Tổng Hợp Kết Quả Nghiên Cứu Tác Động Của Quản Trị Công Ty Tới Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Của Các Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán


Sở hữu Nhà nước: Kết quả nghiên cứu của mô hình đo lường CLTT kế toán thông qua sai sót trên BCTC cho thấy biến sở hữu Nhà nước có ý nghĩa thống kê mạnh mức 1% ở tất cả mô hình nghiên cứu đề xuất, thể hiện mối tương quan ngược chiều của sở hữu Nhà nước với khả năng phát sinh sai sót trên BCTC. Điều này hàm ý các công ty có sở hữu Nhà nước càng lớn thì CLTT kế toán càng tốt. Kết quả nghiên cứu này ủng hộ kết quả hồi quy đo lường CLTT kế toán qua quản trị lợi nhuận, cho thấy tính vững của mối tương quan này.

Sở hữu cổ đông tổ chức: Kết quả nghiên cứu của Luận án cho thấy biến sở hữu cổ đông tổ chức có ý nghĩa thống kê mạnh mức 1% ở mô hình đo lường CLTT kế toán thông qua sai sót trên BCTC, thể hiện tương quan âm giữa sở hữu của cổ đông tổ chức và sai sót trên BCTC. Điều này hàm ý các công ty có sở hữu cổ đông tổ chức càng lớn thì CLTT kế toán càng tốt, hay các công ty được sở hữu bởi cổ đông tổ chức có CLTT kế toán tốt hơn các công ty có đa số vốn góp từ cá nhân. Như vậy giả thuyết H2 được chấp nhận. Do trong dữ liệu cổ đông tổ chức đã loại bỏ sở hữu của Nhà nước, vì vậy kết quả không bị ảnh hưởng bởi sở hữu Nhà nước. Kết quả nghiên cứu tương đồng với kết luận trong nghiên cứu của Jiambalvo và cộng sự (2002), Jiraporn và Gleason (2007), và một số nghiên cứu tại Việt Nam của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), Nguyễn Thị Mai Anh (2019). Điều này lý giải rằng sự có mặt của các nhà đầu tư tổ chức đủ lớn sẽ giúp tăng cường giám sát hoạt động quản trị của BGĐ (Cornett và cộng sự, 2008). Thông thường khi mua với lượng cổ phần lớn, mang tính dài hạn, các nhà đầu tư tổ chức sẽ có động lực và cơ hội để giám sát hoạt động của nhà điều hành như tham gia vào HĐQT, hoặc vào BKS. Điều này phù hợp với quy định ở Nghị định số 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về QTCT áp dụng đối với công ty đại chúng, theo đó nếu nhóm cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng có quyền đề cử ứng viên HĐQT. Như trường hợp Công ty cơ khí Lữ Gia (LGC), chủ tịch và phó chủ tịch HĐQT đều là đại diện cho hai tổ chức sở hữu cổ phần của Công ty Cổ phần cơ khí Lữ Gia, kết quả kiểm toán cũng cho thấy công ty không có sai sót trọng yếu và nhận được ý kiến chấp nhận toàn phần từ đơn vị kiểm toán. Khác với nhà đầu tư nhỏ lẻ phần lớn không chuyên, ít vốn và tâm lý dễ dao động, các nhà đầu tư tổ chức được kỳ vọng là những nhà đầu tư dài hạn, chuyên nghiệp, có khả năng phát hiện cách hành vi điều chỉnh thông tin kế toán từ BGĐ.


Điều này làm tăng cường hiệu quả chức năng kiểm gia giám sát, qua đó giúp đảm bảo CLTT kế toán của đơn vị.

Sở hữu Ban giám đốc: Kết quả nghiên cứu của mô hình đo lường CLTT kế toán thông qua sai sót trên BCTC cho thấy biến sở hữu Ban giám đốc có ý nghĩa thống kê yếu ở mức 10% đối với mô hình sử dụng thước đo SAI_SOT_4, thể hiện mối tương quan ngược chiều của sở hữu Ban giám đốc với khả năng phát sinh sai sót trên BCTC. Điều này hàm ý các công ty có sở hữu Ban giám đốc càng lớn thì CLTT kế toán càng tốt. Kết quả nghiên cứu này ủng hộ kết quả hồi quy đo lường CLTT kế toán qua quản trị lợi nhuận theo Jones (1991).

Quy mô HĐQT: Kết quả hồi quy cho thấy biến quy mô của HĐQT có ý nghĩa mạnh ở mức 1% trong tất cả mô hình đo lường CLTT kế toán thông qua sai sót trên BCTC, thể hiện tương quan âm, hàm ý công ty có HĐQT càng lớn thì CLTT kế toán càng tốt, đồng thuận với kết quả nghiên cứu mô hình đo lường CLTT kế toán thông qua quản trị lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu này ủng hộ kết quả hồi quy đo lường CLTT kế toán qua quản trị lợi nhuận.

Tính độc lập của HĐQT: Kết quả hồi quy cho thấy biến tính độc lập của HĐQT có ý nghĩa thống kế trong mô hình đo lường CLTT kế toán thông qua thước đo sai sót trên BCTC với mức ý nghĩa 1% ở thước đo SAI_SOT_4, 5% ở thước đo SAI_SOT_3 và 10% ở thước đo SAI_SOT_2 thể hiện tương quan âm, chấp nhận giả thuyết H5. Kết quả hàm ý công ty có HĐQT càng độc lập thì CLTT kế toán càng tốt. Kết quả này đồng thuận với nghiên cứu của Dimitropoulos và Asteriou (2010), Holtz và cộng sự(2014) của Roden và cộng sự (2016), và một số kết quả nghiên cứu tại Việt Nam của Nguyễn Trọng Nguyên (2015), Nguyễn Thị Phương Hồng (2016). Nguyên nhân là các thành viên độc lập sẽ đảm bảo được tính khách quan trong việc đánh giá hoạt động cũng như CLTT kế toán được cung cấp bởi nhà điều hành. Ngược lại, các thành viên không độc lập bị đặt trong mối nghi ngờ về hiệu quả của chức năng kiểm soát khi thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động của chính bản thân. Trước tiên, việc kiểm tra TTKT hay hoạt động được thực hiện bởi chính nhà điều hành có thể dẫn tới tâm lý chủ quan do đó bỏ lọt, không phát hiện được sai sót phát sinh. Thứ hai, nếu sai sót là hành vi cố tình được thực hiện bởi nhà điều hành nhằm che giấu các vấn đề


của đơn vị, trên cương vị là người giám sát, thành viên không độc lập có xu hướng bao che, bỏ qua sai phạm của ban điều hành, dẫn đến CLTT kế toán kém, không đáng tin cậy.

Thâm niên HĐQT: Kết quả nghiên cứu cho thấy biến thâm niên HĐQT có ý nghĩa thống kê mạnh ở mức 1% trong tất cả mô hình đo lường CLTT kế toán dựa vào sai sót trên BCTC, thể hiện mối tương quan ngược chiều của thâm niên HĐQT với sai sót trên BCTC. Kết quả này đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Mô hình đo lường CLTT kế toán thông qua quản trị lợi nhuận, cho thấy tính vững của mối tương quan này.

Chuyên môn của HĐQT: Kết quả nghiên cứu cho thấy biến chuyên môn HĐQT có ý nghĩa thống kê ở mức 5%-10% trong mô hình sử dụng thước đo SAI_SOT_1, SAI_SOT_3 và SAI_SOT_4, thể hiện mối tương quan ngược chiều của đặc điểm về chuyên môn kế toán tài chính của HĐQT với sai sót trên BCTC. Điều này hàm ý tỷ lệ thành viên HĐQT càng có chuyên môn về kế toán tài chính thì công ty có CLTT kế toán càng cao. Kết quả này đồng thuận với kết quả nghiên cứu của mô hình đo lường CLTT kế toán thông qua quản trị lợi nhuận.

Giới tính của Hội đồng quản trị: Kết quả nghiên cứu cho thấy biến giới tính Hội đồng quản trị có ý nghĩa thống kê ở mức 5% trong mô hình sử dụng thước đo SAI_SOT_1 và 10% trong mô hình sử dụng thước đo SAI_SOT_3, thể hiện mối tương quan ngược chiều của đặc điểm về giới tính của Hội đồng quản trị với sai sót trên báo cáo tài chính. Điều này hàm ý Hội đồng quản trị có tỷ lệ nữ giới càng cao thì công ty có chất lượng thông tin kế toán càng tốt. Kết quả này ủng hộ quan điểm trước đó của Thiruvadi và Huang (2011), Clatworthy và Peel (2013), Roden và cộng sự (2016). Điều này được lý giải rằng phụ nữ có khả năng thực hiện tốt chức năng giám sát hơn so với nam giới khi mà trong vai trò là thành viên Hội đồng quản trị, phụ nữ có xu hướng giám sát chặt chẽ do lo ngại rủi ro phát sinh những vấn đề có thể ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán. Mặt khác, phụ nữ có xu hướng coi trọng lý luận đạo đức và không khoan nhượng với hành vi cơ hội do đó, họ không dễ bị thỏa hiệp hoặc hành xử trái với các quy định đề ra.


Thâm niên của BKS: có ý nghĩa thống kê mạnh với mức ý nghĩa 1% đối với mô hình đo lường CLTT kế toán thông qua sai sót trên BCTC với cả 4 cách đo lường sai sót, thể hiện mối tương quan ngược chiều của đặc điểm về thâm niên của BKS với CLTT kế toán. Kết quả này hàm ý thành viên BKS càng có thâm niên công tác thì CLTT kế toán càng tốt. Kết quả này đồng thuận với kết quả của mô hình đo lường CLTT kế toán thông qua quản trị lợi nhuận. Việc BKS có thâm niên thể hiện sự hiểu biết về đơn vị không chỉ giúp BKS ngăn chặn các hành vi quản trị lợi nhuận, mà còn hạn chế hiện tượng sai sót trên BCTC.

4.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Từ các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất ở chương 3 và kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu, bảng 4.14 tổng kết kết quả nghiên cứu tác động của QTCT tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Trong đó các khía cạnh QTCT bao gồm cấu trúc sở hữu, đặc điểm HĐQT, đặc điểm BKS; CLTT kế toán được đo lường thông qua mối tương quan ngược chiều với quản trị lợi nhuận và sai sót trên BCTC.

Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy QTCT có ảnh hưởng tới CLTT kế toán. Các biến thuộc cấu trúc sở hữu và đặc điểm của HĐQT có ý nghĩa thống kê ở các mức khác nhau và với cách đo lường CLTT kế toán khác nhau. Nhìn chung, các yếu tố thuộc QTCT có ảnh hưởng tới CLTT kế toán là: sở hữu Nhà nước (SH_NHANUOC), sở hữu cổ đông tổ chức (SH_TOCHUC), sở hữu BGĐ (SH_BGD), quy mô của HĐQT (QUYMO_HDQT), tính độc lập của HĐQT (DOCLAP_HDQT), thâm niên công tác của HĐQT (THAMNIEN_HDQT), chuyên môn kế toán tài chính của thành viên HĐQT (CHUYENMON_HDQT), giới tính của thành viên HĐQT (GIOITINH_HDQT) và thâm niên công tác của BKS (THAMNIEN_BKS). Các biến có ý nghĩa đều có dấu phù hợp với giả thuyết ban đầu.


Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả nghiên cứu của Luận án


Giả thuyết nghiên cứu

Quản trị lợi

nhuận

Sai sót trên

BCTC

Kết quả

Tác động của cấu trúc sở hữu tới CLTT kế toán

H1: Công ty có sở hữu của Nhà

nước càng lớn thì CLTT kế toán

càng cao.

-

-

Chấp nhận

H2: Công ty có sở hữu của cổ đông tổ chức càng lớn thì CLTT kế toán

càng cao.

Không có ý

nghĩa thống kê

-

Chấp nhận

H3: Công ty có sở hữu của BGĐ càng lớn thì CLTT kế toán càng

cao.

-

-

Chấp nhận

Tác động của đặc điểm HĐQT tới CLTT kế toán

H4: Công ty có quy mô HĐQT càng lớn thì CLTT kế toán càng

cao

-

-

Chấp nhận

H5: Công ty có HĐQT càng độc

lập thì CLTT kế toán càng cao

Không có ý

nghĩa thống kê

-

Chấp

nhận

H6: Công ty không có tình trạng Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc

điều hành thì CLTT kế toán sẽ cao.

Không có ý

nghĩa thống kê

Không có ý

nghĩa thống kê

Bác bỏ

H7: Công ty có HĐQT càng có thâm niên thì CLTT kế toán càng

cao

-

-

Chấp nhận

H8: Công ty có tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính kế toán càng cao thì

CLTT kế toán càng cao.

-

-

Chấp nhận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 18



Giả thuyết nghiên cứu

Quản trị lợi

nhuận

Sai sót trên

BCTC

Kết quả

H9: Công ty có tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT càng lớn thì CLTT kế

toán càng cao.

Không có ý

nghĩa thống kê

-

Chấp nhận

Tác động của đặc điểm BKS tới CLTT kế toán

H10: Công ty có quy mô BKS càng

lớn, CLTT kế toán càng cao.

Không có ý

nghĩa thống kê

Không có ý

nghĩa thống kê

Bác bỏ

H11: Công ty có BKS càng có

thâm niên thì CLTT kế toán càng

cao

-

-

Chấp nhận

H12: Công ty có tỷ lệ thành viên BKS có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính kế toán càng cao thì

CLTT kế toán càng cao.

Không có ý

nghĩa thống kê

Không có ý

nghĩa thống kê

Bác bỏ

H13: Công ty có tỷ lệ thành viên nữ trong BKS càng lớn thì CLTT kế

toán càng cao.

Không có ý

nghĩa thống kê

Không có ý

nghĩa thống kê

Bác bỏ

Nguồn: tác giả tổng hợp


4.4.1. Tác động của cấu trúc sở hữu tới chất lượng thông tin kế toán


Nhìn chung, các biến về cấu trúc sở hữu đều có ảnh hưởng tới CLTT kế toán.


Trong các biến về cấu trúc sở hữu, sở hữu Nhà nước là biến có ý nghĩa thống kê mạnh nhất trên cả hai cách đo lường CLTT kế toán, là quản trị lợi nhuận và sai sót trên BCTC. Mối quan hệ mang tương quan âm này cho thấy ảnh hưởng tích cực của sở hữu Nhà nước lên chất lượng thông tin BCTC. Điều này phù hợp với thực tiễn nước ta hiện nay khi mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước vẫn nhận được sự bảo hộ đáng kể từ Nhà nước về vấn đề cơ chế và tài chính. Đặc thù chung của doanh nghiệp Nhà nước là mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp này bên cạnh lợi nhuận còn mang tính chính trị, do vậy những công ty này trong nhiều trường hợp sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để thực hiện nhiệm vụ xã hội. Điều này khiến các nhà quản trị


không quá áp lực trong việc báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình vì vậy làm giảm đáng kể động cơ điều chỉnh TTKT trên BCTC. Bên cạnh đó, nhà quản trị tại các doanh nghiệp Nhà nước còn chịu ràng buộc bởi các quy định pháp luật mang tính răn đe với chế tài nghiêm tắc trong việc sử dụng vốn Nhà nước sai mục đích và báo cáo che giấu sai phạm, từ đó hạn chế hành vi điều chỉnh thông tin trên BCTC.

Liên quan đến sở hữu của các nhà đầu tư tổ chức, kết quả có ý nghĩa thống kê đối với CLTT kế toán khi đo lường thông qua sai sót trên BCTC. Kết quả cho thấy vai trò tích cực của các cổ đông tổ chức đối với việc hạn chế sai sót trên BCTC. Với số vốn đủ lớn, cổ đông tổ chức có thể tham gia vào việc quản trị doanh nghiệp. Cùng với kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm, các tổ chức này có thể phát huy hiệu quả khả năng giám sát, qua đó hạn chế vấn đề sai sót trên BCTC. Tuy vậy dường như các nhà đầu tư tổ chức mới chỉ dừng ở mức độ kiểm soát sự sai sót của báo cáo mà chưa thực sự quan tâm đến sự điều chỉnh lợi nhuận bằng cách thay đổi các phương pháp kế toán.

Liên quan đến yếu tố sở hữu của BGĐ, Luận án đã chỉ ra bằng chứng về ảnh hưởng tích cực của sở hữu BGĐ lên chất lượng thông tin BCTC. Với số lượng cổ phần đủ lớn, vấn đề người đại diện được giải quyết, BGĐ dường như lãnh đạo doanh nghiệp của chính mình, vì vậy sẽ hạn chế hành vi tư lợi. Mặt khác, BGĐ lúc này không phải chịu áp lực của việc sa thải khi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không tốt, qua đó giảm động cơ điều chỉnh TTKT trên BCTC.

4.4.2. Tác động của đặc điểm Hội đồng quản trị tới chất lượng thông tin kế toán


Kết quả hồi quy cho thấy có năm yếu tố thuộc đặc điểm HĐQT có tác động tới CLTT kế toán là quy mô, tính độc lập, thâm niên, chuyên môn kế toán tài chính và giới tính của HĐQT. Trong đó, biến quy mô HĐQT, thâm niên và chuyên môn kế toán tài chính của thành viên HĐQT có ý nghĩa thống kê trên cả mô hình đo lường CLTT kế toán thông qua quản trị lợi nhuận và sai sót trên BCTC.

Đối với quy mô HĐQT, số lượng thành viên trong Hội đồng đóng một vai trò hạn chế hành vi thao túng lợi nhuận và sai sót trên BCTC. HĐQT có quy mô lớn sẽ giúp hạn chế sự tập quyền, khả năng thỏa hiệp, cấu kết trong nội bộ gây phương hại


lợi ích chủ sở hữu, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí đại diện. Mặt khác, số lượng thành viên HĐQT càng đông sẽ càng đa dạng về kinh nghiệm, chuyên môn, từ đó giúp nâng cao hiệu quả giám sát, hạn chế cơ hội để Ban giám đốc thực hiện hành vi điều chỉnh thông tin BCTC, phương hại lợi ích của chủ sở hữu.

Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra vai trò tích cực của các thành viên độc lập tới chất lượng thông tin BCTC. Các thành viên độc lập được kỳ vọng sẽ khách quan và không bị ảnh hưởng bởi nhà điều hành, vì vậy sẽ tăng cường hiệu quả giám sát, giúp nâng cao chất lượng thông tin BCTC.

Ngoài ra, việc các thành viên HĐQT có thâm niên và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính kế toán thể hiện sự gắn bó, hiểu biết về hệ thống quản trị của đơn vị, cũng như kinh nghiệm và có chuyên môn kiến thức nền tảng sẽ giúp tăng cường hiệu quả của hoạt động giám sát, qua đó phát hiện, hạn chế các hành vi điều chỉnh báo cáo, giúp nâng cao CLTT kế toán.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của thành viên nữ trong HĐQT đối với việc nâng cao CLTT kế toán. Các thành viên nữ được đánh giá cao trong vai trò kiểm soát khi họ có xu hướng giám sát chặt chẽ và không dễ thỏa hiệp với các hành vi gian lận gây ảnh hưởng tới CLTT kế toán,

Kết quả nghiên cứu chưa cung cấp được bằng chức thực nghiệm về mối quan hệ giữa biến kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành với CLTT kế toán. Kỳ vọng ban đầu của Luận án là việc không có sự kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và giám đốc sẽ phát huy hiệu quả chức năng giám sát của HĐQT, từ đó đảm bảo CLTT kế toán. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của Nghị định số 71/2017/NĐ-CP khi quy định không cho phép Chủ tịch HĐQT được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) của cùng một công ty đại chúng dẫn đến tác động đặc trưng về tính kiêm nhiệm tới CLTT kế toán trở nên không rõ ràng. Một số nghiên cứu trước đó cùng không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ này như, Bugshan (2005), Davidson và cộng sự (2005), Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp (2017), Nguyễn Thị Mai Anh (2019).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/01/2024