Bảng 3.3: Kết quả khảo sát chuyên gia về thang đo nghiên cứu
Thang đo | Nhận định của chuyên gia | |
1. NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TỪ PHÍA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ (NCTT) | ||
1 | Lãnh đạo đơn vị có nhu cầu sử dụng thông toán kế toán quản trị cho việc hoạch định | Đồng ý |
2 | Lãnh đạo đơn vị có nhu cầu sử dụng thông toán kế toán quản trị cho việc tổ chức thực hiện | Đồng ý |
3 | Lãnh đạo đơn vị có nhu cầu sử dụng thông toán kế toán quản trị cho việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động | Đồng ý |
4 | Lãnh đạo đơn vị có nhu cầu sử dụng thông toán kế toán quản trị cho việc phân tích, điều chỉnh kế hoạch, mục tiêu hoạt động | Đồng ý |
5 | Lãnh đạo đơn vị cần nâng cao trình độ và kiến thức về kế toán quản trị | Không đồng ý vì thang đo này không phù hợp với biến này |
2. NHẬN THỨC CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ (NTLD) | ||
1 | Lãnh đạo đơn vị cần khẳng định về nhu cầu về thông tin KTQT ở đơn vị là cần thiếtvà quan trọng | Đồng ý |
2 | Lãnh đạo đơn vị cần chú trọng trang bị kiến thức về tài chính – kế toán theo hướng quản trị đơn vị hiện đại | Đồng ý |
3 | Lãnh đạo đơn vị cần quan tâm đúng mức về việc sử dụng thông tin kế toán quản trị để phục vụ việc ra quyết định bộ phận | Đồng ý |
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Tổ Chức Hệ Thống Ktqt Trong Doanh Nghiệp
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Công Tác Kế Toán Quản Trị Tại Doanh Nghiệp
- Mức Độ Cạnh Tranh Của Thị Trường
- Giới Thiệu Tổng Quan Về Công Ty Cổ Phần Nước - Môi Trường Bình Dương
- Thống Kê Theo Giới Tính Của Đối Tượng Được Khảo Sát Giới Tính
- Đánh Giá Độ Tin Cậy Thang Đo Bằng Hệ Số Cronbach's Alpha
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
Lãnh đạo đơn vị cần có ý thức nâng cao trình độ và kiến thức về kế toán quản trị cho bản thân và cán bộ công nhân viên của đơn vị | Đồng ý | |
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ (BMQL) | ||
1 | Đơn vị cần quan tâm đẩy mạnh sự phân cấp quản lý trong tổ chức bộ máy | Đồng ý |
2 | Ban lãnh đạo đơn vị cần có sự đổi mới trong phương thức hoạt động theo chức năng định hướng và kiểm soát. | Đồng ý |
3 | Tổ chức bộ máy quản lý tránh chồng chéo và kiêm nhiệm. | Đồng ý |
4 | Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý cần được cơ cấu theo mô hình quản trị theo hướng đánh giá trách nhiệm hơn là theo cơ cấu hành chính. | Đồng ý |
4. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT (PPKT) | ||
1 | Đơn vị cần xác định được đúng và đầy đủ các chỉ tiêu nhằm thực hiện kế toán quản trị | Đồng ý |
2 | Đơn vị cần phân loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận theo phương thức phục vụ kế toán quản trị | Đồng ý |
3 | Dự toán cần lập đầy đủ, chi tiết đến từng đơn vị, bộ phận cụ thể, giảm bớt tính cứng nhắc, áp đặt. | Đồng ý |
4 | Báo cáo quản trị cần mang tính hệ thống, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho công tác quản trị từng đơn vị, bộ phận trong đơn vị | Bổ sung thêm theo ý kiến chuyên gia |
5. NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN (NLKT) |
Nhân viên kế toán nắm rõ quy trình xây dựng và vận dụng công tác kế toán quản trị tại đơn vị | Đồng ý | |
2 | Nhân viên kế toán chủ động tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn về kế toán quản trị | Đồng ý |
3 | Nhân viên kế toán có kinh nghiệm trong lập các dự toán ngân sách, báo cáo phân tích nhằm cung cấp thông tin cho việc nhà quản trị ra quyết định | Đồng ý |
4 | Nhân viên kế toán quản trị làm việc có tinh thần trách nhiệm | Đồng ý |
5 | Nhân viên kế toán có trình độ phù hợp với vị trí công tác liên quan đến vận dụng kế toán quản trị | Đồng ý |
6 | Nhân viên kế toán khả năng tham mưu cho nhà quản trị sử dụng thông tin kế toán quản trị trong công tác quản lý và có đạo đức nghề nghiệp phù hợp với vị trí công tác liên quan đến vận dụng kế toán quản trị | Bổ sung thêm theo ý kiến chuyên gia |
6. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) | ||
1 | Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán nhằm phục vụ để thiết lập được các báo cáo quản trị mang tính chuyên nghiệp | Đồng ý |
2 | Đơn vị cần đầy mạnh việc sử dụng mạng nội bộ để tổng hợp kết quả hoạt động, thông tin từ các bộ phận, phòng ban khác. | Đồng ý |
3 | Đơn vị cần thiết kế phần mềm riêng biệt phục vụ cho công tác kế toán quản trị. | Đồng ý |
7.MỨC ĐỘ CẠNH TRANH CỦA THỊ TRƯỜNG (MDCT) |
Thị trường luôn có sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới. | Đồng ý | |
2 | Trên thị trường thường xuyên xuất hiện các sản phẩm thay thế. | Đồng ý |
3 | Áp lực từ phía các nhà cung cấp lớn. | Đồng ý |
4 | Áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong cùng lĩnh vực hoạt động. | Đồng ý |
Vận dụng công tác KTQT tại công ty cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (KTQT) | ||
1 | Kế toán quản trị hỗ trợ tốt hơn trong công tác quản lý, điều hành ở các cấp quản lý trong đơn vị | Đồng ý |
2 | Kế toán quản trị hỗ trợ tốt hơn trong việc ra quyết định của nhà quản lý các cấp | Đồng ý |
3 | Kế toán quản trị giúp đo lường, đánh giá được tốt hơn thành quả hoạt động và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong tổ chức. | Đồng ý |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Như vậy, kết quả nghiên cứu chuyên gia đã có sự thay đổi so với dự kiến ban đầu của tác giả về số lượng cũng như nội dung thang đo của một số biến trong mô hình nghiên cứu, cụ thể:
-Đối với biến “Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị” có 1 thang đo “Lãnh đạo đơn vị cần nâng cao trình độ và kiến thức về kế toán quản trị” bị loại vì các chuyên gia cho rằng không phù hợp với biến này.
- Đối với biến “Phương pháp và kỹ thuật” được bổ sung 1 thang đo là “Báo cáo quản trị cần mang tính hệ thống, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho công tác quản trị từng đơn vị, bộ phận trong đơn vị”.
- Đối với biến “Nguồn nhân lực kế toán” được bổ sung 1 thang đo là “Nhân viên kế toán khả năng tham mưu cho nhà quản trị sử dụng thông tin kế toán quản trị trong công tác quản lý và có đạo đức nghề nghiệp phù hợp với vị trí công tác liên quan đến vận dụng kế toán quản trị”.
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.2.2.1 Hệ thống thang đo
Các loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này để thiết lập câu hỏi khảo sát bởi thang đo thứ tự. Đây là loại thang đo dùng để đo lường thái độ, tình cảm, nhận thức… do đó trong nghiên cứu này nó sẽ được sử dụng nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương cũng như các nhân tố tác động đến mức độ vận dụng này.
3.2.2.2 Bảng câu hỏi khảo sát
Bảng câu hỏi được thiết kế 02 phần:
Phần 1: Những thông tin cụ thể liên quan về người trả lời như giới tính, bộ phận công tác, vị trí chức danh đang làm, thâm niên công tác, trình độ đào tạo chuyên ngành kế toán.
Phần 2: Câu hỏi dành phỏng vấn cụ thể những nhân tố chính ảnh hưởng đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương. Phần trả lời về các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương. Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 khoảng (từ (1) đến (5), thể hiện mức độ hoàn toàn không đồng ý hoặc rất đồng ý.
(Bảng câu hỏi khảo sát xem ở Phụ lục 3)
Thang đo nghiên cứu
Tất cả các biến quan sát trong mô hình được đo bằng thang đo Likert 5 điểm được quy ước từ 1 đến 5 theo mức độ tăng dần về mức độ đồng ý của người trả lời khảo sát với nhận định được đặt ra, cụ thể như sau:
1: hoàn toàn không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: trung lập; 4: đồng ý; 5: rất đồng ý.
3.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu
Việc lấy mẫu khảo sát sẽ được tiến hành tại các đơn vị thuộc CTCP Nước
– Môi trường Bình Dương. Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập bằng cách gửi các câu hỏi khảo sát đến các cá nhân bằng email hoặc trực tiếp.
Để sử dụng kiểm định EFA, kích thước mẫu phải lớn. Theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước lượng. Theo đó, nghiên cứu này có 32 câu hỏi, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 32x5 = 160. Để đạt được tối thiểu 160 quan sát, tác giả đã gửi 220 bảng câu hỏi từ tháng 11/2020 đến tháng 1/2021 đến 220 cá nhân là cán bộ công nhân viên của CTCP Nước – Môi trường Bình Dương. Kết quả nhận được 207 phiếu khảo sát, trong đó có 17 phiếu bị loại do không hợp lệ (chủ yếu là do thiếu thông tin). Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 195 phiếu lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu, do vậy cỡ mẫu như vậy là phù hợp.
3.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập được các dữ liệu, người viết sẽ đo lường sự phân tán, sự tậptrung của dữ liệu bằng phương pháp mô tả thông qua các bảng phân phối tần suất.
Phương pháp mô tả này sẽ trả lời được các câu hỏi về vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương hiện nay.
Sau cùng, mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc sẽ được nghiên cứu bằng phương pháp phân tích hồi quy. Theo đó, sau khi thu nhận được các bảng câu hỏi trả lời, tác giả đã tiến hành làm sạch thông tin, lọc bảng câu hỏi và mã hóa những thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Sau đó, tiến hành các bước (1) đánh giá độ độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, bước (2) kiểm định giá trị của biến bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA, và (3) phân tích hồi quy đa biến.
3.2.4.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo
Tác giả sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy thang đo của các biến gồm 7 biến độc lập gồm: Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị; Nhận thức của lãnh đạo đơn vị; Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị; Phương pháp và kỹ thuật; Nguồn nhân lực kế toán; Ứng dụng CNTT và Mức độ cạnh tranh của thị trường và 1 biến phụ thuộc là việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.
Kiểm định chất lượng thang đo: Trong bước này sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá, xác định chất lượng của từng thang đo được xây dựng. Trong đánh giá độ tin cậy của thang đo, những biến đạt chất lượng khi những biến có hệ số Alpha của tổng thể >0.6 và hệ số tương quan biến tổng (corrected item-total correlation) của các biến quan sát >0.3. Thang đo được đánh giá chất lượng và tốt là những thang đo có hệ số Alpha > 0.8.
3.2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kiểm định tính thích hợp EFA (Kiểm định KMO)
Thước đo KMO (Kaise-Meyer-Olkin measure) nhằm phân tích các nhân tố trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương là thích hợp với dữ liệu thực tế, tức là giá trị KMO phải nằm trong khoảng từ 0,5 ≤ KMO ≤ 1.
Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát (Kiểm định Bartlett’s test)
Thực hiện kiểm định Bartlett’s cho từng nhân tố ảnh hưởng, mục đích của kiểm định này để xem xét các biến quan sát có tương quan trong mỗi nhân tố hay không (xét riêng từng biến độc lập). Nếu mức ý nghĩa Sig của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy là 95% trở lên (Sig.≤ 0,05) thì có thể kết luận rằng các biến quan sát có tương quan trong mỗi nhân tố, gồm 7 nhân tố là: Nhu cầu thông tin KTQT từ phía lãnh đạo đơn vị; Nhận thức của lãnh đạo đơn vị; Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị; Phương pháp và kỹ thuật; Nguồn nhân lực kế toán; Ứng dụng CNTT và Mức độ cạnh tranh của thị trường.
Kiểm định phương sai trích
Kiểm định phương sai trích nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương được giải thích bằng các biến quan sát (thành phần của nhân tố) khi tổng phương sai trích với % Cumulative variance > 50% và có giá trị Eigenvalues> 1 thì được chấp nhận và đảm bảo nội dung giải thích của các nhân tố.
Kiểm định EFA đối với biến phụ thuộc là “Vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương”.
Mục đích phân tích nhân tố EFA đối với biến phụ thuộc “Vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương” nhằm đánh giá các biến quan sát có tương quan tuyến tính trong việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương. Khi mức ý nghĩa Sig.≤ 0,05 và giá trị KMO nằm trong khoảng từ 0,5≤ KMO ≤ 1 thì có thể kết luận rằng các biến quan sát có tương quan tuyến tính trong nhân tố vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương và thích hợp với dữ liệu thực tế.
3.2.4.3 Phân tích hồi quy đa biến
Kiểm định hệ số hồi quy
Nhằm đảm bảo độ tin cậy, hiệu quả và chất lượng của mô hình, tác giả sử dụng kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy. Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét các biến độc lập có tương quan ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không. Hệ số hồi quy phải đảm bảo có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 95% trở lên (Sig.≤ 0.05), có thể kết luận tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê.
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Kiểm định mức độ giải thích của mô hình
Sử dụng thước đo R2 hiệu chỉnh để biết được tỷ lệ % ảnh hưởng của việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương được giải thích bởi các biến độc lập, R2 càng lớn thì mô hình càng có ý nghĩa và đảm bảo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương càng cao.
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Sử dụng kiểm định phân tích phương sai Anova để kiểm định tính phù hợp của mô hình. Mô hình nghiên cứu được xem là phù hợp khi có độ tin cậy từ 95% trở lên (Sig. ≤ 0,05), điều này chứng tỏ các biến độc lập có tương quan tuyến tính so với biến phụ thuộc, mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thực tế.