P. Wijesinghe (2012), Japanese Encephalitis : A Manual For Medical Officers.


cáo. Đó cũng là một trong các yếu tố giúp kiểm soát tốt, ổn định chất lượng chủng Beijing-1 cũng như chất lượng cho các lô vắc xin JECEVAX được sản xuất từ chính các lô tế bào này.

Lô chủng BV-WSV-0310 còn được sử dụng để sản xuất vắc xin mẫu chuẩn quốc gia (MCQG). Cụ thể: tháng 5 năm 2020 Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (NICVB) đã hợp đồng công ty VABIOTECH sản xuất 1 lô vắc xin Viêm não Nhật Bản (lô BR-520) sử dụng lô chủng Beijing-1BV-WSV-0310 này để dự tuyển mẫu chuẩn quốc gia nằm trong “nghiên cứu sx 11 vắc xin mẫu chuẩn dùng cho kiểm định chất lượng VX thuộc chương trình sản phẩm quốc gia VX phòng bệnh cho người”. Quy trình thiết lập MCQG này được thực hiện theo đúng hướng dẫn của TCYTTG. Đây cũng là một dự án cấp nhà nước, việc đánh giá các nguyên liệu (đặc biệt chủng vi rút) được kiểm tra, lựa chọn rất kỹ càng và lô chủng Beijing-1BV-WSV- 0310đã thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí, thông số từ hồ sơ, tiêu chuẩn và chất lượng nên đã được lựa chọn để sản xuất vắc xin MCQG dự tuyển BR-520. Sử dụng vắc xin mẫu chuẩn quốc gia Nhật, lô số 106CV-2009 của NIID (National Institute of Infectious Diseases) để đánh giá. Kết quả vắc xin này đã đạt tất cả các tiêu chí cho 1 vắc xin MCQG theo quy định của quốc tế với công hiệu là 1,73 logPRNT50 và hạn dùng dự đoán là 11,1 năm. Vắc xin MCQG này đã được NICVB ra quyết định sử dụng từ ngày 1/2/2021, được nghiệm thu cấp cơ sở vào tháng 4/2021 và cấp nhà nước vào đầu tháng 10/2021. Sản phẩm cũng được đăng trên 1 tạp chí uy tín trong ngành (Tạp chí y học dự phòng, tập 31, số 2-2021, trang 19-26).

Tóm lại chủng vi rút là một trong các nguyên liệu chính, thành phần chính của vắc xin nên việc lựa chọn sử dụng chủng nào, công nghệ sản xuất nào thì các nhà nghiên cứu, các nhà sản xuất đều phải chứng minh và thiết lập được đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng theo các yêu cầu chung của TCYTTG cho chủng giống sử dụng để sản xuất vắc xin dùng cho người, như đạt các chỉ tiêu về: Nhận dạng, vi rút ngoại lai, vô trùng, Mycoplasma, hiệu giá vi rút, sự ổn định về mặt di truyền và hiệu giá chủng.

Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là các nghiên cứu, đánh giá ban đầu, đặt nền móng. Còn thực tế để đánh giá được chất lượng chủng giống thì vẫn cần có những nghiên cứu, đánh giá tính an toàn, ổn định (năng suất, chất lượng...) cho các công


đoạn sản xuất tiếp theo và nhất là tính an toàn và hiệu quả bảo vệ của vắc xin trên thực địa lâm sàng cũng phải đạt yêu cầu, lúc đó chất lượng chủng giống thiết lập ở trên mới được chính thức sử dụng để sản xuất vắc xin và đưa ra dùng cho người trên quy mô cộng đồng.Và đây mới chính là cái đích cuối cùng mà TCYTTG và cộng đồng cần các nhà nghiên cứu, các nhà sản xuất vắc xin phải hướng tới và đạt được.

Các tiêu chuẩn chất lượng chủng Beijing-1 được chúng tôi xây dựng trong nghiên cứu không chỉ dựa vào các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm mà còn dựa trên tất cả các đánh giá tổng thể cho một vắc xin từ khâu nghiên cứu thích ứng chủng đến các đánh giá an toàn, sinh miễn dịch trên người cũng như sự tương đồng vùng gen E của chủng nghiên cứu với các chủng VNNB lưu hành ở Việt Nam (gần 15 năm) để đưa ra các tiêu chí cũng như tiêu chuẩn đánh giá không chỉ phù hợp với các yêu cầu chung quốc tế mà còn phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Đó cũng chính là mục đích xuyên suốt mà chúng tôi luôn hướng tới từ lúc đưa ra ý tưởng nghiên cứu đến hiện tại. Có thể đây chưa phải là một bộ tiêu chuẩn chất lượng chủng vi rút cuối cùng cho vắc xin JECEVAX nhưng đến hiện tại nó là bộ tiêu chuẩn đầu tiên được xây dựng bài bản cho chính vắc xin này và chúng tôi tin tưởng rằng nó sẽ không chỉ hữu ích với Vabiotech nói riêng mà còn hữu ích cả các cơ quan quốc gia có thẩm quyền ở Việt Nam nói chung.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.


Kết luận

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng vi rút Beijing-1 để ứng dụng sản xuất vắc xin viêm não Nhật Bản bất hoạt trên tế bào Vero tại Việt Nam - 15

Đề tài nghiên cứu đã xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng của chủng (chủng gốc và chủng sản xuất) vi rút Beijing-1 để sản xuất vắc xin VNNB bất hoạt trên tế bào Vero tại Việt Nam gồm 9 chỉ tiêu chất lượng, phương pháp kiểm định và tiêu chuẩn chất lượng cho từng chỉ tiêu phù hợp cho kiểm tra chất lượng chủng giống gốc và chủng giống sản xuất có nguồn gốc từ chủng Beijing-1 sử dụng để sản xuất vắc xin viêm não Nhật Bản bất hoạt trên bào Vero:

1. Nhận dạng bằng phương pháp PCR (GTTG): % tương đồng gen E ≥ 95% so với chủng chuẩn.

2. Nhận dạng bằng phương pháp ELISA: Mẫu chứa kháng nguyên vi rút VNNB.

3. Kiểm tra vô trùng bằng phương pháp nuôi cấy: Không phát hiện có sự phát triển của vi khuẩn và nấm trên 2 loại môi trường sau 14 ngày nuôi cấy.

4. Kiểm tra Mycoplasma bằng phương pháp nuôi cấy: Không phát hiện có sự phát triển của Mycoplasma sau 21 ngày theo dõi.

5. Kiểm tra vi rút ngoại lai trên chuột nhắt: Ít nhất 80% chuột sống khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý.

6. Kiểm tra vi rút ngoại lai trên chuột ổ: Ít nhất 80% chuột sống khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý.

7. Kiểm tra vi rút ngoại lai trên chuột lang: Ít nhất 80% chuột sống khỏe mạnh, các cơ quan nội tạng chuột bình thường, không có dấu hiệu bệnh lý.

8. Kiểm tra vi rút ngoại lai trên tế bào (Vero, MRC5 & BHK-21):Không có hủy hoại tế bào (CPE) và không có vi rút hấp phụ hồng trong các chai tế bào gây nhiễm mẫu thử, không có vi rút ngưng kết hồng cầu trong mẫu thử.

9. Hiệu giá vi rút trên tế bào BHK-21/Vero: ≥ 6 log PFU/ml (hoặc ≥ 106 PFU/ml).

Ngoài ra, Đề tài cũng đạt được 1 số kết quả khác như:

- Đưa ra được dải nhiệt độ phù hợp để chủng Beijing-1 duy trì sự ổn định về hiệu giá theo yêu cầu (≥ 6 log PFU/ml): Ở điều kiện bảo quản


nitrogen lỏng ổn định ít nhất trong 10 năm; ở -20oC ổn định trong 3 tháng và ở 2-8oC ổn định trong 3 ngày.

- Xác định được các tỷ lệ tương đồng về trình tự nucleotide và trình tự axit amin vùng gen sinh tổng hợp kháng nguyên E của lô chủng gốc BV-MSV- 0210, chủng sản xuất BV-WSV-0310 với chủng chuẩn tham chiếu Reference JEV Beijing-1 Kanonji và các chủng vi rút VNNB trên người, muỗi và lợn tại Việt Nam ở các giai đoạn khác nhau. Đồng thời xác định được mức độ bảo toàn về mặt di truyền của các vùng quyết định kháng nguyên giữa chủng sử dụng để sản xuất vắc xin và chủng lưu hành ngoài thực địa.

Kiến nghị

Từ các kết quả của nghiên cứu này, chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị

sau:

1. Các lô chủng gốc và chủng sản xuất của vi rút VNNB phải được bảo quản

trong nitrogen lỏng sau khi được sản xuất để ổn định và duy trì hiệu giá.


2. Tiếp tục đánh giá tính ổn định của lô chủng gốc BV-MSV-0210 vi rút VNNB theo thời gian bảo quản.

3. Hoàn thiện các tiêu chuẩn cơ sở cho chất lượng của chủng vi rút VNNB Beijing-1 sử dụng trong sản xuất vắc xin VNNB bất hoạt trên tế bào Vero (JECEVAX) tại Việt Nam và áp dụng các tiêu chuẩn này để quản lý chất lượng của chủngtrong sản xuất vắc xin JECEVAX.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


1. Nguyễn Thị Lý, Huỳnh Phương Liên, Đỗ Tuấn Đạt, Đoàn Hữu Thiển, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Thị Mai Hương. Chất lượng vắc xin viêm não nhật bản bất hoạt sản xuất trên tế bào Vero tại VN. Hội nghị KHCN Sinh học toàn quốc 2018, 26/10/2018. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2018, trang 512-519.

2. Nguyen Thi Ly, Huynh Thi Phuong Lien, Do Tuan Đat, Nguyen Kim Bach, Nguyen Hoang Tung, Ha Thi Thu, Dinh Duy Khang. ASSESSMENT OF GENE AND PROTEIN SIMILARITY OF BEIJING-1 VACCINEE PRODUCING STRAIN WITH JAPANESE ENCEPHALITIS VIRUS STRAINS. Journal of Biotechnology 18 (4): 663-670, 2020.

3. Nguyễn Thị Lý, Huỳnh Thị Phương Liên, Đỗ Tuấn Đạt, Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Kim Bách, Nguyễn Hoàng Tùng. " Đánh giá tính ổn định nhiệt của chủng gốc và chủng sản xuất Beijing-1 trên tế bào Vero cho vắc xin viêm não Nhật Bản tại Việt Nam", Tạp chí y học dự phòng, tập 30, số 6-2020, trang 131-136.

4. Nguyễn Thị Lý, Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Thị Hà,Nguyễn Thị Hồng Ánh, Phạm Văn Hùng, Phan Hồng Hoa, Nguyễn Thị Thu Hảo, Nguyễn Hoàng Mai, Đỗ Tuấn Đạt, Huynh Thi Phuong Lien, Đoàn Hữu Thiển. Đánh giá chất lượng vắc xin dự tuyển mẫu chuẩn quốc gia vắc xin Viêm não Nhật Bản bất hoạt trên tế bào Vero chủng Beijing-1 tại Việt Nam. Tạp chí y học dự phòng, tập 31, số 2- 2021, trang 19-26.

5. Huynh Phuong Lien, Vu Dinh Thiem, Do Tuan Dat, Nguyen Thi Ly, Nguyen Anh Tuan, Nguyen Tuyet Thu, Nguyen Dang Quang, Nguyen Thi Thu Huyen, Nguyen Dang Tien, Tran Hang Nga, Tran Kien Cuong. Safety and immunogenicity of inactivated Japanese encephalitis vaccinee derived from Vero cell. Phase III, double-blind, randomized, control trial (JECEVAX, VABIOTECH, Vietnam). Tạp chí y học dự phòng, tập 31, số 4-2021, trang 5-17.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phan Thị Ngà (2014), Dịch tễ học phân tử vi rút VNNB, NXB Y học, Hà Nội.

2. U. K. Misra and J. Kalita (2010), "Overview: Japanese encephalitis", Prog Neurobiol. 91(2), pg. 108-20.

3. S. B. Halstead and S. J. Thomas (2011), "New Japanese encephalitis vaccines: alternatives to production in mouse brain", Expert Rev Vaccines. 10(3), pg. 355-64.

4. T. P. Monath (2002), "Japanese encephalitis vaccines: current vaccines and future prospects", Curr Top Microbiol Immunol. 267, pg. 105-38.

5. V. Satchidanandam (2020), "Japanese Encephalitis Vaccines", Curr Treat Options Infect Dis, pg. 1-12.

6. Huỳnh Phương Liên và các cộng sự. (2006), "Nghiên cứu thay thế chủng Nakayama bằng chủng Beijing -1 trong sản xuất vắc xin VNNB". Đề tài cấp nhà nước KC10-22.

7. Trần Hằng Nga và các cộng sự. (2005), "So sánh hiệu quả gây nhiễm của chủng vi rút VNNB Nakayama và Beijing -1 trên não chuột để sản xuất vắc xin VNNB", Tạp chí Y học thực hành. 7, tr 19-29. v3e4e.

8. S. I. Yun and Y. M. Lee (2014), "Japanese encephalitis: the virus and vaccines", Hum Vaccin Immunother. 10(2), pg. 263-79.

9. P. Wijesinghe (2012), Japanese Encephalitis : A manual for Medical Officers.

10. Ravi Kant Upadhyay (2013), "Biomarkers in Japanese Encephalitis: A Review", BioMed Research International. 2013, pg. 591290.

11. S. Saxena et al. (2013), Japanese Encephalitis Virus: The Complex Biology of an Emerging Pathogen.

12. Huỳnh Phương Liên và các cộng sự. (2005), "Phân tích thành phần hoá học và quan sát hình thái vi rút trong vắc xin VNNB sản xuất thử nghiệm từ chủng Beijing -1", Tạp chí Y học thực hành. 6 (514).

13. T. E. Erlanger et al. (2009), "Past, present, and future of Japanese encephalitis", Emerg Infect Dis. 15(1), pg. 1-7.


14. S. Tajima et al. (2019), "E and prM proteins of genotype V Japanese encephalitis virus are required for its increased virulence in mice", Heliyon. 5(11), pg. e02882.

15. D. Amicizia et al. (2018), "Overview of Japanese encephalitis disease and its prevention. Focus on IC51 vaccine (IXIARO(®))", J Prev Med Hyg. 59(1), pg. E99-e107.

16. Phan Thị Ngà và các cộng sự. (1998), "Những nghiên cứu về vi rút VNNB ở Miền Bắc Việt Nam, 1984-1997", Tạp chí Y học dự phòng. 2(36).

17. Đỗ Phương Loan, Bùi Minh Trang và Phan Thị Ngà (2013), "Phát triển kỹ thuật Realtime –PCR để phát hiện, xác định kiểu gen genotype 1 và 3 của vi rút VNNB", Tạp chí Y học dự phòng. 23(11), tr. 31-35.

18. Phan Thị Ngà, Nguyễn Thị Kiều Anh và Huỳnh Phương Liên (2000), "Giám sát huyết thanh học bệnh VNNB 1998-1999", Tạp chí Y học dự phòng. 3(46).

19. Phan Thị Ngà và cs (2002), "Giám sát, chẩn đoán VNNB ở Việt Nam, 2000- 2001", Tạp chí Y học dự phòng. 4(55), tr. 5-11.

20. C. Firbas and B. Jilma (2015), "Product review on the JE vaccine IXIARO",

Hum Vaccin Immunother. 11(2), pg. 411-20.

21. L. Filgueira and N. Lannes (2019), "Review of Emerging Japanese Encephalitis Virus: New Aspects and Concepts about Entry into the Brain and Inter-Cellular Spreading", Pathogens. 8(3).

22. World Health Organization (2011), Recommendations for Japanese encephalitis vaccine (inactivated) for human use (Revised 2007).

23. A. A. Marfin and D. J. Gubler (2005), "Japanese encephalitis: the need for a more effective vaccine", Lancet. 366(9494), pg. 1335-7.

24. M. P. Zanin et al. (2003), "Japanese encephalitis vaccines: moving away from the mouse brain", Expert Rev Vaccines. 2(3), pg. 407-16.

25. N. R. Hegde and M. M. Gore (2017), "Japanese encephalitis vaccines: Immunogenicity, protective efficacy, effectiveness, and impact on the burden of disease", Hum Vaccin Immunother. 13(6), pg. 1-18.

26. J. H. Chu, C. C. Chiang and M. L. Ng (2007), "Immunization of flavivirus West Nile recombinant envelope domain III protein induced specific immune


response and protection against West Nile virus infection", J Immunol. 178(5), pg. 2699-705.

27. J. J. Liang et al. (2009), "A Japanese encephalitis virus vaccine candidate strain is attenuated by decreasing its interferon antagonistic ability", Vaccine. 27(21), pg. 2746-54.

28. M. Lobigs et al. (2009), "Live chimeric and inactivated Japanese encephalitis virus vaccines differ in their cross-protective values against Murray Valley encephalitis virus", J Virol. 83(6), pg. 2436-45.

29. Huỳnh Phương Liên và các cộng sự. (2013-2018), "Nghiên cứu đánh giá tính an toàn và sinh miễn dịch trên người của vắc xin viêm não Nhật Bản bất hoạt sản xuất trên tế bào Vero tại Việt Nam". Đề tài độc lập cấp nhà nước, mã số: 01.2013.ĐTĐL.

30. Huỳnh Phương Liên và các cộng sự. (2009), "Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm vắc xin VNNB bất hoạt trên tế bào vero", Tạp chí Y học dự phòng. 4(103), tr. 86-91.

31. S. KulkRNAi et al. (2017), "Expression of domain III of the envelope protein from GP-78: a Japanese encephalitis virus", Virusdisease. 28(2), pg. 209-212.

32. M. Lobigs et al. (2010), "An inactivated Vero cell-grown Japanese encephalitis vaccine formulated with Advax, a novel inulin-based adjuvant, induces protective neutralizing antibody against homologous and heterologous flaviviruses", J Gen Virol. 91(Pt 6), pg. 1407-17.

33. F. Guirakhoo et al. (1999), "Immunogenicity, genetic stability, and protective efficacy of a recombinant, chimeric yellow fever-Japanese encephalitis virus (ChimeriVax-JE) as a live, attenuated vaccine candidate against Japanese encephalitis", Virology. 257(2), pg. 363-72.

34. Pankaj K. Sharma et al. (2014), "An Update on JE Vaccine Development and Use", The Journal of communicable diseases. 46, tr. 109-118.

35. Xiao-Ling Pan et al. (2011), "Emergence of genotype I of Japanese encephalitis virus as the dominant genotype in Asia", Journal of virology. 85(19), pg. 9847-9853.

36. T. Solomon et al. (2003), "Origin and evolution of Japanese encephalitis virus

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 16/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí