Xây Dựng Tiêu Chuẩn Chất Lượng Của Chủng Để Sản Xuất Vắc Xin Vnnb Bất Hoạt Trên Tế Bào Vero (Jecevax)


3.2.4. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của chủng để sản xuất vắc xin VNNB bất hoạt trên tế bào Vero (JECEVAX)

Sản xuất chủng gốc và chủng sản xuất là sản phẩm khởi đầu của quy trình sản xuất vắc xin nói chung và các vắc xin vi rút nói riêng. Việc sản xuất và lưu trữ chủng gốc và chủng sản xuất đảm bảo quá trình sản xuất vắc xin diễn ra liên tục. Đồng thời phải đảm bảo duy trì được tính ổn định về di truyền và hiệu giá vi rút, không để các sai xót có thể ảnh hưởng đến chất lượng của vắc xin. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho chủng gốc BV-MSV-0210 và chủng sản xuấtBV-WSV-0310 là rất cần thiết cho chiến lược sản xuất vắc xin VNNB bất hoạt từ tế bào Vero (vắc xin JECEVAX). Theo khuyến nghị của cơ quan quản lý Thuốc và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), một lô chủng gốc của vi rút khi được sản xuất và bảo quản phải đảm bảo các tiêu chuẩn: vô trùng, vi rút ngoại lai, nhận dạng, hiệu giá. Tiêu chí cho từng tiêu chuẩn này được đánh giá theo từng trường hợp cụ thể và có thể thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn phát triển sản phẩm. Từ đó cho thấy chiến lược xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho lô chủng gốc và lô chủng sản xuất đối với vắc xin VNNB trong nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp.Trong nghiên cứu này, lô chủng gốc BV-MSV-0210 và chủng sản xuấtBV-WSV- 0310 của vi rút VNNB sau khi sản xuất đã được kiểm định chất lượng nhằm xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho chủng sản xuất vắc xin VNNB tại Việt Nam. Nghiên cứu đã áp dụng cả hai kỹ thuật nhận dạng vi rút là phương pháp ELISA và phương pháp giải trình tự gen.

Nhận dạng theo phương pháp ELISA tuy tính đặc hiệu type không caonhưng vẫn có tính đặc hiệu kháng nguyên với kháng thể VNNB cao. Tính đặc hiệu kháng nguyên type không cao bởi vi rút VNNB (genotype III) có rất nhiều chủng nhưng chỉ có 1 type kháng thể điều đó có nghĩa nếu dùng kháng thể của chủng vi rút VNNB khác trong genotype III đều nhận dạng được kháng nguyên (vi rút VNNB – không riêng gì chủng Beijing-1). Tính chất này chính là thể hiện khả năng bảo vệ chéo của các chủng thuộc Genotype III và cũng giải thích tại sao chỉ cần sử dụng 1 chủng duy nhất để đưa vào sản xuất vắc xin.Tỷ lệ% phản ứng chéo (hoặc bảo vệ chéo) của các chủng vi rút VNNB cho sản xuất vắc xin hiện nay với nhau có sự khác nhau. Thực tế cũng có nhiều nghiên cứu đã chứng minh đặc tính này và đó là lý do các nhà nghiên cứu Nhật quyết địnhdùng chủng Beijing-1 để sản xuất vắc xin VNNB ở Nhật thay


thế chủng Nakayama từ những năm 1989 đến nay. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng thử đánh giá khả năng phản ứng (bảo vệ) chéo giữa chủng Beijing-1 của chúng tôi với chủng Nakayama qua phản ứng đặc hiệu kháng nguyên-kháng thể theo phương pháp ELISA. Kết quả khả năng bảo vệ chéo của chủng Beijing-1 với chủng Nakayama là 99,416% còn khả năng bảo vệ chéo của chủng Nakayama với chủng Beijing-1 đạt 99,106%. Tức chủng Beijing-1 của chúng tôi cũng có khả năng bảo vệ chéo tốt hơn chủng Nakayama. Kết quả này so với các dữ liệu lâm sàng thử trên người cũng cho thấy có sự tương quan rõ rệt khi hiệu quả bảo vệ của vắc xin JECEVAX (vắc xin VNNB bất hoạt sử dụng chủng Beijing-1 trên tế bào Vero) cao hơn hiệu quả bảo vệ của vắc xin JEVAX® (vắc xin VNNB bất hoạt chủng Nakayama sản xuất trên não chuột, là loại vắc xin đã được cấp phép và đang được sử dụng tại VN từ đầu những năm 1990 đến nay). Đây cũng là một trong các điểm mới mà nghiên cứu này của chúng tôi đã đạt được. Trước kia Nhật và một số tác giả khác nghiên cứu phản ứng chéo qua đánh giá kháng huyết thanh trung hòa bằng kỹ thuật khác trên chuột hoặc tế bào hoặc người – đều là các kỹ thuật kinh điển độ chính xác cao nhưng mất rất nhiều thời gian (từ vài tháng đến cả năm). Còn với phương pháp ELISA khi đã có kít/ quy trình chuẩn, mỗi lần làm chỉ mất 1 ngày là có kết quả, làm 6-10 lần chỉ cần 2-3 tuần đã có 1 kết quả sơ bộ với độ chính xác rất cao (>90%). Từ đó hỗ trợ thêm cho việc lựa chọn chủng sản xuất vắc xin cũng như dự đoán phần nào khả năng bảo vệ của vắc xin để đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên người.Ngoài ra, phương pháp nhận dạng chủng/kháng nguyên VNNB bằng phương pháp ELISA còn có ưu điểm: không chỉ giúp nhận dạng còn giúp cả định lượng kháng nguyên. Nên phương pháp này vẫn được rất nhiều các nhà sản xuất(Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam...) áp dụng trong kiểm định thường quy, nhất là để định lượng kháng nguyên VNNB để đưa ra công thức pha bán thành phẩm tạo vắc xin thành phẩm [94, 95]. Không chỉ trong sản xuất vắc xin mới áp dụng phương pháp ELISA để nhận dạng mà trong dịch tễ học cũng sử dụng những bộ kít ELISA (MAC-ELISA) để giúp chẩn đoán nhanh kháng thể IgM với bệnh nhân nghi mắc VNNB... Vì vậy có thể nói đây là một trong các phương pháp đáng tin cậy hiện nay. Gần đây 1 số nhà sản xuất, cơ quan kiểm định còn nghiên cứu đưa vào nhận dạng và làm công hiệu in vitro để thay thế dần cho phương pháp PRNT50 hiện nay (làm trên chuột và tế bào, mất 45 ngày)...


Đối với phương pháp nhận dạng bằng PCR- giải trình tự gen, vừa thực hiện nhận dạng đồng thời giúp đánh giá tính ổn định (% tương đồng) về Nucleotide, axit amin& Protein vùng gen E của chủng nghiên cứu với chủng tham chiếu chuẩn gốc, chủng tham chiếu chuẩn trên ngân hàng gen và các chủng VNNB lưu hành ở VN[49, 81, 96, 97]. Chính vì vậy đây cũng là một trong các thử nghiệm bắt buộc khi đánh giá chất lượng chủng ban đầu. Hướng dẫn của TCYTTG (WHO TRS số 963), dược điển Việt Nam hiện chưa có hướng dẫn chi tiết về tiêu chí đánh giá. Dược điển Hàn Quốc và Nhật Bản thì chưa đề cập tiêu chuẩn cụ thể. Dược điển (DĐ) Ấn Độ và Trung Quốc đã công bố. Tiêu chuẩn về tỷ lệ % tương đồng nucleotide và axit amin bằng phương pháp PCR của chủng sản xuất so với lô chủng gốc (Master seed) hay chủng chuẩn tham chiếu theo DĐ Ấn Độ, 2018, trang 3645 đưa ra với vắc xin VNNB bất hoạt là ≥ 95% [98], còn theo DĐ Trung Quốc, 2015, trang 165 đưa ra với vắc xin VNNB sống giảm độc lực tỷ lệ này là ≥ 99,6%. Với kết quả thu được ở phần III.1, chủng sản xuất Beijing-1 có trình tự tương đồng so với chủng L48961.1/Beijing- 1/CHN/1949 và chủng tham chiếu gốc đều là 100%. Vắc xin của chúng tôi là vắc xin VNNB bất hoạt, nên chúng tôi cũng đề xuất lấy tiêu chuẩn như DĐ Ấn Độ đưa ra (≥ 95%).Thử nghiệm nhận dạng chủng vi rút VNNB bằng phương pháp PCR là chính xác nhất và là tiêu chuẩn để đăng ký vắc xin. Nhưng nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là không có khả năng định lượng được hàm lượng kháng nguyên, chi phí đắt đỏ, tốn kém và cũng không chứng minh được tính sinh miễn dịch bảo vệ của kháng nguyên (trong chủng/vắc xin) mà 2 thông số này lại rất cần thiết trong sản xuất chủng và vắc xin thường quy và phương pháp ELISA lại làm được. Nên chúng tôi cũng đề xuất nhận dạng theo phương pháp PCR chỉ bắt buộc phải làm khi đăng ký chủng và đăng ký vắc xin.

Điều kiện bảo quản các chủng vi rút phổ biến là ở nhiệt độ lạnh ở 2-8oC, - 20oC, -70oC... và -196oC (Nitrogen lỏng). Tùy từng loại chủng vi rút và mục đích, thời gian sử dụng, phòng thí nghiệm sẽ lựa chọn điều kiện cất giữ phù hợp. Trong sản xuất vắc xin để đảm bảo tính ổn định hiệu giá,chủngphải được bảo quản ở nhiệt độ âm sâu: Chủng được đông khô và giữ ở ≤-20oC sẽ đảm bảo an toàn lâu dài; Với chủng vi rút viêm não nhật bản dạng đông băng thì các nghiên cứu công bố trên thế giới cho thấy nếu cất ở -20oC tính theo tháng, -70oC tính theo năm và -196oC lâu dài hoặc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

không có thời hạn (WHO TRS No. 963, Annex 1, Revised 2007). Kết quả thực tế sơ bộ sau 10 năm sản xuất và cất giữ các lô chủng gốc BV-MSV-0210 & chủng sản xuất BV-WSV-0310 trong điều kiện bảo quản ở nitrogen lỏng (-196oC) gần như không có sự thay đổi về hiệu giá và di truyền– đã thỏa mãn được một trong các tiêu chí bắt buộc (tính ổn định) phải có của chủng sử dụng để sản xuất vắc xin.Điều này cũng dễ hiểu vì chủng Beijing-1 được nghiên cứu sản xuất bởi Công ty Vabiotech là 1 trong các công ty có > 30 năm trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất vắc xin. Ngoài ra, hầu hết các nguyên liệu, trang thiết bị cho nghiên cứu sản xuất, kiểm định đều ổn định và chuẩn thức hóa (nhà xưởng đạt GMP, về con người có chuyên gia đầu ngành, đội ngũ cán bộ chuyên môn đều được đào tạo bài bản, có hệ thống và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất vắc xin…). Nên kết quả thu được rất đáng tin cậy. Thực tế hiện nay tại công ty Vabiotech, 1 lô chủng Nakayama gốc sản xuất từ đầu những năm 1990 bảo quản trong Nitrogen lỏng đến nay hiệu giá vẫn rất ổn định; còn các lô chủng sản xuất vắc xin VNNB cũng ổn định hiệu giá đến ống cuối cùng và thường chỉ sử dụng trong 3-5 năm. Với kết quả như nghiên cứu này, chủng gốc và chủng sản xuất ổn định được ít nhất trong 10 năm.Điều đó chứng tỏ sử dụng chủng Beijing-1 thay thế cho chủng Nakayama đang dùng đều ổn định hiệu giá và di truyền. Kết quả nghiên cứu này giúp công ty Vabiotech tiếp tục sản xuất lô chủng Beijing-1 với số lượng nhiều hơn để có thể dùng trong thời gian dài hơn làm giảm kinh phí,thời gian cho sản xuất và phải chuẩn định nhiều lô nhỏ lẻ.

Sự phù hợp, ổn định về chất lượng chủng Beijing-1 còn được chứng minh qua chất lượng 10 lô vắc xinVNNB bất hoạt sản xuất trên tế bào Vero (JECEVAX – Vabiotech Việt nam) khi sử dụng chính lô BV-WSV-0310 để nghiên cứu thiết lập quy trình sản xuất vắc xin đại trà, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, tính ổn định chất lượng chủng. Theo bảng 4, các kết quả nghiên cứu cho thấy 10 lô vắc xin được sản xuất từ lô chủng BV-WSV-0310 đều đạt tất cả các tiêu chuẩn như khuyến cáo của WHO TRS 963 cho vắc xin bất hoạt sản xuất trên tế bào. Quan trọng nhất là 7/10 lô vắc xin (sản xuất từ 2013-2018) cũng được sử dụng thử nghiệm lâm sàng trên người để đánh giá tinh an toàn và sinh miễn dịch cho thấy: với 80 người lớn và 1.060 trẻ em 9-24 tháng tuổi đều đạt tính an toàn, dung nạp tốt. Đạt tỷ lệ đáp ứng kháng thể bảo vệ 100%. Hiệu giá kháng thể trung hòa GMT (PRNT50) tăng lên sau tiêm 2 liều là

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng vi rút Beijing-1 để ứng dụng sản xuất vắc xin viêm não Nhật Bản bất hoạt trên tế bào Vero tại Việt Nam - 14


2,09 log và sau 3 liều là 3,04 log. Kết quả này tương đương với vaccinee cùng loại của Nhật bản (CC-JEV) và Cộng hòa Áo (IXIARO)[29]. Với kết quả thu được đến thời điểm hiện tại, một lần nữa khẳng định, chứng minh quy trình thiết lập và bảo quản chủng Beijing-1 để sản xuất vắc xin VNNB bất hoạt trên tế bào Vero là hoàn toàn phù hợp giúp cho chất lượng chủng Beijing-1 luôn ổn định về cả hiệu giá và di truyền sau sản xuất cũng như suốt thời gian bản quản, sử dụng đến nay. Từ đó tạo cơ sở để tiếp tục sử dụng sản xuất vắc xin JECEVAX mở rộng ở qui mô lớn phục vụ tiêm chủng vắc xin VNNB với chất lượng cao hơn nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Để chất lượng vắc xin luôn ổn định thì số đời cấy chuyển của chủng cũng là 1 thông số rất quan trọng và ít nhiều có ảnh hưởng đáng kể.Hiện tại WHO TRS 963 chưa có hướng dẫn về số đời cấy chuyển tối đa cho chủng sản xuất vắc xin VNNB; Theo dược điển hiện hành thì 1 số nước không có quy định cụ thể, rõ ràng (như dược điển Việt Nam, Ấn Độ, Hàn Quốc...), có dược điển Trung Quốc, 2015 đưa ra quy định về số đời cấy chuyển cho 2 chủng vi rút VNNB sản xuất vắc xin đang dùng tại Trung Quốc là: trang 164, với vắc xin vi rút sống giảm độc lực, chủng SA14-14-2 thì chủng primary seed không quá đời cấy chuyển thứ 6, chủng MSV thì không quá đời cấy chuyển thứ 8 và WSV thì không quá đời cấy chuyển thứ 9; trang 171, cho vắc xin bất hoạt, đông khô, chủng Beijing-3 (P3) có đưa quy định về số đời cấy chuyển tối đa cho WSB là không quá 53 đời. Đề tài này cũng tham khảo thêm quy trình thiết lập ngân hàng chủng của 1 số loại vắc xin khác, như vắc xin JEEV của Biological E Limited, Ấn Độ (Vắc xin Viêm não Nhật bản bất hoạt trên tế bào Vero, chủng SA- 14-14-2) có nguồn gốc từ chủng độc lực nên cần trải qua rất nhiều đời cấy chuyển (125 đời), tinh sạch để tạo chủng giảm độc lực (SA14-14-2). Chúng tôi cũng tham khảo thêm quy trình tạo chủng của vắc xin Imojev (Sanofi Pasteur, Pháp), chủng tái tổ hợp theo công nghệ Chimeric -Yellow fever 17D (có chèn thêm gen PrE và M của vi rút VNNB chủng SA-14-14-2 sống giảm độc lực vào vi rút sốt vàng chủng 17D ). Từ chủng tái tổ hợp tạo ra cũng trải qua 11 đời cấy chuyển (P11) trên tế bào Vero để tạo ngân hàng chủng MSV, sau đó từ MSV cấy chuyển trên tế bào Vero tạo chủng WSB (P12) đưa vào sản xuất.Chủng Beijing-1 của chúng tôi đến hiện tại qua 7 đời cấy chuyển (so với chủng gốc nhận từ viện Kanonji – Nhật Bản tương ứng với P48),


theo số liệu về hiệu giá chủng Beijing-1 ở phần II.15 và III.1 ta thấy hầu hết các đời cấy chuyển, kiểm tra trước sản xuất hiệu giá đều khoảng 7,0 log, cao nhất đạt 7,94 log và thấp nhất đạt khoảng 6 log (ở đời cấy chuyển thứ 4 (P4)) và dù kết quả hiệu giá thấp nhất là khoảng 6 log nhưng không ảnh hưởng đến tính an toàn và tính sinh miễn dịch của 10 lô vắc xin. Cụ thể, ở quy mô phòng thí nghiệm tính sinh miễn dịch (công hiệu tương quan của vắc xin mẫu thử so với vắc xin mẫu chuẩn) của 10 lô đều

>1,0 và sự giao động giữa các lô không nhiều (từ 0,013-0,146). Ở quy mô thử nghiệm lâm sàng trên 1.140 người, trong đó 60 người lớn (18-40 tuổi) còn lại trẻ em 9-24 tháng tuổi. Kết quả đạt tính an toàn cao, dung nạp rất tốt trên trẻ em. Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch 99,6% so với nhóm đối chứng JEVAXR 99,0%. Chứng tỏ qua ít nhất 7 đời cấy chuyển từ lô chủng gốc, chủng sản xuất vẫn ổn định và giúp sản xuất ra các lô vắc xin đạt tính an toàn cao và sinh miễn dịch tốt ở quy mô phòng thí nghiệm mà ở cả quy mô lâm sàng trên người. Số đời cấy chuyển tối đa từ chủng gốc ban đầu (P48) sang chủng sản xuất là 7 đời. Đây chưa phải là giới hạn cuối cùng nhưng thời gian không cho phép nghiên cứu tiếp các đời sau đó. Sở dĩ phải có nghiên cứu này vì thực tế tần suất phải sản xuất 1 lô chủng sản xuất (WSV) mới thường là vài năm đến 10 năm tùy thuộc nhu cầu thực tế sẽ phải sản xuất lô chủng mới thay thế để duy trì sản xuất vắc xin sau này. Có kết quả nghiên cứu này, các lô chủng sản xuất về sau không phải nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu cả ở quy mô phòng thí nghiệm cũng như sản xuất vắc xin để thử nghiệm lâm sàng trên người nữa. Nên đây cũng là một trong các thông số quan trọng mà chúng tôi đã thu được sau 14 năm nghiên cứu, phát triển. Chúng tôi gọi đây là “thông số quan trọng” vì việc đưa ra số đời cấy chuyển tối đa cho chủng sản xuất cũng là một trong các yêu cầu bắt buộc mà TCYTTG yêu cầu các nhà sản xuất phải tự nghiên cứu, đánh giá, đưa ra dựa trên chính chất lượng lô chủng đó, quy trình sản xuất và chất lượng vắc xin của nó để đảm bảo tính an toàn, ổn định chất lượng cho vắc xin. Kết quả làm cơ sở sản xuất chủng sau này, các lô chủng mới theo đúng số đời như khuyến cáo. Còn nếu nhà sản xuất muốn thay đổi số đời cấy chuyển chủng (nhất là mở rộng thêm) sẽ bị tính là thay đổi lớn (nếu theo quy định hiện hành của Việt Nam trong thông tư 32/2018/TT-BYT, phụ lục 2) hoặc thay đổi vừa nếu theo hướng dẫn của TCYTTG số 993, mục 10c, phụ lục 2, trang 216, thường khả năng này cũng ít xảy ra vì rất phức tạp, mất thời gian và tốn kém.


Cũng từ kết quả nghiên cứu thực tế ở trên, chúng tôi thấy tiêu chuẩn cho thử nghiệm hiệu giá vi rút VNNB của chủng trên tế bào là ≥ 6 log PFU/ml (hay ≥106 PFU/ml) để đảm bảo tính ổn định trong sản xuất cũng như tính an toàn và sinh miễn dịch ở cả quy mô phòng thí nghiệm và quy mô lâm sàng.Đồng thời chúng tôi không khuyến cáo làm thêm kiểm tra hiệu giá trên chuột vì sai số phương pháp này cao, mất thời gian và thực tế cũng không sử dụng kết quả hiệu giá trên chuột trong bất kỳ công đoạn nào của quá trình sản xuất chủng và vắc xin. Tham khảo các vắc xin VNNB khác trên tế bào khác (Imojev, JEEV) cũng chỉ kiểm tra hiệu giá vi rút trên tế bào. Dòng tế bào dùng trong thử nghiệm công hiệu hay hiệu giá vi rút là tế bào Vero hoặc BHK21. Đây cũng là một trong các điểm mới mà nghiên cứu đã thu được, không chỉ xây dựng được tiêu chuẩn về hiệu giá chủng vi rút cho sản xuất vắc xin mà còn đưa ra được dòng tế bào phù hợp dùng cho thử nghiệm và các bằng chứng để không cần thiết phải kiểm tra hiệu giá theo phương pháp trên chuột.

Nuôi cấy và sản xuất vi rút trên tế bào có thể nhiễm các tác nhân ngoại lai như vi khuẩn, nấm, mollicute (Mycoplasma hoặc xoắn khuẩn), mycobacteria, rickettsia, protozoa, ký sinh trùng, các tác nhân gây ra TSEs (Transmissible spongiform encephalopathies). Các lô chủng nhiễm tác nhân ngoại lai có thể dẫn tới khả năng ảnh hưởng chất lượng vắc xin thành phẩm được sản xuất từ các lô chủng này. Vì vậy việc kiểm soát, chứng minh chủng không có tác nhân ngoại lai là một trong các yêu cầu bắt buộc - nhất là các chủng sử dụng để sản xuất vắc xin dùng cho người[3, 8].Trong nghiên cứu này, phương pháp nuôi cấy trực tiếp theo hướng dẫn trong dược điển VN, phụ lục 15.7 (cho thử nghiệm vô trùng) và phụ lục 15.47(cho kiểm tra Mycoplasma)mà không sử dụng phương pháp PCR vì chỉ xác định được DNA/RNA của Mycoplasma hay vi khuẩn hay vi nấm còn không khẳng định được đó là xác/mảnh DNA/RNA hay nguyên dạngMycoplasma, vi khuẩn, vi nấm còn sống. Muốn xác định được vẫn phải nuôi cấy dẫn đến tốn kém và mất thời gian. Ngoài ra, trong sản xuất chủng hay sản xuất vắc xin có 1 số môi trường trong thành phần (huyết thanh bào thai bê, bò, MEM, DMEM...) hay trong chính dòng tế bào sử dụng (mua từ ACTT) cũng chứa tồn dư xác/các mảnh RNA/DNA của chính các vi khuẩn, vi nấm hoặc Mycoplasma... Nên phương pháp PCR càng không phù hợp sử dụng với các chủng sản xuất trên tế bào có sử dụng các môi trường nuôi cấy trên. Vì vậy chúng tôi cũng


xin đề xuất chọn phương pháp nuôi cấy trực tiếp làm phương pháp chuẩn cho thử nghiệm kiểm tra vô trùng &Mycoplasma cho chủng Beijing-1;

Kiểm tra vi rút ngoại lai được thực hiện theo đúng hướng dẫn trong dược điển và TCYTTG cho kiểm soát vi rút ngoại lai trong nguyên liệu sử dụng để sản xuất vắc xin vi rút. Khi chủng bị nhiễm một trong các tác nhân ngoại lai này – nhất là vi rút mà không được phát hiện sớm và đưa vào sản xuất vắc xin thì sẽ rất nguy hiểm nó có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chủng (giảm hiệu giá, giảm tuổi thọ chủng...) ngoài ra tùy theo loại tác nhân ngoại lai bị tạp nhiễm mà sẽ gây ra những mầm bệnh, hiểm họa về bệnh tật liên quan … Và khi đã bị nhiễm các vi rút này thì cách duy nhất là loại bỏ toàn bộ sản phẩm. Vì kích thước các tác nhân ngoại lai – nhất là các vi rút ngoại lai thường nhỏ hơn hoặc bằng kích thước của chủng nên để loại bỏ rất khó, các màng lọc thông thường không có tác dụng. Còn các phương pháp hóa lý như nhiệt, khử trùng, tia UV, cực tím hay các hóa chất sát khuẩn cũng không thể áp dụng cho chủng vì nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chủng. Và đó là lý do chúng ta cần phải kiểm soát để chứng minh chủng không có bất kỳ tạp nhiễm nào, hoàn toàn tinh khiết và an toàn khi sử dụng để sản xuất vắc xin VNNB dùng cho người.

Như vậy, với việc thực hiện kiểm nghiệm các tiêu chuẩn chất lượng của lô chủng gốc BV-MSV-0210 và chủng sản xuất BV-WSV-0310 của vi rút VNNB, nghiên cứu này đã đưa ra được các tiêu chuẩn chất lượng cơ bản. Các tiêu chuẩn này đáp ứng được các yêu cầu của TCYTTG và Dược điển Việt Nam cho chủng sử dụng trong sản xuất vắc xin. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn chất lượng của chủng đã được xác nhận, còn được chứng mình thông qua tiêu chuẩn chất lượng của các lô vắc xin VNNB bất hoạt từ tế bào Vero (JECEVAX) sản xuất từ lô chủng BV-WSV-0310.

Việc kiểm soát tốt ngân hàng tế bào Vero sử dụng trong sản xuất cũng là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng. Tại Vabiotech, từ ống tế bào Vero P134 nhận tại ATCC đã cấy chuyển, nhân 3 đời tạo ngân hàng tế bào gốc (MCB) P137, sau đó nhân tiếp 2 đời tạo ngân hàng tế bào sản xuất (WCB) P139. Các ngân hàng tế bào này được bảo quản đúng như khuyến cáo và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đều đạt tất cả các chỉ tiêu chất lượng theo quy định chung của TCYTTG. Khi sản xuất vắc xin, nhân lên 3 đời (P140, P141 & P142) để đưa vào sản xuất. Như vậy số đời cấy chuyển dùng trong sản xuất vắc xin JECEVAX vẫn thỏa mãn là không quá P150 như TCYTTG khuyến

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 16/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí