Phương Pháp Và Tổ Chức Nghiên Cứu

44


1. TDTT trường học bao gồm hoạt động GDTC bắt buộc và hoạt động TDTT tự nguyện của HS, SV trong trường học các cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận cơ bản và quan trọng của nền TDTT nước ta. Các văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước đã thể hiện tư tưởng nhất quán: Coi trọng và đề cao vai trò của TDTT trong xã hội, trong đó có TDTT trong trường học các cấp. Đồng thời, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách tại nước ta trong giai đoạn hiện nay.

2. TDTT NK còn gọi là Thể dục ngoại khóa có ý nghĩa tích cực góp phần phát triển thể chất và tinh thần cho thế hệ trẻ. Nội dung và hình thức TDTT NK rất đa dạng, phong phú, thu hút đông đảo HS, SV trong trường học các cấp tham gia. Trong đánh giá chất lượng hoạt động TDTT NK cho học sinh cần chú ý đánh giá cả mục tiêu GDTC, giáo dưỡng thể chất, đánh giá việc phát triển phong trào TDTT cũng như về việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao…

3. Trong quá trình xây dựng chương trình môn học ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội, ngoài việc cần chú ý tìm hiểu kỹ về một số khái niệm có liên quan, luận án còn nhấn mạnh 5 nguyên tắc khi thiết kế, xây dựng chương trình môn học như: Nguyên tắc quá triệt mục tiêu, nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, và nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm. Ngoài ra, luận án còn trình bày cụ thể việc ứng dụng từng nguyên tắc trong thực tế xây dựng chương trình môn học Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội.

4. Karate-do là môn võ được xây dựng trên nguyên tắc khoa học, đơn giản, dễ tập với hệ thống các kỹ thuật căn bản, quyền pháp, đối luyện được chuẩn hóa giúp người học dễ tiếp thu và dễ dàng hoàn thiện để đạt được kết quả học tập cao nhất. Đây là môn võ thích hợp với đối tượng học sinh THCS. Ngoài ra, Karate-do còn môn thể thao giao đấu đối kháng cá nhân trực tiếp có hoạt động đa dạng và phức tạp, tính biến hoá và sáng tạo cao. Đặc điểm hoạt động của môn thể thao yêu cầu kỹ năng, kỹ xảo điêu luyện và phải thực hiện trong điều kiện luôn biến đổi với mọi tình huống đa dạng, bất ngờ, yêu cầu VĐV phải có trình độ chuẩn bị thể lực tốt.

5. Lứa tuổi học sinh THCS (11-15 tuổi) có vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị “... Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi

45


thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: Thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 378 trang tài liệu này.

6. Quá trình nghiên cứu của luận án đã tiến hành phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về môn võ Karate-do, về việc GDTC và TDTT trường học cũng như về xây dựng chương trình môn học… cho thấy: Các tác giả đã quan tâm tới rất nhiều mặt của việc phát triển môn võ Karate-do như: Tuyển chọn VĐV, đánh giá trình độ VĐV, phát triển các tố chất thể lực… hay quảng bá hình ảnh môn võ Karate-do; việc nâng cao hiệu quả GDTC và TDTT trường học cũng như xây dựng chương trình môn học GDTC, nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT NK… nhưng chưa có tác giả nào quan tâm tới việc xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả tập luyện ngoại khóa môn võ Karate-do nói chung và nâng cao hiệu quả tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội, nơi có phong trào Karate-do phát triển mạnh mẽ là vấn đề cần thiết và cấp thiết.

46

Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh Trung học cơ sở TP. Hà Nội - 8


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU


2.1. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu mang tính lý luận, sư phạm. Phương pháp này giúp cho việc hệ thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, quan điểm về nâng cao chất lượng GDTC..., đề xuất giả thuyết khoa học, xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Đồng thời việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này cho phép thu thập thêm các số liệu để kiểm chứng và so sánh với những số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Các tài liệu tham khảo chủ yếu được thu thập từ Thư viện trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Thư viện Viện khoa học TDTT, Thư viện Quốc gia Việt Nam và các tư liệu riêng của cá nhân, bao gồm 127 tài liệu tham khảo, trong đó có 118 tài liệu bằng tiến Việt, 7 tài liệu bằng tiếng Anh và 2 tài liệu bằng tiếng Trung.

Trong quá trình nghiên cứu luận án có sử dụng các tài liệu NCKH thuộc các lĩnh vực:

- Các tài liệu gồm có: Các chỉ thị, văn bản, quyết định của Đảng và Nhà nước về TDTT trong giai đoạn mới, định hướng công tác GDTC và TDTT trong trường học các cấp…

- Các sách gồm có: Sách lý luận, tâm lý, sinh lý học, y học, các sách về quản lý TDTT, phát triển phong trào TDTT, về chuyên môn Karate-do.....

- Các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực GDTC và TDTT trường học, về phát triển phong trào TDTT NK trong trường học các cấp; về xây dựng chương trình môn học, về môn võ Karate-do…

Các tài liệu được trình bày ở phần “Danh mục các tài liệu tham khảo”.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn

Quá trình nghiên cứu luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp và điều tra xã hội học.

Phỏng vấn trực tiếp:

47


Sử dụng trong phỏng vấn sâu 44 GV thể dục thuộc 44 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội về thực trạng CSVC phục vụ hoạt động TDTT NK cho học sinh Nhà trường;

Phỏng vấn trực tiếp 6 chuyên gia GDTC (là các GS, PGS, TS chuyên nghiên cứu về lĩnh vực GDTC và TDTT trường học) trong quá trình lựa chọn tiêu chí đánh giá mức độ phát triển thể chất của học sinh THCS Tp. Hà Nội.

Phỏng vấn trực tiếp 30 HLV thuộc các CLB Karate-do thuộc 30 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội về nội dung và hình thức tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Karate-do tại các CLB.

Phỏng vấn trực tiếp 8 chuyên gia, HLV Karate-do trong quá trình xin ý kiến về tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện ngoại khóa Karate-do

Phỏng vấn trực tiếp 4 chuyên gia GDTC, HLV Karate-do trong quá trình xin ý kiến về tiêu chí đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội.

Phỏng vấn trực tiếp 8 HLV giảng dạy tại các trường thực nghiệm về những vấn đề cần điều chỉnh để chương trình phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn quá trình giảng dạy tại các trường.

Phỏng vấn gián tiếp:

Sử dụng phiếu hỏi để tìm hiểu sâu về các vấn đề:

Phỏng vấn 44 GV Thể dục thuộc 44 trường THCS Tp. Hà Nội về thực trạng CSVC, đội ngũ GV, hướng dẫn viên, thực trạng chương trình, tập luyện TDTT NK cho học sinh (phụ lục 2).

Phỏng vấn 30 HLV thuộc các CLB võ Karate-do ngoại khóa tại 30 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội về thực trạng CSVC, đội ngũ HLV, hướng dẫn viên hướng dẫn ngoại khóa môn Karate-do tại các CLB (phụ lục 3).

Phỏng vấn 38 người, trong đó có 12 chuyên gia GDTC; 18 GV GDTC lâu năm (>10 năm); và 8 cán bộ quản lý ngành GDTC bằng phiếu hỏi để lựa chọn tiêu chí đánh giá mức độ phát triển thể chất cho học sinh THCS Tp. Hà Nội (phiếu hỏi được trình bày tại phụ lục 4).

Phỏng vấn 30 chuyên gia là các GS, PGS, TS trong lĩnh vực GDTC và HLV Karate-do để xác định tầm quan trọng của các tiêu chuẩn, tiêu chí lựa chọn, đồng thời kiểm định thang đo đã xây dựng bằng hệ số Cronbach’s Alpha trong

48


lựa chọn tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện ngoại khóa môn võ Karate-do (phụ lục 5).

Phỏng vấn 30 chuyên gia (là các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực GDTC và TDTT trường học - 11 người, về xây dựng chương trình môn học - 7 người và 12 HLV Karate-do) để lựa chọn tiêu chí xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội bằng phiếu hỏi (phụ lục 7).

Phỏng vấn các 30 chuyên gia GDTC, HLV, GV GDTC về tiêu chuẩn đánh giá chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội bằng phiếu hỏi (phụ lục 8).

Điều tra xã hội học

Điều tra xã hội học là điều tra quan điểm, thái độ của quần chúng về một sự kiện chính trị, xã hội, hiện tượng văn hóa, thị hiếu, một vấn đề. Điều tra xã hội học thực chất là trưng cầu ý kiến quần chúng, được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp, thảo luận hay bằng hệ thống ankét (đóng, mở)… Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi sử dụng điều tra xã hội học bằng phương pháp sử dụng phiếu hỏi để nắm bắt dư luận xã hội trong vấn đề tập luyện TDTT NK nói chung và chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do được xây dựng cho học sinh THCS Tp. Hà Nội. Cụ thể được tiến hành theo các bước:

Chuẩn bị điều tra gồm các thao tác: Chọn mẫu, chọn địa bàn khảo sát, lựa chọn thời gian khảo sát, thiết kế phiếu hỏi và khảo sát định tính..

Tiến hành điều tra: Điều tra viên được tập huấn để quán triệt mục đích, yêu cầu điều tra, thống nhất các biện pháp phù hợp với từng nhóm mẫu và từng địa bàn điều tra. Quá trình điều tra đảm bảo tuân thủ những yêu cầu đã được đề ra. Các cộng tác viên được giám sát để đảm bảo mục đích thu được các thông tin một cách khách quan, tin cậy.

Xử lý kết quả điều tra: Được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích tư liệu, tổng hợp và phân loại tư liệu và tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh… theo những biến số độc lập để rút ra những thuộc tính chung của các tập hợp mẫu nhằm hình thành luận cứ cho các giả thuyết nghiên cứu.

Quá trình nghiên cứu luận án sử dụng điều tra xã hội học trong:

49


Điều tra 3645 học sinh thuộc 44 trường THCS thuộc 12 quận huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội về nội dung, hình thức, nhu cầu, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TDTT NK, điều tra được tiến hành vào tháng 5/2014. Việc điều tra được tiến hành thông qua lực lượng cộng tác viên là GV Thể dục tại 44 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội.

Điều tra 600 HS đang tập luyện ngoại khóa môn Karate-do và 180 phụ huynh HS có con tham gia tập luyện ngoại khóa môn Karate-do tại 30 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội trong đánh giá thực trạng chương trình tập luyện ngoại khóa môn thể thao này. Điều tra được tiến hành vào tháng 10/2014. Việc điều tra được tiến hành thông qua lực lượng cộng tác viên là HLV thuộc 30 CLB Karate-do trên địa bàn Tp. Hà Nội.

Điều tra 319 học sinh (trong đó có 182 học sinh thuộc nhóm thực nghiệm và và 137 học sinh thuộc nhóm đối chứng 1); 200 phụ huynh học sinh (trong đó có 100 phụ huynh học sinh của nhóm thực nghiệm và 100 phụ huynh của nhóm đối chứng 1); và 28 HLV, hướng dẫn viên (trong đó có 15 HLV và hướng dẫn viên thuộc nhóm đối chứng 1 và 13 HLV, hướng dẫn viên thuộc nhóm thực nghiệm) về mức độ đáp ứng nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội. Điều tra được tiến hành vào T6/2016.

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm

Luận án tiến hành quan sát giờ học GDTC ngoại khóa nói chung và giờ học GDTC ngoại khóa môn Karate-do... tại các CLB võ Karate-do trên địa bàn Tp. Hà Nội để tìm hiểu về các vấn đề: Tìm giả thuyết nghiên cứu; Tìm hiểu, đánh giá thực trạng nội dung và hình thức tập luyện TDTT NK các môn thể thao nói chung và môn Karate-do nói riêng của học sinh THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội; Tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả giảng dạy ngoại khóa môn võ Karate-do của học sinh các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội…Đồng thời thu thập các thông tin để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.

Phương pháp quan sát sư phạm được sử dụng đồng thời với các phương pháp khác như phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp kiểm tra tâm lý, phương pháp kiểm tra y học, phương pháp thực nghiệm sư phạm… và là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho các phương pháp nghiên cứu trên.

2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Sử dụng trong quá trình đánh giá trình độ thể lực của học sinh THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội trong đánh giá thực trạng thể chất, đánh giá trình độ

50


thể lực của học sinh nhóm đối chứng 1, đối chứng 2 và nhóm thực nghiệm tại thời điểm trước và sau thực nghiệm. Trong quá trình nghiên cứu luận án, chúng tôi sử dụng 04 test đánh giá trình độ thể lực cho học sinh THCS theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT. Kiểm tra sư phạm được tiến hành thông qua lực lượng cộng tác viên là GV Thể dục tại các trường nghiên cứu. Cụ thể gồm:

Test 1. Lực bóp tay thuận (kG)

Yêu cầu dụng cụ: Lực kế (GRIP-D TKK-5401 do Nhật Bản sản xuất)

Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân bằng vai, tay thuận cầm lực kế hướng vào lòng bàn tay. Không được bóp giật cục và có các động tác trợ giúp khác. Thực hiện hai lần, nghỉ 15 giây giữa hai lần thực hiện.

Cách tính thành tích: Lấy kết quả lần cao nhất, chính xác đến 0,1kg

Test 2: Bật xa tại chỗ (cm)

Yêu cầu dụng cụ: Thảm cao su giảm chấn, kích thước 1 x 3 m (nếu không có thảm có thể thực hiện trên nền đất, cát mềm). Đặt một thước đo dài làm bằng thanh hợp kim hoặc bằng gỗ kích thước 3 x 0,3m trên mặt phẳng nằm ngang và ghim chặt xuống thảm (nền đất, cát mềm), tránh xê dịch trong quá trình kiểm tra. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân mở rộng tự nhiên, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn; khi bật nhảy và khi tiếp đất, hai

chân tiến hành cùng lúc. Thực hiện hai lần nhảy.

Cách tính thành tích: Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vệt cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên thảm). Lấy kết quả lần cao nhất. Đơn vị tính là cm.

Test 3: Chạy 30m xuất phát cao (s)

Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đồng hồ bấm giây; đường chạy thẳng có chiều dài ít nhất 40m, chiều rộng ít nhất 2m. Kẻ vạch xuất phát và vạch đích, đặt cọc tiêu bằng nhựa hoặc bằng cờ hiệu ở hai đầu đường chạy. Sau đích có khoảng trống ít nhất 10m để giảm tốc độ sau khi về đích.

Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao. Thực hiện một lần

Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100giây.

Test 4: Chạy tùy sức 5 phút (m)

51


Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy dài ít nhất 52m, rộng ít nhất 2m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai đầu giới hạn có khoảng trống ít nhất 1m để chạy quay vòng. Giữa hai đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn để quay vòng. Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn 5m để xác định phần lẻ quãng đường (± 5m) sau khi hết thời gian chạy. Thiết bị đo gồm có đồng hồ bấm dây, số đeo và tích - kê ghi số ứng với mỗi số đeo.

Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao (tay cầm một tích – kê tương ứng với số đeo ở ngực). Khi chạy hết đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn và chạy lặp lại trong thời gian 5 phút. Khi hết giờ, người được kiểm tra lập tức thả tích - kê của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất. Kiểm tra 10 người/ đợt. Thực hiện một lần.

Cách tính thành tích: đơn vị đo quãng đường chạy được là mét.

2.1.5. Phương pháp kiểm tra Y học

Sử dụng trong quá trình đánh giá hình thái và chức năng cơ thể của học sinh THCS trong quá trình đánh giá thực trạng thể chất học sinh, quá trình kiểm tra thể chất của học sinh nhóm đối chứng 1, đối chứng 2 và nhóm thực nghiệm thời điểm trước và sau thực nghiệm. Trong quá trình nghiên cứu luận án, chúng tôi sử dụng các chỉ số:

1. Chiều cao (cm)

Là chiều cao đứng của VĐV, được đo bằng thước thẳng dài với độ chuẩn tới 0.5cm

Cách kiểm tra: Người được kiểm tra đứng ở tư thế nghiêm, gót chân, mông và đỉnh đầu chạm thước. Đo chiều cao từ mặt sàn tới đỉnh đầu.

2. Cân nặng (kg)

Dụng cụ đo: Dùng cân kiểm tra sức khoẻ, chính xác tới 0,1kg

Cách kiểm tra: Cân được đặt trên nền bằng phẳng, người được kiểm tra mặc võ phục Karate-do, không đi giầy, ngồi trên ghế đặt trước bàn cân, đặt 2 chân cân đối trên mặt bàn cân rồi nhẹ nhàng đứng lên. Đọc kết quả khi kim đứng im.

3. Chỉ số BMI (kg/m2)

Chỉ số khối cơ thể - thường được biết đến với chữ viết tắt BMI theo tên tiếng Anh Body Mass Index - được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2023