Tình Hình Nghiên Cứu Sản Xuất Vắc Xin Rota Trên Thế Giới


1.2.2. Mùa bệnh

Ở các nước khí hậu ôn đới, tiêu chảy do RV thường xuất hiện vào mùa đông. Ở các nước nhiệt đới và các nước đang phát triển, yếu tố mùa ít rõ rệt hơn, bệnh có thể gặp quanh năm [56,104].

Ở Mỹ, RV gây bệnh theo mùa, đạt cao điểm từ tháng 11 đến tháng 5, với

mức độ lưu hành bắt đầu từ phía Tây Nam lan sang vùng Đông Bắc [57].

Ở Việt Nam theo Đoàn Thị Ngọc Anh (1987) các tháng 11. 12 và một tỷ

lệ phát hiện virut là 25-39,5% so với các tháng 4, 5, 6 là 5% - 10% [1].

1.2.3. Lứa tuổi mắc bệnh

Trên thế giới có khoảng 95% trẻ em ở lứa tuổi từ 3 đến 5 tuổi đã bị nhiễm RV. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm ở trẻ sơ sinh chưa được điều tra một cách có hệ thống, nhiễm RV ở trẻ sơ sinh thường không có triệu chứng, tuổi hay gặp nhất của bệnh là trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi. Nhiễm RV ở người lớn cũng thường không có triệu chứng, đôi khi biểu hiện thành bệnh, đặc biệt ở cha mẹ của trẻ bị tiêu chảy do RV [108].

Theo chương trình giám sát đã công bố năm 2001, sự phân bố bệnh tiêu chảy theo lứa tuổi ở tất cả các lứa tuổi đều không giống nhau. Tại Việt Nam trẻ dưới 3 tháng tuổi ít mắc bệnh do sữa mẹ có tỷ lệ IgA khá cao. Kháng thể này có thể kéo dài tới khi trẻ 2 tuổi, do vậy trẻ bú sữa mẹ được miễn dịch tự nhiên nên ít mắc bệnh hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

1.2.4. Chủng lưu hành

1.2.4.1. Trên thế giới


* Sự phân bố khác nhau của chủng RV ở các vùng khí hậu khác nhau [126]

- Sự phân bố của các kiểu gen G

+ Theo thống kê tại Nam Mỹ trong 2095 chủng RV được phân tích có

57,5% là G1; 18,3% là G2; 4,4% là G3; 8,8% là G4; 2,3% là G5; và 8,6% là G9.


+ Tại châu Phi trong 2133 chủng RV được phân tích có G1, G2, G3, G4, G8 và G9 tương ứng là 35,75%; 20,3%; 13,3%; 14,2%; 12,8 % và 3,7%.

+ Tại các nước châu Á trong số 13126 chủng phân tích có tỷ lệ G1, G2, G3, G4, G10 và G12 tương ứng là 60,3%; 16,7%; 6,5%; 14,3%; 1,7%;

0,3%; và 0,2%.

+ Tại Bắc Mỹ trong 2892 chủng RV được phân tích có tỷ lệ chủng G1, G2, G3, G4 và G9 tương ứng là 73,7%; 11%; 10,6%; 2,7%; 8,6% [57].

+ Tại Châu Âu trong 14475 chủng RV tỷ lệ G1, G2, G3, G4, G6 và G9

tương ứng là 69.4%; 10,2%; 3,5%; 15,5%; 0,1% và 1,3%.

+ Tại châu Úc trong 6995 chủng RV được phân tích tỷ lệ chủng G1, G2, G3, G4 và G9 tương ứng là: 74%; 10,8%; 1%; 4,6% và 9,6%.

- Sự phân bố của các kiểu gen P

Kiểu gen P8 và P4 chiếm hơn 90% tiêu chảy do RV. Ngoại trừ ở châu

Phi thì kiểu gen P6 có tỷ lệ cao (22,4%) đứng thứ 2 sau P8 (51%).

- Sự phân bố của các chủng hỗn hợp P-G

Bốn chủng Rota phổ biến trên toàn cầu G1P8 (64,7%); G2P4 (12%); G3P8 (3,3%); G4P8 (8,5%) là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em do RV trên thế giới [84].

Sự phân bố chủng P-G biến đổi nhanh chóng từ châu lục này tới châu lục khác. Bốn chủng nói trên chiếm tới 90% các trường hợp ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Úc, ở Nam Mỹ và châu Á có mặt khoảng 68% ca nhiễm, ở châu Phi là 50%. Chủng P8G1 gây ra hơn 70% ca nhiễm ở Bắc Mỹ và châu Âu trong khi đó chỉ xuất hiện trong 30% ca nhiễm ở Nam Mỹ và châu Á, chỉ khoảng 23% ở châu Phi. Trong đó cần phải kể đến là sự phát hiện một số chủng P-G bất thường như P4G1, P8G2, P4G3, P4G4 với tần suất tương đối cao (trong các khu vực khác nhau trên thế giới có thể gợi ý tính di truyền bền vững và khả năng tiềm tàng lây lan của chúng trong cộng đồng).


