Đặc Điểm Sinh Lý, Giải Phẫu Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở

36


trẻ con sang giao tiếp của người trường thành. Trong đó diễn ra sự thay đổi quan hệ qua lại giữa thiếu niên với người lớn, đặc biệt với cha mẹ. Trong giao tiếp với người lớn có thể nảy sinh những khó khăn, xung đột do thiếu niên chưa xác định đầy đủ giữa mong muốn về vị trí và khả năng của mình. Trong giao tiếp, thiếu niên định hình theo bạn bè rất mạnh mẽ. Giao tiếp với bạn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống và có ý nghĩa thiết thực đổi với sự phát triển nhân cách của thiếu niên, trong đó đặc trưng là hệ thống độc lập và bình đẳng. Thiếu niên coi quan hệ với bạn là quan hệ thiêng liêng của cá nhân và các em muốn được độc lập, không muốn người lớn can thiệp.

Tập luyện ngoại khóa môn võ Karate-do là một hoạt động tập thể, học sinh có ảnh hưởng rất rõ ràng bởi xu hướng chung của các thành viên trong CLB. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, HLV và hướng dẫn viên cần có định hướng rõ ràng, đúng đắn trong hoạt động giao tiếp giữa HLV, hướng dẫn viên với học sinh và giữa các thành viên trong CLB với nhau để công tác huấn luyện đạt được hiệu quả cao nhất [81], [107], [108], [113].

1.5.1.2. Hoạt động nhận thức

Hoạt động nhận thức của học sinh lứa tuổi THCS có sự phát triển mạnh mẽ cả về tri giác, tư duy và trí nhớ. Cụ thể:

Về tri giác: Các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiên tượng phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, cơ trình tự và hoàn thiện hơn. Đây là điều kiện tốt đảm bảo cho quá trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đạt hiệu quả tốt.

Về trí nhớ: Trí nhớ của thiếu niên cũng được thay đổi về chất. Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định, năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn. Các em thường phản đối các yêu cầu của GV bắt học thuộc lòng từng câu, từng chữ có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình. Vì thế trong quá trình hướng dẫn tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS, HLV và các hướng dẫn viên cần chú ý dạy cho học sinh phương pháp ghi nhớ lôgic; giải thích cho các em rõ sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác những định nghĩa, những qui luật. Ở đây phải chỉ rõ cho các em thấy, nếu ghi nhớ thiếu một từ nào đó thì ý nghĩa của nó không còn chính xác nữa; Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung

37


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 378 trang tài liệu này.

bài học theo cách diễn đạt của mình; Chỉ cho các em, khi kiểm tra sự ghi nhớ, phải bằng sự tái hiện mới biết được sự hiệu quả của sự ghi nhớ; hướng dẫn các em vận dụng cả hai cách ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa một cách hợp lý, đồng thời cần chỉ cho các em thiết lập các mối liên tưởng ngày càng phức tạp hơn, gắn tài liệu mới với tài liệu cũ, giúp cho việc lĩnh hội tri thức có hệ thống hơn… [81], [107], [108], [113].

Về tư duy: Hoạt động tư duy của học sinh trung học cơ sở có những biến đổi cơ bản: Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là một đặc điểm cơ bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên. Nhưng thành phần của tư duy hình tượng - cụ thể vẫn được tiếp tục phát triển, nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy. Các em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải bao giờ cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp. Khi nắm khái niệm các em có khi thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm không đúng mức. Ở tuổi học sinh THCS, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. Các em không dễ tin như lúc nhỏ, nhất là ở cuối tuổi này, các em đã biết vận dụng lí luận vào thực tiễn, biết lấy những điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh họa kiến thức. Chính vì vậy, khi giảng dạy ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội, HLV, hướng dẫn viên cần lưu ý: Phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh THCS để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học trong chương trình học tập; Chỉ dẫn cho các em những biện pháp để rèn luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán và độc lập… [81], [107], [108], [113].

Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh Trung học cơ sở TP. Hà Nội - 7

1.5.1.3. Đặc điểm đời sống xúc cảm, tình cảm

Ở lứa tuổi học sinh THCS, đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh có tính ổn định tương đối cao, học sinh có khả năng làm chủ tình cảm của mình.

Trong tình cảm gia đình, học sinh có trách nhiệm, yêu quý gia đình hơn, các em mong muốn được giao tiếp với gia đình theo nguyên tắc: Tình thương, tôn trọng, trách nhiệm, thẳng thắn và thiện chí.

Về tình bạn: Học sinh lứa tuổi này có nhu cầu kết bạn tâm tình cao, chủ động tìm hiểu và chọn bạn. Tình bạn ở lứa tuổi này mang tính cảm xúc cao.

Về tình yêu: Ở lứa tuổi này học sinh đã bắt đầu xuất hiện nhu cầu yêu thương một cách hồn nhiên, thầm kín, dễ vỡ. Đây là đặc điểm gia đình và nhà trường cần chú ý trong đặc điểm tâm lý lứa tuổi này [81], [107], [108], [113].

1.5.1.4. Đặc điểm nhân cách

38


Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi có sự phát triển đáng kể về nhân cách.

Cụ thể:

Về sự phát triển tự ý thức: Học sinh có nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá, xây dựng hình ảnh bản thân. Thông qua so sánh bản thân mình và những người xung quanh, các em đã biết đánh giá mình trong toàn bộ những thuộc tính nhân cách, tuy nhiên, nhiều lúc các em còn đánh giá chưa đúng do thiếu kinh nghiệm, kỹ năng phân tích. Chính vì vậy, trong quá trình giáo dục, gia đình và nhà trường cần chú ý định hướng và trang bị thêm các kiến thức, kinh nghiệm cho các em trong quá trình đánh giá này.

Về xu hướng nhân cách: Học sinh có nhu cầu được tôn trọng, bình đẳng và được chứng tỏ bản thân. Trong việc hình hành thế giới quan, các em đã có quan điểm sống cụ thể, đi vào bản chất và mang tính chất hệ thống. Đây là lứa tuổi các em bắt đầu quan tâm, tìm kiếm lý tưởng sống và lựa chọn lý tưởng sống riêng cho bản thân mình. Vì vậy, gia đình và nhà trường cần có định hướng cơ bản cho các em trong vấn đề này [81], [107], [108], [113].

1.5.2. Đặc điểm sinh lý, giải phẫu của học sinh trung học cơ sở

Đặc điểm sinh lý, giải phẫu của học sinh THCS chủ đạo là diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối cả về hình thái và chức năng cơ thể. Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể của thể thiếu niên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động mạnh và cơ thể các em xuất hiện những dấu hiệu thứ cấp khiến chúng ta nhận ra các em đang ở độ tuổi dậy thì [44], [80].

1.5.2.1. Đặc điểm giải phẫu

Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục trong cơ thể học sinh THCS. Cụ thể: Chiều cao của các em tăng lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng từ 5 - 6 cm; Trọng lượng cơ thể hằng năm tăng từ 2,4 - 6 kg; tăng vòng ngực… là những yếu tố đặc biệt trong sự phát triển thể chất của trẻ.

Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào cuối thời kì dậy thì khiến các em khỏe ra rõ rệt. Tuy nhiên, sự phát triển cơ của các em trai khác biệt nhất định báo hiệu sự hình thành ở các em những nét khác biệt về cơ thể: Con trai cao lên, vai rộng ra, con gái tròn trặn dần, xương chậu rộng ra… Sự phát triển cơ thể diễn ra không cân đối làm cho các em lúng túng, vụng về, “lóng ngóng”. Xương chân và tay chóng dài nhưng cơ phát triển chậm hơn và lồng ngực phát triển chậm, nên đầu tuổi thiếu niên thường có thân hình

39


dài, hơi gầy và ít nhiều không cân đối. Ở giai đoạn dưới 14 tuổi vẫn còn có các đốt sụn hoàn toàn giữa các đốt xương sống, nên cột sống dễ bị cong vẹo khi đứng ngồi không đúng tư thế. Tập luyện Karate-do ngoại khóa giúp học sinh rèn luyện tư thế, phát triển thể lực, hình thái cơ thể… nên rất thích hợp với học sinh lứa tuổi này. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, cần đặc biệt chú ý tránh những bài tập tác động quá mạnh tới hệ xương và cột sống [33], [44], [80].

1.5.2.2. Đặc điểm sinh lý

Ở lứa tuổi học sinh THCS, quá trình hưng phấn thần kinh vẫn chiếm ưu thế. Đây là đặc điểm rất phù hợp cho tập luyện môn võ Karate-do. Tuy nhiên, cần chú ý hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh. Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh… Trong quá trình tập luyện môn võ này, HLV, hướng dẫn viên cần rèn luyện cho các em sự bình tĩnh, tính kiên trì, khả năng kiềm chế… đây đều là những ưu thế mà người tập luyện võ Karate-do lâu năm có được [44], [80].

Ở lứa tuổi này, phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu trực tiếp được hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu từ ngữ. Do vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng thay đổi. Các em nói chậm hơn, hay “nhát gừng”, “cộc lốc”… Nhưng hiện tượng này chỉ tạm thời, khoảng 15 tuổi trở lên hiện tượng này cân đối hơn. Trong quá trình hướng dẫn tập luyện ngoại khóa môn Karate-do, các HLV, hướng dẫn viên cần chú ý thực hiện thị phạm, sử dụng các phương tiện trực quan kết hợp với lời nói giúp trẻ học tập nhanh hơn [44], [80].

Về hệ tuần hoàn: Ở lứa tuổi học sinh THCS, kích thước tuyệt đối và tương đối của tim tăng dần theo lứa tuổi và chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố tập luyện. Tần số co bóp của tim giảm dần theo lứa tuổi (ở lứa tuổi 14-16 còn từ 70- 80 lần/phút), nhưng biến đổi mạnh dưới tác động của các yếu tố kích thích.

Trong các hoạt động tối đa, nhịp tim của các em tăng trưởng với tỷ lệ tương đối thấp, chứng tỏ cơ thể các em có tiềm năng hoạt động thấp hơn so với người lớn. Sự hồi phục tim mạch sau hoạt động thể lực nói chung phụ thuộc vào độ lớn của lượng vận động. Sau các lượng vận động nhỏ có thể các em sẽ hồi phục nhanh hơn so với người lớn, nhưng sau những lượng vận động lớn cơ thể các em hồi phục chậm hơn. Đây là điểm các HLV, hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện Karate-do ngoại khóa cần chú ý khi xây dựng lượng vận động và quãng nghỉ cho các em trong quá trình tập luyện. Huyết áp của các em cũng tăng dần cùng với lứa tuổi. Khi 15 tuổi sẽ tăng lên 100 -110 mmHg và tối thiểu cũng

40


tăng lên từ 70-80 mmHg. Hệ tim mạch phát triển không cân đối. Thể tích tim tăng nhanh, tim to hơn, hoạt động mạnh hơn, trong khi đường kính của các mạch máu lại phát triển chậm hơn dẫn đến sự rối loạn tạm thời của tuần hoàn máu. Do đó thiếu niên thường bị mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp tăng... khi phải làm việc quá sức hoặc làm việc trong thời gian kéo dài. Đây cũng là điểm các HLV, hướng dẫn viên ngoại khóa môn Karate-do cần phải chú ý khi huấn luyện học viên lứa tuổi học sinh THCS. [44], [80]

Về hệ hô hấp: Học sinh THCS thở nhanh và không ổn định, thở nông và có tỷ lệ thở ra hít vào bằng nhau. Tần số hô hấp sẽ giảm xuống dần khi đến tuổi trưởng thành 12-18 lần/phút. Dung tích sống cũng nhỏ hơn người lớn, tuy nhiên về dung tích sống trên trọng lượng cơ thể thì các em có chỉ số cao hơn người lớn. Trong hoạt động thể lực thông khí phổi của trẻ em tăng lên chủ yếu là do tăng tần số hô hấp chứ không phải độ sâu hô hấp. Ở các em hấp thụ Oxy trong các hoạt động thể lực có thể tăng lên 10 lần so với mức chuyển hoá cơ sở trong khi người lớn có thể tăng hấp thụ Oxy lên đến 15-16 lần. Hấp thụ Oxy tối đa ((VO2max) của các em thấp hơn của người lớn song vẫn cao hơn các em cùng lứa tuổi không tập luyện TDTT [44], [80].

Về quá trình trao đổi chất và năng lượng: Quá trình đồng hoá chiếm ưu thế so với quá trình dị hoá. Trong cùng một hoạt động, trẻ em tiêu hao nhiều năng lượng hơn so với người lớn. Sự tiêu hao năng lượng trong hoạt động thể lực cũng phụ thuộc vào lứa tuổi, cùng với lứa tuổi, tính kinh tế trong hoạt động cơ bắp tăng lên, giá trị năng lượng của hoạt động giảm đi. Do ảnh hưởng của tập luyện TDTT nói chung và tập luyện NK Karate-do nói riêng, tính kinh tế trong hoạt động cơ bắp của học sinh tăng lên rõ rệt [44], [80].

Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể ở lứa tuổi học sinh THCS. Dấu hiệu dậy thì ở em gái là sự xuất hiện kinh nguyệt, sự phát triển của tuyến vũ (vú và núm vú nhô lên, quầng vú rộng), ở em trai là hiện tượng "vỡ giọng", sự tăng lên của thể tích tinh hoàn và bắt đầu có hiện tượng "mộng tinh". Tuổi dậy thì, các em gái ở Việt Nam thường vào khoảng 12-14 tuổi, ở các em trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn các em gái khoảng từ 1.5 tới 2 năm. Sự xuất hiện tuổi dậy thì phụ thuộc yếu tố khí hậu, thể chất, dân tộc, chế độ sinh hoạt (vật chất và tinh thần), lối sống... [44], [80].

1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan

1.6.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

41


GDTC và TDTT trường học nói chung, những nghiên cứu về môn võ Karate-do đã được chú ý ở nhiều quốc gia trên thế giới: Cụ thể:

Nghiên cứu về lĩnh vực GDTC và TDTT trường học có thể kể tới: Tác giả Thẩm Hải Cầm (1998) đã tiến hành nghiên cứu 12 năm về quá trình sinh trưởng và phát dục của học sinh thiếu niên, nhi đồng Trung Quốc [116]; Năm 2000, tác giả Trương Phát Cường, Hình Văn Hoa (2000) cũng đã tiến hành nghiên cứu hệ thống điều tra thể chất quốc dân Trung Quốc [117]. Năm 2009, với đề tài “Sự tham gia của SV vào các hoạt động thể thao”, các tác giả Don J. Webber và Andrew Mearman ở đại học West of England đã đi đến kết luận: Các trường đại học nên có nhiều chính sách để khuyến khích sinh viên tham gia TDTT [30]. Các tác giả trên đã quan tâm chủ yếu tới việc nghiên cứu về sự phát triển thể chất của học sinh cũng như ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới học sinh trong trường học các cấp, chưa có công trình nào nghiên cứu về xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn võ Karate-do cho học sinh từng cấp học cụ thể.

Về các môn võ thuật: Môn võ thuật nói chung và môn võ Karate-do nói riêng đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu thực tế phần nhiều dưới dạng sách. Có thể kể tới: Trong cuốn sách “Comprehensive Asian Fighting Arts” của Draeger & Smith (1969), Karate-do đã được nhắc đến như một môn võ thuật chiến đấu có hiệu quả cao, và trở thành một biểu tượng của nghệ thuật chiến đấu châu Á toàn diện [118]. Năm 1973, Funakoshi Gichin, bậc thầy của môn Karate-do hiện đại đã hoàn thành cuốn "Karate-Do Kyohan - The Master Text". Cuốn sách đã hệ thống lại những văn bản chính về môn võ Karate-do [119]. Năm 1976, tác giả Shigeru, Egami đã phân tích tri tiết về môn võ Karate-do trong cuốn sách “The Heart of Karate-Do” [123]. Cũng chính trong năm này, Nagamine, Shoshin đã viết cuốn sách đề cập chi tiết tới tới môn võ Karate-do với tên: “Okinawan Karate-do” [122]. Năm 1985, Higaonna, Morio đã hòa thành cuốn sách “Traditional Karate-do” giới thiệu chi tiết về truyền thống môn võ Karate-do, trong đó, tập 1 với nội dung về kỹ thuật cơ bản môn võ Karate-do có phân loại chi tiết và hệ thống các kỹ thuật căn bản môn võ này [120]. Năm 2005, Hokama, Tetsuhiro đã hoàn thành cuốn sách giới thiệu về “100 Masters of Okinawan Karate”, trong đó hệ thống lại 100 bậc thầy có công lớn trong việc phát triển và phổ biến môn võ Karate-do ra toàn thế giới [121]…. Nhìn chung, các sách được viết chủ yếu đề cập tới việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh môn võ Karate-do cũng như giới thiệu quá trình phát triển môn Karate-do từ Okinawa sang các nước trên thế giới. Việc nghiên cứu

42


phát triển chương trình tập luyện môn Karate-do chưa được các tác giả quan tâm nghiên cứu.

1.6.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu về môn võ Karate-do:

Trong nhiều năm nay, Karate-do luôn được coi là môn thể thao thế mạnh của Việt Nam trong đấu trường khu vực và châu Á. Đồng thời, đây cũng là môn võ thuật khoa học được phổ biến và phát triển mạnh mẽ tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là phát triển dưới hình thức CLB thể thao tại các tường học các cấp.

Trong huấn luyện các môn võ thuật nói chung và môn Karate-do nói riêng tại Việt Nam đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở việc phát triển các tố chất thể lực, phát triển tâm – sinh lý của VĐV hay tuyển chọn, đánh giá trình độ VĐV... Có thể kể tới các tác giả: tác giả Cao Hoàng Anh (2000) [1], Nguyễn Đương Bắc (2006) [4], Trần Tuấn Hiếu (2004)

[47], Ngô Ngọc Quang (2006) [71], Nguyễn Hồng Đăng (2009) [32], Vũ Hồng

Thu (2010) [91], Mai Thị Bích Ngọc (2011) [63], Đặng Thị Hồng Nhung (2011)

[58], Nguyễn Tuấn Anh (2013) [3], Lê Thị Nhung (2014) [59] hay tác giả Huỳnh Thanh Chinh (2015) [24]… Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các hướng như: Nghiên cứu bài tập phát triển các tố chất thể lực, nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá các mặt thành phần của trình độ tập luyện, nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV... có một số tác giả đã quan tâm tới việc phát triển phong trào ngoại khóa môn võ Karate-do nhưng mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các giải pháp, các khuyến nghị để phát triển phong trào... chứ chưa có ai tiến hành nghiên cứu chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do nói chung và chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do nói riêng cho học sinh THCS Tp. Hà Nội.

Về lĩnh vực GDTC và TDTT trường học có thể kể tới các tác giả sau: Tác giả Nguyễn Gắng (2000) [36], Âu Xuân Đôn (2001) [34], Tạ Hồng Hải (2002)

[40], Nguyễn Thái Sinh (2003) [82], Dương Nghiệp Chí (2007) [23], các tác giả, Vũ Đức Văn (2008) [112], Lương Thị Ánh Ngọc (2012) [62], Nguyễn Văn Tri (2012) [104], Trần Đức Dũng và cộng sự (2014) [29],Võ Văn Vũ (2014) [110],

Mai Thị Thu Hà (2014) [39], Lê Tiến Dũng (2014) [28], Trần Hữu Hùng (2014)

[49], Nguyễn Văn Toàn (2015) [102], Nguyễn Đức Thụy (2016), [99], Nguyễn Duy Tuyến (2016) [106]…Rất nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu về GDTC trong trường học các cấp và tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau như: đánh giá

43


trình độ thể lực, phát triển thể lực, phát triển thể chất cho học sinh, nâng cao trình độ GV… nhưng chưa có tác giả nào quan tâm tới việc xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội.

Nghiên cứu về tập luyện TDTT NK cho học sinh trong trường học các cấp phải kể tới các tác giả: Nguyễn Kỳ Anh và Vũ Đức Thu (1993) [2], Lê Văn Lẫm, Nguyễn Văn Trạch, Phạm Trọng Thanh, Phạm Văn Vinh, Nguyễn Bích Vân (1993) [54], Vũ Đức Thu, Phùng Thị Hòa, Vũ Bích Huệ, Nguyễn Trọng Hải (1998) [89], Huỳnh Trọng Khải (2001) [52], Nguyễn Ngọc Việt (2011) [109], Nguyễn Đức Thành (2012) [87]…Các tác giả trên đã quan tâm tới nhiều vấn đề trong tập luyện và phát triển phong trào TDTT NK cho học sinh trong trường học các cấp như: Nhu cầu, động cơ tập luyện, nội dung và hình thức tập luyện, hay chương trình tập luyện TDTT NK… nhưng chưa có tác giả nào quan tâm tới việc xây dựng chương trình tâp luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS nói chung và học sinh THCS Tp. Hà Nội nói riêng.

Nghiên cứu về xây dựng chương trình môn học phải kể tới các tác giả: Hồ Đắc Sơn (2004) [84], Nguyễn Cẩm Ninh (2011) [61], Lê Trường Sơn Chấn Hải (2012) [42], Nguyễn Duy Quyết (2012) [72], Trần Vũ Phương (2016) [69]…Các tác giả trên đã quan tâm tới việc xây dựng chương trình giảng dạy, ứng dụng các chương trình đã xây dựng vào thực tế và đánh giá hiệu quả cũng như đổi mới chương trình giảng dạy, chương trình môn học… nhưng chưa có tác giả nào quan tâm tới việc xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa nói chung và ngoại khóa môn Karate-do nói riêng cho học sinh trong trường học các cấp.

Tóm lại, qua phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về môn võ Karate-do, về việc GDTC và TDTT trường học cũng như về xây dựng chương trình môn học… cho thấy: Các tác giả đã quan tâm tới rất nhiều mặt của việc phát triển môn võ Karate-do như: Tuyển chọn VĐV, đánh giá trình độ VĐV, phát triển các tố chất thể lực… hay quảng bá hình ảnh môn võ Karate-do; việc nâng cao hiệu quả GDTC và TDTT trường học cũng như xây dựng chương trình môn học GDTC, nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT NK… nhưng chưa có tác giả nào quan tâm tới việc xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả tập luyện ngoại khóa môn võ Karate-do nói chung và nâng cao hiệu quả tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội, nơi có phong trào Karate-do phát triển mạnh mẽ là vấn đề cần thiết và cấp thiết.

Tóm tắt chương 1:

Xem tất cả 378 trang.

Ngày đăng: 22/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí