Nguyên Nhân Dẫn Đến Hạn Chế Của Công Tác Kế Toán Quản Trị Trong Các Công Ty Lâm Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang

sản xuất đang được xây dựng chung cho tất cả các đội sản xuất theo từng loài cây trồng, điều này gây khó khăn trong việc kiểm soát, đánh giá kết quả thực hiện của từng đội sản xuất. Mặt khác, đặc điểm về đất và điều kiện sản xuất ở mỗi đội lâm nghiệp cũng khác nhau, việc xây dựng dự toán cho từng đội sản xuất sẽ làm tăng tính hiệu quả cho hoạt động sản xuất của mỗi đội.

Thứ tư, việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn tại các CTLN chưa phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất lâm nghiệp và tính chất sản xuất GNL theo kế hoạch được giao. Quy trình sản xuất GNL khép kín, kéo dài trong nhiều năm và trải qua nhiều giai đoạn, CPNCTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí trực tiếp, do đó, các CTLN cần phải áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành GNL phù hợp để xác định được chính xác chi phí trực tiếp cũng như giá thành sản xuất GNL.

Hệ thống tài khoản kế toán chi tiết, sổ kế toán chi tiết chưa được kế toán thiết kế để tập hợp thêm các thông tin và nguyên nhân dẫn đến chênh lệch số liệu giữa thực hiện và kế hoạch. Các công ty lâm nghiệp chưa xây dựng kênh kết nối cụ thể giữa các bộ phận trong đơn vị để có thể thu thập và phân tích thông tin đa chiều trên phạm vi toàn doanh nghiệp, từ đó, chất lượng thông tin thu thập chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị.

Thứ năm, các CTLN đã tiến hành phân tích thông tin thực hiện, tuy nhiên thông tin chỉ mang tính so sánh giữa số liệu thực hiện và kế hoạch, kế toán chưa phân tích thông tin thực hiện nhằm đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Dự toán chi phí chủ yếu phục vụ cho việc lập hồ sơ đầu tư dự án trồng rừng hoặc hoặc dự án khai thác GNL. Hầu hết các CTLN lập kế hoạch SXKD đầu năm dựa trên chỉ tiêu được giao, chưa có sự phân tích và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến biến động cũng như việc đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD hằng năm nhằm tạo sự chủ động trong việc ra quyết định SXKD.

Thứ sáu, các CTLN chưa xác định các trung tâm trách nhiệm mặc dù đã có hình thái của trung tâm trách nhiệm như đội sản xuất, do đó, việc xây dựng tiêu chí cũng như đánh giá hoạt động theo trách nhiệm chưa được thực hiện.

* Đối với kế toán quản trị gắn với việc ra quyết định của nhà quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Hệ thống báo cáo cung cấp thông tin KTQT chưa thể hiện sự phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, chưa ứng dụng phân tích thông tin thích hợp và phân thích theo mối quan hệ C-V-P, do đó, các thông tin được cung cấp trong các báo cáo chưa có tính hữu ích cho công tác quản trị. Mặt khác, đối với công tác khoán tại các đơn vị sản xuất, các CTLN chưa xây dựng được các báo cáo riêng, kế toán

chưa phân tích được sự biến động của các khoản chi phí, doanh thu, cũng không phân tích chỉ tiêu số dư đảm phí để dự tính trước được việc chịu lỗ hay có lãi, từ đó, các đội sản xuất có thể tự cân đối được hoạt động.

2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công tác kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

* Nguyên nhân chủ quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Những hạn chế của công tác KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan sau:

Một là, các CTLN trên địa bàn tỉnh đều có quy mô nhỏ và vừa, hầu hết đều hoạt động với nguồn vốn do Nhà nước cấp, số còn lại vừa mới chuyển đổi mô hình từ công ty có vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, do đó, các CTLN vẫn chú trọng đến hệ thống KTTC để phục vụ lập BCTC và kê khai thuế theo đúng quy định.

Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 19

Hai là, nhà quản trị các CTLN chưa nhận thức được vai trò và ý nghĩa của KTQT trong quá trình vận hành công ty, phương thức quản lý, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ trực tiếp cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị, do đó, việc vận dụng KTQT trong các CTLN chưa được đầu tư. Chính điều này cũng dẫn tới nhu cầu thông tin KTQT của nhà quản trị công ty chưa cao và chất lượng thông tin KTQT chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị trong thực tế.

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

85,9%

73,4%

68,8%

23,4%

18,8%

10,9%

0% 0% 0%

7,8% 7,8% 3,2%

Tốt

0% 0% 0%

Rất thấp

Thấp

Trung bình

Rất tốt

Đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ lập kế hoạch Đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ kiểm soát chi phí

Đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ đánh giá kết quả hoạt động

Biểu đồ 2. 12. Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng của thông tin kế toán quản trị đối với yêu cầu quản trị

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả khảo sát các cấp quản trị trong các CTLN tại Biểu đồ 2.12 về mức độ đáp ứng của thông tin kế toán quản trị đối với yêu cầu quản trị đã khẳng định cho nhận định trên.

Như vậy, thông tin KTQT chủ yếu phục vụ cho việc lập kế hoạch và kiểm soát chi phí trong các CTLN với mức độ đáp ứng thông tin ở mức trung bình trở lên chiếm tỷ lệ từ 68,8% trở lên. Đối với mục đích phục vụ đánh giá kết quả hoạt động, thông tin KTQT hầu như không đáp ứng được yêu cầu của nhà quản trị.

Ba là, các phòng, đội sản xuất trong các CTLN chưa có sự liên kết chặt chẽ trong công việc do đó việc lấy thông tin từ cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, không kịp thời, nhanh chóng.

Bốn là, trình độ của kế toán viên trong các CTLN còn hạn chế, chưa được chuyên môn hóa nên còn gặp nhiều lúng túng trong việc tập hợp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo KTQT. Mặt khác, những cán bộ làm công tác xây dựng định mức và lập dự toán không có chuyên môn hoặc chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ nên gặp rất nhiều trở ngại trong việc xây dựng và áp dụng định mức, dự toán vào hoạt động SXKD.

* Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, hạn chế của công tác KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang còn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan sau:

Một là, kế toán quản trị không phải là nội dung công việc có tính chất bắt buộc như công tác kế toán tài chính mà phụ thuộc vào nhu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, công tác KTQT tại các doanh nghiệp đang được thực hiện theo thông tư hướng dẫn 53/2006/TT-BTC, ngoài ra, không có thêm các văn bản pháp luật nào quy định và hướng dẫn cụ thể đối với việc thực hiện kế toán quản trị. Như vậy, với hệ thống văn bản pháp luật về KTQT còn ít và thiếu nên việc thực hiện kế toán quản trị trong các doanh nghiệp chưa được chú trọng và đầu tư, nếu doanh nghiệp có áp dụng thì cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận dụng vào thực tiễn hoạt động. Ngoài ra, do không có tính bắt buộc nên cũng không có chế tài xử lý đối với doanh nghiệp không thực hiện kế toán quản trị.

Hai là, phần lớn các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đều có vốn của Nhà nước chi phối, do đó, các công ty vẫn còn tâm lý trông chờ và phụ thuộc vào ngân sách nhà nước cấp thay vì mạnh dạn đổi mới hoạt động kinh doanh và tự nâng cao năng lực để chủ động trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện được những điều này, nhà quản trị doanh nghiệp cần được cung cấp đầy đủ các thông tin tài chính và phi tài chính, lúc này, kế toán quản trị sẽ phát huy được triệt để vai trò của mình.

Kết luận chương 2


Chương 2 của Luận án đã trình bày về thực trạng công tác kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay. Trong đó, tác giả đã khái quát được đặc điểm tổ chức công tác kế toán và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong những năm gần đây.

Đồng thời, trên cơ sở kết quả khảo sát các công ty lâm nghiệp về công tác kế toán quản trị kết hợp với các tài liệu thu thập được, căn cứ vào cơ sở lý luận về kế toán quản trị đã trình bày ở chương 1 và tài liệu thu thập được ở chương 2, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Thông qua đánh giá thực trạng, tác giả đã chỉ rõ những ưu, nhược điểm và nguyên nhân dẫn đến những mặt còn tồn tại của công tác kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Trong chương 2, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính gồm điều tra thông qua phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu, sau đó dùng phần mềm excel để tổng hợp, xử lý dữ liệu, bên cạnh đó, tác giả cũng thu thập, nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu tài liệu chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán tại các công ty lâm nghiệp được khảo sát, có liên quan để phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài. Kết quả nghiên cứu ở chương 2 được dùng làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp sẽ được trình bày trong chương 3 của luận án.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC CÔNG TY LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

3.1. Định hướng phát triển các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2035

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phấn đấu đưa tỉnh Tuyên Quang trở thành “hình mẫu về phát triển lâm nghiệp của cả nước” (Văn phòng chính phủ, 2017), tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2035 (UBND tỉnh Tuyên Quang, 2019). Định hướng này gắn với điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025, cụ thể như sau:

* Giai đoạn 2021-2025

+ Phấn đấu đưa giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng bình quân trên 6%/năm, chiếm trên 12,8% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; quản lý, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, duy trì độ che phủ rừng đạt trên 60%.

+ Đối với rừng sản xuất:

- Sử dụng có hiệu quả rừng và đất rừng sản xuất vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh;

- Nâng cao năng suất, giá trị rừng trồng lên từ 10-15% vào năm 2025, nâng mức thu nhập rừng trồng từ trên 40 triệu đồng/ha/chu kỳ 7 năm như hiện nay, lên trên 55 triệu đồng/ha/chu kỳ 7 năm; lên trên 100 triệu đồng/ha/chu kỳ 10 năm (chưa kể lâm sản ngoài gỗ);

- Phấn đấu đến năm 2025 trên 80% diện tích rừng trồng được trồng bằng giống cây lâm nghiệp chất lượng cao; trên 10% diện tích rừng trồng toàn tỉnh được chuyển đổi từ kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn; trên 50% diện tích rừng trồng toàn tỉnh được cấp chứng chỉ quản lý rừng theo quy định

* Giai đoạn 2026-2030

+ Phấn đấu đưa giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng bình quân trên 6,2%/năm; chiếm trên 13% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản;

+ Quản lý, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, duy trì độ che phủ rừng đạt trên 60%;

+ Phấn đấu đến năm 2030 trên 85% diện tích rừng trồng được trồng bằng giống cây lâm nghiệp chất lượng cao;

+ Phấn đấu đưa năng suất rừng trồng kinh doanh gỗ lớn đạt 150 m3 /ha/chu kỳ trên 10 năm vào năm 2030;

+ Trồng rừng tập trung trên 65.000 ha, bình quân 13.000 ha/năm (trong đó có trên 5.000 ha trồng rừng kinh doanh gỗ lớn); sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt trên 10.000.000 m3 , bình quân 2.000.000 m3 /năm.

* Định hướng đến năm 2035

+ Phấn đấu đưa giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng bình quân trên 6,5%/năm; chiếm trên 13,5% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản;

+ Quản lý, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, duy trì độ che phủ rừng đạt trên 60%;

+ Phấn đấu đến năm 2035 trên 85% diện tích rừng trồng được trồng bằng giống cây lâm nghiệp chất lượng cao;

+ Phấn đấu đưa năng suất rừng trồng kinh doanh gỗ lớn đạt 170 m3 /ha/chu kỳ trên 10 năm vào năm 2035;

+ Trồng rừng tập trung trên 75.000 ha, bình quân 15.000 ha/năm (trong đó có trên 8.000 ha trồng rừng kinh doanh gỗ lớn); sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt trên 12.500.000 m3 , bình quân 2.500.000 m3 /năm.

Trên cơ sở định hướng mục tiêu phát triển, đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp đã đưa ra những giải pháp trọng tâm, trong đó có đề cập tới việc phát huy mạnh mẽ vai trò là hạt nhân của các công ty lâm nghiệp trên từng địa bàn sau giai đoạn sắp xếp chuyển đổi mô hình kinh doanh.

3.1.2. Định hướng phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) đến năm 2030

Định hướng chiến lược phát triển của Vinapaco được chia thành 3 nhóm: sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, đầu tư phát triển và tái cơ cấu. Hiệu quả bền vững chính là đích mà Vinapaco hướng tới.

Vinapaco đã đưa ra định hướng phát triển sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2021- 2030 đó là:

+ Đẩy mạnh ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong quản lý đất đai, rừng

trồng;

+ Quy trình kỹ thuật lâm sinh, chuyển đổi cơ cấu loài cây trồng rừng phù hợp;

đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng dự án trồng rừng sát thực tiễn, nâng cao năng suất chất lượng rừng;

+ Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lâm nghiệp; xây dựng các xưởng dăm, xưởng chế biến gỗ tại các vùng trồng cây nguyên liệu giấy để tận dụng tối đa sản phẩm gỗ từ rừng trồng tại mỗi đơn vị.

Đặc biệt, Vinapa đặt ra mục tiêu lâm nghiệp phải trở thành thế mạnh trong những năm tiếp theo của tổng công ty. Song song với đó, Vinapaco vẫn tiếp tục làm tốt hoạt động SXKD đối với giấy in, giấy viết, đây vốn là thế mạnh của tổng công ty, mặt khác, tổng công ty đầu tư phát triển sản xuất thêm mặt hàng giấy bao bì và đầu tư chế biến gỗ nhằm tận dụng lợi thế về thị trường và nguồn lực về rừng trồng.

Đề án tái cơ cấu Vinapaco giai đoạn 2018 – 2020, tầm nhìn 2025 – 2030 đề xuất sáp nhập thành 10 phòng chuyên môn và thành lập mới Nhà máy Chế biến gỗ, hợp nhất hàng loạt công ty lâm nghiệp, trong đó có các CTLN thuộc địa bàn huyện Hàm Yên (sáp nhập CTLN Tân Phong, Tân Thành vào Công ty lâm nghiệp Hàm Yên) nhằm giảm lao động, chi phí. Với việc sáp nhập các CTLN, số lượng các đơn vị hạch toán phụ thuộc sẽ giảm từ 22 đơn vị xuống còn 9 đơn vị. Theo ước tính của Vinapaco, việc sáp nhập sẽ giảm lao động gián tiếp khoảng 69 người, giảm chi phí tiền lương 3,3 tỷ đồng/năm, giảm phí quản lý 20 tỷ đồng/năm.

Tổng công ty Giấy Việt Nam cũng chủ trương thoái vốn hết tại các đơn vị liên kết trong giai đoạn 2018 – 2021 nhằm tập trung nguồn lực cho Bãi Bằng, giấy Tissue Sông Đuống và sản xuất lâm nghiệp.

3.1.3. Định hướng phát triển trong thời gian tới của các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang căn cứ vào định hướng phát triển của cấp trên, căn cứ vào diện tích đất trống còn phải trồng rừng và diện tích rừng trồng sau khai thác hằng năm, khả năng lao động hiện có, số lao động nông nhàn, khả năng huy động đầu tư tài chính, giống cây trồng, vật tư, phân bón… tiến hành xây dựng định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025 vẫn tiếp tục tập trung vào công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và khai thác gỗ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các CTLN đang chuyển dần từ việc trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn nhằm gây dựng vùng nguyên liệu bền vững cho ngành công nghiệp chế biên lâm sản, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt, hoạt động trồng rừng hướng tới việc trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chặt chẽ như: không đốt thực bì, thuốc trừ sâu hóa học, không sử dụng thuốc diệt cỏ, … làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Rừng được cấp chứng chỉ FSC cũng chính là “giấy thông hành” để đưa sản phẩm gỗ rừng trồng của địa phương ra thế giới...

Để thực hiện được mục tiêu trên, trong giai đoạn tới, các CTLN tập trung vào các nội dung sau:

+ Bố trí hợp lý các phòng nghiệp vụ, đội sản xuất phải tinh giảm, chuyên sâu, nhạy bén, linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực tế.

+ Tiếp tục kiện toàn duy trì công tác bảo vệ tại các đơn vị trực thuộc, đảm bảo quản lý chặt chẽ tài sản của công ty, vốn liên doanh, ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm pháp luật.

+ Quản lý tốt diện tích rừng, đất rừng, tài sản, nguồn vốn được giao, cho thuê.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật và các hạng mục lâm sinh theo quy định, không trồng xen cây màu làm ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng.

+ Tiếp tục thực hiện cơ chế giao khoán, trồng rừng liên doanh đảm bảo rừng có chủ thực sự, gắn quyền và trách nhiệm của người dân nhận khoán đến sản phẩm cuối cùng, đảm bảo quyền lợi của các bên. Xem xét những diện tích tập trung, dễ quản lý tổ chức trồng rừng chi trả công đoạn để nâng cao tính chủ động cũng như hiệu quả kinh doanh trong những năm tiếp theo.

+ Thực hiện trồng rừng kinh doanh gỗ lớn kết hợp với kinh doanh gỗ nguyên liệu giấy bằng loài keo lai.

+ Xây dựng, hoàn thiện hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng. Hoàn thiện hợp đồng giao khoán và giao đối tượng sản xuất ngay từ đầu năm kế hoạch cụ thể đến từng đơn vị trực thuộc.

+ Tiếp tục thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và duy trì chứng chỉ rừng FSC đảm bảo cung cấp ra thị trường sản phẩm gỗ có chứng chỉ FSC.

3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Để có công tác KTQT trong các CTLN trên địa bàn đảm bảo đáp ứng được định hướng và mục tiêu phát triển, nâng cao hiệu quả quản lý, sức cạnh tranh, việc hoàn thiện KTQT cần đáp ứng được những yêu cầu sau:

Thứ nhất, hoàn thiện KTQT phải đảm bảo thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và vai trò của kế toán quản trị

Hoàn thiện KTQT cần lấy việc phát huy được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và vai trò của kế toán quản trị làm nền tảng và mục đích nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời, phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin của các cấp quản trị trong doanh nghiệp, các thông tin này phải giúp được nhà quản trị trong việc thực hiện chức năng quản lý. Đồng thời, việc hoàn thiện KTQT còn hướng tới giúp cho các hoạt động khác có liên quan cũng đạt được hiệu quả cao.

Thứ hai, hoàn thiện KTQT phải đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí