Thang Đo Đo Lường Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Kế Toán Quản Trị Chi Phí Tại Các Doanh Nghiệp Khai Thác Đá Ở Bình Dương

Nghiên cứu định tính được chia làm hai phần gồm phần giới thiệu và phần thảo luận. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách thảo luận và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia. Quy trình thu thập dữ liệu gồm hai bước: thảo luận chính thức và trình bày dữ liệu thu thập, xác định dữ liệu.

Thảo luận chính thức: tiến hành thu thập dữ liệu theo hướng lập bảng câu hỏi mở, loại bỏ phần trình bày tổng quan, bổ sung phần thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP trong các DN khai thác đá ở Bình Dương. Bước này tác giả lập dàn bài thảo luận và thu thập ý kiến cho nghiên cứu định tính.

Trình bày dữ liệu thu thập, xác định dữ liệu: tiến hành phân tích và trình bày kết quả từ thảo luận chính thức, từ đó xác định dữ liệu cần thu thập. Tác giả lập dàn bài trình bày kết quả thảo luận cho từng đối tượng sau đó chỉnh sửa dữ liệu để chuẩn bị cho phân tích dữ liệu nghiên cứu định tính.

Thảo luận chính thức

Trình bày, xác định dữ liệu

thu thập

Dàn bài thảo luận chính thức

Dàn bài trình bày kết quả

thảo luận

Thu thập ý kiến cho nghiên

cứu định tính

Chỉnh sửa dữ liệu, chuẩn bị

phân tích dữ liệu

Thành viên tham dự cuộc thảo luận là các chuyên gia trong ngành khai thác đá.


Sơ đồ 3.4: Quy trình nghiên cứu định tính

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.4.2. Nghiên cứu định lượng

Sau khi có kết quả từ nghiên cứu định tính, tiến hành đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương thông qua các phép kiểm định thích hợp và mô hình hồi quy.

Phương pháp nghiên cứu: lập bảng khảo sát gồm các câu hỏi, phương pháp này là dạng thiết kế thu thập dữ liệu phổ biến trong nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng gồm 6 bước: (1) mục tiêu nghiên cứu, (2) xây dựng thang đo, thiết kế bảng câu hỏi, (3) thu thập dữ liệu, (4) đánh giá thang đo,

(5) kiểm định giả thuyết nghiên cứu, và (6) đo lường tác động, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

Bước 1 (mục tiêu nghiên cứu): căn cứ vào đặc điểm trình bày nội dung nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu đồng thời chọn mẫu cho nghiên cứu.

Bước 2 (xây dựng thang đo, thiết kế bảng câu hỏi): từ các khái niệm, tổng quan, cơ sở lý thuyết kết hợp với tiến trình thảo luận, phỏng vấn chuyên gia, làm căn cứ để xây dựng, thiết kế đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Bước 3 (thu thập dữ liệu): căn cứ vào câu hỏi tiến hành khảo sát để thu thập dữ liệu phục vụ cho mục đích kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Bước 4 (đánh giá thang đo): xem xét độ tin cậy của thang đo.

Bước 5 (kiểm định giả thuyết nghiên cứu): sử dụng các phép tính để kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

Bước 6 (đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố): thông qua việc xem xét mô hình hồi quy đa biến.


Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng thang đo,

thiết kế bảng câu hỏi

Thu thập dữ liệu

Đánh giá thang đo

Kiểm định giả thuyết

nghiên cứu

Đo lường ảnh hưởng

của các nhân tố

Sơ đồ 3.5: Quy trình nghiên cứu định lượng

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Những nội dung chính cần có trong nghiên cứu định lượng: đo lường, kiểm định mối quan hệ và xây dựng mô hình đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương.

Căn cứ vào kết quả phân tích nhận diện từ nghiên cứu định tính, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương. Kế thừa 6 nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQTCP tại các DN khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở các tỉnh Đông Nam Bộ của Nguyễn Thị Đức Loan, kết quả: giữ nguyên 6 nhân tố và phát triển thêm 2 nhân tố mới ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giả thuyết với 8 nhân tố ảnh hưởng như sau:

Bảng 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu


STT

Giả thuyết

Cơ sở lý thuyết

Kỳ vọng

1

X1: Chiến lược kinh doanh

Lý thuyết ngẫu nhiên

Cùng chiều

2

X2: Quy định pháp lý

Lý thuyết ngẫu nhiên

Lý thuyết hợp pháp

Cùng chiều


3

X3: Kiểm soát chi phí môi trường

Lý thuyết hợp pháp Lý thuyết lợi ích giữa

các bên liên quan


Cùng chiều

4

X4: Trình độ nhân viên kế

toán

Lý thuyết ngẫu nhiên

Lý thuyết đại diện

Cùng chiều


5


X5: Nhận thức về kế toán quản trị chi phí

Lý thuyết đại diện

Lý thuyết lợi ích giữa các bên liên quan

Lý thuyết hợp pháp


Cùng chiều

6

X6: Mối quan hệ giữa lợi ích

và chi phí

Lý thuyết quan hệ lợi

ích và chi phí

Cùng chiều

7

X7: Quy mô sản xuất của DN

Lý thuyết ngẫu nhiên

Cùng chiều

8

X8: Hình thức sản xuất của

DN

Lý thuyết ngẫu nhiên

Cùng chiều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương - 7

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.5. Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.5.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu

Các nhân tố liên quan đến lĩnh vực khai thác đá ở Bình Dương:

a. Chiến lược kinh doanh:

Trong lĩnh vực khai thác đá ở Bình Dương chưa được xây dựng rõ ràng, chi tiết cụ thể cho từng giai đoạn, chi phí chưa được gắn kết chặt chẽ trong chiến lược, chính vì thế DN chưa thấy được tầm quan trọng của kiểm soát chi phí. DN khai thác đá cần xây dựng chiến lược kinh doanh trung và dài hạn vì ngành nghề này chịu sự ảnh hưởng lớn từ các yếu tố về tài nguyên môi trường, thời hạn khai thác và trữ lượng khai thác. Kết quả từ báo cáo tài chính kế toán chỉ cho thấy được hiệu quả trong quá khứ, nếu xét về tương lai các nhà quản trị chưa thấy được các tiềm năng, nhu cầu thị trường, chỉ đơn thuần kinh doanh các sản phẩm truyền thống.

b. Quy định pháp lý:

DN khai thác đá chịu sự chi phối, ảnh hưởng nhiều từ các quy định của Nhà nước trong suốt thời gian hoạt động, các vấn đề về quá trình khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường, an ninh trật tự, an toàn địa phương, lao động, các chi phí này phát sinh thường xuyên và có giá trị lớn, cần được kiểm soát chặt chẽ, chi tiết do ảnh hưởng đến giá thành sản xuất sản phẩm, giá vốn và kết quả kinh doanh của DN. Các quy định của Nhà nước về việc quản lý điều hành, các sai phạm có thể dẫn đến việc đình chỉ, ngưng hoặc cấm khai thác luôn là mối quan tâm hàng đầu của DN.

c. Kiểm soát chi phí môi trường:

Vấn đề về môi trường có thể ảnh hưởng đến việc tồn tại và phát triển của DN. Các chi phí liên quan đến môi trường được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh của DN. Chi phí này cần được kiểm soát chi tiết phát sinh theo từng nghiệp vụ kinh tế từ đó giúp cho nhà quản trị đưa ra được các quyết định chính xác trong việc xử lý môi trường.

d. Trình độ nhân viên kế toán:

Nhân viên kế toán trong DN khai thác đá luôn phải trao dồi, bổ sung kiến thức, chuyên sâu vào công tác KTQTCP để có thể cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời giúp nhà quản trị kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.

e. Nhận thức về kế toán quản trị chi phí:

Gần giống như nhân tố trình độ nhân viên kế toán, nhân tố nhận thức của nhà quản trị về KTQTCP luôn phải được nâng cao vai trò quản trị của mình trong DN. Đặc biệt ngành khai thác đá có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và tài nguyên, nên các nhà quản trị luôn tìm cách quản lý và điều hành DN đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó cho thấy việc vận dụng những công cụ kỹ thuật hiện đại trong quá trình kiểm soát chi phí giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời và đúng đắn là hết sức cần thiết.

f. Mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí:

Kế toán quản trị và kế toán tài chính tại các DN khai thác đá ở Bình Dương chưa được tách biệt, dẫn đến việc nhà quản lý chưa thấy được tầm quan trọng của KTQTCP. Các báo cáo của kế toán tài chính chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp số liệu quá khứ và so sánh với kế hoạch trong năm tăng hay giảm, việc vận dụng KTQTCP cần phải nâng cấp thêm công cụ, thiết bị, kỹ thuật quản lý cho nhà quản trị, vấn đề về chi phí đầu tư và vận hành để đem lại hiệu quả trong tương lai luôn là mối quan tâm của DN, chính vì vậy hầu như các DN khai thác đá ở Bình Dương chưa mạnh dạng áp dụng KTQTCP một cách đầy đủ các nội dung.

g. Quy mô sản xuất:

Như đã trình bày việc quyết định quy mô sản xuất của DN là một việc rất quan trọng, tác động lâu dài đến kết quả sản xuất kinh doanh, trong ngành khai thác đá các vấn đề về công suất khai thác, công suất sản xuất, chi phí lưu trữ bãi, di dời đá thành phẩm, đồng bộ hệ thống sản xuất. Đòi hỏi hệ thống KTQTCP trong DN phải chuyên nghiệp, kiểm soát chi phí chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, tối đa công năng của quy mô sản xuất, tránh hao phí, đem lại kết quả tốt nhất cho DN.

h. Hình thức sản xuất:

Vấn đề lựa chọn hình thức đầu tư, sử dụng toàn bộ bằng nguồn vốn tự có, thuê mướn toàn bộ hay kết hợp vừa thuê mướn vừa bằng nguồn vốn, có liên quan trực tiếp đến chi phí sản xuất sản phẩm. KTQTCP giúp DN đưa ra được các định mức trong việc sử dụng nguồn vốn, theo dõi, kiểm soát, đàm phán giá thuê mướn với các đối tác, nâng cao hiệu quả sản xuất cho DN.


Công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương

Mô hình nghiên cứu như sau:

X1: Chiến lược kinh doanh




X2: Quy định pháp lý




X3: Kiểm soát chi phí môi trường




X4: Trình độ nhân viên kế toán




X5: Nhận thức về kế toán quản trị chi

phí



X6: Mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí



X7: Quy mô sản xuất




X8: Hình thức sản xuất



Sơ đồ 3 6 Mô hình nghiên cứu Nguồn Tác giả tổng hợp Từ các nội dung trên 5

Sơ đồ 3.6: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Từ các nội dung trên tác giả đề xuất sử dụng phương trình hồi quy đa biến để phản ánh mối tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương.

Ta có:

X1: Nhân tố chiến lược kinh doanh (CLKD) X2: Nhân tố quy định pháp lý (QDPL)

X3: Nhân tố kiểm soát chi phí môi trường (CPMT) X4: Nhân tố trình độ nhân viên kế toán (TDKT)

X5: Nhân tố nhận thức về kế toán quản trị chi phí (NTKT) X6: Nhân tố mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí (QHLC) X7: Nhân tố quy mô sản xuất (QMSX)

X8: Nhân tố hình thức sản xuất (HTSX)

KQNC: Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các DN khai thác đá ở Bình Dương

Với:

X1 = Wi1CLKD1 + Wi2CLKD2 +…+ WikCLKDk X2 = Wi1QDPL1 + Wi2QDPL 2 +…+ WikQDPL k X3 = Wi1CPMT1 + Wi2CPMT 2 +…+ WikCPMT k X4 = Wi1TDKT1 + Wi2TDKT 2 +…+ WikTDKT k X5 = Wi1NTKT1 + Wi2NTKT 2 +…+ WikNTKT k X6 = Wi1QHLC1 + Wi2QHLC 2 +…+ WikQHLC k X7 = Wi1QMSX1 + Wi2QMSX 2 +…+ WikQMSX k X8 = Wi1HTSX1 + Wi2HTSX 2 +…+ WikHTSX k KQNC = f(X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8) hoặc

KQNC = α + βX1 + βX2 + βX3 + βX4 + βX5 + βX6 + βX7 + βX8 + ε

(α là điểm cắt trục tung; β là độ dốc và ε là phần dư)

3.5.2. Giả thuyết nghiên cứu

Cùng với mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu là một trong hai công cụ được sử dụng phổ biến trong quá trình phân tích nghiên cứu định lượng.

Các giả thuyết được đặt ra trong quá trình phân tích định tính nghiên cứu khám phá như sau:

Giả thuyết 1: nhân tố chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương.

Giả thuyết 2: nhân tố quy định pháp lý có ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương.

Giả thuyết 3: nhân tố kiểm soát chi phí môi trường có ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương.

Giả thuyết 4: nhân tố trình độ nhân viên kế toán có ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương.

Giả thuyết 5: nhân tố nhận thức về KTQTCP có ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương.

Giả thuyết 6: nhân tố mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí có ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương.

Giả thuyết 7: nhân tố quy mô sản xuất có ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương.

Giả thuyết 8: nhân tố hình thức sản xuất có ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương.

3.6. Thang đo nghiên cứu

3.6.1. Nguyên tắc xây dựng thang đo

Tabachnick, BG and Fidell, LS. (2007), Đinh Phi Hổ (2014), có ba cách để xây dựng thang đo: thứ nhất sử dụng thang đo có sẵn, thứ hai sử dụng thang đo đã có sẵn nhưng điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, và thứ ba xây dựng thang đo mới. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo đã có sẵn cho 6 nhân tố đã được Nguyễn Thị Đức Loan xây dựng, và sử dụng thang đo mới cho 2 nhân tố: quy mô sản xuất và hình thức sản xuất, thông qua ý kiến phỏng vấn từ các chuyên gia.

Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 bậc cho tất cả các biến quan sát trong bảng câu hỏi, bằng cách lựa chọn từ 1 đến 5 gồm: hoàn toàn đồng ý, đồng ý, trung lập, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý.

3.6.2. Thang đo đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương

Thang đo của 6 nhân tố: chiến lược kinh doanh, quy định pháp lý, kiểm soát chi phí môi trường, trình độ nhân viên kế toán, nhận thức về KTQTCP, mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí. Được tác giả kế thừa từ công trình nghiên cứu trước của Nguyễn Thị Đức Loan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023