Đánh Giá Thực Trạng Dịch Vụ Bao Thanh Toán Tại Các Nhtm Việt Nam


Tuy vậy, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng có những lợi thế nhất định được coi là thuận lợi trong quá trình triển khai bao thanh toán tại Việt Nam:

o Yếu tố con người: với phong cách quản lý và hiệu quả trong công việc cũng như kinh nghiệm trong toàn bộ quá trình quản lý sổ sách các khoản phải thu, đồng thời cách thức đánh giá doanh nghiệp ở góc độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó nên các ngân hàng nước ngoài thường có thế mạnh về thực hiện bao thanh toán

o Mối quan hệ: Bản thân các ngân hàng nước ngoài cắm nhánh tại Việt Nam cũng đã có mối quan hệ rất chặt chẽ trong quan hệ tín dụng và thanh toán với ngân hàng mẹ và các chi nhánh có quan hệ đại lý trong cùng hệ thống, do đó bao thanh toán được tiến hành tại Việt Nam hoàn toàn rất thuận lợi cho phát triển và mở rộng, đặc biệt với bao thanh toán xuất nhập khẩu. Hơn nữa, họ không tốn nhiều thời gian và tiền bạc xây dựng các mối quan hệ này khi áp dụng bao thanh toán quốc tế.

o Công nghệ ngân hàng: việc chuyển giao công nghệ ngân hàng đáp ứng để phục vụ cho yêu cầu nghiệp vụ bao thanh toán đã đem lại những lợi thế cho các ngân hàng nước ngoài Do đó khả năng đáp ứng trong toàn bộ các khâu từ giai đoạn bắt đầu cho đến khi kết thúc quá trình của một khoản bao thanh toán diễn ra nhanh chóng nên đáp ứng kịp thời yêu cầu về vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Với những lợi thế trên đây trong thời gian qua, các ngân hàng này đã thu đuợc những kết quả đáng kể trong hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam. Bắt đầu cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại Việt Nam từ đầu năm 2005, chi nhánh ngân hàng (FENB) của Mỹ đã xây dựng cho mình một mối quan hệ chặt chẽ giữa chi nhánh ngân hàng với các NHTMCP Việt Nam như Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, Ngân hàng Phương Đông…. Đầu năm 2005, ngân hàng OCB đã triển khai nghiệp vụ bao


thanh toán dựa trên thoả thuận hợp tác với chi nhánh ngân hàng FENB tại Việt Nam; theo đó, khi phát sinh nhu cầu bao thanh toán, ngân hàng FENB đóng vai trò là ngân hàng bao thanh toán và các ngân hàng liên kết đóng vai trò là ngân hàng ứng vốn thanh toán. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng doanh số bao thanh toán của ngân hàng FENB tại Việt Nam khoảng 45.632.000.000 VND, con số tuy nhỏ nhưng khẳng định rằng chi nhánh ngân hàng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tận dụng được thế mạnh của mình trong hoạt động triển khai dịch vụ mới, đồng thời việc liên kết giữa các ngân hàng này với các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng Việt Nam có cơ hội học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ đối tác; trên cơ sở đó phát huy thế mạnh và điều kiện vốn có của chính ngân hàng trong quá trình chính thức trở thành thành viên của các tổ chức bao thanh toán lớn trên thế giới.

Bên cạnh đó, chi nhánh ngân hàng Citibank, UFJ Bank, Deutsch Bank cũng đang đưa dịch vụ này vào triển khai áp dụng và bắt đầu có bước khởi động. Nhìn chung, đối với hầu hết các tổ chức tín dụng, cũng như các doanh nghiệp, bao thanh toán vẫn là một nghiệp vụ khá mới mẻ. Do đó, việc đánh giá hoạt động thông qua con số là rất khó khăn. Với một vấn đề mà lần đầu tiên tiếp cận sâu, tác giả xin đưa ra một số đánh giá chung về triển khai dịch vụ bao thanh toán tại các ngân hàng, trên cơ sở đó có những đánh giá khách quan về triển vọng áp dụng bao thanh toán ở Việt Nam.

2.2.3. Đánh giá thực trạng dịch vụ bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004, thị trường dịch vụ bao thanh toán cũng đã bước đầu có những biến chuyển rõ rệt. Nghiệp vụ bao thanh toán đã có cơ sở pháp lý làm nền tảng để các tổ chức tín dụng tại Việt Nam nghiên


Nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7

cứu tham gia cung cấp loại hình dịch vụ này. Việc bao thanh toán đến chậm với Việt Nam là một điểm yếu, do đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhu cầu về vốn rất lớn nhưng việc tiếp cận với các khoản vay là khó khăn. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp, thậm chí doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam chưa hề biết đến Quy chế về bao thanh toán hay nghiệp vụ bao thanh toán. Hầu hết các thông tin về bao thanh toán được công bố một cách khiêm tốn trên trang web của vài ngân hàng, chưa có chương trình khuyếch trương cũng như quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp trên diện rộng. Do đó một phần dẫn đến nhận thức về bao thanh toán đối với các khách hàng tiềm năng trở nên hạn hẹp.

Nhiều NHTM Việt Nam đã đưa nghiệp vụ bao thanh toán bàn luận và xây dựng chương trình triển khai thực hiện nhưng chưa thực sự quyết liệt. Một số ngân hàng cũng đã đưa ra Quy trình bao thanh toán tạm thời nhưng cho đến nay vẫn chưa thực sự đi vào triển khai. Phải chăng bao thanh toán thực sự khó triển khai, nhiều rủi ro và phức tạp. Nghiên cứu cho thấy, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, bao thanh toán là một giải pháp có nhiều ưu điểm, nó mở ra một nghiệp vụ tín dụng mới, linh động và giải quyết được khúc mắc so với tín dụng truyền thống, khắc phục những nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ. Mặc dù vậy, hoạt động này cũng gặp những rủi ro và phức tạp nhất định, phát hiện ra rủi ro đã là bài toán khó, giải nó như thế nào lại càng khó hơn, đặc biệt trong giai đoạn như nước ta hiện nay. Nhất là bao thanh toán lại quan tâm đến “người thứ 3”, đó là đơn vị bao thanh toán, đó là các ngân hàng đứng ra mua lại các khoản phải thu. Sau khi tiến hành một cuộc điều tra khảo sát một số cán bộ làm công tác tín dụng lấy ý kiến xem “các khoản phải thu” có những vấn đề gì và đánh giá như thế nào cho đúng, phân loại và giám sát như thế nào cho có hiệu quả thì quả thực không dễ khi mà nhiều doanh nghiệp và các thành


phần kinh tế khác của nước ta hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh không ổn định, lãi thật, lỗ giả hoặc lãi giả, lỗ thật hoặc trong cung cách báo cáo không đúng sự thật…. Có thể thấy các rủi ro liên quan đến hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại Việt nam tựu chung lại như sau:

Rủi ro từ người bán: vì đơn vị bao thanh toán là các tổ chức tín dụng mà cụ thể ở đây là các ngân hàng và bao thanh toán là một nghiệp vụ đặc biệt của tín dụng, do vậy người bán chính là một khách hàng vay vốn với điều kiện đảm bảo khoản vay bằng các khoản phải thu của khách hàng đối với bên thứ ba. Người vay có thể tìm ra muôn vàn lý do và cách lý giải để được vay vốn, cũng đồng nghĩa là rủi ro có thể phát sinh từ đây.

Một là, rủi ro xuất hiện do người bán (người đi vay vốn) cố tình gây ra. Hiện tượng này xảy ra cũng có nhiều cách và nhiều nguyên nhân của nó; có thể khách hàng vì một mục tiêu nào đó không trung thực trong hoạt động, cũng có thể do mâu thuẫn trong nội bộ hay vì một lợi ích cá nhân nào đó dẫn tới thủ đoạn móc nối để tạo ra rủi ro cho ngân hàng. Có thể thực hiện được hành vi này vì chính người bán là người sử dụng hoá đơn, chứng từ mua bán. Do vậy ở đây có trường hợp như hợp lý hoá hoá đơn chứng từ tạo ra các hợp đồng ma, hoặc đội giá hợp đồng…. Tuy vậy để thực hiện được ý đồ trên, đòi hỏi phải có hệ thống mắt xích cấu kết mới có thể tạo ra được. Về nguyên nhân này, có thể do người mua người bán thông đồng với nhau, tạo ra sự hợp lệ, hợp lý các chứng từ, tạo khống các khoản phải thu trên giấy tờ mà kỳ thực là không có.

Hai là, rủi ro xảy ra do năng lực yếu kém của bên bán do nhiều nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài tạo ra. Nếu chỉ đơn thuần xét năng lực của người bán như năng lực quản lý, điều hành, năng lực tạo lợi nhuận, phát triển…, có rất nhiều lý do và sẽ kéo theo việc sản phẩm của bên bán không đủ hay không đạt yêu cầu, không đáp ứng được chất lượng đề ra và như vậy,


khi sản phẩm được bán ra không đạt yêu cầu sẽ làm cho cán cân đó bị lệch đó là giá trị các khoản phải thu theo hợp đồng mua bán đã ký lại nhỏ hơn giá trị ứng trước của ngân hàng đã cấp cho bên bán, đây cũng là mấu chốt căn bản ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng. Theo hợp đồng kinh tế đã ký, đơn vị bao thanh toán là chịu phần rủi ro này. Do năng lực yếu kém của bên bán mang lại, hoặc sản phẩm của bên bán có tốt nhưng do lịch sử của bên bán không tốt nên cũng ảnh hưởng đến việc thu tiền hàng của đơn vị bao thanh toán và các khoản phải thu sẽ trở thành món nợ khó đòi.

Ba là rủi ro từ phía người mua hàng. Người mua hàng ở đây là khách hàng của người bán, nghiệp vụ thu nợ ở đây chuyển từ người bán sang quyền thu cho ngân hàng. Có nghĩa là sau khi các bên ký kết xong hợp đồng bao thanh toán và nhận các hồ sơ cần thiết bao gồm chứng từ mua bán, các hợp đồng mua bán và các hoá đơn), ngân hàng sẽ nhận chuyển giao trách nhiệm thu nợ và chịu rủi ro thay người bán hàng. Từ đây mọi phát sinh được giao dịch chủ yếu giữa hai bên là tổ chức bao thanh toán và người mua hàng. Cũng từ đây, việc thu nợ được hay không, nguy cơ rủi ro đến đâu có thể căn cứ vào lý giải sau:

Năng lực tài chính của người mua, gắn trách nhiệm cao với ngân hàng thực hiện bao thanh toán, vì lúc này rủi ro thuộc về ngân hàng, cho dù ngân hàng có thực hiện bao thanh toán đến mức nào có quyền truy đòi hay không truy đòi. Giả sử trong quá trình ngân hàng quản lý các khoản phải thu, do bên mua hàng có cán cân tài chính không tốt, nợ phải trả tương đối cao trong khi các khoản phải thu của bên mua hàng trở nên khó đòi. Thứ hai, do đạo đức của khách hàng. Vì bên mua là bên thứ ba đối với ngân hàng thực hiện bao thanh toán.

Rủi ro từ chất lượng thẩm định của ngân hàng: việc thẩm định của ngân hàng đối với tài sản đảm bảo thường theo quy trình nhất định và đối


với hệ thống ngân hàng Việt Nam, việc thẩm định tài sản là một công việc tương đối thường xuyên và quy củ. Tuy nhiên, để đánh giá đúng chất lượng các khoản phải thu đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải thực sự hiểu và giám sát tốt các khoản phải thu này. Tuy vậy, việc xem xét đánh giá khách hàng bên mua là cả một quá trình, rủi ro này có thể xuất hiện trong quá trình thẩm định do trình độ của cán bộ thẩm định, nguyên nhân có thể là do trình độ của cán bộ thẩm định yếu kém, do ý thức và trách nhiệm của người thẩm định….

Bên cạnh đó còn một số rủi ro về tỷ giá, chính sách…và cả rủi ro về mặt hàng bao thanh toán (ví dụ như thực phẩm, hoa quả, nông sản …vì các sản phẩm này rất khó bảo quản và dễ hỏng).

Ngoài ra, theo đánh giá của lãnh đạo một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam, bao thanh toán thực sự chưa tiện lợi, giá thành dịch vụ lại cao. Phí bao thanh toán xuất khẩu bao gồm phí tài trợ vốn, tương tự như lãi suất tín dụng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp muốn thực hiện bao thanh toán xuất khẩu phải chịu phí dịch vụ khoảng 1-2%, tuỳ thuộc vào tổng doanh số xuất khẩu, giá trị bình quân cho mỗi hoá đơn, thời hạn thanh toán và nhà nhập khẩu. Riêng phí chuyển nhượng mỗi hoá đơn mất từ 10-20 đô la Mỹ. Ngoài ra, ngân hàng Việt Nam thường đòi hỏi rất cao, thông thường phải chứng minh uy tín bên mua hàng hoá. Đây thực sự là một khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, khi hiểu biết và thông tin về thị trường xuất khẩu còn rất hạn chế.

Nếu có một cái nhìn tổng thể về thị trường dịch vụ bao thanh toán Việt nam, đây còn là một thị trường mới, đầy tiềm năng. Đó mới chỉ là giai đoạn bước đầu của quá trình triển khai nghiệp vụ bao thanh toán trên toàn hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo xu thế hội nhập, Việt Nam đang ở ngưỡng cửa gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và trong


tương lai không xa, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO; một trong những ngành phải mở cửa theo các cam kết này đó là ngành ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài tham gia tích cực vào hệ thống tài chính Việt Nam, hệ thống NHTM Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, có liên quan đến sự “sống còn” của từng ngân hàng.

Với phạm vi bài viết có hạn, tác giả xin đưa ra một số đánh giá về triển vọng phát triển nghiệp vụ bao thanh toán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2.3. TRIỂN VỌNG CỦA NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Sự phát triển của nền kinh tế đất nước hôm nay có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống các NHTM Việt Nam. Mặc dù vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém trong hoạt động hi vọng trong tương lai với một thái độ luôn học hỏi, nghiên cứu tìm tòi, kế thừa và phát huy, các NHTM Việt Nam sẽ có những biến đổi cả về lượng và chất trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, mang lại hiệu quả cho ngân hàng và những tiện ích cho khách hàng trong và ngoài nước. Đây cũng chính là một tiền đề quan trọng tạo điều kiện phát triển một nghiệp vụ mới mẻ với nhiều NHTM Việt Nam, bao thanh toán. Để có một đánh tổng hợp về triển vọng dụng bao thanh toán tại Việt Nam, tác giả xin đưa ra một số đánh giá khách quan những yếu tố nội tại, những yếu tố phụ trợ của hệ thống NHTM Việt Nam làm nền tảng phát triển dịch vụ bao thanh toán và nhu cầu thực tế của khách hàng sử dụng loại hình dịch vụ này

2.3.1. Các yếu tố nội tại của hệ thống NHTM

Yếu tố về vốn:

Như đã đề cập ở phần I, chương II, vốn là yếu tố nội tại đầu tiên cần được nhắc đến bởi vai trò quan trọng của nó đối với hoạt động của các


NHTM và các doanh nghiệp Việt Nam. Vốn tự có là nguồn lực cơ bản để minh chứng cho sức mạnh tài chính của các NHTM, quyết định quy mô hoạt động, tầm vươn và độ an toàn cho các hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng trên thương trường. Chính vì vậy, giới quản trị, điều hành ngân hàng, khách hàng và các cơ quan quản lý đều quan tâm đến khả năng của ngân hàng trong việc duy trì và đảm bảo mức vốn đầy đủ khi triển khai loại hình bao thanh toán.

Trên thực tế, quy mô vốn tự có của các NHTM Việt Nam là rất nhỏ bé, kể cả các NHTMNN. Lớn nhất trong hệ thống các NHTMNN là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với 5.000 tỉ đồng, còn các NHTMNN khác chỉ có từ 3.000 - 4.000 tỉ đồng tương đương 300 triệu USD và 130-150 triệu USD. Các NHTMCP có tổng vốn điều lệ khoảng trên 25000 tỉ đồng, tương đương 170 triệu USD. Như vậy, trung bình mỗi NHTMCP chỉ có khoảng trên 3 triệu USD vốn điều lệ (số liệu tính đến tháng 1/2004). Với quy mô vốn như vậy, các ngân hàng nước ta chỉ được xếp vào loại trung bình và nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực, chứ chưa nói tới các ngân hàng của Châu Âu hay Hoa Kỳ.

Tóm lại, quy mô vốn của các NHTM nước ta còn yếu. Sự mỏng manh về vốn này đã làm giảm khả năng mở rộng tín dụng, cung cấp dịch vụ bao thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng đồng thời tăng rủi ro tín dụng, rủi ro trong bao thanh toán của họ.

Về thực lực tài chính đã vậy, còn các yếu tố liên quan đến sự lành mạnh và an toàn tài chính các NHTM nước ta cũng không được bảo đảm. Có thể mỗi ngân hàng có phương pháp quản trị vốn tự có khác nhau: có ngân hàng lấy an toàn làm tiêu chí để định hướng hoạt động kinh doanh, nhưng cũng có ngân hàng lại chấp nhận rủi ro để xích gần tới những cơ hội sinh lời cao hơn. Có thể thấy bên cạnh năng lực tài chính yếu kém, hệ

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 06/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí