Tầm Quan Trọng Của Việc Xây Dựng Tiêu Chuẩn Đánh Giá Tđtl


Tiêu chuẩn về trình độ của thành tích.

Tiêu chuẩn về nhịp độ phát triển của thành tích.

Tiêu chuẩn về sự ổn định thành tích và khả năng tăng trưởng. Tiêu chuẩn về khả năng chịu đựng lượng vận động.

Bốn tiêu chuẩn trên thể hiện 4 mặt khác nhau của việc đánh giá tổng hợp năng lực thể thao.

Các tác giả Nôvicốp A.D và Mátveep L.P cho rằng: “Trình độ tập luyện thường liên quan phần lớn đến những thay đổi thích ứng sinh học (hình thái và chức năng) xảy ra trong cơ thể VĐV dưới những tác động của lượng vận động tập luyện và những thay đổi đó biểu hiện ở sự phát triển năng lực hoạt động của VĐV” [37].

Theo tác giả Xmirơnốp I.V (1984) thì: “TĐTL của VĐV là kết quả tổng hợp của quá trình HLTT, nó phản ánh sự nâng cao khả năng chức phận của cơ thể VĐV, khả năng làm việc chung và chuyên môn, trình độ hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vận động; TĐTL của VĐV được đánh giá và được kiểm tra bằng những khả năng của VĐV thể hiện ở TTTT” [76, Tr23]. Tác giả cũng đã đưa ra những tiêu chuẩn và các phương pháp đánh giá tổng hợp TĐTL của VĐV.

Theo quan điểm của Aulic I.V thì: “Việc đánh giá trình độ tập luyện là một phương tiện kiểm tra cần phải có để phục vụ vấn đề chính, đó là phương pháp tập luyện tạo điều kiện đạt được những thành tích thể thao cao”. Tác giả cũng cho rằng: “Trình độ tập luyện là năng lực tiềm tàng của VĐV để đạt được những thành tích thể thao nhất định trong môn thể thao lựa chọn và năng lực này được biểu hiện cụ thể ở sự chuẩn bị về kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, đạo đức - ý chí và trí tuệ...” [1, Tr7-8].

Theo quan điểm của Nguyễn Toán: “Trình độ tập luyện của VĐV là kết quả tổng hợp của việc giải quyết các nhiệm vụ trong thực tiễn huấn luyện thể thao. Trình độ tập luyện thể hiện ở mức độ nâng cao chức phận cơ thể, năng lực hoạt động chung và chuyên môn của VĐV ở mức hoàn thiện các kỹ năng và kỹ xảo thể thao phù hợp” [59].

Tác giả Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn cho rằng: “Trình độ đào tạo là nhằm chỉ tất cả các mặt đào tạo để làm cho VĐV có thể đạt được những thành tích


thể thao kế tiếp nhau. Trình độ đào tạo bao gồm trình độ đào tạo về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý và cả lý luận nhất định của VĐV” [60].

Trình độ (năng lực) thể thao thể hiện trong tập luyện và thi đấu của VĐV. Nó là cấu trúc tổng hợp về thể năng, kỹ năng, trí năng, năng lực tâm lý... Trình độ (năng lực) về chiến thuật liên quan chặt chẽ tới cả bốn thành phần trên. Sự hình thành những năng lực trên chủ yếu qua huấn luyện. Nhờ huấn luyện mà VĐV có được và nâng dần trình độ thích ứng mới, ngày càng cao hơn (trong giai đoạn phát triển) hoặc duy trì hay hạn chế sự suy giảm trong giai đoạn VĐV đã có thâm niên thể thao tương đối cao. Người ta còn gọi đó là trình độ tập luyện của VĐV [4]. Cũng theo tác giả, mỗi môn thể thao đều có đặc điểm riêng nên yêu cầu đặc trưng của trình độ tập luyện cũng có khác nhau.

Theo tác giả Nabatnhicova. M.I: “Trình độ tập luyện của VĐV là khả năng thích ứng của VĐV trong hoạt động nhờ hoàn thiện sự điều khiển và phối hợp hoạt động giữa các hệ thống chức năng trên cơ sở những biến đổi sâu sắc về cấu tạo chức phận trong cơ thể” [38].

Theo quan điểm của Nguyễn Danh Thái: “Trình độ tập luyện của VĐV là trình độ điêu luyện về kỹ chiến thuật, mức phát triển về tố chất thể lực và sự vững vàng nhạy bén về tinh thần và ý thức để đáp ứng yêu cầu đạt thành tích thể thao ngày càng cao” [51].

Theo quan điểm sinh lý học của Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003): “Mức độ thích nghi của cơ thể với một hoạt động cụ thể nào đó đạt được bằng hoạt động đặc biệt, được gọi là TĐTL” [25, tr 339]. Cũng theo tác giả: “Khái niệm TĐTL bao giờ cũng liên quan đến những biến đổi về cấu tạo và chức năng xảy ra bên trong cơ thể dưới tác động của LVĐ tập luyện”. Từ đó thấy quan điểm của các nhà sinh lý học thì TĐTL chính là những biến đổi về cấu tạo và chức năng của cơ thể để thích nghi với LVĐ trong tập luyện và thi đấu.

Theo Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh và Trần Quốc Tuấn thì: “Trình độ tập luyện là một phức hợp gồm nhiều thành tố Y – sinh, tâm lý, kỹ chiến thuật, thể lực, ngày càng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp lâu dài của lượng vận động tập luyện và thi đấu cũng như các liệu pháp hỗ trợ ngoại sinh khác” [66, tr 8].


Theo Nguyễn Kim Lan dịch từ tài liệu của Biriuc E.B và Bơlacova A.T thì xác định trình độ tập luyện là việc sử dụng các phương tiện và phương pháp đo lường thích hợp để thu thập thông tin về trình độ tập luyện của VĐV trong một giai đoạn nhất định của quá trình huấn luyện dài hạn. [30, tr 32].

Ngoài những quan điểm trên thì ở một số môn thể thao khác nhau các tác giả khi nghiên cứu sâu cũng nêu những quan điểm của mình về TĐTL như: Nguyễn Kim Xuân (2001), Thể dục dụng cụ [77, tr 28], Nguyễn Tiên Tiến (2001), Bóng bàn [58, tr 16 - 18], Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2004), Bóng đá [5, tr 24], Đặng Hà

Việt (2007), Bóng rổ [70, tr 29], Chung Tấn Phong (2000), Bơi lội [47, tr 28],

Nguyễn Thy Ngọc (2008), Taekwwondo [42, tr 18], Nguyễn Quang Vinh (2009),

Xe đạp đường trường [71, tr 38], Đàm Trung Kiên (2009), Điền kinh [28, tr 26], Đàm Tuấn Khôi (2012), Cầu lông [29, tr 30], Trịnh Toán (2013), chạy cự ly trung bình (CLTB) [61, tr 15], Phạm Việt Thanh (2019), Đá cầu [52, tr 32], Phan Thùy

Linh (2020), chạy CLTB [33, tr 48].

Như vậy, theo quan niệm của các nhà khoa học, trình độ tập luyện có thể tóm tắt như sau: Trình độ tập luyện là mức thích ứng của cơ thể đạt được qua tập luyện hoặc bằng con đường tập luyện hoặc nhờ lượng vận động tập luyện, nhờ lượng vận động thi đấu và các bài tập bổ trợ khác. Và trình độ tập luyện của VĐV còn là sự thể hiện các mức độ kỹ, chiến thuật, mức độ đạt tới của các tố chất thể lực, đồng thời là khả năng thích ứng của VĐV nhờ hoàn thiện sự điều khiển và phối hợp hoạt động giữa các hệ thống chức năng.

Theo các quan điểm và định nghĩa đã được nêu trên, có thể thấy rằng trình độ tập luyện của VĐV đã được các nhà khoa học nhìn nhận theo những luận điểm chính sau:

Trình độ tập luyện bao gồm nhiều mặt, nhiều thành phần và chịu sự ảnh hưởng của lượng vận động.

Trình độ tập luyện chủ yếu là những biến đổi thích nghi về hình thái và chức năng diễn ra trong cơ thể dưới tác động của tập luyện.

Yếu tố cơ bản của trình độ tập luyện là thành tích thể thao được nâng cao thông qua quá trình đào tạo, huấn luyện.

Trình độ tập luyện được thể hiện ở các mặt: Hình thái, chức năng, kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý, ... khi VĐV thực hiện các hoạt động chuyên môn.

Có thể thấy, quan niệm về trình độ tập luyện trong thể dục thể thao được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, khá phong phú và đa dạng. Theo quan điểm của Luận án thì: “Trình độ tập luyện của VĐV chính là năng lực thích nghi


lượng vận động cao trong một môn thể thao nhất định nào đó mà VĐV đạt được thông qua thành tích tập luyện và thi đấu”. Như vậy có thể thấy, trình độ tập luyện là một phức hợp gồm nhiều thành tố sinh học, tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật và thể lực hợp thành, được hoàn thiện nhờ ảnh hưởng của quá trình tập luyện, thi đấu và các liệu pháp hỗ trợ ngoại sinh khác. Đánh giá trình độ tập luyện là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình huấn luyện thể thao để hỗ trợ cho công tác huấn luyện, tuyển chọn của HLV.

1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL

Trình độ tập luyện có tầm quan trọng đặc biệt đối với quy trình đào tạo, huấn luyện VĐV. Nó đánh giá khả năng thích ứng và mức độ thích nghi của VĐV thông qua quá trình tập luyện và thi đấu. TĐTL càng cao thì VĐV có khả năng thực hiện các nhiệm vụ buổi tập càng tốt, do đó TĐTL còn thể hiện tiềm năng của VĐV có thể đạt TTTT cao trong từng môn thể thao nhất định.

Trong quy trình đào tạo VĐV nhiều năm, việc đánh giá TĐTL của VĐV các cấp theo độ tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và lý luận, đặc biệt trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV.

Thực tiễn cho thấy, trong công tác huấn luyện thể thao hiện đại đòi hỏi HLV phải tuân thủ theo một quy trình huấn luyện nhất định, có hệ thống, khoa học nhằm xác định hiệu quả huấn luyện đối với sự phát triển năng lực thể thao của VĐV. Và điều đó chỉ thấy được thông qua việc kiểm tra đánh giá TĐTL của VĐV một cách toàn diện, khoa học dựa trên nhiều yếu tố: Hình thái, chức năng, tâm lý, thể lực, kỹ thuật, chiến thuật,…

Ngoài ra, việc kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV không chỉ đánh giá hiện trạng năng lực thể thao của VĐV ứng với một giai đoạn huấn luyện nhất định, mà nó còn là thông tin “ngược chiều” để đánh giá hiệu quả huấn luyện cho một giai đoạn hay một chu kỳ huấn luyện của HLV. Qua đó giúp HLV phát hiện những khiếm khuyết cần phải sửa đổi, điều chỉnh hay khắc phục, xem xét những ưu điểm đã thực hiện được cần phát huy để tiếp tục xây dựng và tiến hành huấn luyện ở các giai đoạn tiếp theo.

Mặt khác thông qua kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV ta có những thông tin cần thiết, đáng tin cậy để tuyển chọn, đào tạo và dự báo thành tích ở các giai đoạn tiếp theo.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nhiều nhà nghiên cứu của các nước đã đi sâu vào nghiên cứu từng mặt năng lực thể thao của VĐV ở từng môn thể thao cụ thể nhằm xác định được các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV phù


hợp với từng môn thể thao, từng quốc gia, từng khu vực trên thế giới. Từ đó đã có hàng loạt các nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế được công bố.

1.3. Đặc điểm môn chạy cự ly dài

1.3.1. Đặc điểm chung của môn chạy cự ly dài [8]

Chạy cự ly dài đối với nam bao gồm các cự ly: 5.000m, 10.000m; đối với nữ: 3.000m, hiện nay ở một số nước, nữ còn có các cự ly 5.000m và 10.000m.

Chạy cự ly dài hoạt động mang tính động lực, môn có chu kỳ, cự ly hoạt động tương đối dài, tốc độ tương đối chậm, hoạt động ở vùng cường độ lớn, yêu cầu trọng tâm cơ thể ổn định, độ ngả thân trên thay đổi trong giới hạn 20 – 30 và nó tăng lên khi đạp sau và giảm đi lúc tiếp đất; động tác cần thả lỏng nhịp điệu, tiết tấu động tác tốt, cơ thể hoạt động cần thả lỏng và tiết kiệm thể lực.

1.3.2. Nguyên lý kỹ thuật của môn chạy cự ly dài [8]

Chạy cự ly dài hoạt động mang tính động lực, môn thể thao có chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm có 2 bước, chia làm 4 thời kỳ và 12 giai đoạn.

CHU KỲ CHẠY


Bước chân phải Bước chân trái


Thời kỳ chống tựa Thời kỳ bay Thời kỳ chống tựa Thời kỳ bay


Giai đoạn chống trước.

Chân lăng phía sau.

Giai đoạn chống trước.

Chân lăng phía sau.

Giai đoạn thẳng đứng.

Chân lăng thẳng đứng.

Giai đoạn thẳng đứng.

Chân lăng thẳng đứng.

Giai đoạn đạp sau.

Chân lăng phía trước.

Giai đoạn đạp sau.

Chân lăng phía trước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.


Kỹ thuật chạy cự ly dài bắt đầu từ xuất phát cao. Trong chạy 5.000m, 10.000m xuất phát chung ở đường vòng. Theo lệnh xuất phát, VĐV bắt đầu chạy và thực hiện những bước đầu tiên với độ ngã thân trên lớn. Sau đó độ ngã thân trên dần dần giảm đi và VĐV chuyển sang chạy thoải mái ở giai đoạn chạy giữa quãng (hình 1) [8]


Hình 1 1 Kỹ thuật chạy cự ly dài Trong kỹ thuật chạy cự ly dài động tác 1

Hình 1.1: Kỹ thuật chạy cự ly dài

Trong kỹ thuật chạy cự ly dài, động tác của chân là quan trọng nhất, chân hơi gấp được đặt có đàn tính xuống đất bằng phần trước của bàn chân và sau đó trên tất cả bàn chân. Dấu bàn chân nằm trên một đường thẳng, mũi chân hầu như không xoay sang hai bên.

Đạp sau có hiệu quả được đặc trưng bằng sự thẳng chân của tất cả các khớp. Góc đạp sau khoảng 500 – 550. Độ nâng cao đùi chân lăng lúc đạp sau nhỏ hơn so với cự ly trung bình. Trong lúc bay, chân vừa tham gia đạp sau được thả lỏng, sau đó gấp ở khớp gối và nhanh chóng đưa về trước.

Độ dài bước của VĐV chạy cự ly dài dao động khoảng 160cm – 200cm và không đều. Dao động này tùy thuộc vào sự xuất hiện mệt mỏi, chất lượng đường chạy, lực và hướng gió, tình trạng của VĐV. Tốc độ chạy được nâng cao chủ yếu do tăng tần số bước đồng thời duy trì độ dài bước.

Biên độ động tác tay phụ thuộc vào tốc độ chạy. Bàn tay khi đánh ra trước không vượt qua đường giữa thân và được nâng lên ngang mức xương đòn. Khi tay đánh ra sau khủy tay hơi đánh ra phía ngoài. Hai tay hoạt động như quả lắc đồng hồ, các ngón tay co một cách thoải mái, cánh tay không căng thẳng, vai không bị nâng lên trên.

Khi chạy, nhu cầu oxy của cơ thể tăng lên 4 – 5 lít, nhịp điệu thở phụ thuộc vào cá nhân và tốc độ chạy.

- Thành tích chạy phụ thuộc tốc độ chạy, tần sồ bước, độ dài bước chạy và được xác định bởi công thức:


V = f x l

Trong đó: V: Tốc độ chạy (m/s).

f: Tần số bước chạy (số bước chạy). l: Độ dài bước chạy (m).


1.3.3. Chiến thuật chạy cự ly dài

Trong các cuộc thi đấu nội dung chạy cự ly dài, ngoài các yếu tố kỹ thuật, tố chất thể lực của các VĐV thì yếu tố chiến thuật thi đấu cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần mang lại thứ hạng cao cho VĐV trong các cuộc thi đấu. Chiến thuật là nghệ thuật tranh tài trong thi đấu thể thao, nói đến chiến thuật cho VĐV là nói đến việc lập ra những kế hoạch cụ thể cho VĐV thực hiện trong quá trình thi đấu bao gồm các công việc sau:

- Một là lập kế hoạch thi đấu hợp lý có tính đến khả năng của từng VĐV, đặc điểm của đối phương (các mặt mạnh, điểm yếu…) và điều kiện cụ thể của cuộc thi đấu.

- Hai là thực hiện kế hoạch chạy cụ thể đã được chuẩn bị từ trước, các chiến thuật dẫn, núp và bứt phá… là tổng hợp những hành động của VĐV trong thi đấu và được biểu hiện qua diễn biến tốc độ chạy trên các đoạn và trên toàn bộ cự ly thi đấu.

- Sự phối hợp chiến thuật chạy của các VĐV đồng đội với nhau. Đây là phương án quan trọng mà HLV cần phải vạch ra và thực hiện ngay khi thực hiện các bài tập chuyên môn trong suốt giai đoạn chuẩn bị thi đấu. Trong quá trình thi đấu, VĐV chạy cự ly dài nào có chiến thuật tốt, có sự đeo bám và vượt đối phương đúng thời điểm thì sẽ dẫn đến thành công và việc đó phụ thuộc rất lớn ở việc am hiểu, đánh giá chính xác trình độ của các đối thủ. Sự chấp hành và biết hy sinh cho mục đích lớn của các VĐV.

- Ngoài ra, trong cuộc thi đấu chạy cự ly dài VĐV còn tính đến khả năng tiết kiệm năng lượng bằng cách chạy chậm hơn ở giai đoạn đầu, người chạy sẽ tiết kiệm năng lượng quan trọng mà bạn sẽ cần ở những kilômet cuối cùng. Bên cạnh đó, chạy chậm hơn sẽ giúp cơ thể của bạn hấp thụ dinh dưỡng (gel, chuối, dưa hấu, điện giải) và nước tốt hơn. Tương tự mức tiêu thu nhiên lệu của một chiếc xe, nếu chạy nhanh hơn, người chạy sẽ tốn nhiều dinh dưỡng hơn. Khi VĐV chạy nhanh hơn ngưỡng chịu đựng của bản thân (được xác định một cách khoa học là ngưỡng hiếu khí), cơ thể VĐV sẽ bắt đầu đốt cháy nhiều carbohydrate (gọi tắt là carb, hay tinh bột) hơn một cách đáng kể để làm nhiên liệu. Bên cạnh đó, việc phải chạy luồn lách qua các VĐV khác ở những km đầu tiên - việc này có xu hướng xảy ra nhiều hơn với các VĐV xuất phát quá nhanh - cũng giống kiểu đạp ga rồi hãm phanh khi lái xe trong thành phố. Xe chạy trong thành phố với tốc độ không đều sẽ phải đốt nhiều nhiên liệu hơn. Cơ thể của bạn cũng vậy.

1.3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến thành tích của môn chạy cự ly dài

Những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích thể thao nói


chung và thành tích của môn chạy cự ly dài nói riêng bao gồm:

- Năng khiếu cá nhân VĐV và trình độ đào tạo để đạt thành tích.

- Tài năng và trình độ khoa học huấn luyện của HLV.

- Khoa học tuyển chọn và định hướng môn thể thao chuyên sâu phù hợp với VĐV.

- Hiệu quả của hệ thống đào tạo, huấn luyện, điều kiện cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ đào tạo VĐV.

Trong những điều kiện như nhau, thành tích thể thao của mỗi cá nhân phụ thuộc vào năng khiếu và mức độ được đào tạo của VĐV. Nói cách khác, yếu tố ảnh hưởng quyết định trực tiếp đến nâng cao thành tích của VĐV là quá trình đào tạo, tác động có định hướng đến các yếu tố tiền định và phát triển khả năng nhằm tạo nên sự tiến bộ về năng lực thể chất, tâm lý và năng lực thi đấu của VĐV.

Theo D. Harre, các yếu tố xác định thành tích thể thao cá nhân bao gồm: các phẩm chất nhân cách, các tố chất thể lực, kỹ thuật và phối hợp vận động, chiến thuật, kinh nghiệm thi đấu và các yếu tố hình thái cơ thể [22].

Một trong những nhân tố quan trọng giữ vai trò hàng đầu trong sự phát triển thành tích thể thao là lượng vận động tập luyện và là lượng vận động thi đấu. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp điệu phát triển và độ ổn định của thành tích thể thao.

Theo một số nghiên cứu của các tác giả trong nước và thế giới cho thấy, thành tích thi đấu của VĐV chạy cự ly dài phụ thuộc vào hình thái cơ thể, tố chất thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm sinh lý, khả năng tiết kiệm năng lượng trong cơ thể, ngưỡng ưa khí, chỉ số Vo2max, Axitlactic, kích thước và số lượng hồng cầu trong cơ thể và các điều kiện thi đấu [53, 66].

Tóm lại: Để đào tạo các VĐV trẻ trở thành những VĐV chạy cự ly dài tài năng thì cần phải chú trọng một số nội dung trọng tâm sau:

- Công tác tuyển chọn phải đảm bảo tính khoa học và phù hợp với đặc điểm VĐV chạy cự ly dài.

- VĐV phải có năng khiếu (đặc biệt là các chỉ số di truyền, các chỉ số đánh giá sức bền, Vo2 max cao, tần số nhịp tim lúc yên tĩnh thấp,…).

- Công tác huấn luyện phải khoa học và liên tục qua nhiều năm.

- Kế hoạch huấn luyện phải được xây dựng cụ thể theo hướng dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và phù hợp với đặc điểm VĐV.

- Công tác kiểm tra đánh giá phải được tiến hành thường xuyên và theo định kỳ.

- Nhịp độ phát triển thành tích (thông qua các test kiểm tra) phải có sự tăng đều qua từng năm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2022