Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Công Tác Kế Toán Quản Trị Tại Doanh Nghiệp

xem là lý thuyết đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội. Theo lý thuyết hành động hợp lý, hành động thực tế xuất phát từ những dự định hành vi của một cá nhân. Dự định hành vi được xác định bởi thái độ cá nhân đến hành vi và chuẩn chủ quan hướng đến việc thực hiện hành vi này. Trong đó, thái độ cá nhân được đo lường bằng niềm tin và sự đánh giá kết quả của hành vi đó. Trong khi chuẩn chủ quan được Ajen (1991) định nghĩa là nhận thức của người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên hay không nên thực hiện hành vi.

Từ lý thuyết hành động hợp lý tác giả đã phát triển, cải tiến để cho ra đời lý thuyết hành vi dự định xuất phát từ giới hạn của con người đó là con người có ít sự kiểm soát. Ngoài hai nhân tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân theo lý thuyết hành động hợp lý, nhân tố thứ ba được tác giả đưa ra là nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi. Nhân tố này đã chỉ ra cách thức dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế hay không.


Thái độđối với

hành vi

Chuẩn chủ quan

Ý định hành vi

Hành vi

Kiểm soát hành vi

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi dự định TPB

(Nguồn I. Ajzen, 1991, p.182)

Theo lý thuyết hành vi dự định, ba nhân tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi cá nhân là thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Theo đó, lý thuyết hành vi góp phần giải thích ảnh hưởng của biến nhận thức của lãnh đạo đơn vị đến việc vận dụng KTQT trong DN.

2.3.2 Lý thuyết dự phòng

Lý thuyết dự phòng là lý thuyết cho rằng không có một cách thức hay mô hình nào tốt nhất cho mọi tổ chức, chỉ có những cách thức quản trị hay mô hình tốt

cho từng tổ chức. Theo nhận định của Scott (1987) thì trước đây người ta cho rằng tổ chức là một hệ thống đóng, tách biệt với môi trường và chỉ bao gồm những thành phần ổn định, được xác định một cách dễ dàng. Tuy nhiên, theo tác giả tổ chức là một hệ thống mở và không được xác định một cách rõ ràng.

Các nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận này cho rằng có ba nhân tố sẽ tạo nên sự khác biệt của tổ chức này so với tổ chức khác:

Sự phụ thuộc và không chắc chắn của môi trường: Các nhân tố môi trường luôn thay đổi và sự không chắc chắn này xuất phát từ chỗ con người không có khả năng thông hiểu hoàn toàn và kiểm soát các nhân tố thuộc về môi trường.

Công nghệ và kỹ thuật: Bản thân các tổ chức thường sản xuất nhiều loại sản phẩm/dịch vụ với các công nghệ khác nhau. Đôi khi sản xuất cùng dòng sản phẩm nhưng họ sử dụng các công nghệ khác nhau do cách thức quản lý phù hợp với công nghệ và kỹ thuật khác nhau.

Quy mô và cơ cấu tổ chức của đơn vị: Là một nhân tố rất quan trọng tạo nên cách thức quản nhau trị khác biệt ở các tổ chức có quy mô khác nhau.

Lý thuyết dự phòng đã được phát triển và sử dụng bởi các nhà nghiên cứu KTQT giữa những năm 1970 đến những năm 1980. Lý thuyết dự phòng nghiên cứu KTQT DN trong mối quan hệ tương tác với môi trường hoạt động của DN. Nói cách khác một hệ thống KTQT thích hợp với DN phụ thuộc vào đặc điểm và môi trường kinh doanh cụ thể. Điều này có nghĩa là việc xây dựng một hệ thống KTQT hiệu quả phải thích hợp với từng DN, với môi trường bên trong và bên ngoài mà DN đó đang hoạt động.

Do đó, lý thuyết dự phòng sẽ góp phần giải thích cho sự ảnh hưởng của các biến phương pháp và kỹ thuật vận dụng KTQT; cơ cấu tổ chức của đơn vị; mức độ cạnh tranh của thị trường; nguồn nhân lực kế toán; ứng dụng CNTT đến vận dụng KTQT vào DN.

2.3.3 Lý thuyết ủy nhiệm

Sự cần thiết của việc vận dụng KTQT trong một tổ chức được thể hiện rõ trong lý thuyết ủy nhiệm. Theo Jensen and Meckling (1976) xác định mối quan hệ đại diện (hay quan hệ ủy nhiệm) như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các chủ sở

hữu sẽ bổ nhiệm, chỉ định người quản lý đơn vị (người đại diện), để thực hiện việc quản lý đơn vị cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của đơn vị. Mối quan hệ ủy nhiệm còn thể hiện trong mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao với nhà quản lý các cấp thấp hơn trong hệ thống phân quyền, giữa nhà quản lý với người trực tiếp sử dụng các nguồn lực của tổ chức. Cả chủ sở hữu và nhà quản lý có lợi ích khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn. Theo lý thuyết ủy nhiệm, cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, vì vậy tồn tại khả năng người quản lý sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông.Vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa chủ sở hữu và người quản lý công ty, một trong những giải pháp là sử dụng hệ thống KTQT như một cơ chế giám sát hiệu quả, công cụ để đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý. Hơn nữa, xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong một tổ chức. Hệ thống KTQT cung cấp những thông tin để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các chủ sở hữu. Lý thuyết ủy nhiệm góp phần giải thích vì sao phải vận dụng KTQT trong một tổ chức phải chịu chi phối về nhận thức của lãnh đạo đơn vị; nhu cầu sử dụng thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị đó.

Sau đây là bảng tóm tắt về việc sử dụng các lý thuyết nền nhằm khẳng định các biến độc lập tác động đến vấn đề nghiên cứu của tác giả như sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp sử dụng lý thuyết nền trong nghiên cứu

STT

Các biến trong mô hình nghiên cứu

Lý thuyết nền

1

Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị

Lý thuyết ủy nhiệm

2

Nhận thức của lãnh đạo đơn vị

Lý thuyết hành vi dự định Lý thuyết ủy nhiệm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Nghiên cứu việc vận dụng công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần nước – môi trường Bình Dương - 6


3

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

Lý thuyết dự phòng Lý thuyết ủy nhiệm

4

Phương pháp và kỹ thuật

Lý thuyết dự phòng

5

Nguồn nhân lực kế toán

Lý thuyết dự phòng

6

Ứng dụng công nghệ thông tin

Lý thuyết dự phòng Lý thuyết ủy nhiệm

7

Mức độ cạnh tranh của thị trường

Lý thuyết dự phòng


2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp

Từ các kết quả nghiên cứu tổng quan các công trình về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng hệ thống KTQT trong các đơn vị nói chung và cho các đơn vị trong khu vực công nói chung, tác giả có thể rút ra và tổng hợp một số mô hình các nhân tố tác động đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương như sau:

2.4.1. Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị

Theo các tác giả Scarbrough và cộng sự (1991) trong nghiên cứu “Japanese management Accounting practices and the effects of assembly and process automation” thì nhận thức về KTQT của người điều hành tổ chức là một trong các nhân tố cần được xét đến khi thực hiện nghiên cứu về việc vận dụng KTQT trong các tổ chức. Tiếp đó, theo Đào Khánh Trí (2015) người quản lý đơn vị nếu nhận thức về tầm quan trọng và hữu ích của KTQT càng cao thì nhu cầu về vận dụng KTQT càng cao.

Hệ thống thông tin KTQT trong các đơn vị được thiết lập và tồn tại hay không phụ thuộc vào nhu cầu thông tin KTQT chi phí từ phía nhà quản trị DN vì mọi hệ thống nói chung và hệ thống thông tin nói riêng đều có mục tiêu. Tính mục tiêu của toàn bộ việc xây dựng hệ thống thông tin KTQT được thể hiện thông qua việc xác định nhu cầu thông tin của nhà quản lý để thực hiện các chức năng quản

trị. Điều này làm bật lên vai trò của thông tin là một phương tiện quản lý, một sự trợ giúp cho việc ra quyết định. Trong các chiến lược ngắn hạn, dài hạn, việc xây dựng và thực hiện nguồn thông tin do hệ thống kế toán cung cấp đặc biệt là các thông tin chi phí đóng vai trò hết sức quan trọng. Do vậy, khi nhu cầu về thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị càng lớn thì việc vận dụng KTQT trong đơn vị càng được cải thiện hơn. Từ đó tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị ảnh hưởng cùng chiều (+) đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.,

2.4.2 Nhận thức của lãnh đạo đơn vị

Ở các nước phát triển luôn quan trọng và rất quan tâm đến nội dung KTQT trong các tổ chức. Qua các nghiên cứu nước ngoài cho thấy nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến việc vận dụng KTQT là yếu tố con người, đặc biệt là nhận thức của lãnh đạo đơn vị. Nhận thức đúng giúp cho việc đưa KTQT ngày càng được đi vào thực tiễn trong công tác quản lý của DN và khi đó họ sẽ tổ chức thành công hệ thống KTQT cho đơn vị mình. Như theo Ahmed Belkaoui (1981) đã nhấn mạnh rằng nhân tố con người, nhân tố cá nhân đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của việc vận dụng hệ thống kế toán nói chung và hệ thống KTQT nói riêng vì nhà quản lý phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của đơn vị mình.

Một số nước ở châu Á trong đó có Việt Nam vẫn chưa thật sự quan tâm, chú trọng đến KTQT, hệ thống KTTQ vẫn còn rất mơ hồ. Vì vậy hệ thống KTQT chưa được phát huy hiệu quả trong công tác quản lý tại Việt Nam, đặc biệt là trong các tổ chức kinh tế thuộc sở hữu nhà nước. Theo Nguyễn Phong Nguyên và cộng sự (2016) đã chỉ ra bằng chứng cho thấy sự tác động của nhân tố sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo. Hỗ trợ của lãnh đạo như là mức độ mà các nhà lãnh đạo nhận ra tầm quan trọng của hệ thống KTQT và mức độ mà họ tham gia vào thực hiện hệ thống KTQT đó. Vấn đề khó khăn nhất trong việc thực hiện và vận hành một hệ thống là giải quyết những thay đổi lớn trong thủ tục làm việc. Những thay đổi này có thể gặp khủng hoảng, mâu thuẫn và chống đối từ các nhóm liên quan khác nhau trong một môi trường không chắc chắn trừ khi có sự cam kết đầy đủ từ các nhà quản lý cấp cao (Ragu-Nathan và cộng sự, 2004). Do đó, đối với các

DN nói chung và CTCP Nước – Môi trường Bình Dương nói riêng thì sự nhận thức, quan tâm và hỗ trợ từ lãnh đạo được cho là có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT cho các DN. Từ đó tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H2: Nhận thức của lãnh đạo đơn vị ảnh hưởng cùng chiều (+) đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.

2.4.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

Theo Phạm Văn Dược và cộng sự (2010), sự phân cấp quản lý trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là yếu tố quan trọng và được đề cập nhiều lần trong các nghiên cứu về KTQT nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng, vừa là tiền đề vừa là động lực thúc đẩy việc vận dụng thành công KTQT trong một tổ chức.

Phân cấp quản lý cũng được tác giả N.J. Gordon (1963) đề cập đến trong lý thuyết của hệ thống KTQT. Theo tác giả N.J. Gordon (1963), phân cấp rõ ràng trong tổ chức bộ máy quản lý thì việc tổ chức KTQT sẽ được thành công đối với tổ chức đó. Bởi lẽ khi có phân cấp quản lý rõ ràng, không chồng chéo sẽ tạo điều kiện cho việc tổ chức thông tin, xử lý thông tin và báo cáo quản trị được nhanh chóng, rõ ràng và khoa học; thông tin cung cấp phục vụ ra quyết định sẽ hữu ích hơn. Từ đó tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị ảnh hưởng cùng chiều (+) đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.

2.4.4 Phương pháp và kỹ thuật

Phương pháp, kỹ thuật thực hiện đề cập đến khả năng vận hành thành công hệ thống thông tin nói chung và vận dụng KTQT trong một tổ chức là chức năng cần thiết; nghĩa là thiết kế của nó cho kết quả thông tin đầu ra hữu ích. Điều này liên quan đến việc hệ thống thông tin cung cấp thông tin chính xác, dễ tiếp cận, đáng tin cậy, kịp thời và dễ hiểu (Mc Gowan, 1998). Có thể lập luận rằng mức độ kỹ thuật cao có thể phân loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận một cách hiệu quả hơn, cung cấp thông tin chi phí, doanh thu, lợi nhuận chi tiết hơn và thường xuyên hơn, giúp kiểm soát các chỉ tiêu kinh tế này chặt chẽ hơn thông

qua công cụ KTQT. Trong môi trường hoạt động của một tổ chức, các nhà quản lý phải đưa ra các quyết định khác nhau liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau của đơn vị và do đó tần suất báo cáo nhằm cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định phải nhiều hơn, linh hoạt hơn và kịp thời hơn. Để làm được điều đó đòi hỏi hệ thống phương pháp, kỹ thuật thực hiện KTQT phải thật hiệu quả. Nguyễn Phong Nguyên và cộng sự (2016) đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm rằng hiệu quả của phương pháp, kỹ thuật có mối quan hệ tích cực trong việc vận dụng hệ thống KTQT cho một tổ chức. Từ đó tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H4: Phương pháp và kỹ thuật ảnh hưởng cùng chiều (+) đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.

2.4.5 Nguồn nhân lực kế toán

Theo Phạm Văn Dược và cộng sự (2010), trên giác độ vận dụng KTQT, nguồn nhân lực của tổ chức nói chung và đặc biệt là nguồn nhân lực kế toán có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận hành và lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật kế toán để tối đa hóa lợi ích của DN mình cũng như đáp ứng được tốt nhu cầu cung cấp thông tin KTQT hữu ích cho nhà quản lý. Do vậy, việc hiểu rõ KTQT và vận dụng nó vào trong thực tiễn đòi hỏi kế toán viên phải có những kiến thức và kỹ năng nhất định để có thể vận dụng vào công tác KTQT của đơn vị.

Trong các DN có quy mô hoạt động nhỏ, sự tồn tại của nhân viên kế toán có trình độ có thể là một yếu tố quan trọng là cơ sở để áp dụng hệ thống KTQT. Đối với các công ty lớn thì có bộ phận kế toán và tài chính cụ thể và riêng biệt, do đó nhân viên kế toán có trình độ không chỉ đề làm báo cáo chuyên nghiệp mà còn có tác dụng tư vấn cho DN trong các công tác liên quan đến kế toán. Huỳnh Cao Khải (2018); Lucas và cộng sự (2013) cho rằng sự hiện diện của nhân viên kế toán có trình độ có liên quan đến một mức độ cao của ứng dụng hệ thống KTQT; trong nghiên cứu Nguyễn Ngọc Vũ (2017) lại cho rằng kế toán có trình độ giúp sự phát triển của KTQT trong các DNNVV. Do đó nguồn nhân lực kế toán là một trong

những yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến việc vận dụng KTQT thành công trong một tổ chức. Từ đó tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H5: Nguồn nhân lực kế toán ảnh hưởng cùng chiều (+) đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.

2.4.6 Ứng dụng công nghệ thông tin

Theo Phạm Thị Ánh Hồng (2017), khối lượng thông tin mà KTQT chi phí phải xử lý và chuyển thành các thông tin có ích là rất lớn. Quá trình xử lý thông tin cần có sự kết hợp nhiều phương pháp kỹ thuật phức tạp. Do đó, cơ sở vật chất với hệ thống máy vi tính và các phần mềm xử lý thông tin là rất cần thiết trong quá trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán.

Theo Đỗ Thị Hương Thanh (2019), việc ứng dụng CNTT vào công tác kế toán nói chung và KTQT nói riêng được xem như một thước đo hiệu quả hoạt động của một tổ chức Vì kế toán là một công cụ quản lý tài chính vô cùng hiệu quả, việc ứng dụng CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực để trong việc xử lý số liệu kế toán và lập các báo cáo. Do đó, để vận dụng hệ thống KTQT vào thực tế đòi hỏi nhà quản lý các đơn vị cần lựa chọn phần mềm xử lý kế toán có khả năng thích ứng với đặc thù của đơn vị và sự thay đổi về yêu cầu quản lý của nhà nước và phần cứng đáp ứng được yêu cầu xử lý dữ liệu. Khi cần thêm thông tin do yêu cầu của nhà quản thì KTQT có thể khai thác một số chức năng quản trị để cung cấp thông tin từ hệ thống này. Phần mềm kế toán cần phải được thiết kế đầy đủ các chức năng, nguồn dữ liệu để có thể kết xuất được các báo cáo quản trị cần thiết. Khi mua hoặc tự thiết kế phần mềm kế toán phục vụ việc cung cấp thông tin nội bộ, nhà quản trị phải đưa ra hai yêu cầu chính yếu là: thiết kế chương trình phải đảm bảo chức năng phân quyền và tính bí mật của thông tin ở mỗi cấp phân quyền. Theo đó mức độ ứng dụng CNTT càng cao và đáp ứng được nhu cầu xử lý, cung cấp thông tin phục vụ quản lý thì sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc vận dụng KTQT cho DN.

Từ đó tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H6: Ứng dụng CNTT ảnh hưởng cùng chiều (+) đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí