Sự Tương Đồng Kháng Nguyên Của Chủng Sản Xuất Vắc Xin Vnnb So Với Các Chủng Viêm Não Nhật Bản Lưu Hành Tại Việt Nam


Chủng sau pha loãng các độ pha từ 10-5 đến 10-8 sẽ được gây nhiễm trên tế bào, cho môi trường thạch phủ rồi cất vào tủ ấm 36 ± 1 oC/ 5% CO2, sau 5 ngày lấy ra cố định, nhuộm và đọc kết quả. Hiệu giá chủng được đánh giá dựa trên các mảng hủy hoại tế bào tương ứng với độ pha loãng chủng đã được trung hòa với huyết thanh đặc hiệu. Ưu điểm của phương pháp thử nghiệm này là dễ dàng kiểm soát được các điều kiện của thử nghiệm tương tự một thử nghiệm invitro. Các dòng tế bào sử dụng trong nghiên cứu đã trải qua quá trình thuần hóa và đánh giá tính ổn định, đáp ứng các yêu cầu. Môi trường phát triển phù hợp của các chủng vi rút nói chung và vi rút VNNB nói riêng [63]. Kết quả kiểm nghiệm hiệu giá vi rút đã phản ánh sự ổn định tính kháng nguyên của chủng vi rút sau khi sản xuất và bảo quản ở nitrogen lỏng để phục vụ cho sản xuất vắc xin VNNB bất hoạt trên tế bào Vero tại Việt Nam.

Trước kia các nhà sản xuất và cơ quan kiểm định các nước (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam...) thường dùng tế bào BHK-21 để kiểm tra hiệu giá vi rút VNNB vì dòng tế bào này khá nhậy cảm với loại vi rút này, plaque tạo ra to, rõ nét, dễ đọc. Nhưng gần đây khi các vắc xin sản xuất dùng tế bào Vero để sản xuất thì các nhà sản xuất, cơ quan kiểm định cũng dần chuyển sang dùng cả dòng tế bào Vero. Trong nghiên cứu, chúng tôi cũng thử đánh giá cả dòng tế bào Vero để kiểm tra chất lượng chủng giống và vắc xin. Kết quả hình 3.3 cho thấy trên tế bào Vero plaque nhỏ hơn chút nhưng số lượng plaque tương đương khi dùng tế bào BHK-

21. Như vậy nghiên cứu giúp thẩm định và đưa ra thêm sự lựa chọn dòng tế bào dùng trong kiểm định hiệu giá chủng vi rút và công hiệu vắc xin VNNB là BHK-21 hoặc Vero. Với nhà sản xuất việc dùng chính dòng tế bào sản xuất vắc xin làm tế bào kiểm định có rất nhiều thuận tiện về thời gian, chi phí vì sẵn có không mất thêm thời gian chuẩn bị nếu dùng dòng tế bào khác (thường khoảng 3 tuần). Còn với cơ quan kiểm định quốc gia dòng tế bào BHK-21 hiện tại chỉ áp dụng cho mỗi kiểm định công hiệu vắc xin VNNB còn dòng tế bào Vero thì áp dụng cho rất nhiều loại vắc xin khác nên việc chuyển sang hết dòng tế bào Vero cũng thuận tiện trong cả khâu chuẩn bị, cất giữ, bảo quản... Các nghiên cứu tiếp theo của đề tài chúng tôi cũng chỉ sử dụng dòng tế bào Vero để đánh giá hiệu giá chủng cũng như công hiệu vắc xin.

Trong 10 năm sau sản xuất và bảo quản trong nitrogen lỏng (-196oC), chủng gốc BV-MSV-0210và chủng sản xuất BV-WSV-0310 đã được kiểm định định kỳ


theo các thời điểm 3, 4, 6, 8, 9, và 10 năm sau sản xuất. Đây là một nỗ lực của nhóm nghiên cứu nhằm giám sát tính ổn định về hiệu giá của chủng vi rút VNNB đã và sẽ được sử dụng để sản xuất vắc xin. Đánh giá chung hiệu giá lô chủng gốcBV-MSV- 0210 và lô chủng sản xuất BV-WSV-0310 gần như không có sự thay đổi sau sản xuất từ 2010 đến năm 2020trong điều kiện bảo quản ở Nitrogen lỏng. Trong đó, lô chủng gốc BV-MSV-0210 hiệu giá luôn cao hơn lô chủng sản xuất BV-WSV-0310 từ 0,3- 0,4 log và giao động giữa các lần thử nghiệm của cả 2 lô chủng rất thấp (tối đa chỉ từ 0,06 - 0,07 log).Trong nghiên cứu này đã kiểm chứng và khẳng định điều kiện bảo quản trong nitrogen lỏng là tối ưu cho chủng VNNB. Ngoài ra, để tăng tính ổn định về mặt kháng nguyên cho chủng, trong công thức sản xuất chủng Beijing-1, ngoài môi trường TCM199 (là môi trường giàu axit amin và vitamin), chúng tôi có cho thêm Gelatin 0,05% trước khi đóng ống và cất giữ, giúp tăng khả năng bảo vệ bền vững cho kháng nguyên vi rút VNNB khi bảo quản lâu dài ở trạng thái ngừng hoạt động (điều kiện nitrogen lỏng). Hiện tại không chỉ chủng Nakayama mà vắc xin Jevax (vắc xin Viêm não nhật bản bất hoạt dùng chủng Nakayama sản xuất trên não chuột) của công ty Vabiotech, Việt Nam cũng đang áp dụng công thức này. Kết quả theo dõi hiệu giá lô chủng gốc Nakayama mã M-P3-2-0795, sản xuất từ 1995 có thêm gelatin 0,05%, bảo quản trong nitrogen lỏng đến năm 2016 (sau 21 năm), hiệu giá chủng không hề thay đổi, vẫn đạt 4,1.108 PFU/ml. Việc thêm Geltatin vào chủng hay vắc xin như một chất ổn định đã được nghiên cứu áp dụng cho rất nhiều loại vắc xin trên thế giới như DTaP, Sởi, Quai Bị, Rubella, MR, MMR, Dại, Viêm não nhật bản (vắc xin Je-vax của Aventis Pasteur, Gelatin là 0,5 mg/liều …) [12, 30].

Chất lượng chủng vi rút, bao gồm hiệu giá và di truyền, luôn có nguy cơ bị tác động bởi các điều kiện sản xuất và bảo quản, đặc biệt nhiệt độ bảo quản. Lô chủng gốcBV-MSV-0210 và lô chủng sản xuất BV-WSV-0310 của vi rút VNNB cũng chịu những ảnh hưởng như vậy trong quá trình bảo quản. Đặc điểm này được chứng minh qua các kiểm nghiệm hiệu giá của chủng vi rút khi bảo quản ở các nhiệt độ -20oC và 2-8oC[64, 65, 66]. Đồng thời trong thực tế sử dụng, chủng vi rút VNNBkhông phải lúc nào cũng duy trì được cố định nhiệt độ bảo quản tối ưu trong nitrogen lỏng. Chủng vi rút sau sản xuất có nguy cơ phơi nhiễm ở các dải nhiệt độ cao hơn trong quá trình đưa đi kiểm định chất lượng hay đưa đến khu vực sản xuất vắc xin. Kết quả kiểm


định trong nghiên cứu này cũng cho thấy rõ sự giảm hiệu giá khi bảo quản chủng ở - 20oC. Sau 1 tháng giảm 0,61 log; sau 3 tháng giảm 1,91 log (về sát giới hạn tiêu chuẩn cho phép dự kiến là ≥ 6,0 log).Nhưng sau 6 tháng thì giảm sâu rõ rệt, giảm 2,66 log và thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Tại điều kiện bảo quản chủng ở 2-8oC,sau 1 ngày giảm 1,17 log; sau 3 ngày giảm 1,46 log vẫn đạt so với tiêu chuẩn (≥ 6,0 log). Nhưng sau 5-7 ngày thì giảm sâu rõ rệt, giảm 2,39-2,52 log chỉ còn 5,42-5,55 log và thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Kết quả này một lần nữa nhấn mạnh đảm bảo ổn định nhiệt trong quá trình bảo quản có ảnh hưởng lớn đến tính ổn định hiệu giá của chủng vi rút. Nhiệt độ bảo quản chủng ổn định phù hợp thì hiệu giá vi rút ổn định. Và điều kiện bảo quản ở nhiệt độ âm sâu ≤ -70oC nếu không có nitrogen lỏng và ổn định như nitrogen lỏng là điều kiện phù hợp nhất để bảo quản các chủng vi rút sau sản xuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Tính ổn định về di truyền

Đảm bảo tính kháng nguyên ổn định là yếu tố quyết định về khả năng bảo vệ của vắc xin. Trong đó, tính di truyền của chủng vi rút là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự ổn định của các kháng nguyên sinh học. Vi rút VNNB mặc dù không thường xuyên có các biến chủng như các vi rút Cúm [27, 53, 67]. Nhưng đảm bảo tính ổn định di truyền của chủng vi rút VNNB vẫn có vai trò quan trọng và là một trong các tiêu chuẩn của WHO yêu cầu vớichủng vi rút cho sản xuất vắc xin. Trong nghiên cứu này, ngoài tính ổn định về kháng nguyên, tính ổn định về di truyền của lô chủng gốc BV- MSV-0210 và lô chủng sản xuất BV-WSV-0310 đã được kiểm định theo định kỳ. Cơ sở để đánh giá tính ổn định di truyền của các lô chủng này là xác định trình tự nucleotide và trình tự axit amin của của vùng gen E (protein cấu trúc) của vi rút VNNB đóng vai trò chính trong sinh miễn dịch nên cần đánh giá tính ổn định di truyền xuyên suốt nhiều nghiên cứu của vắc xin VNNB [14]. Các nghiên cứu trên gen E cho thấy sự phù hợp từ các kết quả phòng thí nghiệm đến thử nghiệm lâm sàng trên người của vắc xin VNNB [14, 52, 68]. Trong nghiên cứu này, đoạn trình tự nucleotide được so sánh giữa chủng Beijing-1 chuẩn đã đăng ký trên ngân hàng quốc tế (NCBI) mã L48961.1/CHN/1949 với 3 chủng của chúng tôi, sự tương đồng về nucleotitde với chủng chuẩn gốc Beijing-1 Kanonji (Nhật) là 99,6%; với chủng gốc BV-MSV-0210 là 99,63% và với chủng sản xuất BV-WSV-0310 là 99,65%.Sự sai khác này giữa 3 chủng là tương đương và đều rất thấp (≤0,4%). Để kiểm chứng chúng

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng vi rút Beijing-1 để ứng dụng sản xuất vắc xin viêm não Nhật Bản bất hoạt trên tế bào Vero tại Việt Nam - 12


tôi cũng so sánh sự tương đồng nucleotide và axit amin giữa chủng gốc Beijing- Kanonji (P0) với lô chủng gốc BV-MSV-0210 (P6) và lô chủng sản xuất BV-WSV- 0310 (P7) xem thực sự quá trình cấy chuyển, nhân đời (6 -7 đời) và quá trình bảo quản cất giữ (gần 10 năm trong nitrogen) có ảnh hưởng gì không? Có 9 vị trí sai khác giữa chủngchuẩn gốc Beijing-1 Kanonji và 2 chủng là: 638, 761, 974, 1603, 2045, 2166, 2235, 2274, 2429. Toàn bộ sự khác biệt/sai khác đều là các vị trí hỗn hợp nucleotide trên trình tự chủng chuẩn gốc Beijing-Kanonji (Y, R, K). Kết quả cũng cho thấy trình tự nucleotide của 2 chủng này có sự tương đồng là 100% và cũng tương đồng 100% với chủngchuẩn gốc Beijing-1 Kanonji. Một số nghiên cứu trên chủng sản xuất vắc xin (Luca VC) cũng xác nhận vai trò quyết định của gen E trong đáp ứng miễn dịch sinh kháng thể trung hòa vi rút [69, 70, 71].

Cấu trúc của vi rút VNNB gồm các kháng nguyên gây ngưng kết hồng cầu (HA) và hoạt tính trung hòa là glycoprotein trên preM và E. Trong đó, protein E có trọng lượng phân tử 55-60 Kda, là một glycoprotein bao gồm 494-501 axit amin là thành phần cấu tạo chính của Protein E. Protein E là một protein cấu trúc có tính bảo tồn cao trong các vi rút thuộc nhóm Flavivirus. Protein E liên quan chặt chẽ đến chức năng sinh học của vi rút như bám dính, cảm thụ, ngưng kết hồng cầu, trung hòa kháng thể, điều chỉnh pH nội nguyên sinh chất của tế bào chủ [11, 21, 72]. Trong quá trình vi rút phóng thích khỏi tế bào, protein PreM được tách ra nhờ enzym protease để thành protein trưởng thành và đây là thành phần có khả năng gây nhiễm của vi rút. Genom của vi rút được bọc trong lớp lipit và protein E rồi hoàn thiện với protein C. Protein E chịu trách nhiệm tấn công đến tế bào đích và hòa màng tế bào; chính protein E mang các kháng nguyên bề mặt là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (HA) và hoạt tính trung hòa để tạo kháng thể trung hòa. Đây chính là tiêu chuẩn để chọn bất kỳ chủng dự tuyển nào cho sản xuất vắc xin VNNB. Do vậy, đánh giá tính ổn định di truyền dựa trên Protein E là rất cần thiết đối với các chủng sản xuất vắc xin VNNB. Trong nghiên cứu này, trình tự nucleotide và trình tự axit amin protein E của lô chủng gốc BV-MSV-0210và lô chủng sản xuất BV-WSV-0310 cũng được đánh giá tính ổn định phân tử của chủng VNNB. Sau khi chú giải, trình tự gen mã hóa kháng nguyên E được trích xuất ra khỏi hệ gen để phân tích, so sánh. Kết quả cho thấy, gen mã hóa kháng nguyên E có độ dài 1500 bp, tỷ lệ GC (guanine-cytosine) là 52%, mã hóa cho


một protein có độ dài 500 axit amin. Kết quả phân tích tính ổn định di truyền của lô chủng gốc và lô chủng sản xuất cho thấy quá trình nhân chủng, cất giữ các lô chủng này suốt gần 10 năm nay rất ổn định, không có đột biến về di truyền nào xảy ra. Kết quả này cho thấy các điều kiện về động vật thực nghiệm, ngân hàng tế bào trong sản xuất chủng và các điều kiện bảo quản chủng sau sản xuất là đạt yêu cầu và phù hợp.

Đáp ứng miễn dịch sinh lý của con người thường mạnh đối với lần nhiễm JEV đầu tiên, bao gồm cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Đối với đáp ứng miễn dịch dịch thể, việc tạo ra các kháng thể trung hòa chống lại protein E là cần thiết, vì protein E chịu trách nhiệm liên kết và khả năng xâm nhập vào tế bào đích của vi rút [31, 73]. Cho đến nay, các nghiên cứu dịch tễ học phân tử đã cho thấy 5 kiểu gen được xác định với các biến thể của protein E trong khoảng 1–5% [74]. Tuy nhiên, các trường hợp nhiễm bệnh thông thường hoặc tiêm chủng thường tạo ra các kháng thể phản ứng chéo với tất cả các kiểu gen JEV. Do đó, vắc xin đã được phát triển chủ yếu chống lại JEV kiểu gen III với vi rút sống giảm độc lực hoặc bất hoạt bằng formalin, tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài và được trẻ em và người cao tuổi dung nạp tốt [15, 25, 55]. Một vấn đề khác khi bàn luận đến sự đột biến(nếu có) ở gen E của vi rút VNNB, nhiều loại tế bào khác nhau của người được xác định nhạy cảm với vi rút VNNB nhưng vẫn ít được biết đến hiện nay. Mỗi loại tế bào phản ứng khác nhau khi cơ thể nhiễm vi rút VNNB mà những khác biệt này thường khó được xác định do sự biến đổi đa yếu tố của tế bào chủ cũng như những đột biến nhỏ trong bộ gen của vi rút VNNB [75].

3.2.2. Sự tương đồng kháng nguyên của chủng sản xuất vắc xin VNNB so với các chủng Viêm não Nhật bản lưu hành tại Việt Nam

Vi rút viêm não Nhật Bản (VNNB) là một loại vi rút flavivirus lây truyền qua muỗi. Cấu trúc vi rút có kích thước virion khoảng 50 nm và bao gồm RNA sợi đơn chứa bộ gen khoảng 11 kB và có một số khác biệt nhỏ về độ dài giữa các kiểu gen ở các tuýp vi rút VNNB khác nhau [76, 77]. Các nghiên cứu về dịch tễ học phân tử và di truyền cho thấy vi rút VNNBxuất hiện và lây lan đến khu vực Indonesia-Malaysia nhiều thế kỷ trước. Nghiên cứu huyết thanh học và di truyền đã dẫn đến việc lập bản đồ một type huyết thanh và nhiều kiểu gen khác nhau trên khắp Châu Á và ghi nhận


những thay đổi liên tục của sự phân bố vi rút VNNB thích nghi với các điều kiện địa lý, khí hậu ở các khu vực khác nhau [78, 79, 80].Cho đến nay, các ca nhiễm vi rút VNNB ở người đã được ghi nhận ở hầu hết các vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới của châu Á, các vùng phía bắc của Úc và ở viễn đông của Liên Bang Nga.Tại Việt Nam, vi rút VNNB được công nhận là một trong những loại flavivirus lây truyền qua muỗi quan trọng nhất. Trường hợp VNNB đầu tiên được xác nhận tại Việt Nam vào năm 1961 (Đỗ Quang Hà) và gia tăng mạnh vào những năm 1970[81]. VNNB vẫn là dịch bệnh lưu hành trên toàn quốc ở Việt Nam với tỷ lệ mắc hàng năm khoảng 1.000–3.000 trường hợp vào năm 2002[13]. Trong những năm qua, vắc xin đã trở thành công cụ quan trọng trong kiểm soát bệnh do vi rút VNNB gây ra. Vào những năm 1960, vắc xin VNNB bất hoạt được sản xuất từ não chuột đã được phát triển ở Nhật Bản và được cấp phép sử dụng trên toàn thế giới. Ngày nay, vắc xin VNNB bất hoạt được nuôi cấy tế bào đã và đang được phát triển, dần thay thế các vắc xin bất hoạt trên não chuột. Tuy nhiên, dù được nghiên cứu và phát triển bằng công nghệ nào, chủng vi rút VNNB sử dụng để sản xuất vắc xin rất quan trọng. Tính kháng nguyên của các chủng vi rút sử dụng để sản xuất vắc xin phải tương đồng với các chủng vi rút VNNB lưu hành tại bản địa sẽ quyết định hiệu quả bảo vệ của vắc xin được tạo ra. Chính vì lý do này, việc so sánh tính kháng nguyên của chủng gốc và chủng sản xuất của vi rút VNNB dùng để sản xuất vắc xin VNNB JECEVAX với các chủng vi rút VNNB lưu hành tại Việt Nam là rất cần thiết và có ý nghĩa dịch tễ quan trọng.

Tại Việt Nam, nghiên cứu phân lập và lưu trữ các chủng vi rút VNNB đã được thực hiện từ rất sớm do chủng VR VNNB là chủng rất ổn định về di truyền. Nên hàng năm chủ yếu chỉ có các báo cáo về số ca nhiễm và tử vong là chính. Còn các nghiên cứu chuyên sâu về dịch tễ học phân tử vi rút VNNB thì thường phải trên 10 năm mới làm nghiên cứu đánh giá. Nghiên cứu gần đây nhất là năm 2014, Do Loan Phuong và cộng sự đã thực hiện giải trình tự gen và xây dựng ngân hàng gen của vi rút VNNB lưu hành tại Việt Nam (ở người, muỗi và lợn) từ năm 1964 đến 2014. Đây là cơ sở quan trọng để các nghiên cứu về sự tương thích của các chủng vi rút VNNB khi lựa chọn để sản xuất vắc xin VNNB tại Việt Nam nói chung và vắc xin JECEVAC nói riêng [49]. Dựa trên ngân hàng chủng phân lập được từ các vật chủ người, lợn, muỗi tại Việt Nam, để thực hiện giải trình tự gen của chủng vi rút VNNB sử dụng để sản


xuất vắc xin, Từ đó, đánh giá tính tương đồng về nucleotide và axit amin của chủng gốc và chủng sản xuất với các chủng vi rút VNNB đã và đang lưu hành tại Việt Nam. Đây là một trong các đóng góp khoa học quan trọng để đánh giá tính phù hợp và hiệu quả bảo vệ của vắc xin VNNB được sản xuất từ các chủng này. Trong nghiên cứu này, vùng gen E của vi rút VNNB đã được chọn là gen đích để phân tích, đánh giá. Kết quả cho thấy, sự tương đồng về nucleotide của chủng BV-WSV-0310 so với các chủng virút VNNB phân lập từ người dao động từ 86,67 đến 97,53%; từ lợn là 87,47 đến 88,33% và từ muỗi là 86,05 đến 99%. Trong khi đó, sự tương đồng về axit amin của chủng so với các chủng vi rút VNNB phân lập từ người dao động từ 96,73 đến 99,2%; từ lợn là 98,00-98,40% và từ muỗi là 94,55 đến 98,40%.Các chủng thuộc genotype III dù phân lập từ người hay muỗi đều có độ tương đồng >95% (từ 96,4- 99,2%) cho thấy sự ổn định di truyền vùng gen E của các chủng này rất cao; còn các chủng thuộc genotype I sự tương đồng nucleotite là>85% (từ 86,05-88,33%). Chúng tôi cũng tìm hiểu sự khác biệt này thực sự là do các chủng có sự biến đổi hay do bản chất giữa các genotype?

Trong cấu trúc của hạt vi rút VNNB, dựa trên trình tự nucleotide của gen C/prM và gen E, vi rút VNNB được phân loại thành năm kiểu gen và giá trị phân cắt của các nucleotide khác nhau giữa mỗi kiểu gen là khoảng 12% [14], tương đương kết quả của chúng tôi ở bảng 3.7 sai khác nucleotide giữa genotype I với chủng của chúng tôi từ 12-14% nhưng sự tương đồng axit amin vẫn đạt >90% (từ 94,55-98,4%) và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các chủng genotye III. Để kiểm chứng chúng tôi cũng đã tiến hành so sánh vị trí các epitope và vị trí của các axit amin quyết định tính kháng nguyên thuộc epitope protein E của chủng sản xuất (BV-WSV- 0310), chủng tham chiếu (Beijing-1 Kanonji), chủng virút VNNB phân lập ở người năm 2014 và chủng vắc xin SA14-14-2 như ở bảng 3.7.Kết quả các epitope thuộc gen mã hóa kháng nguyên E ở chủng sản xuất, chủng tham chiếu, chủng vắc xin SA14-14- 2 và chủng vi rút VNNB phân lập từ người ở Việt Nam năm 2014 đều không thay đổi.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng các chủng GI-a lưu hành ở Thái Lan và Campuchia, trong khi các chủng GI-b đã xuất hiện ở Việt Nam.Hầu hết các chủng GI này phân lập được từ lợn, muỗi, rất ít chủng phân lập được từ người. Tại Việt Nam,


các chủng vi rút VNNB đầu tiên được phân lập vào năm 1960 ở người, lợn và chim. Trước năm 1990, hầu hết các chủng vi rút VNNB phân lập được từ ngườilà chủng GIII [82, 83]. Trong năm 2001–2002, chủng vi rút VNNB thứ 2 được phân lập tại Việt Nam là kiểu gen GI, tìm được trên muỗi và lợn [82]. Như vậy, kết quả phân lập các chủng vi rút VNNB tại Việt nam tập hợp thành hai kiểu gen là GI và GIII. Tất cảcác chủng GI của Việt Nam là GI-b, bao gồm các chủng GI chính lan truyền trên toàn thế giới, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan [49,50]. Tất cả các chủng vi rút VNNB phân lập trên muỗi và lợn trước năm 1994 là kiểu gen GIII, bao gồm cả chủng gốc Nakayama vàBeijing-1. Sau năm 1994, tất cả các chủng vi rút VNNB được phân lậptừ muỗi và lợn có kiểu gen GI. Ở người,trước khi phát hiện ra một chủng mang gen GI đầu tiên vào năm 1990, còn lại tất cảcác chủng phân lập đều có kiểu gen GIII[49].

Từ kết quả giải trình tự gen của protein E trong nghiên cứu này, đánh giá sự biến động của trình tự nucleotide cũng như trình tự axit amin của các chủng vi rút VNNB ở Việt Nam, từ đó có thể nhận thấy có vẻ như mức độ tương đồng giảm dần theo thời gian. Sự tương đồng về nucleotide của vi rút VNNB phân lập từ người năm 1989 là 96,73% và axit amin là 99,20%, đến năm 2014 mức độ tương đồng này chỉ còn 86,67% đối với nucleotide và 97,04% đối với axit amin. Kết quả này cũng giống như kết quả nghiên cứu của Do Lan Phương và cộng sự, khi đánh giá sự tương đồng của các chủng vi rút VNNB phân lập từ dịch não tủy của 1 bệnh nhân nhi, được xác nhận bằng kỹ thuật RT-PCR là kiểu gen GI. Trong khi đó, chủng vi rút VNNB mang gen GIII được phân lập lần đầu tại Việt Nam, ký hiệu 64VN51, có sự tương đồng nucleotidevới chủng gốc Nakayama là 96,4% và chủng gốc Beijing-1 là 95,6%. Bên cạnh đó, so sánh chủng 64VN51 này với một chủng vi rút VNNB khác của Trung Quốc (GZ / CHN / 09) thì tỷ lệ tương đồng nucleotidechỉ là 85,9% còn với chủng GI Việt Nam là 96,9%. Kết quả này một lần nữa khẳng định chủng gốc Beijing-1 Kanonji vẫn là lựa chọn phù hợp nhất để sản xuất vắc xin VNNB bất hoạt trên tế bào Vero tại Việt Nam. Đây tiếp tục là kiến nghị được nhắc tới trong nghiên cứu này.

Từ năm 2006 đến nay vắc xin viêm não Nhật Bản bất hoạt sản xuất trên tế bào Vero đã được nghiên cứu sản xuất bởi công ty Vabiotech từ chủng Beijing-1 trên tế bào Vero. Kết quả thử nghiệm lâm sàng trên người cho thấy, vắc xin đạt an toàn và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/10/2022