT: 1000 USD)

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2009

Năm 2008

2008 so với 2009

2009 so với 2010

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Phương thức chuyển

tiền

Chuyển tiền đi

Chuyển tiền đến

67,821

172,534

82,789

148,314

85,652

310,975

(2,863)

(162,661)

(3.34%)

(52.31%)

(14,968)

24,220

(18.08%)

16.33%

Phương thức nhờ thu

Nhờ thu hàng xuất Nhờ thu hàng nhập

1,510

3,160

1,440

5,557

314

1,597

1,126

3,960

358.60%

247.96%

70

(2,397)

4.86%

(43.13%)

Phương thức L/C

Thông báo L/C xuất

32,892

35,848

34,418

1,430

4.15%

(2,956)

(8.25%)

Báo có hàng xuất

24,979

22,564

32,439

(9,875)

(30.44%)

2,415

10.70%

Mở L/C nhập khẩu

46,311

36,837

44,745

(7,908)

(17.67%)

9,474

25.72%

Thanh toán hàng nhập

40,896

42,735

38,990

3,745

9.61%

(1,839)

(4.30%)

(Nguồn: Số liệu Agribank Đồng Nai - phòng Kinh doanh ngoại hối - Báo cáo kết

quả

[15])

hoạt động kinh doanh đối ngoại tại Agribank Đồng Nai năm 2010)

Nhìn vào bảng doanh số một số nghiệp vụ TTQT tại Agribank ĐN, có thể nhận xét về doanh số một số nghiệp vụ thanh toán của Agribank năm 2009 như sau: doanh số nhờ thu hàng xuất đạt 1,440,000 USD, tăng 1,126,000 USD (+358.60%); doanh số nhờ thu hàng nhập đạt 5,557,000 USD, tăng 3,960,000 USD (+247.96%); lượng tiền chuyển đến đạt 148,314,000 USD, giảm 162,661,000 USD (-52.31%); lượng tiền chuyển đi đạt 82,789,000 USD, giảm 2,863,000 USD (-3.34%) so với năm 2008. Năm 2010, doanh số nhờ thu hàng xuất đạt 1,510,000 USD, tăng 70,000 USD (+4.86%); doanh số nhờ thu hàng nhập đạt 3,160,000 USD, tăng 2,397,000 USD (-43.13%); lượng tiền chuyển đến đạt 172,534,000 USD, tăng 24,220,000

USD (+16.33%); lượng tiền chuyển đi đạt 67,821,000 USD, giảm 14,968,000 USD (-18.08%). Hoạt động chuyển tiền đi và chuyển tiền đến chiếm tỷ trọng cao trong doanh số hàng xuất và hàng nhập. Tuy chuyển tiền chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh số TTQT của NH, nhưng nghiệp vụ này lại mang tính rủi ro cao cho nhà xuất khẩu, nên hiện nay ít được sử dụng.

Hoạt động thanh toán hàng nhập đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao dần, hoạt động chuyển tiền giảm dần tỷ trọng trong nghiệp vụ TTQT. Điều này cho thấy sự quan tâm và đầu tư của NH vào phương thức thanh toán bằng L/C. Hoạt động TTQT theo phương thức thanh toán bằng L/C cho hàng hóa nhập khẩu tại

Agribank ĐN không những đáp ứng nhu cầu của KH, đem lại lợi nhuận cho

Agribank ĐN mà còn góp phần nâng cao uy tín của hệ thống Agribank VN. Thanh toán hàng hóa nhập khẩu theo phương thức thanh toán bằng L/C đang là một hoạt

động chủ yếu của phòng KDNH, Agribank ĐN, bởi vì phương thức thanh toán

bằng L/C đang là phương thức TTQT phổ biến, an toàn nhất trong điều kiện hiện nay và hầu hết KH có giao dịch thanh toán với Agribank ĐN chỉ chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu. Về doanh số mở L/C nhập khẩu, năm 2009 đạt 36,837,000 USD,

giảm 7,908,000 USD (-17.67%); doanh số thanh toán hàng nhập đạt 42,735,000

USD, tăng 3,745,000 USD (+9.61%) so với 2008. Doanh số thanh toán hàng nhập bằng L/C năm 2009 tăng là do số món tăng và trị giá của mỗi L/C cũng tăng. Tốc độ tăng trưởng đó thể hiện uy tín ngày càng cao và khả năng tìm kiếm KH của NH, đã làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu lớn tin cậy và tìm đến NH với tư

cách là NH mở

L/C cho mình. Năm 2010, doanh số

mở L/C nhập khẩu đạt

46,311,000 USD, tăng 9,474,000 USD (+25.72%); doanh số thanh toán hàng nhập đạt 40,896,000 USD, giảm 1,839,000 USD (-4.3%). Doanh số thanh toán hàng nhập bị sụt giảm là do sự thay đổi bất thường trong doanh số giao dịch của KH. Các doanh nghiệp đã co hẹp hoạt động nhập khẩu do có nhiều biến động trên thế giới về kinh tế, chính trị. Mặt khác, trên thực tế, các KH của NH khi kinh doanh hàng nhập khẩu chỉ sử dụng các loại L/C không hủy ngang, L/C không hủy ngang có xác nhận, còn các loại L/C khác vẫn chưa được sử dụng nhiều. Điều này có thể

do đặc điểm kinh doanh chưa cần thiết hoặc chưa phù hợp để sử dụng các loại L/C đó.

Về doanh số thông báo L/C xuất khẩu, năm 2009 đạt 35,848,000 USD, tăng

1,430,000 USD (+4.15%). Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, đến năm 2009 nền kinh tế thế giới vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, ảnh hưởng không ít tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại VN. Trong năm 2009, tình

hình xuất khẩu của thị trường VN biến động liên tục, các doanh nghiệp trong

nước nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu tại ĐN nói riêng gặp nhiều khó khăn: số lượng đơn hàng sút giảm, nguyên liệu đầu vào tăng cao do lạm phát, giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm thấp gây thua lỗ… Bên cạnh đó, do sự ra đời và cạnh tranh gay gắt của các NHTM được phép tham gia hoạt động TTQT để thu hút KH, trong khi số lượng các doanh nghiệp tham gia XNK bị hạn chế. Vì vậy

doanh số

báo có hàng xuất khẩu trong năm 2009 giảm sút khá nhiều, chỉ

đạt

22,564,000 USD, giảm 9,875,000 (-30.44%). Năm 2010, doanh số báo có hàng xuất

đạt 24,979,000 USD, tăng 2,415,000 USD (+10.7%) so với năm 2009. Trước tình hình bất ổn của thế giới ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp phải thu hẹp các hoạt động của mình vì vật giá leo thang, sự lên xuống khó đoán của tỷ giá, dẫn đến sự thay đổi bất thường trong doanh số giao dịch của KH nên trị giá thông báo L/C xuất khẩu của

NH giảm so với năm 2009: doanh số thông báo L/C xuất khẩu đạt 32,892,000

USD, giảm 2,956,000 USD (-8.25%). Điều này không chỉ xuất phát từ những khó khăn khách quan của môi trường bên ngoài mà còn từ những hạn chế nhất định trong quy trình thanh toán của NH.

2.3.3.2 Đánh giá tình hình hoạt động TTQT tại NH Agribank ĐN

- Kết quả đạt được:

Cùng với sự phát triển và ứng dụng nhiều phần mềm tin học vào công nghệ NH giúp hỗ trợ đắc lực cho công việc thanh toán XNK và kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn, đồng thời nhờ tổ chức phòng chuyên trách tạo điều kiện chuyên môn hóa hoạt động, hoạt động KDNH và TTQT của NH đã đạt được những kết quả tốt.

Phòng KDNH luôn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm chỉ đạo của Ban giám đốc, nhận được sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và phòng ban khác nên nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cũng như TTQT luôn được phát triển mạnh mẽ, song song cùng với các nghiệp vụ truyền thống như huy động tiền gửi, cho vay… Qua các số liệu trong bảng, chúng ta thấy doanh số hàng xuất cao hơn hàng nhập, điều này thể hiện sự nỗ lực của Ban giám đốc và tập thể nhân viên trong việc khai thác quan hệ với các doanh nghiệp xuất khẩu và đối với hàng nhập khẩu thì ưu tiên phục vụ cho các doanh nghiệp truyền thống, hạn chế cho vay các doanh nghiệp mới chuyên về hàng nhập. Điều này cho thấy các chính sách của Agribank ĐN luôn quán triệt theo nhà nước và NHNN. Tính đến thời điểm này, số lượng các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh XNK có quan hệ với NH tăng lên đáng kể, từ 49 doanh nghiệp trong năm 2003 và hiện nay là 121 doanh nghiệp.

Nghiên cứu thực hiện và chấp hành tốt văn bản của NH Agribank VN về quy trình nghiệp vụ TTQT và các công văn chỉ đạo điều hành hoạt động hợp tác quốc tế và kinh doanh ngoại hối để nâng cao chất lượng nghiệp vụ và phát triển nghiệp vụ mới, tạo chủ động cho các chi nhánh với cơ chế linh hoạt hơn, đồng thời hỗ trợ các chi nhánh giải quyết những vướng mắc, khó khăn về nghiệp vụ được kịp thời và đúng đắn, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm TTQT, nâng cao khả năng cạnh tranh của NH trên địa bàn tỉnh.

NH còn thực hiện nhiều hoạt động nhằm mở rộng dịch vụ TTQT và KDNH như: tổ chức hội nghị các doanh nghiệp XNK hàng năm nhằm đưa ra những ưu đãi về việc mua bán ngoại tệ qua NH Agribank ĐN, lãi suất vay và tài trợ XNK trên cơ sở thực hiện các văn bản của NH Agribank VN, tạo điều kiện thuận lợi cho NH đẩy mạnh doanh số của các hoạt động TTQT và KDNH. Hoạt động TTQT đã thực sự nối kết doanh nghiệp với NH, khép kín 1 đầu mối giao dịch tín dụng VND và USD. NH đã phối hợp với 1 số dịch vụ ngân quỹ khác đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp trong hoạt động như chi hộ lương cho 1 số công ty, thu hút về NH hàng triệu USD mỗi tháng, mở tài khoản tiền gửi cho công nhân để chuyển lương qua NH.