Sự xuất hiện các chủng bất thường có thể được giải thích bằng các nguyên nhân sau đây [13,126]: Genome RV khi sao chép đã xảy ra đột biến điểm. Khi 2 týp huyết thanh cùng gây nhiễm vào một tế bào sẽ xảy ra hoán vị kháng nguyên. RV gây bệnh mãn tính ở người suy giảm miễn dịch có thể sắp xếp lại genome và tạo ra các đoạn ARN bất thường. Các yếu tố kể trên có thể cùng một lúc xảy ra. Ví dụ vừa sắp xếp lại genome, vừa xảy ra đột biến.

Tần số các mẫu không thể định týp khi sử dụng phương pháp EIA nằm trong khoảng 8-46,2%, có thể các chủng đột biến đã tránh được sự nhận biết của các kháng thể đơn dòng hoặc do sự có mặt của các týp huyết thanh bất thường không phát hiện được bởi các kháng thể đơn dòng vẫn thường được sử dụng để xác định RV ở người bằng phương pháp EIA.

Ứng dụng RT-PCR xác định genome RV đã làm giảm số lượng các chủng không thể định týp. Tuy nhiên, những kĩ thuật này còn gặp phải những hạn chế vốn có. Các chủng chứa các đột biến lớn ở các vùng bám primer vẫn không thể xác định được. Vẫn còn một số nghiên cứu kết hợp EIA và RT- PCR và lai các đầu dò, tuy vậy khoảng 7,8% - 26,6% các chủng không thể định týp [94,130].

* Sự phân bố của các týp P và G dao động theo thời gian

Sự phân bố G và P có sự thay đổi theo thời gian. Trong nghiên cứu 10 năm liên tiếp (1987-1997) ở Bangladesh cho thấy sự dao động hàng năm là một ví dụ tiêu biểu sự phân bố của các týp huyết thanh G1, G2, G3, G4 và G9.

- Trong suốt 3 năm đầu tiên G2 là týp huyết thanh phổ biến nhất, tiếp

theo là các týp G1 và G4.

- Năm thứ 4 các týp G4 là phổ biến nhất và chiếm ưu thế đến năm 1995. Năm 1995 các týp G9 nổi lên và chiếm ưu thế, các týp G4 hiếm gặp hơn. Năm 1996 và 1997 týp G9 phổ biến nhất được xác định trong nước này với tần suất tương ứng là 34,4% và 53%.


Như vậy ta thấy các týp P và G của RV trong cùng một khu vực cũng không ổn định theo các năm, do đó việc nghiên cứu giám sát tiêu chảy do RV tại các nước là cần thiết để có hướng nghiên cứu biện pháp phòng bệnh hợp lý [128].

1.2.4.2. Tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam đã có một vài nghiên cứu về bệnh tiêu chảy cấp do virut Rota. Tỷ lệ phát hiện virut Rota bằng kỹ thuật ELISA đối với bệnh nhân tiêu chảy cấp là tương đối cao. Virut Rota lưu hành quanh năm, nhưng giảm vào các tháng nóng ẩm. Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là dưới 2 tuổi. Miền Bắc Việt Nam nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới chia làm bốn mùa rõ rệt nên tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy do virut Rota cũng thay đổi theo mùa. Đỉnh điểm của mùa bệnh là từ tháng 11 đến tháng 5 (mùa đông - xuân) còn các mùa khác tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy do virut Rota ở trẻ em giảm đi rõ rệt [24,76,99]. Theo Đoàn Thị Ngọc Anh, từ 1981 đến 1985, tỷ lệ tiêu chảy cấp do virut Rota ở trẻ em từ 0 đến 5 tuổi tại Viện Nhi Thụy Điển chiếm 26,5%, tại bệnh viện Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh chiếm 28,1%, bệnh viện Xanh Pôn là 21,5% với tỷ lệ nam (59,5%) cao hơn nữ (40,5%). Bệnh tập trung cao nhất vào các tháng từ 11 đến tháng 1 (27,2% - 39,3%). Cũng theo tác giả này, lứa tuổi hay bị tiêu chảy cấp do virut Rota là từ 0 đến 2 tuổi, đặc biệt là nhóm tuổi 7 đến 12 tháng (26,8%). Theo tài liệu giám sát bệnh tiêu chảy do virut Rota ở trẻ em dưới 5 tuổi tại một số bệnh viện lớn của Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2003, tỷ lệ phát hiện ra virut Rota ở bệnh nhi tiêu chảy cấp tại Viện Nhi Thụy Điển chiếm 55,64%, tại Bệnh viện Xanh Pôn chiếm 49,84%, Viện Nhi Hải Phòng là 59,28%, Bệnh viện Đa khoa Khánh Hoà là 58,32%, Viện Nhi Đồng 1 là 58,82%, Bệnh viện Nhi Đồng 2 là 58,65%. Trung bình tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy cấp do virut Rota trên cả nước là 57,39%, rõ ràng là một tỷ lệ rất cao [8,45,114].


Theo kết quả giám sát bệnh tiêu chảy do virut Rota tại các bệnh viện chính của Việt Nam từ 1998 đến 2011 cho thấy rằng: Chủng virut Rota lưu hành tại nước ta như sau [8].



Đồ thị 1 Chủng lưu hành gây bệnh theo týp G từ 1998 – 2009 Tổng quát trong 11 1


Đồ thị 1. Chủng lưu hành gây bệnh theo týp G từ 1998 – 2009

Tổng quát trong 11 năm giám sát chủng G1, G2, G3 chiếm đa số với tỷ lệ tương ứng 38,8%: 11,7%: 19,9%. Chủng G4, G9 chiếm tỷ lệ thấp tương ứng 4,7% và 6,1%. Chưa xác định được týp G chiếm 14,9%.

Tuy nhiên xét theo từng năm kết quả cho thấy rằng chủng G2 lưu hành chính năm 1998-2000 với tỷ lệ 53,6% sau đó giảm xuống dưới 20% từ năm 2000-2003, tỷ lệ tăng lên gần 30% năm 2002-2003 và giảm xuống dưới 10% từ năm 2004 đến nay. Trong khi đó chủng G1 năm 1998-2000 chỉ chiếm 13,1% nhưng đã tăng lên 76,5% năm 2000-2001, năm 2001-2002 chủng G1 hạ xuống 12% sau đó tăng lên trong những năm sau nhưng ở dưới mức 50%, cao nhất năm 2010-2011 với tỷ lệ 79,6%. Chủng G3 chiếm tỷ lệ rất thấp và hầu như không có trong những năm 1998-2004, nhưng tỷ lệ G3 tăng dần trong những năm sau và tăng cao trong năm 2008-2009 với tỷ lệ lên tới


44,7%. Chủng G9 chiếm tỷ lệ thấp ở hầu hết các năm nghiên cứu, tuy nhiên năm 2001-2002 đột nhiên tăng cao là chủng lưu hành chính với tỷ lệ 58,4%.



Đồ thị 2 Chủng lưu hành gây bệnh theo týp P từ 2000 2011 Đồ thị 2 cho kết 2


Đồ thị 2. Chủng lưu hành gây bệnh theo týp P từ 2000 - 2011

Đồ thị 2 cho kết quả phân tích chủng lưu hành theo týp P. Không giống như phân tích chủng lưu hành theo týp G, týp P8 lưu hành chủ yếu với tính ổn định qua suốt thời kỳ từ 1998-2009 với tỷ lệ có năm lên gần 90%. Tỷ lệ trung bình qua 12 năm là 76,1%. Chủng G4 nổi lên vào năm 2002-2003 nhưng cũng chỉ chiếm 33,3% còn những năm khác xuất hiện với tỷ lệ thấp. Chủng P6 chiếm tỷ lệ thấp ở hầu hết các năm giám sát, cao nhất vào năm 2001-2002 với tỷ lệ 16,2% [8,114].

1.3. Tình hình nghiên cứu sản xuất vắc xin Rota trên thế giới

1.3.1. Vắc xin đơn giá

Ứng cử viên vắc xin RV đầu tiên là các vắc xin đơn giá "Monovalent vaccines" sử dụng chủng RV WC3 và RIT4237 được phân lập từ bò hoặc chủng RRV được phân lập từ khỉ Rhesus. Tuy nhiên, những vắc xin này không còn được sử dụng do có sự khác nhau lớn về hiệu lực vắc xin giữa các nước có thử nghiệm vắc xin [53,61,62].


Tại Viện Sinh phẩm Lan Châu Trung Quốc, bác sĩ Bai đã sản xuất vắc xin từ chủng virut Rota gây tiêu chảy cho cừu (LLR). LLR là vắc xin sống, uống, đơn týp, virut Rota nhóm A, phân týp I, G10P[12]. Chúng được cấy truyền 37 đời. Hiện nay vắc xin này đang được sử dụng rộng rãi trên toàn nước Trung Quốc để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em [80,82].

Vắc xin dòng sơ sinh, bác sĩ Ruth Bishop đã phát triển chủng này trong phòng thí nghiệm của bà. Chủng này là chủng virut Rota người (G3P[6]) được phân lập từ một trẻ sơ sinh và làm giảm độc lực qua nhiều lần cấy truyền. Trong nghiên cứu dịch tễ học, trẻ sơ sinh bị nhiễm tự nhiên với chủng này và được phòng chống bệnh trong suốt hai năm đầu của trẻ. Trẻ được dùng vắc xin ở 3, 5, 7 tháng tuổi với liều gây nhiễm 6x105FFU/ liều [35,86].

Vắc xin của hãng Glaxo Smith Kline (Rotarix), bác sĩ Georges Thiry đưa ra những kế hoạch về phát triển vắc xin Rota chủng 89-12, chủng này được phân lập từ một trẻ 15 tháng tuổi bị hội chứng viêm dạ dày ruột tháng 12 năm 1988 và là chủng G1P[8]. 215 trẻ được chọn ngẫu nhiên để nhận 2 liều vắc xin (105FFU/liều) hoặc placebo tại tháng thứ 2 và tháng thứ 4. 100% trẻ này không phải tới bác sĩ, 20 trẻ bị tiêu chảy do virut Rota trong đó 18 trường hợp xuất hiện ở nhóm sử dụng Placebo và 2 trường hợp sử dụng vắc xin [71,75,81]. Vắc xin Rota của Glaxo Smith Kline đã được Viện Avant cấp phép, và kết quả nghiên cứu được công bố, ứng cử viên vắc xin này là chủng virut Rota người, sống, giảm độc lực, đơn týp (G1P[8]). Vắc xin này được sản

xuất để sử dụng trên toàn thế giới và được thêm chất làm giảm độ axit. Vắc xin này ổn định tại nhiệt độ phòng thí nghiệm và sẽ sử dụng cho trẻ ở 2 và 4 tháng tuổi với liều 105 đơn vị tạo đám hoại tử [25,98,119].

- Rotarix là vắc xin sống giảm độc lực được sử dụng 2 liều, có nguồn

gốc từ 1 chủng virut Rota người G1P[8]. Vắc xin này được thực nghiệm lâm


sàng giai đoạn I, II ở Mỹ, Châu Mỹ Latinh và châu Âu trên 9.400 trẻ cùng với lịch tiêm chủng mở rộng. Kết quả thử nghiệm cho thấy khoảng 73% phòng được viêm dạ dày ruột do bất kỳ týp RV nào và > 90% chống lại nhiễm cấp tính do RV, đặc biệt vắc xin này có hiệu lực phòng bệnh >83% do RV không thuộc týp G1 [112]. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III đã thực hiện trên

70.000 trẻ ở Châu Mỹ Latinh và vắc xin này đang hoàn thành thẩm định an toàn và hiệu lực, không có dấu hiệu chỉ ra rằng lồng ruột ở trẻ em liên quan đến việc sử dụng vắc xin này. Địa điểm nghiên cứu lâm sàng cỡ nhỏ hơn đang được tiến hành ở châu Á và châu Mỹ [32,39,54,65,71].

1.3.2. Vắc xin đa giá

Các vắc xin đa giá "Multivalent vaccines" được sản xuất năm 1985 bằng cách sử dụng kỹ thuật sắp xếp gen (gene assortant) [90]. Gen VP7 trong hệ gen của chủng RV động vật được thay thế bởi gen của RV người, gen này mã hoá cho protein VP7 thuộc các týp huyết thanh khác nhau, thông thường là các chủng phổ biến tại địa phương định sử dụng vắc xin.

Rota Shield là vắc xin tứ liên "Tetravalent vaccines", là vắc xin sống giảm độc lực uống được sản xuất từ chủng virut Rota ở khỉ Rherus (RRV - TV) có tên là MMU18006. Chủng này có cùng đặc tính trung hoà với các chủng virut Rota G3 của người, MMU18006 phù hợp cho việc phát triển vắc xin bởi vì nó phát triển tốt trong nuôi cấy tế bào. So với các vắc xin dùng các chủng virut Rota bò, MMU 18006 an toàn và tạo miễn dịch tốt. Các thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em tại Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Âu cho thấy RotaShield là vắc xin an toàn và rất hiệu quả, và vắc xin này đã được cấp phép tháng 10 năm 1998 tại Mỹ, khi 600.000 trẻ được sử dụng vắc xin tương đương với 1,2 triệu liều, vắc xin này bị đình chỉ sử dụng vì có liên quan đến tăng nguy cơ lồng ruột sau 3 tuần sử dụng liều đầu tiên với tỷ lệ ước tính 1/10.000 trẻ [70,107,117].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2022