KTQT trong CTCP Nước – Môi trường Bình Dương theo phương pháp nghiên cứu hỗn hợp có sự kết hợp giữa định tính và định lượng, một mặt góp phần xác định các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT ở công ty này, mặt khác đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng KTQT, để từ đó có thể đưa ra các kiến nghị nhằm gia tăng mức độ vận dụng công tác KTQT trong CTCP Nước – Môi trường Bình Dương.
Thông qua những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến việc áp dụng KTQT, có thể thấy rằng không thể vận dụng một cách rập khuôn và máy móc kết quả nghiên cứu về KTQT của các tác giả trước vào các DN ở nước ta nói chung và cho CTCP Nước – Môi trường Bình Dương nói riêng bởi sự khác biệt về đặc điểm hoạt động kinh doanh ngành nghề, quy mô, văn hoá, môi trường kinh doanh, trình độ, chiến lược kinh doanh, địa lý…thêm nữa việc lựa chọn các mô hình cũng cần phải xem xét đến sự tương đồng về nhiều mặt giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Thêm nữa trước đây cũng đã có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam về xác định các nhân tố nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào lựa chọn đối tượng khảo sát là cán bộ lãnh đạo của CTCP Nước – Môi trường Bình Dương để nghiên cứu.
Từ việc xác định khe hổng nghiên cứu, tác giả kế thừa và tiếp tục nghiên cứu về việc áp dụng KTQT trong CTCP Nước – Môi trường Bình Dương, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công tác KTQT ở CTCP Nước
– Môi trường Bình Dương, kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng công tác KTQT tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương, từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường việc vận dụng công tác KTQT ở công ty này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này trình bày tổng quan về các nghiên cứu đối với các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT tại các DN qua những nghiên cứu liên quan trên thế giới và ở Việt Nam từ đó làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu đồng thời giúp cho người đọc nắm được bức tranh toàn cảnh về các công trình nghiên cứu của các tác giả khác đối với các vấn đề có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến đề tài mà tác giả thực hiện. Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày điểm khác biệt của đề tài với các nghiên cứu trước đây. Tức là xác định được khoảng trống nghiên cứu cho đề tài “Nghiên cứu việc vận dụng công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần nước – môi trường Bình Dương”, trong điều kiện hiện nay vẫn còn là một vấn đề mới, tác giả sẽ kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính là định lượng để tiến hành nghiên cứu của mình.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về kế toán quản trị
2.1.1 Khái niệm kế toán quản trị
Tại Việt Nam, thuật ngữ kế toán quản trị xuất hiện chính thức lần đầu trong văn bản pháp lý là Luật kế toán năm 2015 tại khoản 3, điều 4, theo đó: “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”.
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) công bố trong tài liệu tổng kết các khái niệm kế toán quản trị trên thế giới năm 1998: Kế toán quản trị được xemnhư là một quy trình định dạng, kiểm soát, đo lường, tổng hợp, phân tích, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin tài chính, thông tin phi tài chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp cho những nhà quản trị thực hiện hoạch định, đánh giá, kiểm soát, điều hành hoạt động tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp.
Theo Robert S.Kaplan và cộng sự (1998) định nghĩa: Kế toán quản trị là một quy trình cải tiến không ngừng việc hoạch định, thiết kế, đo lường hệ thống thông tin tài chính, thông tin phi tài chính hoạt động của doanh nghiệp để hướng dẫn, thúc đẩy hành động, hành vi quản trị và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp tạo nên giá trị văn hóa kinh doanh cần thiết nhằm đạt chiến lược, chiến thuật và mục tiêu doanh nghiệp.
Theo Hội kế toán viên quản trị (IMA - The Institute of Management Accountants) được trích dẫn trong bài viết của Alnoor Bhimani và cộng sự (2002), định nghĩa kế toán quản trị như sau: Kế toán quản trị là một lĩnh vực có liên quan đến sự phối hợp trong việc ra quyết định quản lý; đề ra các hệ thống lập kế hoạch và quản lý hiệu quả; cung cấp báo cáo tài chính chuyên biệt và kiểm soát để hỗ trợ quản lý trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược của một tổ chức.
Các định nghĩa trên, cũng như nhiều các định nghĩa khác cho thấy KTQT phát triển mạnh mẽ theo thời gian. Dần thu hẹp các định nghĩa truyền thống thay thế bằng các định nghĩa nhấn mạnh vào việc quản trị doanh nghiệp ở mức cao hơn, thể hiện rằng KTQT là một công cụ không thể thiếu trong quản trị, là một trong
những công cụ thực tế được ứng dụng rộng rãi trong quản lý doanh nghiệp của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Như vậy kế toán quản trị là việc thu thập xử lý và cung cấp thông tin cho những người sử dụn để ra các quyết định kinh tế.
2.1.2 Vai trò của kế toán quản trị
Vai trò của kế toán quản trị là một hệ thống tin hỗ trợ các nhà quản lý trong việc thực hiện các chức năng của mình. Là một hệ thống mà trong đó thông tin được thu thập, hỗ trợ cho việc lập các kế hoạch, ra quyết định kiểm soát và phân tích. Theo Ray H. Garrison và cộng sự (2012), KTQT có các vai trò chính như sau:
(1) Cung cấp thông tin cho quá trình lập dự toán ngân sách: Lập dự toán ngân sách được sử dụng cho hai mục đích chính đó là lập kế hoạch và kiểm soát. Lập kế hoạch bao gồm phát triển mục tiêu và chuẩn bị ngân sách để đạt được những mục tiêu đó. Trong khi đó, kiểm soát bao gồm việc kiểm tra, giám sát tăng sự liên kết giữa các bộ phận để đạt được mục tiêu đặt ra trong giai đoạn lập kế hoạch.
(2) Cung cấp thông tin cho quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động: Cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin hữu ích trong việc đánh giá mức độ hiệu quả của các mục tiêu đã đạt được. Những mục tiêu đạt được phải đảm bảo mang lại lợi ích bằng hoặc cao hơn mức kỳ vọng ban đầu. Từ đó đánh giá được hiệu quả công việc của từng thành viên, từng phòng ban và cả trong hoạt động chung của doanh nghiệp.
(3) Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: Cũng như các nghiên cứu trước, thông tin cho quá trình ra quyết định luôn là cần thiết và quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, vì vậy có thể xem đây là vai trò quan trọng nhất của kế toán quản trị đối với doanh nghiệp. Thông tin hiện nay ngày càng nhiều, nhưng độ tin cậy không cao, cần tốn kém thời gian và chi phí cho việc phân tích. Do đó, thông tin từ KTQT cho quá trình ra quyết định được xem là thông tin hữu ích và có độ tin cậy cao.
Tương tự như vậy theo tác giả PGS.TS. Phạm Văn Dược và cộng sự (2011) thì “kế toán quản trị là kế toán theo chức năng quản lý, vì thế vai trò của nó là cung
cấp thông tin hữu ích liên quan đến việc lập kế hoạch; tổ chức, điều hành hoạt động; kiểm tra và ra quyết định”. Theo đó KTQT cũng bao gồm các vai trò: Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch; Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức điều hành hoạt động; Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát và cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định.
2.1.3 Yêu cầu của kế toán quản trị
Theo Ray H. Garrison và cộng sự (2012), thông tin có một vai trò hết sức to lớn trong quản trị. Thông tin KTQT là một trong những nguồn thông tin ban đầu của quá trình ra quyết định và kiểm tra trong tổ chức, có tác dụng giúp nhà quản trị các cấp trong tổ chức có những quyết định tốt hơn, chính xác hơn và hợp lý hơn.
Nhà quản trị ở các cấp khác nhau sẽ có những nhu cầu thông tin khác nhau. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ chức mà kế toán quản trị sẽ thiết kế và cung cấp thông tin phù hợp. Để ra quyết định, các nhà quản lý phải tổng hợp và sàng lọc các nguồn thông tin đó. Điều này sẽ tạo nên áp lực công việc cho các nhà quản trị và các quyết định đưa ra nhiều khi không còn hiệu quả do không đáp ứng được tính kịp thời.
Thông tin cung cấp từ kế toán sẽ giúp các nhà quản trị giảm bớt áp lực công việc và ra các quyết định kịp thời, hiệu quả hơn vì: thông tin kế toán được phản ánh một cách có hệ thống về tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động của công ty và được kế toán xử lý trước khi báo cáo cho nhà quản lý. Kế toán quản trị cung cấp thông tin về mặt tài chính và phi tài chính một cách cụ thể, tỉ mỉ giúp cho các nhà quản trị: lập kế hoạch quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch, điều hành các hoạt động hàng ngày và đưa ra các quyết định đúng đắn để doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
Theo Phạm Văn Dược và cộng sự (2011), thì “Đầu ra”của hệ thống KTQT là các báo cáo quản trị, cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà lãnh đạo trong quá trình quản trị. Yêu cầu của hệ thống chính là yêu cầu đối với “đầu ra” này. Một hệ thống KTQT hoạt động hiệu quả phải thoả mãn các yêu cầu sau:
Bảng 2.1: Yêu cầu tổ chức hệ thống KTQT trong doanh nghiệp
Yêu cầu | Giải thích | |
1 | Tính ngắn gọn | Thông tin cần phải rõ ràng, ngắn gọn và không có những nội dung thừa. |
2 | Tính chính xác | Thông tin cần phải có độ tin cậy cao, không chứa những nội dung bóp méo sự thật. |
3 | Tính linh động | Thông tin cần phải được chuẩn bị sẵn sàng và có thể truy cập bất cứ khi nào lãnh đạo cần. |
4 | Tính so sánh | Thông tin cần phải so sánh được theo thời gian và giữa các bộ phận với nhau. |
5 | Tính lợi ích | Thông tin phải phù hợp với mục tiêu mà nó cung cấp. |
6 | Tính sinh lợi | Kết quả sử dụng thông tin cao hơn chi phí bỏ ra để thực thi hệ thống KTQT. |
7 | Tính vô tư | Thông tin không phải hàm chứa những định kiến cá nhân. |
8 | Tính đúng địa chỉ | Thông tin cần phải chuyển đến đúng người có trách nhiệm và phải tuân thủ theo nguyên tắc bí mật. |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu việc vận dụng công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần nước – môi trường Bình Dương - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Ktqt Tại Jordan
- Tổng Hợp Các Công Trình Nghiên Cứu Theo Nhân Tố
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Công Tác Kế Toán Quản Trị Tại Doanh Nghiệp
- Mức Độ Cạnh Tranh Của Thị Trường
- Kết Quả Khảo Sát Chuyên Gia Về Thang Đo Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
(Nguồn: Ray H. Garrison và cộng sự, 2012)
Theo Phạm Văn Dược và cộng sự (2011), dữ liệu phục vụ thực hiện KTQT được thu thập từ hai nguồn:
- Nguồn nội bộ: thu được từ sổ sách kế toán, sổ theo dõi sản xuất, bộ phận kế hoạch…
- Nguồn bên ngoài: thu thập thực tế thông qua việc quan sát sự kiện, trực tiếp phỏng vấn hay thông qua các nguồn thông tin đã xử lý như sách báo, báo cáo…
2.2 Nội dung tổ chức kế toán quản trị
Kế toán quản trị có phạm vi rộng và đa dạng, không ngừng phát triển và thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý trong doanh nghiệp, do đó nội dung của kế toán quản trị cũng phong phú và đa dạng. Từ những nội dung liên quan đến KTQT đã phân tích ở trên thì theo Phạm Văn Dược và cộng sự (2011) đã đưa ra nội dung tổ chức KTQT bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
(1) Dự toán ngân sách: Là công cụ định lượng được sử dụng để hỗ trợ nhà quản trị trong việc hoạch định và kiểm soát, bao gồm dự toán ngân sách chủ đạo, dự toán ngân sách linh hoạt và dự toán vốn.
(2) Kế toán theo trung tâm trách nhiệm: Là công cụ để đánh giá và kiểm soát trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có cấu trúc phân cấp, trách nhiệm và quyền hạn được ủy quyền cho nhiều nhà quản lý của từng bộ phận sản xuất cụ thể. Từ đó xác định các trung tâm trách nhiệm và nhiệm vụ báo cáo của từng trung tâm này.
(3) Hệ thống chi phí và yêu cầu phân tích về các sai biệt trong quản lý chi phí sản xuất kinh doanh.
Theo Phạm Văn Dược và cộng sự (2011), kế toán chi phí là công cụ kế toán quản trị nhằm mục đích cung cấp thông tin chi việc lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát các loại chi phí phát sinh trong DN. Thông thường người ta thường xác định sự chênh lệch giữa chi phí phát sinh thực tế với chi phí dự toán hoặc kế hoạch ban đầu nhằm tìm ra nguyên nhân của sự chênh lệch đó để cung cấp cho nhà quản trị thông tin quản trị chi phí tiết kiệm và hiệu quả.
(4) Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định và dự
báo.
Theo Robert S. Kaplan và cộng sự (1998), ở giai đoạn phát triển cao, KTQT
đã trở thành một bộ phận gắn liền với hoạt động quản lý, các thông tin được cung cấp tức thời cho người quản lý. Mục tiêu của KTQT ngày nay là tạo thêm giá trị cho đơn vị thông qua việc sử dụng nguồn lực tốt nhất. KTQT hiện đại đã chuyển sang một hình thái mới, hình thái phát triển tầm nhìn chiến lược đi kèm với sự hỗ
trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Nội dung của KTQT hiện đại bao gồm những nội dung:
(1) Xác định và kiểm soát chi phí: Dùng để lập dự toán và kế toán chi phí.
(2) Hoạch định và kiểm soát quản lý: Xây dựng các dự toán hoạt động trên cơ sở mục tiêu, dự báo kinh tế và các thông số quản lý. Dự toán vừa là cơ sở để kiểm soát, đánh giá tình hình thực hiện đồng thời cũng là cơ sở để xác định các nguồn lực khi thực hiện mục tiêu.
(3) Tái cấu trúc doanh nghiệp: Dùng để phân tích quy trình quản lý và tái cấu trúc hệ thống.
(4) Đo lường thành quả: Dùng để đo lường thành quả của DN, theo đó chúng ta dựa trên bốn phương diện của bảng điểm cân bằng giúp DN cân bằng giữa:
+ Cân bằng giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
+ Cân bằng giữa đánh giá bên ngoài liên quan đến cổ đông, khách hàng và những đánh giá nội bộ liên quan đến quy trình xử lý, đổi mới, đào tạo và phát triển.
+ Cân bằng giữa kết quả mong muốn và các nhân tố thúc đẩy kết quả này.
+ Cân bằng giữa đánh giá chủ quan và khách quannhân .
(5) KTQT môi trường: Là sự phát triển của mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường và quản lý môi trường. Kế toán môi trường là công cụ kiểm soát và truyền thông, đảm bảo việc thực hiện các vấn đề môi trường có liên quan đến hoạt động sản xuất được giải quyết tốt nhất. Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) định nghĩa “kế toán quản trị môi trường là quá trình quản lý hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường thông qua sự phát triển và ứng dụng hệ thống kế toán phù hợp với các vấn đề môi trường”. KTQT môi trường liên quan đến chi phí theo chu kỳ sống, kế toán chi phí toàn bộ, đánh giá lợi ích và hiệu quả, lập kế hoạch chiến lược cho quản lý môi trường” (IFAC, 2005).
2.3 Lý thuyết nền phục vụ nghiên cứu
2.3.1 Lý thuyết hành vi dự định
Lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) của Ajzen & Fishbein (1975) và được