Các Yếu Tố Bên Ngoài Và Các Lĩnh Vực Có Liên Quan Và Phụ Trợ


thống các mức độ rủi ro hoạt động ngân hàng cao. Nếu phân loại nợ và trích lập đủ dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế; khả năng có không ít NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao và vốn tự có âm. Những rủi ro trong hoạt động ngân hàng rất đáng quan tâm ở Việt Nam nhất là trong điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô còn thiếu ổn định như hiện nay. Vốn huy động bằng ngoại tệ lớn (năm 2004 chiếm 29,5% tổng nguồn vốn huy động); tỷ trọng cho vay trung, dài hạn so tổng dư nợ tín dụng có xu hướng tăng (từ 35,8% năm 2000 lên 42,7% năm 2004), trong khi đó nguồn vốn trung, dài hạn thiếu so với nhu cầu và khó huy động (tỷ trọng vốn huy động trung và dài hạn so tổng nguồn vốn huy động tăng chậm, từ mức 26,7% năm 2000 lên 29,4% năm 2004 mà chủ yếu là trung hạn), do đó các NHTM đã sử dụng một phần đáng kể vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Cho vay kinh tế nhà nước đang chiếm tỷ trọng lớn (42,5% tổng dư nợ tín dụng), trong khi năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhà nước còn yếu kém. Tín dụng ngân hàng dành cho khu vực kinh tế dân doanh còn thấp (năm 2004 đạt 38,63% tổng dư nợ)

Yếu tố về mỏng và rủi ro cao về vốn cũng là một hạn chế trong việc triển khai bao thanh toán. Gần đây, để tăng dần tiềm lực tài chính của các NHTM, bên cạnh huy động tiền gửi trong dân cư, NHNN hiện đang đưa ra kế hoạch cổ phần hoá một số NHTMNN, các NHTM tích cực huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp thông qua các đợt phát hành trái phiếu ngân hàng, do vậy đó cũng là một cơ hội tiềm tàng đáp ứng nhu cầu về vốn khi dự tính triển khai bao thanh toán vào năm 2007.

Yếu tố con người :

Có thể nói, con người luôn giữ vai trò trung tâm trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực ngân hàng, con người càng có vai trò quan trọng do đây là một hoạt động dịch vụ, việc duy trì quan hệ giữa khách hàng


và ngân hàng là nhiệm vụ trung tâm cho sự tồn tại và phát triển của các NHTM .

Trong giai đoạn gần năng lực quản trị điều hành và năng lực thao tác nghiệp vụ bao thanh toán trong hệ thống một số NHTM đã được nâng cao thông qua các khoá đào tạo trong và ngoài nước. Các ngân hàng lớn chuyên về bao thanh toán thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng, thường xuyên gửi các chuyên gia của mình sang tổ chức các buổi tọa đàm về bao thanh toán. Do hoạt động cơ bản và truyền thống của cac ngân hàng là hoạt động tín dụng; trong quá trình hoạt động, ngân hàng đã xây dựng được một đội ngũ các nhân viên có trình độ trong việc thẩm định tín dụng, quyết định cho vay và thu hồi nợ. Do vậy họ có khả năng và giàu kinh nghiệm để sẵn sàng đón nhận, tiếp thu một nghiệp vụ mới khi cần, đặc biệt đối với nghiệp vụ bao thanh toán. Gần đây nhất, FCI đã tổ chức hội thảo với sự có mặt đại diện các thành viên của mình ở thành phố Hồ Chí Minh đánh giá về triển vọng áp dụng bao thanh toán ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Yếu tố về hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại:


Nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 8

Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM nhưng rủi ro lớn, hiệu quả đạt được không tương xứng với mức độ rủi ro thực tế đã và tiếp tục là nguyên nhân tạo ra nguy cơ đe doạ an toàn hoạt động của các NHTM: Cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu tạo ra thu nhập cho các NHTM (trên 80% tổng thu nhập); thu về dịch vụ thanh toán, lãi kinh doanh ngoại hối và nghiệp vụ đầu tư, đặc biệt là dịch vụ tài chính phi ngân hàng (kinh doanh chứng khoán, tư vấn tài chính, mua bán nợ, ...) còn thấp. Việc phát triển loại hình bao thanh toán, trên cơ sở đó, cũng sẽ gặp không ít khó khăn, do các NHTM Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến những lĩnh vực dịch vụ khác ngoài tín dụng. Đây sẽ là một thị trường bỏ ngỏ, trở thành một cơ hội


lớn cho các ngân hàng nước ngoài nhảy vào Việt Nam sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.

2.3.2. Nhu cầu của khách hàng

Khách hàng là đối tượng phục vụ của ngân hàng, là yếu tố định hướng cho việc duy trì, mở rộng và phát triển của các NHTM. Sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của các ngân hàng gắn liền với mối quan hệ của ngân hàng với khách hàng, vào khả năng thỏa mãn những nhu cầu phong phú và đa dạng của khách hàng

Mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng của hệ thống các NHTM Việt Nam còn yếu. Khách hàng tìm đến ngân hàng đôi khi không tìm được sự phù hợp của các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng với nhu cầu của mình. Cho một ví dụ, khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ bao thanh toán của ngân hàng, nhưng hiện nay mức phí cũng chưa hợp lý, không có sự khác biệt về phí giữa phương thức bao thanh toán và phương thức tín dụng chứng từ.

Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2002, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam khoảng 62.908 trong đó có 5364 doanh nghiệp nhà nước, 55.236 doanh nghiệp tu nhân, 2.308 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng số vốn của doanh nghiệp nhà nước là 1.441 nghìn tỷ đồng (bình quân 151,2 tỷ đồng/doanh nghiệp). Như vậy có thể thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (mức vốn dưới 5 tỷ đồng) tập trung chủ yếu trong khu vực doanh nghiệp tư nhân. Trên thực tế, khả năng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng thông qua thế chấp tài sản,để phục vụ sản xuất kinh doanh bị hạn chế rất nhiều do các lý do:

- Về thủ tục vay vốn: báo cáo tài chính cũng như việc giải trình về vấn đề vay vốn và khả năng hoàn trả vốn vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu cơ sở thuyết phục.


- Về yêu cầu tài sản thế chấp: hiện nay do quy định chung của Nhà nước, việc đánh giá mức độ tín dụng xếp hạng không cao, các tổ chức tín dụng thường có những yêu cầu khắt khe về tài sản thế chấp đối với các đề nghị vay vốn của các doanh nghiệp này, khiến các doanh nghiệp này không thể đáp ứng nổi.

- Về hạn mức cho vay: Chưa có cơ sở thống nhất cho phương pháp định giá tài sản thế chấp cho nên các quyết định về mức vốn cho vay của các ngân hàng dao động lớn, thấp hơn nhiều so với gía trị thực của tài sản thế chấp

Cũng theo số liệu thống kê năm 2005, tỷ trọng vốn chủ yếu của các doanh nghiệp chiếm khoảng 30% tổng nguồn vốn kinh doanh và con số này có xu hướng ngày càng giảm, điều này có nghĩa là tỷ trọng vốn do doanh nghiệp đi vay và chiếm dụng của doanh nghiệp khác chiếm phần còn lại, trong đó nợ chiếm dụng và nợ quá hạn cũng có xu hướng gia tăng. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tình hình tài chính của doanh nghiệp như vậy đang có tiềm ẩn yếu tố thiếu an toàn.

Trong thời gian qua, cùng với chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cũng đã có những bước phát triển cả về chất và lượng, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Theo số liệu thống kê, mỗi năm doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đóng góp khoảng 25-27% GDP của cả nước. Vốn kinh doanh của khu vực kinh doanh này chiếm 20% so với vốn kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp.

Theo Quyết định số 90/2001/NĐ-CP, DNVVN là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có quy mô đầu tư vốn không quá 10 tỷ đồng, số lao động hàng năm không quá 300 người, DNVVN Việt nam có một số đặc điểm sau:



cao

- Nguồn tài chính còn hạn hẹp, thiết bị công nghệ lạc hậu

- Trình độ quản lý còn yếu kém, tay nghề của người lao động chưa


- Các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, gia công

chế biến, thủ công mỹ nghệ là chủ yếu.

- Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh gọn nhẹ, quản lý đơn giản

- Năng động linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu

Như vậy, đây chính là một đối tượng khách hàng tiềm năng khi các ngân hàng Việt Nam muốn hướng tới khi áp dụng phương thức bao thanh toán. Theo đánh giá, việc tiến hành dịch vụ bao thanh toán đang mở ra cơ hội rất lớn cho các ngân hàng mở một kênh phân phối tín dụng khác cho khách hàng mà không chịu ảnh hưởng của các nhân tố trên, đồng thời góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của các doanh nghiệp này thông qua việc giảm bớt tỷ trọng nợ chiếm dụng.

Ngân hàng vốn vẫn là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu về vốn. Do vậy, về cơ bản, ngân hàng có mối quan hệ lâu dài nhất với hầu hết các đối tượng khách hàng nên ngân hàng chính là đầu mối nắm giữ thông tin một cách chắc chắn và chính xác nhất về khách hàng. Đây cũng chính là một điểm thuận lợi tạo điều kiện phát triển bao thanh toán.

Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết của đại bộ phận dân chúng đối với hoạt động bao thanh toán của ngân hàng còn hạn chế, đặc biệt là hiểu biết về sản phẩm cũng như dịch vụ ngân hàng. Nhu cầu của khách hàng mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ sẵn có do ngân hàng cung cấp mà chưa có tính chất gợi mở cho ngân hàng về các loại hình dịch vụ mới. Đây cũng là nguyên nhân gây ra sự kém đa dạng về dịch vụ ngân hàng ở nước ta. Một nguyên nhân khách quan nữa là do trình độ công nghệ chung của đất nước còn ở mức độ lạc hậu so với nhiều nước trên thế giới nên trình độ công


nghệ trong lĩnh vực ngân hàng cũng không thể hiện đại đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như các ngân hàng thuộc các nước tiên tiến.

Về nguyên nhân chủ quan, chính bản thân các ngân hàng cũng không nhanh nhạy nắm bắt ý muốn của khách hàng, không tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường để tìm hiểu những nhu cầu mới nảy sinh và tìm cách đáp ứng chúng. Các ngân hàng cũng không có các hoạt động xúc tiến truyền thông có hiệu quả để giới thiệu với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ bao thanh toán của ngân hàng. Một nguyên nhân nữa liên quan đến tiềm lực tài chính của ngân hàng. Với quy mô vốn nhỏ, các ngân hàng không thể đầu tư cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến công nghệ ngân hàng, thực hiện các chiến lược quảng bá, giới thiệu sản phẩm bởi những công việc này đòi hỏi một lượng tiền không nhỏ. Điều này làm hạn chế khả năng của ngân hàng trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

2.3.3. Các yếu tố bên ngoài và các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ

Về các yếu tố bên ngoài, trước hết phải kể đến sự phát triển nền kinh tế đất nước cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ năm 2000 trở lại đây, nền kinh tế liên tục tăng trưởng khá nhanh (thấp nhất là 6,79% năm 2000, cao nhất là 7,69% năm 2004 và 8,5% năm 2005), kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định (chỉ số CPI tăng bình quân 3,34%/năm, thâm hụt ngân sách nhà nước được kiểm soát dưới 5% GDP) và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Nhờ đó, môi trường hoạt động ngân hàng ngày càng thuận lợi và hấp dẫn; nhu cầu về số lượng và chất lượng dịch vụ ngân hàng Việt Nam ngày càng tăng. Hệ thống dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và có chất lượng cao hơn. Một số dịch vụ ngân hàng hiện đại đã được triển khai và xã hội chấp nhận (ngân hàng điện tử, Internet banking, phone banking, mobile banking, thẻ ATM,....). Hệ thống ngân hàng đã có những cải thiện đáng kể về năng lực thể chế, tài chính, hoạt động, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân phối. Số lượng các tổ


chức cung cấp dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng cùng với quá trình tự do hoá kinh tế và mở cửa thị trường tài chính trong nước.

Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế cao nhưng trình độ phát triển nền kinh tế nước ta thấp và môi trường kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn, yếu kém làm hạn chế khả năng cung ứng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ bao thanh toán. Qui mô nền kinh tế còn nhỏ: năm 2005, GDP ước đạt trên 50 tỷ USD và bình quân đầu người ước đạt trên 600 USD, còn rất thấp so với các nước phát triển hơn trong khu vực, chưa vượt ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp. Năng lực tài chính và hoạt động của các tổ chức, cá nhân còn nhiều yếu kém. Sử dụng các dịch vụ ngân hàng chưa trở thành thói quen và văn hoá tiêu dùng của công chúng. Điều này dẫn đến nhu cầu của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng còn hạn chế và môi trường hoạt động ngân hàng rủi ro.

Thị trường vốn và thị trường tiền tệ phát triển chậm, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của các NHTM về huy động vốn và đầu tư làm hạn chế khả năng đa dạng hoá kinh doanh và phòng ngừa rủi ro: Thị trường tài chính phát triển cân bằng, nhất là thị trường vốn dài hạn đáp ứng nhu cầu rất lớn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo ra áp lực cho hệ thống ngân hàng phát triển kém bền vững do tập trung tín dụng và tăng trưởng tín dụng nóng. Rủi ro sai lệch kỳ hạn và rủi ro thanh khoản ngày càng lớn khi các NHTM mở rộng cho vay trung, dài hạn không tương xứng với cơ cấu nguồn vốn.

Trong các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ đối với ngành ngân hàng, đầu tiên phải kể đến vai trò của công nghệ ngân hàng. Phát triển công nghệ ngân hàng là yếu tố then chốt để củng cố và mở rộng ngân hàng, để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Ở Việt Nam, ngành ngân hàng có mức độ hiện đại hóa công nghệ khá nhanh chóng và có lẽ đang là một trong những ngành dẫn đầu trong lĩnh vực


này. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đến nay đã có gần 200 chi nhánh của 50 thành viên tham gia. Từ ngày 1/1/2003, hệ thống thanh toán bù trừ điện tử cũng đã được đưa vào vận hành chính thức, thay thế hoàn toàn việc trao đổi trực tiếp chứng từ giấy; nhờ đó, rút ngắn được thời gian chuyển tiền và đảm bảo độ chính xác cao. Do đó, hoạt động giữa các ngân hàng liên kết với nhau trở nên chặt chẽ, có khả năng hỗ trợ nhau khai thác, tìm kiếm thông tin liên quan tới khách hàng. Đây cũng là một lợi thế sẵn có để có thể triển khai dịch vụ mới như bao thanh toán

Ngoài ra, còn một số yếu tố tiềm tàng trong quá trình áp dụng bao thanh toán. Mặc dù vẫn còn rất nhiều khó khăn tồn tại nhưng có thể khẳng định một điều rằng, trong tương lai bao thanh toán sẽ là một phương thức thanh toán đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để hướng tới mục tiêu phát triển loại hình dịch vụ này tại các NHTM, bằng sự hỗ trợ từ phía chính phủ, học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, các NHTM Việt Nam phải có sự quan tâm thích đáng tới chính loại hình bao thanh toán này. Bằng một số vốn kinh nghiệm thực tế nhỏ bé, tác giả xin đóng góp vào luận văn một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam thông qua chương III của luận văn này.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 06/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí