Phương Pháp Kiểm Tra Thần Kinh Tâm Lý

52


Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét). Có thể tính theo công thức định nghĩa hoặc cho theo những bảng tiêu chuẩn.

Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị bệnh béo phì hay bị bệnh suy dinh dưỡng thông qua số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng cơ thể. Theo quy định của WTO dành cho người Châu Á:

BMI < 18: người gầy

BMI = 18 - 24,9: người bình thường BMI = 25 - 29,9: người béo phì độ I BMI = 30 - 34,9: người béo phì độ II BMI > 35: người béo phì độ III

4. Dung tích sống (lít)

Dung tích sống là chỉ số đánh giá tiềm lực của chức năng hô hấp. Dụng cụ đo: Phế dung kế (0-7000ml), sai số không vượt quá 200ml.

Cách đo: Đứng đối diện với máy, đưa kim về mức không (0), thực hiện 1- 2 lần thở sâu, sau đó tay cầm ống thổi, hít vào hết sức, ngậm mồm vào vòi ống thổi và dùng hết sức thổi khí vào ống. Làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 giây, lấy kết quả ở lần có thành tích cao nhất.

Chú ý: Cần cho VĐV làm thử; Kiểm tra xem VĐV hít vào và thở ra đã hết sức chưa, nếu có sai sót cần phải điều chỉnh; Chuẩn bị cồn sát trùng và vòi ngậm trước khi chuyển sang kiểm tra VĐV khác.

5. Công năng tim (HW)

Chỉ số công năng tim (chỉ số Ruffier) là chỉ số thể hiện sự phản ứng của hệ tim mạch và đặc biệt là tim đối với lượng vận động nhất định. Lượng vận động này đối với tất cả mọi người được thực hiện theo một quy trình như nhau. Thực nghiệm đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi phương tiện kỹ thuật hiện đại và phương pháp đánh giá rất cụ thể cho ta lượng thông tin chính xác, đáng tin cậy. Test này rất phù hợp với điều kiện ở Việt Nam ta hiện nay.

- Yêu cầu trang thiết bị: Một đồng hồ bấm giây, Một máy đếm nhịp.

- Phương pháp tiến hành:

+ Cho VĐV nghỉ ngơi 10 – 15 phút, đo mạch yên tĩnh (15 giây) và ký hiệu là P1.

+ Cho VĐV đứng lên ngồi xuống với tần số 30 lần trong 30 giây (thực hiện theo máy đếm nhịp). Yêu cầu khi đứng lên, VĐV ở tư thế đứng thẳng, khi

53


ngồi xuống, mông chạm gót chân. Lấy mạch trong 15 giây ngay sau vận động và được ký hiệu là P2. Lấy mạch trong 15 giây sau vận động 1 phút và được ký hiệu là P3. Cho VĐV nghỉ ngơi và test kết thúc.

Phương pháp tính toán và đánh giá kết quả:

Chỉ số công năng tim được tính toán theo công thức sau:

( f1+ f2 + f3) − 200

HW =

10

Trong đó: HW là chỉ số công năng tim

f1 là mạch đập lúc yên tĩnh trong 1 phút = P1 x 4. f2 là mạch đập lúc yên tĩnh trong 1 phút = P2 x 4. f3 là mạch đập lúc yên tĩnh trong 1 phút = P3 x 4.

Biểu đánh giá: Nếu chỉ số HW có trị số:


HW

Phân loại

< 1

Rất tốt

từ 1 – 5

Tốt

từ 6 – 10

Trung bình

từ 11 – 15

Kém

> 16

Rất kém

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 378 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh Trung học cơ sở TP. Hà Nội - 9

Theo kết quả nghiên cứu của A. K. Moxcatova (1992) thì hệ số di truyền của chỉ số công năng tim khá cao và bằng 0,74. Do đó những em có chỉ số công năng tim cao có tiền đề tốt cho tim trong quá trình hoạt động thể dục thể thao.

2.1.6. Phương pháp kiểm tra thần kinh tâm lý

Sử dụng trong quá trình đánh giá chức năng thần kinh tâm lý của học sinh THCS Tp. Hà Nội trong quá trình đánh giá thực trạng thể chất học sinh, quá trình kiểm tra thể chất của học sinh nhóm đối chứng 1, đối chứng 2 và nhóm thực nghiệm thời điểm trước và sau thực nghiệm. Trong quá trình nghiên cứu luận án, chúng tôi sử dụng các chỉ số:

1. Phản xạ đơn (ms)

Đánh giá khả năng phản ứng với một loại kích thích để tìm ra chất lượng cung phản xạ của VĐV. Trong Test phản xạ đơn, VĐV đáp ứng 15 lần xuất hiện tín hiệu với phản ứng nhanh nhất. Sau khi loại bỏ số lần nhanh nhất và chậm nhất (loại trừ tính ngẫu nhiên), tính thời gian trung bình cộng của 13 lần còn lại.

Cách tiến hành: Người được kiểm tra sau khi hiểu cách thức, trình tự thực hiện, ngồi quay lưng lại phía người kiểm tra trong tư thế thoải mái, dễ nhìn.

54


Ngón tay cái bàn tay thuận đặt nhẹ lên phím ngắt của máy (stop). Khi có tín hiệu đèn bật sáng phải ấn phím tắt càng nhanh càng tốt.

Dụng cụ đo: Máy đo phản xạ thị giác. Kiểm tra 1 lần. Kết quả được ghi vào biểu đã lập sẵn (phụ lục 13).

2. Phản xạ phức (ms)

Phản xạ phức hay còn gọi là phản xạ lựa chọn nhằm đánh giá quá trình ức chế phân biệt, quá trình tồn lưu hưng phấn và tính chất của quá trình thần kinh (tính cân bằng, tính linh hoạt và tính cường độ).

Trong Test kiểm tra phản xạ phức, VĐV không chỉ phải phản ứng với một loại kích thích cùng tần số mà là kích tích với 2 loại tín hiệu (xanh và đỏ) với tần số xuất hiện ngẫu nhiên, yêu cầu phản xạ nhanh và chính xác với tổng số 50 lần xuất hiện tín hiệu, tìm thời gian trung bình của 35 lần tín hiệu xanh xuất hiện và phần trăm mắc bẫy với 15 lần xuất hiện tín hiệu đỏ.

Cách tiến hành: tương tự như kiểm tra phản xạ đơn. Tín hiệu ánh sáng xanh và đỏ phát ra không theo quy luật, VĐV chỉ tắt tín hiệu xanh, không tắt tín hiệu đỏ.

Kết quả đo: tìm giá trị trung bình của 35 lần xuất hiện tín hiệu xanh và phần trăm mắc bẫy tín hiệu đỏ. Kết quả được ghi vào biểu đã lập sẵn (phụ lục 13).

2.1.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sử dụng trong quá trình ứng dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng của luận án cho học sinh THCS Tp. Hà Nội.

Phương pháp thực nghiệm: Luận án sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh song song.

Thời gian thực nghiệm: 12 tháng, từ tháng 6/2015 tới tháng 6/2016.

Địa điểm thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành tại 17 trường THCS thuộc 8 quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội. Danh sách các trường được trình bày tại phụ lục 12.

Đối tượng thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành trên đối tượng học sinh đai trắng (bắt đầu nhập học thời điểm tháng 6/2015) và được theo dõi dọc trong 1 năm. Thời điểm bắt đầu thực nghiệm có tổng số 1186 học sinh (trong đó có 597 nam và 589 nữ), trong đó có 310 học sinh lớp 6, 326 học sinh lớp 7, 280 học sinh lớp 8 và 270 học sinh lớp 9. Đối tượng thực nghiệm được chia thành 3 nhóm: Nhóm thực nghiệm, Nhóm đối chứng 1 và Nhóm đối chứng 2: Tập luyện

55


ngoại khóa các môn thể thao khác. Chi tiết các nhóm được trình bày tại phần tổ chức thực nghiệm (phần 3.3.1 của luận án).

Nội dung thực nghiệm: Ứng dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng của luận án trong thực tế và đánh giá hiệu quả.

Công tác kiểm tra, đánh giá: Được tiến hành tại 2 thời điểm - trước thực nghiệm và sau 12 tháng thực nghiệm. Riêng với nhóm thực nghiệm, luận án tiến hành theo dõi số lượng học sinh bỏ tập và tập mới tại các thời điểm thi nâng cấp đai định kỳ.

2.1.8. Phương pháp toán học thống kê

Phương pháp toán học thống kê được sử dụng trong việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Các tham số đặc trưng mà quá trình nghiên cứu quan tâm là: x , t, , 2 , Cv được tính theo các công thức sau:

1. Số trung bình cộng:


2. Phương sai:

x xi

n


(x x)2



3. Độ lệch chuẩn:

2 i

n

(n > 30)



4. Hệ số biến sai:


2

C x



100%

Vx

5. Công thức so sánh 2 số trung bình quan sát:

t xA

xB


(n≥30)


2

A

2

nA

B

nB

6. Tính khi bình phương (2):

56



i

2

(Qi

L )2

Li

Trong đó: Qi: Tần số quan sát. Li: Tần số lý thuyết.


7. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha

N

=

1+ (N-1)


EFA)

Trong đó: : Hệ số Cronbach Alpha

: Hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi N: Số lượng mẫu

8. Phân tích nhân tố khám phá (Sử dụng kiểm định KMO trong phân tích


Hệ số KMO được tính tự động trên phần mềm SPSS 22 9 Tính nhịp độ tăng 1


Hệ số KMO được tính tự động trên phần mềm SPSS 22

9. Tính nhịp độ tăng trưởng (W%) theo công thức của S.Brody (1927).

W 100 (V2 V1 )

0,5 (V1 V2 )

Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 22 và Microsof Excel xây dựng trên máy vi tính.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội

Đối tượng quan trắc:

44 trường THCS thuộc 12 quận, huyện, Thị xã trên địa bàn Tp. Hà Nội (danh sách các trường được trình bày tại phụ lục 9). Mẫu nghiên cứu được chọn

57


theo phương pháp ngẫu nhiên trong phân tầng. Cụ thể, luận án phân địa bàn nghiên cứu thành 4 khu vực chính: Các trường thuộc quận nội, ngoại thành, các trường thuộc các quận huyện ngoại thành, các trường thuộc các huyện ngoại thành miền núi và các trường thuộc khu vực Hà Nội mới, phân theo địa giới hành chính, sau đó chọn ngẫu nhiên các quân, huyện, thị xã... và các trường.

Số lượng học sinh điều tra thực trạng và nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa: 3645 học sinh. Số mẫu học sinh được chọn ngẫu nhiên 2 lớp trong 1 trường, chọn trong 44 trường (phụ lục 9). Tổng số có 88 lớp, trong đó có 22 lớp 6, 22 lớp 7, 22 lớp 8 và 22 lớp 9.

Số lượng học sinh điều tra thực trạng thể chất: 2400 học sinh thuộc 15 trường (phụ lục 11). Số trường được chọn ngẫu nhiên theo khu vực. Mỗi trường 160 học sinh, trong đó có 80 nam, 80 nữ, (tương ứng mỗi khối là 20 nam, 20 nữ), chọn ngẫu nhiên theo lớp, với những lớp có ít hơn 20 học sinh (nam hoặc nữ) thì lấy thêm số học sinh ở lớp khác cùng khối cho đủ số lượng (chọn ngẫu nhiên).

Đối tượng thực nghiệm: 17 trường THCS có tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Karate-do trong 44 trường lựa chọn, có phân theo khu vực. Phân chia nhóm thực nghiệm và đối chứng ngẫu nhiên trong khu vực.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng khảo sát:

Thực trạng nội dung và hình thức tổ chức TDTT NK nói chung và tập luyện ngoại khóa môn Karate-do nói riêng của học sinh THCS Tp. Hà Nội

Chương trình môn học ngoại khóa môn Karate-do theo hệ thống đai đẳng.

Đội ngũ GV, hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện TDTT NK tại các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội

Đội ngũ HLV môn Karate-do tại các CLB Karate-do tại các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội

Học sinh tham gia tập luyện ngoại khóa môn Karate-do và các môn thể thao khác trên địa bàn Tp. Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu thực trạng: Phong trào TDTT NK nói chung và ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh các trường THCS Tp. Hà Nội.

Mức độ đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội của chương trình TDTT NK tại các trường THCS Tp. Hà Nội

58


Tổ chức thực nghiệm chương trình ngoại khóa môn học Karate-do mới và đánh giá hiệu quả.

Phạm vi thực nghiệm: 17 trường THCS Tp. Hà Nội, trong đó có 04 trường thuộc các quận nội thành và ngoại thành; 05 trường thuộc các huyện ngoại thành và 05 trường thuộc khu vực Hà Nội mới và 3 trường thuộc huyện miền núi Sóc Sơn.


Nội

Khách thể nghiên cứu của luận án gồm:

Đối tượng phỏng vấn: gồm 172 lượt người, trong đó có

44 GV thể dục thuộc 44 trường THCS trên 12 quận, huyện thuộc Tp. Hà


30 HLV thuộc các CLB Karate-do thuộc 30 trường THCS trên địa bàn Tp.

Hà Nội

38 người, trong đó có 12 chuyên gia GDTC; 18 GV GDTC lâu năm (>10 năm); và 8 cán bộ quản lý ngành GDTC

30 chuyên gia là các GS, PGS, TS trong lĩnh vực GDTC và HLV Karate-

do

30 chuyên gia (là các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực GDTC và TDTT

trường học - 11 người, về xây dựng chương trình môn học - 7 người và 12 HLV Karate-do)

Đối tượng điều tra xã hội học:

3645 học sinh thuộc 44 trường THCS thuộc 12 quận huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội

600 HS đang tập luyện ngoại khóa môn Karate-do và 180 phụ huynh HS có con tham gia tập luyện ngoại khóa môn Karate-do tại 30 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội

319 học sinh (trong đó có 182 học sinh thuộc nhóm thực nghiệm và và 137 học sinh thuộc nhóm đối chứng 1); 200 phụ huynh học sinh (trong đó có 100 phụ huynh học sinh của nhóm thực nghiệm và 100 phụ huynh của nhóm đối chứng 1); và 28 HLV, hướng dẫn viên (trong đó có 15 HLV và hướng dẫn viên thuộc nhóm đối chứng 1 và 13 HLV, hướng dẫn viên thuộc nhóm thực nghiệm)

Địa bàn khảo sát:

44 trường THCS và 30 CLB võ Karate-do thuộc quận Hai Bà Trưng, Quận Thanh Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Quận Ba Đình, Quận Long Biên, Huyện

59


Gia Lâm, Huyện Đông Anh, Thị xã Sơn Tây, Huyện Chương Mỹ, Huyện Thạch Thất, Quận Hà Đông, Huyện Sóc Sơn.

2.2.3. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và 44 trường THCS tại 12 quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội.

2.2.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu

44 trường 44 trường THCS tại 12 quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội

30 CLB ngoại khóa môn Karate-do tại 30 trường THCS trên địa bàn Tp.

Hà Nội

2.2.5. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Luận án tiến hành nghiên cứu trong 4 năm từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 12 năm 2017. Được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn chuẩn bị: Từ tháng 9/2013 tới tháng 3/2014

Lựa chọn vấn đề nghiên cứu, tham khảo ý kiến các chuyên gia, mời GV hướng dẫn, xây dựng đề cương nghiên cứu, bảo vệ đề cương nghiên cứu trước hội đồng khoa học, chỉnh sửa và hoàn thiện đề cương nghiên cứu

Giai đoạn cơ bản: Từ tháng 4/2014 tới tháng 7/2016

Thu thập các tài liệu tham khảo có liên quan, viết tổng quan cơ sở lý luận của luận án

Nghiên cứu thực trạng hoạt động TDTT NK nói chung và hoạt động ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội

Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội

Ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình đã xây dựng. Trên cơ sở đó, hoàn thiện chương trình theo thực tiễn.

Viết và bảo vệ 3 chuyên đề luận án

Hoàn thành báo cáo khoa học tổng quan của luận án

Đăng tải các bài báo khoa học công bố từng phần kết quả nghiên cứu luận

án

Thu thập, xử lý số liệu và viết từng phần kết quả nghiên cứu luận án.

Giai đoạn kết thúc: Từ tháng 7/2016 tới tháng 12/2017 Xử lý các số liệu nghiên cứu

Viết, chỉnh sửa và hoàn thiện luận án

Xem tất cả 378 trang.

Ngày đăng: 22/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí