Mức Độ Cạnh Tranh Của Thị Trường

2.4.7 Mức độ cạnh tranh của thị trường

Khaled Abed Hutaibat (2005), Alper Erserim (2012) đã cho rằng mức độ của cạnh tranh thị trường có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người quản lý tăng cường sử dụng thông tin KTQT. Khi cạnh tranh tăng lên, một hệ thống quản lý thông tin kế toán đáng tin cậy hơn có thể là cần thiết giúp các công ty cạnh tranh hiệu quả và tránh lập kế hoạch dựa trên những thông tin sai lầm khi đưa ra quyết định (Alper Erserim, 2012). Do đó thị trường cạnh tranh như là một sự thúc đẩy tích cực ảnh hưởng đến mức độ sử dụng KTQT trong các DN. Nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016); Nguyễn Ngọc Vũ (2017); Huỳnh Cao Khải (2018) cũng đã cho thấy rằng có sự tác động dương từ mức độ cạnh tranh của thị trường đến vận dụng KTQT trong DN. Từ đó tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H6: Mức độ cạnh tranh của thị trường ảnh hưởng cùng chiều (+) đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này tác giả trình bày về tổng quan KTQT thông qua việc trình bày các khái niệm, vai trò, yêu cầu của kế toán quản trị. Tác giả cũng trình bày nội dung cơ bản của KTQT. Các lý thuyết nền được đưa vào bài nghiên cứu nhằm giải thích các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT bao gồm: lý thuyết hành vi, lý thuyết ủy nhiệm và lý thuyết dự phòng. Mặt khác trong chương này, tác giả còn trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong DN gồm: Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị; Nhận thức của lãnh đạo đơn vị; Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị; Phương pháp và kỹ thuật; Nguồn nhân lực kế toán; Ứng dụng CNTT và Mức độ cạnh tranh của thị trường. Từ đó làm cơ sở lý thuyết để xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thiết kế và quy trình nghiên cứu

3.1.1 Thiết kế nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây để đưa ra mô hình nghiên cứu và tiến hành khảo sát, thu thập ý kiến của những người làm việc trong lĩnh vực kế toán. Từ số liệu thu thập được sẽ tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu đã được xác định bằng công cụ phân tích dữ liệu đó là phần mềm SPSS.

Quá trình thực hiện nghiên cứu bao gồm hai bước chính: Nghiên cứu tổng quát và nghiên cứu chi tiết.

+ Ở bước nghiên cứu tổng quát tác giả sử dụng phương pháp định tính để khám phá các nhân tố (các biến quan sát) ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong CTCP Nước – Môi trường Bình Dương, tìm hiểu và điều chỉnh bổ sung thêm thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm và lấy ý kiến chuyên gia.

+ Đến bước nghiên cứu chi tiết thì tất cả các biến sẽ được phân tích theo phương pháp định lượng thông qua các kỹ thuật bao gồm: Tập hợp các dữ liệu khảo sát bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng có liên quan đến vận dụng công tác KTQT trong CTCP Nước – Môi trường Bình Dương. Kiểm tra lại mô hình đo lường, mô hình lý thuyết cũng như các giả thuyết trong mô hình thông qua các mô hình hồi quy tuyến tính và kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA).

3.1.2 Quy trình nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết kết hợp với các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả xác định được mô hình nghiên cứu cụ thể. Tiếp đó, tác giả sẽ tiến hành thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích dữ liệu đã thu thập. Từ đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thông qua các công cụ phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy đa biến của phần mềm SPSS. Quy trình nghiên cứu được mô tả theo các bước như sau:


Các công trình nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết

Khoảng trống nghiên Cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu 1

Câu hỏi nghiên cứu 2

Mô hình nghiên cứu và đề xuất thang đo

Nghiên cứu định lượng

Kết quả nghiên cứu định lượng; Thống kê mô

tả phân tích hồi quy đa biến

Kết quả nghiên cứu và bàn luận kết quả

Kết luận và hàm ý quản trị


Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

3.2.1.1 Thiết kế nghiên cứu định tính

Để thực hiện nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành khảo sát phỏng vấn sâu để tìm hiểu các chủ đề cụ thể xoay quanh việc xác định các nhân tố ảnh hưởng tới vận dụng công tác KTQT trong CTCP Nước – Môi trường Bình Dương, nhằm thu thập tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu. Từ đó tác giả có thể hiểu biết sâu về một vấn đề và tình huống cụ thể, thông qua đó có thể đem lại một cách nhìn sâu sắc về vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Để thực hiện được điều này tác giả đã tiến hành thảo luận và trao đổi trực tiếp với chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương. Thành phần tham dự các cuộc thảo luận cũng như khảo sát 7 chuyên gia là những người có nghiên cứu sâu về KTQT là các giảng viên ở các trường Đại học và những người có kinh nghiệm trong thực hành KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương như giám đốc tài chính, kế toán trưởng, giám đốc điều hành. (Danh sách chuyên gia ở phụ lục 1).

3.2.1.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết

Dựa vào các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước đây trên thế giới về các nhân tố tác động vận dụng KTQT tại các DN, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng công tác KTQT trong CTCP Nước – Môi trường Bình Dương bao gồm: Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị; Nhận thức của lãnh đạo đơn vị; Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị; Phương pháp và kỹ thuật; Nguồn nhân lực kế toán; Ứng dụng CNTT và Mức độ cạnh tranh của thị trường. Cụ thể các biến nghiên cứu đề xuất được kế thừa từ kết quả nghiên cứu của các tác giả như sau:

Bảng 3.1: Căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất


STT

Nhân tố

Kế thừa từ nghiên cứu của tác giả


1

Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị

Lucas, Prowle and Lowth (2013) Kamilah Ahmad (2017)

Huỳnh Cao Khải (2018)


2

Nhận thức của lãnh đạo đơn vị

Khaled Abed Hutaibat (2011) Alper Erserim (2012)

Trần Ngọc Hùng (2016)

3

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

Đào Khánh Trí (2015) Lucas và cộng sự (2013)


4


Phương pháp và kỹ thuật

Nguyễn Ngọc Vũ (2017) Huỳnh Cao Khải (2018) Lucas và cộng sự (2013)

5

Nguồn nhân lực kế toán

Lucas và cộng sự (2013) Huỳnh Cao Khải (2018)

6

Ứng dụng CNTT

Abdel-Kader và Luther, R.(2008) Khaled Abed Hutaibat (20011)


7


Mức độ cạnh tranh của thị trường

Nguyễn Ngọc Vũ (2017)

Abdel-Kader và Luther, R.(2008) Khaled Abed Hutaibat (20011)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Nghiên cứu việc vận dụng công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần nước – môi trường Bình Dương - 7

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:



Vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương

Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị

Nhận thức của lãnh đạo đơn vị

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

Phương pháp và kỹ thuật


Nguồn nhân lực kế toán


Ứng dụng CNTT


Mức độ cạnh tranh của thị trường


Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

3.2.1.3 Kết quả nghiên cứu định tính

Qua nghiên cứu định tính thông qua khảo sát chuyên gia, các chuyên gia đã hỗ trợ tác giả trong việc xác định mô hình nghiên cứu chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương. Cụ thể, ý kiến của các chuyên gia về các nhân tố tác động đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương do tác giả đề xuất như sau:

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát chuyên gia


STT

Nhân tố

Ý kiến chuyên gia



Đồng ý

Không đồng ý

1

Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị

7/7

0/7


2

Nhận thức của lãnh đạo đơn vị

7/7

0/7

3

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

6/7

1/6

4

Phương pháp và kỹ thuật

5/7

2/7

5

Nguồn nhân lực kế toán

7/7

0/7

6

Ứng dụng CNTT

5/7

2/7

7

Mức độ cạnh tranh của thị trường

7/7

0/7

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Như vậy các chuyên gia đều đồng ý với các nhân tố tác giả đề xuất liên quan đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương và không bổ sung thêm nhân tố nào khác. Như vậy mô hình nghiên cứu chính thức việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương sẽ bao gồm 7 biến độc lập gồm Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị; Nhận thức của lãnh đạo đơn vị; Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị; Phương pháp và kỹ thuật; Nguồn nhân lực kế toán; Ứng dụng CNTT và Mức độ cạnh tranh của thị trường và 1 biến phụ thuộc là việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.

(Dàn bài phỏng vấn chuyên gia xem ở Phụ lục 2)

Bên cạnh việc xác định mô hình nghiên cứu chính thức, các chuyên gia cũng hỗ trợ tác giả trong việc hiệu chỉnh thang đo. Cụ thể, căn cứ vào các nghiên cứu trước đây liên quan đến vận dụng KTQT tại các DN, tác giả kế thừa thang đo của các nghiên cứu đó, từ đó hình thành thang đo nháp của nghiên cứu. Các chuyên gia sẽ giúp tác giả hiệu chỉnh thang đo bằng việc xác định xem liệu thang đo đó có phù hợp đối với điều kiện tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương hay không, có cần bổ sung thêm hay bớt thang đo nào hay không, điều chỉnh câu, chữ sao cho dễ hiểu, rõ nghĩa,... từ đó xây dựng được thang đo nghiên cứu chính thức. Cụ thể, kết quả khảo sát chuyên gia liên quan đến thang đo nghiên cứu của luận văn như sau:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023