Đặc Điểm Hoạt Động Thể Lực Trong Môn Karate-Do

28


phương pháp từ xưa để lại; Ít tổ chức thi đấu và Sử dụng chế độ phong đẳng cấp dựa vào số lượng bài quyền và động tác cơ bản luyện tập được. Thời gian phong đẳng cấp khác nhau giữa các hệ phái, song nhìn chung đều cần thời gian rất dài.

Karate truyền thống gồm các nhóm hệ phái sau:

Karate cổ truyền: Đây là các lưu phái karate không bị thể thao hóa hay hình thức hóa. Các lưu phái này coi trọng các kỹ thuật chiến đấu và luyện tập như nguồn gốc ở Okinawa. Đó là các hệ phái Kojou-ryu (hoặc Kogusuku-ryu theo phương ngôn Okinawa), Honbu-ryu, Shinto-ryu, v.v…

Karate truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các lưu phái đi theo dòng Karate thể thao hóa nhưng áp dụng quy tắc sundome, bao gồm bốn hệ pháichính là Gojyu-ryu, Shotokan-ryu, Wado-ryu, Shito-ryu

Karate Okinawa: Các lưu phái Karate có cơ sở chính ở Okinawa như Okinawa Gojyu-ryu, Shorin-ryu (Tiểu Lâm Lưu), Shorin-ryu (Thiếu Lâm Lưu), Shorinji-ryu (Thiếu Lâm Tự Lưu), Gensei-ryu, Hojo-ryu, Isshin-ryu, Makiwara, Ryu-te, Ryuei-ryu, Shuri-ryu, Shoei-ryu…

Karate-do hiện đại: Chủ yếu phục vụ cho thi đấu thể thao gồm 2 phần Kata và Kumite và phổ biến với 4 hệ phái chính: Goju-ryu, Wado-ryu, Shotokan và Shito-Ryu. Hiện tại, Karate-do phát triển và được phổ biến trên toàn thế giới chủ yếu theo 4 hệ phái chính trên.

1.4.1. Đặc điểm kỹ thuật môn Karate-do

Hoạt động chính của VĐV võ thuật nói chung và môn Karate-do nói riêng đều gồm nhiều kỹ thuật như các kỹ thuật tay (thủ pháp), các kỹ thuật chân (cước pháp) và các kỹ thuật tấn…, thể hiện qua sự phối hợp hài hoà giữa kỹ thuật tay với kỹ thuật chân và toàn cơ thể. Phương pháp kỹ thuật đơn giản khoa học, có tác dụng giáo dục đạo đức, tu luyện nhân tân [31], [46], [51], [57], [119]... Các đòn đánh, đỡ, né tránh đều vận dụng nguyên tắc khoa học. Đòn thường tung theo đường thẳng kết hợp với lực xoắn của hông. Các kỹ thuật Karate-do yêu cầu chính xác, hiệu quả cao, dứt điểm nhanh chóng, kết thúc đòn phải có thế thủ (Zanshin), trong đó tấn công nhanh theo đường thẳng là hiệu quả nhất. Đường thẳng không những thể hiện trong tấn công mà cả trong quá trình di chuyển khi tấn công hay phản công, chủ yếu thông qua các bước di chuyển ngang, trước, sau. Karate-do còn thể hiện ở kỹ thuật động tác đơn giản dễ tập, hiệu quả trong thời gian ngắn so với các loại võ khác [31], [46], [51], [57], [119].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 378 trang tài liệu này.

29


Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh Trung học cơ sở TP. Hà Nội - 6

Nói đến Karate-do, trước hết phải xem xét các kỹ thuật đòn đấm và các kỹ thuật đá. Đòn đấm của Karate-do là 1 đặc trưng, ảnh hưởng trực tiếp và mạnh đến các kỹ, chiến thuật của VĐV. Nếu biết kết hợp giữa tốc độ và di chuyển hiệu quả đòn tay sẽ cao. Tiêu biểu cho các kỹ thuật, chiến thuật sử dụng đòn đấm trong tấn công là tấn công liên tục bằng đòn tay như đòn tay trước, tay sau, hai bước, đòn đổi bước… của các VĐV Nhật Bản thường sử dụng.

Kỹ thuật đá cũng được biết đến là nhóm kỹ thuật quan trọng và hiệu quả trong tập luyện và thi đấu Karate-do. Ngày nay, VĐV sử dụng đòn đá như là phương tiện tấn công đầu tiên từ khoảng cách xa để ghi điểm trực tiếp hoặc tạo điều kiện thực hiện kỹ thuật khác dứt điểm dành thắng lợi, ngoài ra, kỹ thuật đá còn được vận dụng như một chiến thuật động tác giả để đánh lừa đối phương và tạo thời cơ thuận lợi, nhanh chóng dứt điểm bằng đòn tay.

Khống chế “hoá giải” đòn tấn công của đối phương là một khâu rất quan trọng trong thi đấu Karate-do, đồng thời cũng là yêu cầu bắt buộc của VĐV Karate-do. Nếu VĐV không khống chế được đòn tấn công, nghĩa là chấp nhận thế bị động, nhường thế chủ động cho đối phương. Khống chế, hạn chế khả năng tấn công của đối phương bằng các kỹ thuật gạt đỡ và tránh né (kỹ thuật phòng thủ), đồng thời tạo ra cho mình những cơ hội thuận lợi để khi đối phương sai sót thì lập tức phản công ghi điểm.

Trong thực tế quá trình sử dụng các kỹ thuật có hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng di chuyển, tốc độ đòn đánh, khả năng thăng bằng, chọn thời điểm và sức bền chuyên môn. Di chuyển bước chân nhanh, hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng của Karate-do hiện đại. Ngay từ những năm đầu khi châu Âu mới du nhập môn Karate-do, các VĐV đã sử dụng rất linh hoạt và hiệu quả kỹ thuật di chuyển. Đặc trưng di chuyển của các VĐV châu Âu là trọng tâm cao nên khả năng linh hoạt trong di chuyển tốt, nhưng tấn không chắc, uy lực đòn kém. Các VĐV châu Á thường ít di chuyển (dao động), trọng tâm thấp, một số VĐV Nhật thường dùng “Tĩnh chế động”. Tuy nhiên, dù lối đánh nào thì trước khi di chuyển trong thời gian ngắn nhất VĐV phải phán đoán tốt các tình huống sử dụng kỹ, chiến thuật của đối phương để từ đó mới có phương án sử dụng kỹ thuật tấn công hoặc phòng thủ có hiệu quả [57], [119].

Các đòn thế trong Karate-do đều xoáy tròn tạo gia tốc, làm lệch phương phản lực và tăng kình lực. Ngoài ra các mô men, ngẫu lực, cộng hưởng đều triệt để áp dụng trong kỹ thuật [31], [46], [51].

30


Kỹ thuật Karate-do ngày nay là sự kế thừa của những cải tiến và các phương pháp phân tích nghiên cứu khoa học. Để áp dụng các kỹ thuật có hiệu quả trong các trận đấu, đặc biệt vào những thời điểm cần phát huy nỗ lực tối đa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tâm lý, chiến thuật, thể lực và đặc biệt là sức bền. Trình độ kỹ thuật và khả năng phối hợp vận động có ý nghĩa to lớn đến phát triển tố chất sức bền. Kỹ thuật động tác hợp lý và khả năng phối hợp vận động nhuần nhuyễn tạo sự tiết kiệm hoá nguồn năng lượng trong cơ thể [31], [46], [51]. Trong thi đấu đối kháng của Karate-do, việc vận dụng điêu luyện đòn sở trường và sự phối hợp toàn thân trong di chuyển tấn công, phòng thủ hợp lý sẽ tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng đảm bảo khả năng làm chủ trận đấu một cách có hiệu quả.

1.4.2. Đặc điểm chiến thuật môn Karate-do

Đặc điểm trong thi đấu Karate-do rất đa dạng, phong phú. Có thể hiểu sơ lược về chiến thuật môn võ Karate-do qua sơ đồ 1.1:




Mở cuộc Tấn công

Chủ động


Thụ động

Tím hướng tấn công


Động tác giả


Tìm hướng phản công


Sáng tạo phản công

Sơ đồ 1.1 Các hình thức chiến thuật của môn võ Karate-do

- Tấn công ở phương án chủ động:

Trong phương án này, tâm lý thi đấu là yếu tố quyết định. Bằng những đòn nhử, sự thay đổi về thân pháp (Shizen-tai) hoặc tiếng thét “Kiai” đẩy đối phương vào trạng thái hoang mang bị động để bất ngờ tấn công bằng những đòn sáng tạo, hiệu quả, nhanh mạnh và chính xác [31], [46], [51].

- Tấn công ở phương án thụ động:

Trong phương án này thường gạt đỡ đòn tấn công của đối phương rồi phản công, hoặc đối phương tấn công, ta tránh né, tìm chỗ hở rồi phản công (phản ngược), hay chặn đứng đòn tấn công của đối phương (phản chặn).

Chiến thuật Karate-do được sử dụng nhiều nhất trong thi đấu Kumite như: phòng thủ, tấn công, phản công, đánh gần, đánh xa, đánh cao, đánh thấp, đánh

31


liên tiếp so đũa, động tác giả và kỹ thuật biến hoá giành thế chủ động ghi điểm. Ở bất kỳ dạng chiến thuật nào cũng đòi hỏi VĐV võ Karate-do phải linh hoạt, phán đoán, lựa chọn và phản ứng kịp thời với các diễn biến tình huống chiến thuật xảy ra, đặc biệt vào thời điểm cần gắng sức tối đa.

Chiến thuật của VĐV mỗi nước, mỗi khu vực có những đặc điểm riêng, được thể hiện rõ nhất ở hai trường phái châu Âu và châu Á. Các VĐV châu Âu thiên về lối đánh đẹp, hoa mỹ, còn các VĐV châu Á điển hình là các VĐV Nhật Bản, đều tìm con đường ngắn nhất để giành chiến thắng. Xu thế huấn luyện kỹ chiến thuật Karate-do hiện đại có các đặc điểm như:

Huấn luyện chiến thuật làm trung tâm.

Kết hợp chặt chẽ huấn luyện kỹ thuật với huấn luyện chiến thuật.

Kết hợp đồng thời huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật với huấn luyện thể lực, lấy tố chất thể lực chuyên môn làm nội dung huấn luyện chủ yếu.

Nội dung trong huấn luyện chiến thuật Karate-do cho VĐV trẻ gồm: Truyền thụ những hiểu biết lý luận về chiến thuật thể thao trong Karate-do; Nghiên cứu các mặt mạnh, mặt yếu của đối phương; Sử dụng thành thạo các dạng chiến thuật; Giáo dục năng lực tư duy chiến thuật và những năng lực cần thiết khác cho việc thực hiện chiến thuật. [31], [46], [51]

Trong các nội dung trên, việc huấn luyện cho VĐV trẻ năng lực tư duy chiến thuật là trọng tâm và quan trọng, bởi lẽ thiếu nó thì việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sẽ không có kết quả.

Nhiệm vụ chủ yếu của chiến thuật Karate-do là nhằm phát huy tối đa ưu điểm, khắc phục nhược điểm của bản thân để khoét sâu điểm yếu và hạn chế điểm mạnh của đối phương nhằm chủ động tấn công và phòng thủ tích cực, đẩy đối thủ vào thế bị động, dành thế chủ động, nhanh chóng ghi điểm.

Khi huấn luyện chiến thuật Karate-do cần tuân thủ các yêu cầu sau:

Phải có kĩ thuật cơ bản vững vàng, toàn diện để khi gặp đối tượng, tình huống khác nhau đều vận dụng được một cách linh hoạt, chính xác.

Chuẩn bị thể lực tốt để phát huy cao độ khả năng kĩ thuật và chiến thuật. Phải chuẩn bị trạng thái tâm lý thi đấu tốt mới phát huy hiệu quả của kĩ,

chiến thuật trong thi đấu, đặc biệt là quyết tâm cao, có tinh thần dũng cảm, ý chí ngoan cường, sự tập trung cao độ.

Cần hiểu sâu sắc về các chiến thuật và cơ sở khoa học để đặt ra các chiến thuật chung. Không xem nhẹ những yêu cầu của từng chiến thuật đơn lẻ.

32


Đặc biệt, quá trình huấn luyện kỹ - chiến thuật có đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuẩn bị tâm lý và trình độ chuẩn bị thể lực của VĐV đặc biệt là tố chất sức bền chuyên môn. Đó là mối quan hệ chặt chẽ nhằm đảm bảo duy trì nhịp độ trận đấu với hiệu quả sử dụng kỹ chiến thuật cao nhất trong các cuộc thi đấu Karate-do. Những vấn đề này sẽ được luận án nghiên cứu ở các phần tiếp theo.

1.4.3. Đặc điểm tâm lý môn Karate-do

Karate-do là môn thể thao giao đấu đối kháng cá nhân trực tiếp diễn ra với sự tiếp xúc thể chất mạnh đòi hỏi các VĐV phải chịu đựng nặng nề về mặt tâm lý, bởi lòng khát khao chiến thắng, trách nhiệm đối với đồng đội, đôi khi thắng thua còn gắn liền với sự nghiệp. Tâm lý tốt hay xấu chi phối hiệu quả thi đấu. Để có tâm lý tốt liên quan tới trình độ chuẩn bị của VĐV Karate-do cần phát triển cao các trạng thái chức năng cơ thể, các chức năng điều hoà hệ thần kinh và tâm lý, các yếu tố vận động và thể lực đảm bảo cho hoạt động chuyên môn.

Chuẩn bị sẵn sàng thi đấu là trạng thái của VĐV trong một thời điểm nhất định tạo điều kiện thúc đẩy hay gây cản trở biểu hiện tối đa trình độ chuẩn bị. Trình độ chuẩn bị sẵn sàng thi đấu cao của VĐV phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố thể lực, sức bền tốt thì tâm lý sẽ vững và ổn định hơn từ đó VĐV phát huy hết khả năng kỹ chiến thuật của bản thân để giành thành tích cao nhất.

Sự đối kháng cá nhân trực tiếp, hoạt tính tâm lý hai chiều được thể hiện rõ nét trong môn võ Karate-do. Nét tiêu biểu hoạt tính tâm lý này là phải chống lại những hành động đa dạng và luôn biến hoá về lực cũng như biến hoá về hình thức của đối phương, do đó VĐV phải tính toán rất cẩn thận về kỹ thuật, chiến thuật của từng hành động để thích ứng với hoạt động thi đấu. VĐV không chỉ nâng cao hiệu quả thi đấu của mình, đồng thời luôn coi trọng năng lực khống chế và điều khiển bản thân ứng biến trước tình huống biến đổi khác nhau, chống đỡ làm giảm khả năng ghi điểm của đối phương. Sự cần thiết có hành động dũng mãnh để hạn chế hành động của đối phương. Trong thi đấu Kumite các quá trình cảm xúc, ý chí, hành động luôn thay đổi và tri giác các tình huống thi đấu trong khoảng thời gian rất ngắn thông qua các giải pháp trong thi đấu.

Sự đối kháng tích cực của đối phương tạo nên tính đối lập và mâu thuẫn giữa ý nghĩ của VĐV (mối liên hệ trực tiếp) và thông tin về kết quả hành động (mối liên hệ phản hồi). Các thể loại và mức độ không phù hợp giữa mối liên hệ trực tiếp và phản hồi tạo nên những đối lập khác nhau trong việc điều hoà tâm lý

33


hoạt động. Trong quá trình tư duy, các hình thức đối lập đã tạo nên các tình huống và luôn mang tình huống xung đột. Trong tình huống khi sức ép về tâm lý nặng nề căng thẳng đó một giải pháp chiến thuật có hiệu quả có thể được thông qua và thực hiện với điều kiện VĐV phải có sức bền tâm lý tốt. Bên cạnh những tri giác có độ nhạy bén cao, yêu cầu chính xác về tư duy, tốc độ và sự phán đoán các hành động đối thủ có thể xảy ra ở cuối trận đấu, hoặc ở những trận đấu cuối cùng.

Để phát triển tố chất sức bền trong hoạt động tập luyện và thi đấu thì VĐV Karate-do phải có đặc trưng cá tính tâm lý: Tính ham thích, tính mục đích (hay động cơ tập luyện) cùng với những phẩm chất ý chí khác như: Tính chủ động, tính kiên trì, mức độ nỗ lực, tính ổn định tâm lý. Như vậy VĐV mới nỗ lực ý chí cao để khắc phục, chống lại mệt mỏi trong các hoạt động tập luyện và thi đấu. Mặt khác VĐV phải có tính cần cù chăm chỉ tập luyện và sẵn sàng chịu đựng lượng vận động lớn của bài tập, nếu không có tâm lý sẵn sàng tập luyện, sợ cảm giác hoạt động với khối lượng lớn trong thời gian dài thì sức bền sẽ không phát triển được. Trong tập luyện người tập phải gánh chịu lượng vận động rất lớn do tính đối kháng cao đặc biệt là sự va chạm về thể chất mạnh nên hiện tượng mệt mỏi cảm xúc, mệt mỏi ý chí diễn ra thường xuyên. Vì vậy phải biết tự động viên và tập trung phát huy năng lực dự trữ của cơ thể vì một trong những đặc điểm quan trọng để phát triển sức bền là VĐV vẫn phải tiếp tục duy trì hoạt động mặc dù cơ thể mệt mỏi hoặc có cảm giác mệt mỏi. Biện pháp duy trì hoạt động trong tập luyện khi đã xuất hiện mệt mỏi bằng phương pháp tự động viên như sau: Tự ra lệnh cho bản thân và tự giao nhiệm vụ. Bên cạnh đó còn phải biết điều khiển có ý thức sự tập trung chú ý của bản thân vào thực hiện động tác của bài tập cho hợp lý.

Với tính chất giao đấu cá nhân (1 đối 1) và sự đối kháng quyết liệt trong hoạt động thi đấu đòi hỏi VĐV môn thể thao này phải có sự nỗ lực ý chí và ganh đua thể thao cao. Tất cả những điều đó phản ánh sự cần thiết phải chuẩn bị thể lực tốt và phải phát triển toàn diện cả sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo, đồng thời phải phát triển tâm lý VĐV và đặc biệt là sức bền tâm lý, đảm bảo cho VĐV Karate-do duy trì cường độ thi đấu tốt nhất trong thời gian thi đấu kéo dài, đồng thời đảm bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảo các hoạt động kỹ chiến thuật tới cuối trận đấu [31], [46], [51].

1.4.4. Đặc điểm hoạt động thể lực trong môn Karate-do

34


Đặc điểm hoạt động thể lực trong môn Karate-do thể hiện đầy đủ trong cả nội dung thi đấu Kata và Kumite, trong đó, nội dung Kumite thể hiện rõ nét hơn cả. Đòn tấn công của Karate-do đòi hỏi nhanh để đánh trúng đối phương, đủ sức mạnh để ghi điểm, sức bền để thi đấu hết thời gian, khéo léo để phối hợp động tác. Nói cách khác, Karate-do đòi hỏi phải phát triển toàn diện các tố chất thể lực. VĐV Karate-do đồng thời phải tập luyện để phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ khéo léo, mềm dẻo… đồng thời phải tập luyện để hoàn thiện kỹ chiến thuật, tâm lý [31], [46], [51].

Trong thi đấu Kumite đòn đấm là vũ khí chủ yếu của võ sĩ Karate-do. Những đòn đá không được tấn công vào phần dưới đai của đối thủ (hạ đẳng). Sự khống chế lực của đòn đá đòi hỏi sức mạnh, sự cân bằng và làm chủ chính mình. Tuy nhiên xu thế sử dụng kỹ thuật trong thi đấu hiện nay rất đa dạng. Những năm gần đây, các VĐV của nhiều quốc gia đặc biệt là châu Âu có xu hướng sử dụng nhiều kỹ thuật chân hơn. Bởi vì kỹ thuật chân, đặc biệt là các kỹ thuật ghi điểm ở vùng thượng đẳng được điểm gấp ba lần các đòn tay thông thường. Quan niệm và tiêu chuẩn ghi điểm của một đòn đánh trong thi đấu Kumite rất khác biệt với các môn võ khác. Nó mang đậm nét truyền thống riêng là sự kiểm soát tối đa về các hành vi vận động của cơ bắp cũng như trong ý thức.

Với các môn võ khác, tiêu chuẩn ghi điểm của một kỹ thuật thường là nhanh, mạnh, chính xác và có thể dẫn đến đối phương “Knock out”. Nhưng với môn võ Karate-do thì việc VĐV sử dụng một kỹ thuật tấn công nhanh mạnh, chính xác vẫn phải kiểm soát được đòn của mình (không gây sát thương đối thủ) và trở về trạng thái Zanshin. Việc kiểm soát được đòn đánh của mình mà không giảm tốc độ và lực đòi hỏi VĐV Karate-do phải có khả năng tập trung cao và năng lực sáng tạo, điều khiển trong sức bền tâm lý tốt. Khả năng kiểm soát được sức mạnh và tốc độ liên quan trực tiếp tới khả năng khống chế của thần kinh. Một đặc trưng rất quan trọng liên quan trực tiếp tới sức bền thần kinh, linh hoạt với sức bền tốc độ trong Karate-do đòi hỏi VĐV có khả năng huy động nhanh các nguồn năng lượng kết hợp với sự tập trung chú ý cao độ. Đây là cơ sở quan trọng trong việc sử dụng các bài tập huấn luyện sức bền cho VĐV Karate-do.

Thời gian trận đấu của Karate-do tuy không dài, chỉ với 3 phút một hiệp. Nhưng trong một buổi đấu hoặc một ngày đấu, một VĐV có thể theo đấu rất nhiều trận trước khi đến trận chung kết nên đòi hỏi VĐV phải có khả năng hồi phục nhanh vừa phải có sức bền tốt.

35


Tóm lại, qua phân tích đặc điểm hoạt động đặc trưng của môn võ Karate- do cho thấy: Karate-do là môn võ giao đấu đối kháng trực tiếp, các động tác kỹ thuật có đặc trưng nhanh, mạnh, biến, linh hoạt có điều khiển được đòn đánh. Vì vậy trong quá trình huấn luyện nhất thiết phải kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng kỹ thuật sở trường với huấn luyện phát triển kỹ chiến thuật toàn diện, đồng thời luôn coi trọng phát triển các tố chất thể lực nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả sử dụng kỹ - chiến thuật [31], [46], [51], [57], [119], [120].

1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý và giải phẫu của học sinh trung học cơ sở

1.5.1. Đặc điểm tâm lý học sinh trung học cơ sở

Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị “... Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: Thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này.

Ở lứa tuổi học sinh THCS có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động… của các em.

Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên. Hoàn cảnh đó có cả hai mặt:

Những yếu điểm của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: Trẻ chỉ bận vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế không để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của xã hội.

Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: Sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống. Điều đó đưa đến trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn [81], [107], [108], [113].

1.5.1.1. Hoạt động giao tiếp

Giao tiếp là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi thiếu niên - học sinh THCS. Sự phát triển trong giao tiếp của thiếu niên nói lên bước quá độ từ giao tiếp của

Xem tất cả 378 trang.

Ngày đăng: 22/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí