Nguyên Tắc Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Trong Các Công Ty Lâm Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang

Để thực hiện định hướng phát triển, nhà quản trị các CTLN đòi hỏi phải có được những thông tin chính xác, có chọn lọc về tình hình tài chính, nhu cầu vốn, những rủi ro có thể xảy ra, các nguồn lực hiện có của công ty… để có thể đưa ra những phương án kinh doanh tối ưu giữ bối cảnh nền kinh tế không ổn định, tình hình dịch bệnh thế giới và trong nước. Do đó, việc hoàn thiện KTQT trong các CTLN phải đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhà quản trị để họ có thực hiện các chức năng hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm soát và ra quyết định.

Thứ ba, hoàn thiện KTQT phải định hướng hội nhập kinh tế quốc tế

Với xu thế hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, hoàn thiện KTQT trong các CTLN phải bắt kịp với xu thế thời đại, phải đảm bảo sự phù hợp các chuẩn mực cũng như thông lệ kế toán quốc tế.

3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Trên cơ sở định hướng phát triển lâm nghiệp và kinh tế lâm nghiệp của địa phương, của Tổng công ty Giấy Việt Nam, việc hoàn thiện KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc tuân thủ

Hoàn thiện KTQT phải đảm bảo tuân thủ theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và với doanh nghiệp nói riêng. Các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vẫn trong quá trình sắp xếp, đổi mới theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/12/2014 về việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Mặc dù, kế toán quản trị không có tính chất pháp lý như kế toán tài chính, nhưng hoạt động của các CTLN đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và quy chế quản lý tài chính của địa phương, do vậy, việc hoàn thiện KTQT cũng phải tuân thủ theo hệ thống luật pháp, chính sách quản lý tài chính cũng như các thông tư hướng dẫn có liên quan đến KTQT do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Nguyên tắc kế thừa

Việc hoàn thiện KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cần dựa trên cơ sở của sự phân tích có chọn lọc và kế thừa kinh nghiệm của các nghiên cứu tiền nhiệm trong và ngoài nước về nội dung và phương pháp kế toán, đồng thời, cần vận dụng sáng tạo và phù hợp với điều kiện SXKD của các CTLN và bối cảnh nền kinh tế, chính trị của Việt Nam nói chung và của địa phương nói riêng. Từ đó, việc hoàn thiện KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang sẽ mang lại hiệu quả cao, phục vụ có chất lượng cho công tác quản trị doanh nghiệp.

+ Nguyên tắc phù hợp

Các giải pháp hoàn thiện KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang phải xuất phát từ thực trạng của công tác kế toán nói chung và KTQT nói riêng của các CTLN, việc hoàn thiện phải đảm bảo sự phù hợp với mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp, đặc điểm hoạt động SXKD, đặc thù sản phẩm GNL, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong CTLN cũng như trình độ, năng lực của các cấp quản trị và bộ phận kế toán tại CTLN.

+ Nguyên tắc hiệu quả

Hoạt động của các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay là trồng rừng và khai thác gỗ nguyên liệu. Đây là loại sản phẩm lâm nghiệp có yêu cầu ngày càng cao về mặt tiêu chuẩn, kỹ thuật và chất lượng quốc tế (chứng chỉ rừng FSC) khi muốn xuất khẩu hoặc tiêu thụ ở những thị trường khó tính, kể cả thị trường nội địa. Mặt khác, để trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng như hiện nay, các CTLN cần phải đầu tư rất nhiều chi phí có tính chất “leo thang” như chi phí cây giống, phân bón, chi phí nhân công…. Do đó, việc hoàn thiện KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cần gắn với mục tiêu kiểm soát, quản lý chi phí, doanh thu nhằm tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, từ đó, nâng cao hiệu quả SXKD.

3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

3.3.1. Hoàn thiện kế toán quản trị phục vụ chức năng kiểm soát, đánh giá của nhà quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

3.3.1.1. Thiết lập hệ thống chỉ tiêu kinh tế

(*) Thiết lập nhóm chỉ tiêu kinh tế về các yếu tố đầu vào sản xuất kinh doanh

* Nhóm chỉ tiêu kinh tế về hàng tồn kho

+ Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này giúp các CTLN xác định tính hợp lý và hiệu quả của việc luân chuyển vốn dự trữ kinh doanh. Việc kinh doanh được đánh giá tốt khi hệ số vòng quay HTK cao.

Công thức:

Hệ số vòng quay

=

HTK

Giá vốn hàng bán Bình quân giá trị HTK

+ Tình hình thực hiện định mức hàng tồn kho

Xác định được tình hình thực hiện định mức HTK có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mức tồn kho hợp lý, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiết hụt vật tư, sản phẩm, dẫn tới tốc độ tăng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng chi phí. Thông qua việc phân tích chỉ tiêu này, nhà quản trị đưa ra phương án kịp thời trong việc quản lý HTK, từ đó làm căn cứ khoa học cho việc lập dự toán kỳ tiếp theo. Để phân tích chỉ tiêu

này, kế toán tiến hành so sánh, phân tích về tình hình thực hiện định mức HTK và dự toán HTK trên cơ sở các bảng kê nhập xuất tồn, báo cáo tồn kho, ....

+ Tỷ trọng hàng tồn kho

Chỉ tiêu này căn cứ vào trị giá của từng loại HTK để xác định được tỷ trọng của từng loại HTK và tỷ trọng HTK so với tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu này, nhà quản trị có thể đánh giá được mức độ đầu tư về HTK của doanh nghiệp có hợp lý hay không để có quyết định điều chỉnh phù hợp với mucjt iêu kinh doanh. Ngoài ra, bằng việc sử dụng chỉ tiêu này trong phân tích, nhà quản trị cũng theo dõi được dòng tiền kinh doanh cũng như mức độ về khả năng chuyển đổi HTK thành tiền của doanh nghiêp. Để xác định chỉ tiêu này, kế toán cần tính được trị giá từng loại HTK trong tổng giá trị HTK của doanh nghiệp dựa trên số liệu từ các báo cáo về HTK như báo cáo về tình hình tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn…

* Nhóm chỉ tiêu kinh tế về nguồn nhân lực

+ Hiệu quả sử dụng lao động

Chỉ tiêu này cho biết một lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ cho doanh nghiệp.

Công thức:

Hiệu quả sử dụng

=

lao động

Lợi nhuận


Tổng lao động bình quân


+ Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

Chỉ tiêu này cho biết cho biết một đồng tiền lương tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp càng cao.

Công thức:

Hiệu quả sử dụng

=

chi phí tiền lương

Doanh thu thuần Tổng quỹ lương

+ Chi phí dành cho phúc lợi

Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp xác định được chi phí các gói phúc lợi đầu tư cho nhân viên.

Công thức:

CP dành cho phúc lợi

=

tính cho 1 nhân viên

Tổng CP phúc lợi cho nhân viên Tổng số nhân viên

+ Chi phí tuyển dụng: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của quá trình tuyển dụng, là căn cứ tính toán và kiểm soát kinh phí tuyển dụng đồng thời xác định phương thức tuyển dụng hiệu quả.

Công thức:


CP tuyển dụng =

Tổng chi phí tuyển dụng Tổng số ứng viên trúng tuyển

* Nhóm chỉ tiêu kinh tế về tài sản cố định

+ Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp, xu hướng biến động của tài sản cố định và tài sản qua các kỳ báo cáo, tính hợp lý trong việc bố trí về cơ cấu tài sản của doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh. Đây là yếu tố có tác động lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nó phản ánh doanh nghiệp có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho hoạt động SXKD hay không hay doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn hoặc thừa vốn, thông qua đó, nó cho biết năng lực và mức độ ổn định SXKD của doanh nghiệp.

Tài sản cố định

Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ = x 100

Tổng tài sản


+ Hệ số hao mòn tài sản cố định

Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá thực trạng kỹ thuật của TSCĐ bởi nó là nhân tố làm thay đổi tình trạng của TSCĐ. Trong quá trình sử dụng TSCĐ, sự hao mòn theo thời gian cho tới khi TSCĐ không còn sử dụng được và bị thải loại, đây là thời gian xác định được hao mòn thực tế của TSCĐ. Tuy nhiên, quá trình hao mòn đồng thời diễn ra cùng với quá trình SXKD và tương quan tỷ lệ thuận, doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, tốc độ sản xuất nhanh thì mức độ hao mòn TSCĐ càng cao và ngược lại. Chính vì vậy, chúng ta sử dụng hệ số hao mòn để đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ của doanh nghiệp đang có mức độ sử dụng mới hay cũ, có giải pháp tái đầu tư tối ưu TSCĐ nào.... Khi hệ số này tăng lên, có nghĩa là doanh nghiệp đang tập trung đầu tư cho chiến lược dài hơn để tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai.

Công thức:

Hệ số hao mòn TSCĐ

Giá trị hao mòn lũy kế

=

Tổng nguyên giá TSCĐ


Hệ số trên càng gần với 1 sẽ cho biết mức độ quá cũ của TSCĐ mà doanh nghiệp đang sử dụng, điều đó có nghĩa, doanh nghiệp cần xem xét phương án hiện

đại hóa TSCĐ. Ngược lại, hệ số trên càng nhỏ hơn 1 càng cho thấy doanh nghiệp đang đổi mới TSCĐ.

+ Hiệu quả sử dụng TSCĐ

TSCĐ được trang bị trong doanh nghiệp với mục đích nhất định gắn liền với quá trình tổ chức lao động, SXKD. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp thông qua việc hoàn chỉnh cơ cấu TSCĐ để sử dụng vốn tối ưu.

Công thức:

Hiệu quả sử

=

dụng TSCĐ

Tổng doanh thu trong kỳ

Tổng nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ


Chỉ tiêu này cho chúng ta biết cứ một đơn vị giá trị TSCĐ bình quân, khi tham gia vào quá trình SXKD, nó sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Nếu phân loại theo công dụng thì TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành 2 bộ phận: TSCĐ sử dụng trực tiếp cho sản xuất và TSCĐ dùng ngoài sản xuất. Như vậy, nếu muốn nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ thì doanh nghiệp cần đồng thời tăng hiệu quả sử dụng các TSCĐ sử dụng cho sản xuất và tăng tỷ trọng của chúng trong tổng TSCĐ của doanh nghiệp.

(*) Thiết lập nhóm chỉ tiêu kinh tế về chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh

* Các chỉ tiêu kinh tế về chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh

+ Chỉ tiêu phản ánh biến động chi phí

Biến động chi phí, doanh thu là chênh lệch giữa chi phí, doanh thu thực thực tế và chi phí định mức (định mức chi phí). Biến động chi phí được tách thành hai thành phần là biến động về giá và biến động về lượng nhằm phục vụ cho việc kiểm soát, đánh giá chi phí và doanh thu.

+ Lãi trên biến phí

Lãi trên biến phí là khoản chênh lệch giữa giá bán (hay doanh thu) và chi phí biến đổi của nó. Toàn bộ chi phí được phân tích theo biến phí và định phí, trong đó, định phí được ứng xử là tổng số và là chi phí thời kỳ. Tổng định phí ở kỳ nào phải được bù đắp ở kỳ đó.

Lãi trên biến phí có thể được xác định cho 1m3 gỗ hoặc cho từng loại gỗ (gỗ Bạch đàn hay gỗ Keo…) hoặc tổng hợp cho tất cả các loại gỗ tiêu thụ và tính theo đơn vị m3.

- Lãi trên biến phí đơn vị (lb)

Lãi trên biến phí đơn vị (lb) được xác định bằng cách lấy giá bán đơn vị (g) trừ đi biến phí đơn vị (bp). Công thức: lb = g – bp

Chỉ tiêu này giúp lượng hóa các phương án với các khả năng khác nhau về chi phí, giá bán khối lượng sản phẩm tiêu thụ, từ đó, nhà quản trị sẽ nhanh chóng lựa chọn ra quyết định đối với phương án mang lại lợi nhuận tối đa.

- Tổng lãi trên biến phí (LB)

Tổng lãi trên biến phí (LB) được xác định bằng cách lấy sản lượng tiêu thụ (Sl) nhân với lãi trên biến phí đơn vị (lb). Công thức: LB = Sl × lb

Chỉ tiêu này giúp các công ty có thể xác định được tổng lãi trên biến phí có đủ để trang trải cho định phí hay không, đồng thời, lợi nhuận đạt được của công ty là bao nhiêu sau khi đã bù đắp định phí. Trường hợp nếu không đủ bù đắp cho định phí thì các công ty cũng xác định được phần thiếu hụt (số lỗ) là bao nhiêu.

Như vậy, các công ty lâm nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận thì cần phải tối đa hóa tổng lãi trên biến phí.

- Tỷ suất lãi trên biến phí

Tỷ suất lãi trên biến phí được xác định bằng lãi trên biến phí chia cho doanh thu. Tỷ suất này có thể xác định cho từng mặt hàng và có thể xác định bình quân cho các mặt hàng khác nhau.

Công thức:

lb

LB% =

LB

x 100% =


x 100%

g DT

Việc sử dụng tỷ suất lãi trên biến phí cũng giúp cho nhà quản trị các công ty lâm nghiệp nhanh chóng xác định được lãi trên biến phí.

Cách xác định tổng lãi trên biến phí, công thức: Lb = Dt × Lb% Cách xác định tổng lợi nhuận: Ln = Dt × Lb% – ĐP

+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế

ROA = x 100

Tổng tài sản


Hệ số ROA phản ánh một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này càng cao, chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả.

+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Lợi nhuận sau thuế

ROS =

Doanh thu thuần

x 100


Hệ số ROS phản ánh một đồng doanh thu có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế

ROE =

Vốn chủ sở hữu


x 100


Hệ số ROE phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này càng cao và có xu hướng tăng qua các năm chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp càng hiệu quả.

* Phân loại chi phí, doanh thu

Trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu được thiết lập ở trên, các CTLN cần tiến hành phân loại chi phí và doanh thu phù hợp.

+ Phân loại chi phí

Từ thực trạng nghiên cứu cho thấy các CTLN trên địa bàn tỉnh mới chỉ phân loại chi phí phục vụ cho công tác kế toán tài chính. Tuy nhiên, để vận dụng được KTQT trong quản trị chi phí như: phân tích điểm hòa vốn, lập dự toán hay đánh giá hiệu quả hoạt động, ra quyết định kinh doanh…thì các công ty cần phải nhận diện và phân loại chi phí theo mức độ hoạt động.

Đặc thù sản xuất lâm nghiệp là tập trung vào quá trình trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng. Quy trình sản xuất GNL thường trải qua nhiều giai đoạn có chu kỳ kéo dài, đồng thời các chi phí sản xuất GNL phát sinh trong mỗi giai đoạn phức tạp, do đó, để việc theo dõi và kiểm soát chi phí sản xuất hiệu quả, đòi hỏi các CTLN cần phân chi phí hợp lý. Khi CTLN phân loại chi phí theo chức năng hoạt động, cần xác định đúng nội dung từng khoản mục chi phí gắn với đặc thù của hoạt động sản xuất GNL, nhằm đảm bảo cho việc thu nhận, tổng hợp thông tin và tính gí thành GNL chính xác.

Theo cách phân loại này thì chi phí tại các CTLN được chia thành 3 loại: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Trong đó, biến phí bao gồm CPNVLTT và CPNCTT còn CPSXC là chi phí hỗn hợp. Đối với các khoản chi phí hỗn hợp, các CTLN nên sử dụng phương pháp cực đại cực tiểu để tách chúng ra thành định phí và biến phí. (Phụ lục 3.5)

Cách phân loại chi phí theo mức độ hoạt động sẽ mang lại cho các CTLN các công dụng như sau:

- Dễ dàng có được đầy đủ thông tin để lập các loại báo cáo phục vụ quản trị như Báo cáo sản xuất, xác định các loại giá thành (giá thành toàn bộ, giá thành sản xuất, giá thành toàn bộ theo biến phí, giá thành sản xuất theo biến phí,…), Báo cáo dạng lãi trên biến phí, mô hình mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận.

- Xác định được chính xác nơi phát sinh chi phí để làm cơ sở cho kế toán trách nhiệm trong hình thành rõ hơn các trung tâm chi phí tương ứng và kiểm soát được các trung tâm này với các mức độ hoạt động. Từ đó, các CTLN có thể điều chỉnh nơi

phát sinh chi phí, kết cấu của chi phí một cách phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, thông qua cách phân loại này, các CTLN sẽ nhận diện được chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được, chi phí nào là chi phí thời kỳ và chi phí nào là chi phí sản phẩm.

Bên cạnh việc phân loại chi phí theo mức độ hoạt động, để có thể kiểm soát được chi phí theo các trung tâm chi phí, các CTLN có thể bổ sung thêm cách phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định để phân loại thành chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được. Thông qua cách phân loại này, các nhà quản trị cấp trung sẽ xem xét được từng loại chi phí, trong đó, chú trọng chi phí kiểm soát được nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn để tiết kiệm và kiểm soát chi phí ở trong định mức đã xây dựng hoặc trong mức dự toán cho phép, đồng thời giao quyền kiểm soát chi phí cho các trung tâm chi phí với trách nhiệm cao. Đây cũng chính là cơ sở để vận dụng phương pháp chi phí tiêu chuẩn giúp kiểm soát chi phí.

+ Phân loại doanh thu

Các CTLN trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu tiến hành phân loại doanh thu theo nội dung kinh tế và theo lĩnh vực kinh doanh. Cách phân loại này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc lập BCTC, tuy nhiên, để phục vụ cho nhu cầu quản trị nội bộ, các CTLN cần quan tâm tới tiêu thức phân loại doanh thu khác. Việc phân loại này nhằm theo dõi chi tiết doanh thu khai thác rừng theo từng loại cây trồng tại mỗi đội sản xuất, từ đó, các công ty có thể kiểm soát và đánh giá được hiệu quả hoạt động của từng đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất cách phân loại doanh thu theo loại cây trồng và theo dõi đối với từng đội sản xuất, từ đó có bảng tổng hợp doanh thu của từng đội sản xuất như sau:

Bảng 3. 1. Doanh thu của đối sản xuất theo từng loại cây trồng


Loại cây trồng

Đội sản xuất

Đội sản xuất

Tổng doanh thu

Keo lai mô





Bạch đàn









Tổng cộng





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 20

Nguồn: Đề xuất của tác giả

+ Thiết lập hệ thống chỉ tiêu phục vụ chức năng kiểm soát, đánh giá

Muốn thiết lập hệ thống chỉ tiêu phục vụ chức năng kiểm soát, đánh giá, trước tiên, nhà quản trị trong các CTLN cần kiểm soát được hoạt động của từng bộ phận trực thuộc thông qua các thông tin mà bộ máy KTQT cung cấp. Các thông tin này

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023